Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản từ A - Z đầy đủ chi tiết nhất

Mục lục [Ẩn]

Ngữ pháp tiếng Anh là phần kiến thức cơ bản nhất mà ai học tiếng Anh cũng cần phải nắm rõ. Dù mục tiêu học tiếng Anh của bạn có là gì thì cũng không thể bỏ qua phần này. Ngữ pháp tiếng Anh là chìa khóa giúp bạn dùng ngôn ngữ này đúng, chuẩn và hiệu quả nhất.

(File PDF tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản được Langmaster gắn ở cuối bài viết, bạn có thể tải xuống MIỄN PHÍ nhé)

1. Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh về 12 thì cơ bản

12 thì trong tiếng Anh, các thì trong tiếng Anh sẽ cho biết hành động đó xảy ra ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Các nhóm thì sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng và cấu trúc câu riêng tương ứng.

1.1. Các thì hiện tại

Có 4 thì diễn tả các dấu thời gian trong hiện tại: hiện tại đơn, hiện tại hoàn thành, hiện tại tiếp diễn và thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.

1.1.1. Thì hiện tại đơn

Hiện tại đơn1 trong 6 thì cơ bản nhất mà người học tiếng Anh nào cũng phải nắm rõ. Thì này diễn tả các sự thật hiển nhiên; cách hành động lặp đi lặp lại trở thành một thói quen; các suy nghĩ, quyết định ngay tại thời điểm nói của chủ ngữ. 

Công thức cơ bản:

(+) S + V(s/es) + O

(-) S + don’t/doesn’t + V + O

(?) Do/Does + V + O?

1.1.2. Thì hiện tại tiếp diễn

Thì hiện tại tiếp diễn giúp bạn biết được các hành động đang diễn ra ngay tại thời điểm nói hoặc các hành động sắp xảy ra,... Câu chứa thì hiện tại tiếp diễn thường chứa các trạng từ: now, at the moment, …

Công thức cơ bản:

(+) S + am/is/are + Ving + O

(-) S + am/is/are + not + Ving + O

(?) Am/is/are + S + Ving + O?

Xem chi tiết: PHÂN BIỆT THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VÀ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN

1.1.3. Thì hiện tại hoàn thành

Thì hiện tại hoàn thành thể hiện các hành động bắt đầu trong quá khứ và còn kéo dài tới hiện tại hoặc có kết quả ảnh hưởng tới hiện tại. Thì này thường đi kèm các trạng từ chỉ thời gian như: since, for, until,...

Công thức cơ bản:

(+) S + have/has + P2 + O

(-) S + have/has + not + P2 + O

(?) Have/has + S + P2 + O?

1.1.4. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động bắt đầu ở quá khứ, tiếp diễn đến hiện tại và có khả năng xảy ra trong tương lai. Mục đích của thì này là nhấn mạnh sự tiếp diễn của hành động.

Công thức cơ bản:

(+) S + have/has + been + Ving + O

(-) S + have/has + not + been + Ving + O

(?) Have/has + S + been + Ving + O?

Ngữ pháp tiếng Anh về các thì cơ bản

1.2. Các thì quá khứ

Có 4 thì diễn tả các mốc thời gian trong quá khứ: quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, quá khứ tiếp diễn và thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.

1.2.1. Thì quá khứ đơn

Thì quá khứ đơn được dùng khi bạn cần nói về các sự việc đã xảy ra và kết thúc tại thời điểm trong quá khứ. Bạn có thể nhận biết thì này qua các trạng từ thường gặp nhất như ago, yesterday, last week, last night,...

Công thức cơ bản:

(+) S + V2/Ved + O

(-) S + didn’t + V + O

(?) Did + S + V + O?

1.2.2. Thì quá khứ tiếp diễn

Quá khứ tiếp diễn hay Past Continuous nói về các hành động đồng thời xảy ra tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ hay hành động đang diễn ra thì bị chen ngang.

Công thức cơ bản:

(+) S + was/were + Ving + O

(-) S + was/were + not + Ving + O

(?) Was/were + S + Ving + O?

1.2.3. Thì quá khứ hoàn thành

Past Perfect hay thì quá khứ hoàn thành diễn tả 1 hành động đã xảy ra và kết thúc trước 1 hành động đã xảy ra khác trong quá khứ. Thì này có thể nhận biết qua các trạng từ như since, for, before,..

Công thức cơ bản:

(+) S + had + P2 + O

(-) S + had + not + P2 + O

(?) Had + S + P2 + O?

1.2.4. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Đây là 1 thì thuộc top các thì nâng cao trong ngữ pháp tiếng Anh, thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn dùng khi bạn cần nhấn mạnh tính tiếp diễn của 1 hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong quá khứ.

Công thức cơ bản:

(+) S + had + been + Ving + O

(-) S + had + not + been + Ving + O

(?) Had + S + been + Ving + O?

Xem thêm: PHÂN BIỆT QUÁ KHỨ ĐƠN VÀ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN

Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh về các thì ở quá khứ

1.3. Các thì tương lai

Có 5 thì, tương ứng với 5 cách để bạn diễn tả các mốc thời gian trong tương lai. Bao gồm: tương lai đơn, tương lai hoàn thành, tương lai tiếp diễn và thì tương lai hoàn thành tiếp diễn.

1.3.1. Thì tương lai đơn

Đây là 1 trong 6 thì tiếng Anh cơ bản nhất trong giao tiếp thực tế. Tương lai đơn nói về các kế hoạch được quyết định ngay thời điểm nói. Các lời hứa, dự định hay gợi ý cũng được thể hiện bằng thì tương lai đơn.

Công thức cơ bản:

(+) S + shall/will + V + O

(-) S + shall/will + not + V + O

(?) Shall/will + S + V + O?

Xem chi tiết: BÀI TẬP THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN THƯỜNG GẶP NHẤT

1.3.2. Thì tương lai gần

Thì tương lai gần nói về các kế hoạch, quyết định đã được chuẩn bị từ trước. Các trạng từ thường gặp của thì tương lai gần có thể kể tới là: in + khoảng thời gian (in 30 minutes), tomorrow,...

Công thức cơ bản:

(+) S + be + going to + V + O

(-) S + be + not + going to + V + O

(?) Be + S + going to + V + O?

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

1.3.3. Tương lai tiếp diễn

Future Continuous hay tương lai tiếp diễn nói về các hành động được dự kiến sẽ xảy ra tại 1 thời điểm nào đó trong tương lai. Bạn có thể nhận biết thì này qua các trạng từ như: this time tomorrow, mốc thời gian trong tương lai,...

Công thức cơ bản:

(+) S + will + be + Ving + O

(-) S + will + not + be + Ving + O

(?) Will + S + be + Ving + O?

1.3.4. Tương lai hoàn thành

Tương lai hoàn thành là thì được dùng khi bạn cần nói tới 1 hành động sẽ được hoàn thành (chấm dứt) trước 1 mốc thời gian trong tương lai. Dấu hiệu nhận biết của thì này là các từ như: by the end of month/week/year/…

Công thức cơ bản:

(+) S + will + have + P2 + O

(-) S + will + not + have + P2 + O

(?) Will + S + have + P2 + O?

1.3.5. Tương lai hoàn thành tiếp diễn

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh 1 sự việc bắt đầu xảy ra từ quá khứ và sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai. Thì này thường đi kèm các dấu hiệu thời gian như by the end of day/week/month/…

Công thức cơ bản:

(+) S + will + have + been + Ving + O

(-) S + will + not + have + been + Ving + O

(?) Will + S + have + been + Ving + O?

Xem chi tiết: SO SÁNH WILL VÀ BE GOING TO ĐỂ NÓI VỀ TƯƠNG LAI

Ngữ pháp tiếng Anh về các thì cơ bản ở quá khứ
THÀNH THẠO 12 THÌ TIẾNG ANH TRONG 15 PHÚT - Học Tiếng Anh Online (Trực Tuyến)

2. Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh về loại từ 

Loại từ trong câu chỉ ra chức năng ngữ pháp của các nhóm từ cụ thể trong tiếng Anh. Mỗi từ loại có chức năng, vị trí tương ứng trong câu và thường không giống nhau. Các loại từ cơ bản bạn cần nắm vững là: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, trạng từ,...

2.1. Đại từ

Đại từ trong tiếng Anh (Pronoun) là các từ có thể thay thế cho danh từ trong câu, tránh sự từ. Các loại đại từ trong tiếng Anh cơ bản nhất mà bạn cần nắm được là: Đại từ nhân xưng (Personal pronouns), đại từ sở hữu (Possessive pronoun), đại từ quan hệ (relative pronouns) và đại từ nghi vấn (interrogative pronouns).

2.1.1. Đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng là các đại từ có thể thay thế cho danh từ trong câu ở các vị trí chủ ngữ hoặc tân ngữ. Đại từ nhân xưng chủ ngữ là: I/You/We/They/He/She/It; đại từ nhân xưng tân ngữ tương ứng là: me/you/us/them/him/her/it.

2.1.2. Đại từ sở hữu

Đại từ sở hữu là các đại từ miêu tả sự sở hữu, dùng các từ này để thay thế cho cụm tính từ sở hữu + danh từ đã xuất hiện trước đó, tránh lặp từ. Các đại từ sở hữu trong tiếng Anh bao gồm: mine/hers/his/theirs/ours/its.

Ví dụ:

Her jacket is black, mine is white. (mine = my jacket)

→ Áo khoác của cô ấy màu đen, cái của tôi (áo khoác của tôi) thì màu trắng.

2.1.3. Đại từ quan hệ

Đại từ quan hệ dùng để kết nối mệnh đề quan hệ và mệnh đề độc lập. Mệnh đề quan hệ có ý nghĩa bổ sung thêm thông tin về một danh từ đã được đề cập tới trong câu.

Các đại từ quan hệ thường gặp nhất trong tiếng Anh bao gồm: who, whose, whom, which, that,...

Tổng hợp ngữ pháp đại từ quan hệ trong tiếng Anh

2.1.4. Đại từ nghi vấn

Đại từ nghi vấn là những từ dùng để tạo ra câu hỏi. Các từ này thường đứng đầu câu và miêu tả đối tượng mà câu hỏi hướng đến. Cụ thể như sau

  • What → cái gì
  • Whom → ai, cái gì
  • Whose → của ai
  • Which → cái nào
  • Who → ai

Xem thêm: TẤT TẦN TẬT VỀ ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH THIS, THAT, THESE, THOSE

2.2. Danh từ

Danh từ - Noun dùng để chỉ sự vật, sự việc, con người. Danh từ có thể được sử dụng trong câu với những vị trí khác nhau như chủ ngữ, tân ngữ. Có nhiều loại danh từ trong tiếng Anh như: danh từ chung - danh từ riêng; danh từ ghép, danh từ tập hợp; danh từ trừu tượng; …

2.2.1. Danh từ chung, danh từ riêng

Danh từ chung chỉ một người, địa điểm, sự vật nói chung, không cụ thể. Danh từ riêng là tên cụ thể của người, địa điểm hay sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

Ví dụ

- Danh từ chung: tree, shirt, road, chicken,..

- Danh từ riêng: Hoa, Nam, Eiffel tower, London, Paris,...

2.2.2. Danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng

Danh từ cụ thể chỉ những thứ có thể được nhìn thấy, chạm vào, nếm, nghe hoặc ngửi. Ngược lại, danh từ trừu tượng là những thứ không thể nhìn, chạm nghe hoặc ngửi thấy. Các danh từ trừu tượng thưởng nói về chất lượng, khái niệm, cảm xúc.

Ví dụ:

- Danh từ cụ thể: sugar, pen, book, TV,...

- Danh từ trừu tượng: happiness, sorrow, pain,...

2.2.3. Danh từ đếm được và danh từ không đếm được

Danh từ đếm được chỉ các sự vật có thể đếm được. Có 2 dạng tương ứng là số ít và số nhiều. Trái lại, danh từ không đếm được không có dạng số nhiều. Đa số danh từ trừu tượng là các danh từ không đếm được.

Ví dụ:

- Danh từ đếm được: apples, pens, books,...

- Danh từ không đếm được: feeling, tear, hope,...

2.2.4. Danh từ ghép 

Danh từ ghép được tạo thành bằng cách kết hợp 2 hay nhiều danh từ riêng biệt. Giống danh từ đơn, danh từ ghép cũng có thể chỉ người, địa điểm, sự vật hay sự việc cụ thể.

Xem thêm: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA MỘT CỤM DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH ĐÚNG CHUẨN?

Ngữ pháp tiếng Anh về danh từ

2.3. Tính từ

Tính từ là những từ được dùng để miêu tả tính chất của danh từ chỉ sự vật, hiện tượng mà nó nhắm đến. Tính từ thường đứng trước 1 danh từ trong câu và bổ nghĩa cho từ đó.

Ví dụ: 

- Katty is a beautiful girl: Katty là một cô gái xinh đẹp: 

→ “beautiful - xinh đẹp” miêu tả danh từ chỉ người “Katty”.

→ beautiful đứng trước danh từ girl, bổ nghĩa cho girl

2.3.1. Tính từ sở hữu

Tính từ sở hữu (Possessive adjective) là các tính từ trong tiếng Anh chỉ sự sở hữu của 1 người nào đó với vật được nhắc đến. Với mỗi ngôi xưng, sẽ có một tính từ sở hữu tương ứng

You - YOUR - của bạn

I - MY - của tôi

We - OUR - của chúng tôi 

They - THEIR - của họ

He - HIS - của anh ấy

It - ITS - của nó

She - HER - của cô ấy

2.3.2. Tính từ đuôi ing và ED

Tính từ đuôi ing và ed được thành lập từ 1 động từ, việc thêm ing hay ed phụ thuộc vào ý nghĩa của câu và chủ ngữ trong câu đó. Tính từ đuôi ed miêu tả cảm giác của ai thấy như thế nào. Tính từ đuôi ing nói đến tác động của 1 người/vật lên 1 người/vật khác.

Có thể bạn chưa biết: TIPS PHÂN BIỆT TÍNH TỪ ĐUÔI ING VÀ ED CỰC ĐƠN GIẢN

2.3.3. Tính từ miêu tả

Tính từ miêu tả (Descriptive Adjective), là các tính từ làm rõ tính chất, đặc điểm ngoại hình, chất liệu,... của sự vật được nói tới. Ví dụ: long - dài; ugly - xấu xí; black - màu đen;...

Trong cùng 1 câu bạn có thể dùng nhiều tính từ cùng lúc để miêu tả sự vật, khi đó, các tính từ sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau: O-P-S-A-C-O-M-P

Ngữ pháp tiếng Anh về trật tự tính từ

2.4. Động từ

Động từ là 1 từ hoặc 1 cụm các từ chỉ ra hành động, trạng thái hoặc tình trạng của chủ ngữ trong câu. Động từ có thể được coi là thành phần cốt lõi nhất trong 1 câu. Động từ đứng sau chủ ngữ, sau các trạng từ chỉ tần suất và trước tân ngữ.

Ví dụ:

- My brother often eats apples for breakfast.

→ Động từ “eat” trong câu này đứng sau chủ ngữ “my brother” và trạng từ chỉ tần suất “often”, đứng trước tân ngữ “apples”

2.4.1. Động từ thường

Động từ thường trong tiếng Anh là các từ tuân theo các quy tắc ngữ pháp cơ bản nhất và không thuộc các trường hợp ngoại lệ khi thực hiện chia động từ. Ví dụ: play, love, cook,...

2.4.2. Động từ bất quy tắc

Động từ bất quy tắc là các từ không tuân theo các quy tắc chia động từ thông thường khi bạn chuyển nó về dạng quá khứ hoặc quá khứ phân từ (P2). Động từ bất quy tắc được sử dụng khá thường xuyên trong tiếng Anh. Bạn cần học thuộc các từ này.

2.4.3. Động từ khuyết thiếu

Động từ khuyết thiếu sẽ kết hợp với động từ chính trong câu và thể hiện khả năng thực hiện, sự cho phép,... Động từ theo sau động từ khuyết thiếu đều ở dạng nguyên thể V. Các modal verbs cơ bản trong tiếng Anh là: can, could, must, may, should, need,... 

2.4.4. Động từ to be và trợ động từ

Động từ to be và trợ động từ có chức năng bổ nghĩa cho động từ chính của câu. Trợ động từ thể hiện thì của hành động; tạo câu phủ định, câu hỏi hoặc câu nhấn mạnh. Các trợ động từ cơ bản trong tiếng Anh là: động từ to be, do và have. To be và trợ động từ này sẽ được chia theo thì và chủ ngữ trong câu.

2.4.5. Cụm động từ

Cụm động từ hay Phrasal Verb hình thành bằng cách kết hợp một động từ với trạng từ (adverb) hoặc giới từ (preposition). Cụm động từ thường có ý nghĩa khác với động từ gốc ở dạng đơn lẻ. 

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản về cụm động từ

2.4.6. Nội động từ và ngoại động từ

Nội động từ là các hành động của chủ ngữ, không có tác động lên các sự vật, sự việc khác. Phía sau nội động từ không có tân ngữ. Trái lại, ngoại động từ chỉ các hành động có tác động tới sự vật, sự việc khác. Phía sau ngoại động từ phải là tân ngữ.

Langmaster - 100 Động từ tiếng Anh cơ bản ai cũng phải thuộc (P1) [Học tiếng Anh giao tiếp cơ bản]

2.5. Trạng từ

Trạng từ trong tiếng Anh (Adverb) là các từ bổ sung thông tin về tính chất, đặc điểm, hoàn cảnh cho những từ loại khác. Trạng từ miêu tả như thế nào, ở đâu, khi nào, bằng cách nào và tới mức độ như thế nào của hành động. 

2.5.1. Trạng từ chỉ nơi chốn

Trạng từ chỉ nơi chốn diễn tả nơi các hành động xảy ra hoặc mô tả khái quát khoảng cách. Một số trạng từ chỉ nơi chốn thường gặp là: there, everywhere, somewhere, anywhere, inside, outside, away. 

2.5.2. Trạng từ chỉ mức độ

Trạng từ chỉ mức độ diễn tả mức độ của hành động được nhắc đến. Các mức độ từ ít đến nhiều tương ứng với các trạng từ thường gặp là hardly (hầu như không), little (một ít), fully (hoàn toàn), very (rất),…

2.5.3. Trạng từ chỉ thời gian

Trạng từ chỉ thời gian diễn tả thời gian xảy ra hành động. Ví dụ như các từ: early, now, soon, yesterday, finally, recently, already, lately,...

2.5.4. Trạng từ chỉ cách thức

Trạng từ chỉ cách thức diễn tả cách thức, phương thức mà hành động được diễn ra. Các trạng từ này thường xuất phát từ tính từ miêu tả được thêm đuôi -ly.

2.5.5. Trạng từ chỉ tần suất

Trạng từ chỉ tần suất thể hiện mức độ xảy ra, xuất hiện và lặp lại của hành động trong câu. Các trạng từ chỉ tần suất thường gặp nhất là always, usually, often, sometimes, seldom, rarely, never,….

Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản về trạng từ

2.6. Lượng từ

Lượng từ là các từ chỉ số lượng được đặt trước danh từ để bổ nghĩa. Lượng từ trong tiếng Anh có thể đi với danh từ đếm được hoặc danh từ không đếm được. Một số lượng từ có thể đi với cả 2 loại danh từ đếm được và không đếm được.

2.6.1. Cách dùng Few và a few

Few và a few đứng trước danh từ đếm được đang ở dạng số nhiều. Few: rất ít, gần như không. A few: một vài, một số (tương đương với some). 

Few/A few + danh từ đếm được số nhiều + V (số nhiều)

2.6.2. Cách dùng Some và Any

Some đi với danh từ đếm được có nghĩa là một vài. Some đi với danh từ không đếm được có nghĩa là một ít (trong câu khẳng định).

Some + danh từ đếm được (dạng số nhiều) + V (số nhiều)

Some + danh từ không đếm được + V (số ít)

Any đi với danh từ đếm được số nhiều có nghĩa là một vài. Ani đi với danh từ không đếm được có nghĩa là một ít. Trong câu khẳng định, any có nghĩa là bất cứ cái gì/ai.

Any + danh từ đếm được số nhiều + V (số nhiều)

Any + danh từ không đếm được + V (số ít)

Xem thêm: PHÂN BIỆT CÁCH DÙNG SOME/MANY/ANY/A FEW/ A LITTLE/ A LOT OF/ LOTS OF

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh về much và many

2.6.3. Cách dùng Much và Many

Much/Many có nghĩa là nhiều, bao nhiêu. Much và many được sử dụng trong câu phủ định và câu nghi vấn. 

Many + dùng với danh từ số nhiều đếm được + V (số nhiều)

Much + dùng với danh từ không đếm được + V (số ít)

Xem thêm: CÁCH DÙNG HOW MUCH VÀ HOW MANY

2.6.4. Cách dùng little và a little

Little và a little là những lượng từ đứng trước các danh từ không đếm được. Khi đó 2 từ này sẽ mang nghĩa là: A little: không nhiều nhưng đủ dùng và Little: gần như không có gì.

Little/A little + danh từ không đếm được + V (số ít)

2.7. Giới từ

Giới từ là 1 trong những thành phần quan trọng tạo nên câu. Giới từ chỉ mối quan hệ giữa các người, vật được nhắc đến trong câu. Giới từ có thể nối động từ với danh từ, chủ ngữ với tân ngữ hay các thành phần khác. 

Giới từ hoàn toàn có thể quyết định ý nghĩa của cả câu. Tùy vào ý nghĩa sử dụng mà giới từ có thể được phân chia thành các loại như: giới từ chỉ vị trí, giới từ chỉ thời gian hay giới từ chỉ phương hướng.

2.7.1. Giới từ chỉ vị trí

Giới từ chỉ vị trí, địa điểm nơi chốn làm rõ hơn thông tin về địa điểm được nói đến trong câu. Các giới từ chỉ địa điểm thông dụng nhất là: in, on, at, above, under,...

2.7.2. Giới từ chỉ thời gian

Giới từ chỉ thời gian làm rõ thông tin về thời điểm có liên quan hành động, sự vật được nhắc đến trong câu. Một số giới từ chỉ thời gian thông dụng nhất bạn sẽ bắt gặp là: on, at, in,...

Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản về giới từ

2.7.3. Giới từ chỉ phương hướng

Giới từ chỉ phương hướng thông dụng mà bạn sẽ dùng thường xuyên trong tiếng Anh có thể kể đến như: to, along, cross, up, from,...

2.8. Mạo từ

Mạo từ là thành phần trong câu có chức năng bổ ngữ cho danh từ (chủ ngữ, tân ngữ). Mạo từ sẽ đứng trước danh từ đếm được hoặc không đếm được. Các mạo từ cơ bản nhất mà bạn cần biết là: A, An và The.

2.9. Liên từ

Liên từ trong tiếng Anh có chức năng dùng để liên kết các cụm từ, các câu hay các đoạn văn. Liên từ được dùng phổ biến trong cả giao tiếp thực tế và trong văn viết. Các loại liên từ chính bao gồm: Liên từ phụ thuộc, Liên từ kết hợp và Liên từ tương quan.

2.9.1. Liên từ phụ thuộc

Liên từ phụ thuộc nối mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc trong câu. Mệnh đề phụ thuộc có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính nhưng luôn được bắt đầu bằng 1 liên từ phụ thuộc. Các liên từ phụ thuộc gồm: before - after; because - since - as; as long as; …

2.9.2. Liên từ kết hợp

Liên từ kết hợp nối 2 (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương nhau. Ví dụ nối 2 từ vựng, 2 cụm từ, 2 mệnh đề,... Các liên từ kết hợp gồm có: for, and, nor, but, or, yet, so) (F-A-N-B-O-Y-S)

2.9.3. Liên từ tương quan

Liên từ tương quan nối 2 đơn vị từ tương đương với nhau, loại liên từ này luôn đi thành cặp không thể tách rời. Ví dụ như: either - or; neither - nor; not only - but also; both - and;...

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

3. Tổng hợp ngữ pháp về cấu trúc câu trong tiếng Anh

Sau khi tìm hiểu hết các loại từ trong tiếng Anh, hãy tiếp tục với các cấu trúc và cách nói 1 câu hoàn chỉnh nhé. Đây là các loại cấu trúc câu cơ bản nhất mà đã học tiếng Anh là phải biết!

3.1. Câu so sánh

Câu so sánh - Comparisons, là cấu trúc câu dùng để so sánh 2 hay nhiều sự vật, sự việc hoặc con người theo 1 tiêu chí, khía cạnh nào đó. Có 3 dạng so sánh trong tiếng Anh là so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. 

3.1.1. Cấu trúc so sánh bằng

Cấu trúc so sánh bằng cho thấy các sự vật, sự việc hay con người được nói đến bằng nhau, giống nhau ở 1 khía cạnh nào đó. Công thức chung: 

S + V + as + Adv/adj + as + …

3.1.2. Cấu trúc so sánh hơn

Cấu trúc so sánh hơn cho thấy các sự vật, sự việc hay con người được nói đến có sự chênh lệch ở 1 khía cạnh nào đó. Công thức chung: 

So sánh hơn với tính từ và trạng từ ngắn: 

S + V + Adv/adv + ER + than + O

So sánh hơn với tính từ hoặc trạng từ dài:

S + V + more + Adv/adv + than + O

Ngữ pháp cấu trúc câu so sánh trong tiếng Anh

3.1.3. Cấu trúc so sánh nhất

Cấu trúc so sánh nhất chỉ ra sự vật, sự việc hay con người nổi bật nhất ở 1 khía cạnh nào đó. So sánh hơn nhất diễn ra trong nhóm có ít nhất 3 người/vật trở lên. Công thức chung: 

So sánh hơn nhất với tính từ hoặc trạng từ ngắn:

S + V + the + Adv/Adj + -est

So sánh hơn nhất với tính từ hoặc trạng từ dài

S + V + the + most + Adj/Adv

3.2. Câu điều kiện

Câu điều kiện trong tiếng Anh diễn đạt giả thuyết 1 sự việc nào đó có thể xảy ra nếu điều kiện nói đến cũng xảy ra. Câu điều kiện với If được dùng phổ biến nhất. Trong câu điều kiện cần có hai mệnh đề: mệnh đề điều kiện chứa IF và mệnh đề kết quả.

3.2.1. Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 nói đến những sự thật hiển nhiên, chân lý luôn luôn đúng trong đời sống. Công thức chung như sau:

If + S+ V, S + V

3.2.2. Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 nói rằng sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại và kết quả của nó ở tương lai. Công thức chung như sau:

If + S + V, S + will + V

3.2.3. Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 nói đến các sự việc không có thật trong hiện tại và kết quả của nó trong. Công thức chung như sau:

If + S + V-ed, S + would + V

3.2.4. Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 nói đến các sự việc không có thật trong quá khứ và kết quả giả định của nó. Công thức chung như sau:

If + S + had + P2, S + would + have + P2

Langmaster - Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản | Cách sử dụng CÂU ĐIỀU KIỆN [Tiếng Anh cho người mất gốc]

3.2.5. Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn nói đến các sự việc không có thật trong quá khứ và kết quả tương ứng sẽ không có thật ở hiện tại. Câu điều kiện hỗn hợp thường được trộn giữa loại 2 và loại 3.

Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản về cấu trúc câu điều kiện

3.3. Câu ước với wish

Câu ước wish thể hiện mong muốn, ước mơ của người nói về sự việc/sự kiện nào đó. Sự việc đó có thể đã có thật hoặc không có thật ở quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Tùy theo dữ kiện thời gian mà sẽ có cấu trúc câu khác nhau. 

Câu ước wish cho hiện tại: S1 + wish(es) + S2 + V_ed

Câu ước wish cho tương lai: S1 + wish(es) + S2 + would/could + V

Câu ước wish cho quá khứ: S1 + wish(es) + S2 + had + P2

3.4. Câu chủ động/bị động

Câu bị động là câu có chủ ngữ là đối tượng chịu tác động từ hành động của người/vật khác. Câu bị động có cấu trúc riêng theo các thì và tuân theo các quy tắc chia động từ tương ứng.

Công thức chung của mọi câu bị động sẽ có: to be + P2

Công thức câu bị động thông thường:

  • Câu chủ động: Subject + Verb + Object
  • Câu bị động: Subject + be + V-ed/p.p + by Object

Ví dụ: 

  • I gave her a book = I gave a book to her.
    (Dịch: Tôi tặng cô ấy một cuốn sách)
    ➤ She was given a book (by me).
    (Dịch: Cô ấy được tặng một cuốn sách (bởi tôi).)

Với câu hỏi bị động, công thức chung như sau:

  • Câu chủ động: Be + S + V-ed/p.p + O?
  • Câu bị động: Be + S + V-ed/p.p + by O?

Ví dụ: 

  • Has she repaired his bike for hours?
    (Dịch: Cô ấy đã sửa xe đạp hàng giờ đồng hồ phải không?)
    ➤ Has the bike been repaired for hours by her?
    (Dịch: Chiếc xe đã được sửa hàng giờ bởi cô ấy phải không?)

4 bước cụ thể để bạn chuyển đổi từ một câu chủ động sang thể bị động: 

Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu (O) và đẩy lên đầu câu làm chủ ngữ (S).

Bước 2: Quan sát động từ chính (V) và xác định thì của câu. 

Bước 3: Chuyển đổi động từ về dạng bị động “tobe + p.p” theo thì của câu gốc

Bước 4: Chuyển đổi chủ ngữ (S) trong câu chủ động thành tân ngữ (O), đưa về cuối câu và thêm “by” phía trước.

Xem thêm:

3.5. Câu giả định

Câu giả định - Subjunctive, hay câu cầu khiến, dùng khi người nói mong muốn ai đó làm việc gì. Câu giả định mang tính chất cầu khiến (xin phép, nhờ vả hoặc khuyên nhủ) chứ không ép buộc như câu mệnh lệnh.

3.6. Câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh dùng để yêu cầu ai làm điều gì đó. Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ mà bắt đầu bằng 1 động từ. Cuối câu mệnh lệnh thường là dấu “!”.

3.7. Câu trực tiếp, câu gián tiếp

3.7.1. Câu trực tiếp

Câu trực tiếp tường thuật lại nguyên văn câu nói của 1 người nào đó, nội dung thường đặt trong dấu ngoặc kép “....”. 

Ví dụ: My sister says: “I am hungry.” - Chị gái tôi nói là “Chị thấy đói.”

3.7.2. Câu gián tiếp

Câu gián tiếp là việc thuật lại ý chính mà người khác đã nói. Câu gián tiếp thường đứng sau “that” thay vì được bỏ vào ngoặc kép. Các bước chính để chuyển câu từ trực tiếp sang gián tiếp là:

- Lùi thì

- Đổi ngôi chủ ngữ, đổi tân ngữ

- Đổi trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian. 

Xem thêm: BÀI TẬP CÂU TRỰC TIẾP - GIÁN TIẾP (CÓ ĐÁP ÁN)

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản về câu trực tiếp gián tiếp

3.8. Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh

Mệnh đề quan hệ dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó. Danh từ này đã được nhắc đến trong 1 mệnh đề khác xuất hiện trước đó. Mệnh đề quan hệ được tạo nên bởi các đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ: whom, who, whose, which, where, when, that, why.

3.8.1. Mệnh đề quan hệ xác định

Mệnh đề quan hệ xác định được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định. Mệnh đề xác định bổ sung ý nghĩa cần thiết cho câu. Mệnh đề quan hệ xác định không có dấu phẩy trong câu.

3.8.2. Mệnh đề quan hệ không xác định

Mệnh đề quan hệ không xác định sử dụng khi danh từ là danh từ xác định (tên riêng). Mệnh đề không xác định không nhất thiết phải có trong câu, không có nó câu vẫn đủ nghĩa. Câu có mệnh đề không xác định sẽ có dấu phẩy.

3.8.3. Mệnh đề quan hệ rút gọn

Mệnh đề quan hệ rút gọn là cách viết ngắn gọn của mệnh đề xác định hoặc không xác định. Tùy vào thành phần của câu mà bạn có thể lược bỏ đại từ quan hệ mà không làm thay đổi ý nghĩa. 

3.8.4. Mệnh đề danh từ

Mệnh đề danh từ hay Noun Clause là loại mệnh đề với vai trò như một danh từ. Nó có thể là chủ ngữ, tân ngữ trong câu. Câu chứa mệnh đề danh từ thường là một câu phức bắt đầu bằng if/whether hoặc các từ để hỏi: what, whom, who, where, which, why, how, whose, that hoặc when.

4. Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản về các dạng câu hỏi

Câu hỏi hay câu nghi vấn trong tiếng Anh - Interrogative Sentences là các câu được sử dụng để hỏi thông tin về 1 người, sự vật hoặc sự việc nào đó. Câu hỏi sẽ được kết thúc bằng dấu hỏi “?” và thường lên giọng ở cuối câu khi nói.

4.1. Các từ để hỏi 

Các từ để hỏi trong tiếng Anh dùng để đặt các câu hỏi. Tùy thuộc vào nội dung câu hỏi hay người/vật/việc được nhắc đến mà chúng ta sẽ dùng các từ để hỏi khác nhau như: who, what, why, when, where, how,...

4.2. Câu hỏi dùng từ để hỏi

Câu hỏi dùng từ để hỏi là dạng câu hỏi dạng này sẽ chứa các từ để hỏi như What, When, Who, Why, How, Where,... Công thức chung là:

Từ để hỏi + trợ động từ + S + V + …?

Trợ động từ trong câu hỏi sẽ phụ thuộc vào thì và chủ ngữ của câu. Ví dụ:

- What is the signature food of Sri Lanka? Món ăn đặc trưng của Sri Lanka là gì vậy?

- Who will you pair with? Ai sẽ là người bắt cặp cùng bạn thế?

4.3. Câu hỏi dạng Yes/No question

Để tạo câu hỏi Yes/No, thay vì sử dụng từ để hỏi ta dùng trực tiếp trợ động từ của câu. Công thức chung:

Trợ động từ + S + V + …?

Trợ động từ trong câu hỏi phụ thuộc vào thì và chủ ngữ của câu. Trợ động từ bao gồm cả Does/Do/Have/Did/Had/Will và các động từ khuyết thiếu (Modal Verbs): Can/could/may/might/…

4.4. Câu hỏi lựa chọn

Các câu hỏi lựa chọn mang ý chọn 1 trong 2 hoặc nhiều sự vật khác nhau. Câu sẽ có sự xuất hiện của 2 đối tượng trở lên và được nối, phân tách với nhau bằng từ “or”. 

Ví dụ:

- Who do you like more, Tim or Jim? Bạn thích ai hơn, Tim hay Jim?

4.5. Câu hỏi đuôi

Tất cả các câu hỏi đuôi sẽ bao gồm 2 mệnh đề: mệnh đề chính chứa thông tin, mệnh đề sau chứa câu hỏi. Mệnh đề chính và phần đuôi sẽ mang nghĩa ngược nhau: phủ định - khẳng định; khẳng định - phủ định. Công thức cơ bản:

Mệnh đề chính, trợ động từ (+ not) + S?

Xem thêm: CÁC DẠNG BÀI TẬP CÂU HỎI ĐUÔI THƯỜNG GẶP (CÓ ĐÁP ÁN)

Ngữ pháp tiếng Anh về cấu trúc câu hỏi đuôi

5. Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản 

5.1. Cấu trúc enough 

Cấu trúc enough có nghĩa là đủ cái gì, đủ như thế nào để làm việc gì. Câu với enough có 2 dạng chính là enough + danh từ và tính từ + enough. Công thức cơ bản: 

S + V + adj + enough + (for sb) + to V

S + to be + enough + N + (for sb) + to V

5.2. Cấu trúc suggest

Cấu trúc suggest được dùng khi bạn muốn đưa ra lời gợi ý hoặc giới thiệu. Các cấu trúc suggest cơ bản nhất gồm: 

suggest V-ing/N

suggest that + mệnh đề.

5.3. Cấu trúc hope

Cấu trúc Hope dùng khi bạn muốn bày tỏ ý kiến, mong ước về một sự việc, sự kiện trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Cấu trúc hope còn có 2 dạng chính là: hope to verb và hope + mệnh đề.

5.4. Cấu trúc used to

Cấu trúc used to dùng để nói về 1 thói quen, trạng thái, sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ nhưng đã chấm dứt và không còn có ở hiện tại nữa. Cấu trúc này thường để so sánh giữa quá khứ và hiện tại.

Cấu trúc used to cơ bản:

S + used to + V

 S + be/get + used to + V_ing/N

Ngữ pháp cấu trúc used to trong tiếng Anh

5.5. Cấu trúc mind

Cấu trúc mind dùng để hỏi ý kiến ai đó hay nhờ ai làm, giúp đỡ bạn việc gì đó. Có 2 cách dùng cấu trúc mind cơ bản. Mind dùng như 1 động từ và mind trong cấu trúc do you mind/would you mind:

S + mind + V-ing/N

Would you mind/Do you mind + V-ing/N

5.6. Cấu trúc would you like

Cấu trúc Would you like là dùng khi bạn muốn hỏi về nguyện vọng, mong muốn của người khác hoặc cần đưa ra lời đề nghị một cách lịch sự. Công thức cơ bản:

would you like + to V

would you like + N

5.7. Cách dùng As if và As though

Cấu trúc As if và As though có nghĩa tiếng Việt là “như là…”, “như thể là…”. Cấu trúc As if và As though dùng để miêu tả trạng thái, tính chất của 1 người hoặc sự vật, hiện tượng.

Các trạng thái, tính chất này có thể là có thật hoặc không có thật, tương ứng với các cách dùng as if và as though khác nhau.

S + V + As if/As though + S +V

S + V + As if/As though + S +Ved

5.8. Cách dùng Although

Although là 1 liên từ biểu hiện sự đối lập. Cách dùng although trong tiếng Anh là sau although đi kèm 1 mệnh đề S + V. Câu chứa although thường có 2 mệnh đề, although có thể đứng đầu hoặc giữa câu, phân tách 2 mệnh đề.

Although + S + V, S + V + ...

S + V although S + V

5.9. Cách dùng In spite of

Cấu trúc in spite of mang nghĩa “mặc dù”, thể hiện sự nhượng bộ hay sự trái ngược giữa 2 vế câu. In spite of là liên từ có chức năng nối 2 vế trong câu, có thể đứng đầu câu hoặc giữa câu. 

In spite of + N/V-ing, S + V + …

S + V + … in spite of N/V-ing

Cách dùng cấu trúc In spite of trong tiếng Anh

5.10. Cách sử dụng because of

Cấu trúc because of nghĩa là “bởi vì, do vì,...”. Sau because of là nguyên nhân của sự việc. Phần còn lại trong câu giải thích kết quả của sự việc. Công thức cơ bản: 

Because of + N/V-ing, S + V 

S + V + because of + N/V-ing

5.11. Cấu trúc So, such, too

Cấu trúc so … that có nghĩa là “quá … đến nỗi mà”. Cấu trúc này thường mang nghĩa tiêu cực. Cấu trúc so có thể dùng với động từ hoặc trạng từ.

so + adj/adv + that + clause

Cấu trúc such … that có nghĩa là cái gì quá … đến nỗi mà. Cấu trúc này và so … that có nghĩa tương tự nhau.

such + (a/an) + adj + noun + that + S + V 

Cấu trúc too có nghĩa là quá như thế nào để ai đó làm gì. Cấu trúc này có thể dùng kèm tính từ hoặc trạng từ. 

S + to be + too + adj + (for sb) + to + V

S + V + too + adv + (for sb) + to + V

5.12. Cấu trúc As Well as

Cấu trúc as well as có 2 nghĩa chính là “vừa… vừa” hoặc “không những… mà còn”. Về cơ bản, as well as sẽ nối 2 phần từ loại tương tự trong 1 câu.

N/Adj/Clause + as well as + N/Adj/Clause

5.13. Cấu trúc Not Only… But Also

Cấu trúc Not only … but also nhấn mạnh tính chất, được của một người, sự vật, sự việc nào đó. Not only … but also có nghĩa tiếng Việt là “không những … mà còn”. Cấu trúc này sẽ nối 2 vế có từ loại tương tự nhau.

S + V + not only + N/V/Adj/Adv + but also + N/V/Adj/Adv

5.14. Cấu trúc would rather

Cấu trúc would rather diễn tả mong muốn của người nói về một điều gì hoặc làm gì đó ở hiện tại hoặc tương lai. Cấu trúc would rather có các công thức cơ bản như sau:

S + would rather + V 

S1 + would rather (that) + S2 + V-ed

Cấu trúc would rather trong tiếng Anh

5.15. Cấu trúc Prefer

Cấu trúc prefer dùng khi bạn muốn nói mình thích thứ A hơn thứ B. Prefer có thể dùng đơn lẻ như 1 động từ hoặc nằm trong cấu trúc would prefer.

S + prefer/would prefer + to + V 

S + prefer + N/V-ing + to + N/V-ing

S + would prefer + to V + rather than + V

5.16. Cấu trúc refuse

Refuse có nghĩa là từ chối hay khước từ ai đó, điều gì đó. Cấu trúc refuse cơ bản nhất có thể đi kèm danh từ (noun) hoặc động từ cũng với nghĩa là từ chối.

refuse + noun - từ chối ai/cái gì

refuse to do sth - từ chối làm việc gì

5.17. Cấu trúc let

Cấu trúc Let có nghĩa là cho phép, cấu trúc let dùng khi bạn bày tỏ ý cho phép ai, để cho ai đó làm việc gì. Cấu trúc let thường đi kèm tân ngữ và động từ nguyên thể.

let sb do sth - cho phép ai đó làm việc gì

5.18. Cấu trúc let's

Cấu trúc let’s chính là viết tắt của cụm let us, bạn dùng cấu trúc let’s khi muốn rủ rê, mời mọc ai đó cùng làm gì với mình. Cấu trúc let’s có thể hiểu như 1 dạng câu cầu khiến nên sẽ đi kèm động từ nguyên thể.

let’s + verb - hãy cùng làm gì đó

5.19. Cấu trúc difficult

Difficult là 1 trong các tính từ thường gặp nhất trong tiếng Anh. Cấu trúc với difficult có dạng tính từ đơn lẻ đứng trước danh từ hoặc đi kèm động từ.

S + to be + difficult (for sb) + to do sth - (ai đó) khó khăn làm việc gì

5.20. Cấu trúc promise

Cấu trúc Promise có 2 ý nghĩa thông dụng nhất là hứa hẹn (verb) hoặc lời hứa (noun). Cấu trúc promise có thể đi kèm danh từ, động từ hoặc promise đứng đơn lẻ một mình. 

Promise + (not) + to V

Promise + something

Promise + (sb) + (that) + S + V

Cấu trúc promise trong tiếng Anh

5.21. Cấu trúc avoid

Cấu trúc Avoid có nghĩa là tránh né cái gì hoặc tránh phải làm việc gì. Cấu trúc avoid sẽ đi kèm danh từ hoặc động từ ở dạng V-ing

Avoid + Noun/V-ing - tránh cái gì/việc gì

Ví dụ:

- I left home early to avoid the rush hour. (Tôi rời nhà sớm để tránh giờ cao điểm.)

- Andy has been avoiding me for 3 days. (Andy đã tránh mặt tôi suốt 3 ngày rồi.)

5.22. Cấu trúc advise

Cấu trúc Advise có nghĩa là khuyên bảo, giới thiệu ai đó tới cái gì hoặc nên làm gì. Cấu trúc advise thường đi kèm tân ngữ vì nó là ngoại động từ, trong câu có thể theo sau bằng danh từ hoặc động từ. Cấu trúc advise cơ bản nhất bao gồm:

advise + sb + to verb

advise + that + S + should + V + O + …

5.23. Cấu trúc after

Cấu trúc After là giới từ, liên từ hoặc trạng từ. Vì vậy có nhiều cấu trúc after với ý nghĩa khác nhau. Cơ bản nhất là cấu trúc after chỉ thời gian và khi after kết hợp với động từ. Ví dụ:

- After taking a hot bath, I go to bed immediately. (Sau khi tắm nước nóng thì tôi đi ngủ ngay.)

- After they had finished the final exams, they went on a vacation for a week. (Sau khi hoàn thành kỳ thi, họ đi chơi trong 1 tuần.)

5.24. Cấu trúc asked

Cấu trúc asked thường được gặp ở dạng câu gián tiếp hoặc câu mệnh lệnh. Tùy vào cấu trúc asked mà câu sẽ có nghĩa khác nhau. 

S + asked + if/whether + S + V

S + asked + sb + to verb

5.25. Cấu trúc enjoy

Cấu trúc Enjoy nghĩa là yêu thích, tận hưởng. Cấu trúc enjoy trong tiếng Anh có thể đi kèm động từ, danh từ hoặc đứng một mình. Enjoy có thể dùng thay like hoặc love trong các trường hợp yêu cầu thông tin cụ thể.

Enjoy + N/Ving

5.26. Cấu trúc must

Must là động từ khuyết thiếu mang sắc thái nghĩa bắt buộc mạnh nhất trong nhóm have to, should hay ought to. Cách dùng cấu trúc must khá đơn giản, tương tự như các modal verb khác.

S + must + V - ai đó bắt buộc phải làm gì

Cách dùng cấu trúc must trong tiếng Anh

5.27. Cấu trúc as much as

As much as là cụm từ thường gặp trong các câu so sánh bằng. Cấu trúc as much as có nghĩa là nhiều bằng, nhiều tương tự như … Cấu trúc này sẽ đi kèm với các danh từ không đếm được hoặc động từ.

S + V + as much as + S + …

S + V + as much + N không đếm được + as + S + …

5.28. Cấu trúc when, while

Cấu trúc when và while thường được dùng khi kết hợp thì quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành và quá khứ tiếp diễn. Tùy thuộc vào tính chất của hành động mà 2 mệnh đề của câu sẽ được chia theo thì nào và nối bằng while hoặc when.

Để dùng được cấu trúc when, while bạn cần xác định 2 hành động là cùng xảy ra, xảy ra nối tiếp và đâu là hành động xen vào.

when + quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành

when + quá khứ tiếp diễn, quá khứ đơn

when + quá khứ đơn, quá khứ đơn

while + quá khứ (hiện tại) tiếp diễn, quá khứ (hiện tại) tiếp diễn

5.29. Cấu trúc find

Cấu trúc Find có nghĩa gốc là tìm kiếm. Bên cạnh đó find còn nghĩa như cảm nhận, cảm thấy trong các cấu trúc find với tính từ.

find + sth/sb + adj + to + V - thấy làm gì/ai đó như thế nào

Ví dụ:

- I find it easy to learn English by myself. Tôi thấy tự học tiếng Anh thì dễ.

5.30. Cấu trúc remember

Cấu trúc Remember có nghĩa là nhớ về 1 sự vật hoặc sự việc nào đó. 2 cấu trúc remember thường gặp nhất trong tiếng Anh là:

remember to Verb - nhớ phải làm gì

remember V-ing - nhớ đã làm gì

5.31. Cấu trúc unless

Cấu trúc unless tương đương với cụm “If not” trong câu điều kiện. Bạn có thể viết câu dùng unless thay cho if và điều chỉnh nghĩa của mệnh đề sau (khẳng định - phủ định) để câu giữ nguyên nghĩa.

5.32. Cấu trúc had better

Cấu trúc had better tương tự như should nhưng khác biệt về mức độ bắt buộc. Should chỉ có nghĩa là “nên” trong khi cấu trúc had better có thể mang các sắc thái khuyên bảo và răn đe.

S + had better (not) + V

Cấu trúc had better trong tiếng Anh

5.33. Cấu trúc despite

Cấu trúc despite mang nghĩa “mặc dù”, chỉ sự trái ngược, tương phản giữa 2 vế câu. Despite có chức năng nối 2 vế trong câu, nó có thể đứng đầu câu hoặc giữa câu. 

Despite + N/V-ing, S + V + …

S + V + … despite +N/V-ing.

5.34. Cấu trúc it was not until

Cấu trúc it was not until thường nằm trong các câu ngữ pháp tiếng Anh có độ khó cao. Cấu trúc này mang nghĩa “mãi cho tới khi … thì …”. Cấu trúc it was not until cơ bản như sau:

It was not until + thời gian + that + S + V

It was not until + S + V + that + S + V

5.35. Cấu trúc need

Need được biết đến rộng rãi với ý nghĩa là “cần thiết”. Có 3 cách dùng need chính: cấu trúc need khi là động từ thường; cấu trúc need là động từ khuyết thiếu và cấu trúc need ở dạng danh từ.

S + need (not) + V

S + need + to V/N

S + need + V-ing

5.36. Cấu trúc regret

Cấu trúc regret được dùng để diễn tả về sự hối tiếc, tiếc nuối. Regret trong tiếng Anh có thể đi kèm động từ ở dạng nguyên thể có to và V-ing với các nghĩa khác nhau.

regret + to Verb - tiếc nuối phải làm gì

regret + V-ing - tiếc nuối đã làm gì

5.37. Cấu trúc stop

Cấu trúc Stop có nghĩa là dừng lại, đây có thể là hành động của chính người nói hoặc là tác động của người A lên người B. Cấu trúc stop thường gặp nhất là stop to V và stop V_ing.

stop + to verb - dừng lại để làm gì

stop + V-ing - dừng làm việc gì

Cấu trúc stop trong tiếng Anh

6. Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh File PDF

DOWLOAD TRỌN BỘ TÀI LIỆU NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A - Z

Tham khảo 'Lộ trình 30 ngày chinh phục Ngữ pháp tiếng Anh"

Lộ trình 30 ngày chinh phục Ngữ pháp tiếng Anh

7. Bài tập ôn luyện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

7.1. Bài tập chia động từ trong ngoặc

  1. She usually _____ (get up) at 6 a.m.
  2. They _____ (watch) TV when I arrived.
  3. I _____ (study) English for 5 years.
  4. He _____ (visit) his grandparents next week.
  5. She _____ (live) in this city since 2010.
  6. We _____ (finish) our homework before going out.
  7. They _____ (buy) a new car.
  8. I _____ (wish) I could speak Spanish.
  9. If it rains tomorrow, we _____ (stay) at home.
  10. The book _____ (write) by a famous author.
  11. She _____ (never be) to Paris.
  12. I _____ (see) him yesterday at the market.
  13. They _____ (build) a new house next month.
  14. She _____ (work) as a teacher for 10 years.
  15. We _____ (eat) dinner when the phone rang.

Đáp án:

  1. gets up
  2. were watching
  3. have studied
  4. will visit
  5. has been living
  6. had finished
  7. are going to buy
  8. wish
  9. will stay
  10. was written
  11. has never been
  12. saw
  13. will build
  14. has been working
  15. were eating

7.2. Bài tập viết lại câu sao cho nghĩa không đổi

  1. She started learning English five years ago.
  2. The last time I saw him was in 2018.
  3. It’s too cold to go swimming.
  4. They are going to build a new school here.
  5. I don’t have enough money to buy a car.
  6. Although he is old, he runs very fast.
  7. “Can you open the door?” she said to me.
  8. They built this house in 1990.
  9. I prefer tea to coffee.
  10. He is so tall that he can reach the ceiling.
  11. Despite the heavy rain, they went for a walk.
  12. “I will help you with your homework,” she said to me.
  13. I haven’t seen her for two years.
  14. The last time I ate sushi was a month ago.
  15. She is too young to drive.

Đáp án:

  1. She has been learning English for five years.
  2. I haven't seen him since 2018.
  3. It is so cold that I can't go swimming.
  4. A new school is going to be built here.
  5. I wish I had enough money to buy a car.
  6. Despite being old, he runs very fast.
  7. She asked me to open the door.
  8. This house was built in 1990.
  9. I like tea more than coffee. / I prefer tea rather than coffee.
  10. He is tall enough to reach the ceiling.
  11. Although it rained heavily, they went for a walk.
  12. She told me that she would help me with my homework.
  13. I last saw her two years ago.
  14. It is a month since I last ate sushi.
  15. She is not old enough to drive.

8. Tầm quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

Các bạn thường tiếp xúc với tiếng Anh theo bộ 4 kỹ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết. Ngữ pháp tiếng Anh có thể coi là chất liệu nền tảng để bạn có thể sử dụng được 4 kỹ năng này.

Ngữ pháp tiếng Anh được hiểu là cách đặt câu đúng trật tự, đúng quan hệ và hài hòa giữa các từ, yếu tố. Quy tắc ngữ pháp giúp bạn xây dựng 1 câu hoàn chỉnh, đúng chuẩn và từ đó truyền đạt thông tin chính xác và đúng bản chất.

Ngữ pháp tiếng Anh là bộ các quy tắc liên quan đến các thành phần ngôn ngữ như: từ vựng, cụm từ, mệnh đề, câu văn và đoạn văn. Qua thời gian cũng như mục đích sử dụng, ngữ pháp tiếng Anh có sự điều chỉnh ít nhiều để phục vụ đời sống.

Tầm quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

9. Cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả

Học ngữ pháp tiếng Anh hay bất cứ kĩ năng nào trong tiếng Anh cũng đòi hỏi bạn cần có lộ trình học và phương pháp học phù hợp, đặc biệt là người mới bắt đầu cần xây dựng một lộ trình bài bản ngay từ đầu. Lời khuyên tới các bạn là hãy học chuẩn ngay từ đầu, học tài liệu đúng trình độ và luyện tập chăm chỉ mỗi ngày.

1. Học ngữ pháp tiếng Anh chuẩn ngay từ đầu

Để có thể học ngữ pháp tiếng Anh chuẩn, bạn hãy tìm đọc hoặc theo học các tài liệu, giáo trình uy tín từ các đơn vị học thuật. Đại học Oxford, Cambridge hay các trường đại học đào tạo ngôn ngữ lớn là nơi bạn có thể tham khảo.

Nhiều bạn có xu hướng cứ mắc lỗi sai trước rồi sửa dần về sau. Quan điểm này không sai nhưng sẽ khiến việc học của bạn mất thời gian và thực tế thì việc sửa sai khi đã hình thành thói quen rất khó.

Thay vì bắt đầu quá vội vã, hãy dành nhiều thời gian hơn với các quy chuẩn ngữ pháp tiếng Anh và tăng cường luyện tập, tránh mọi lỗi sai có thể. Bạn sẽ không phải lo sợ nói sai hay hiểu sai ý người đối diện.

2. Học ngữ pháp tiếng Anh đúng trình độ và xác định lộ trình học rõ ràng

Học đúng trình độ là yếu tố then chốt tiếp theo giúp bạn học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Nếu bạn đang ở trình độ cơ bản, starter hãy bắt đầu với kiến thức nền như câu, từ vựng, các thì,... thay vì việc cố nhồi nhét các kiến thức quá cao siêu.

Lựa chọn chủ đề học đúng trình độ giúp bạn giải quyết được các thiếu sót của bản thân trong thời gian ngắn nhất và đảm bảo học không bị nản. Đừng quên theo dõi và đánh giá liên tục để nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân bạn nhé.

Lộ trình học tập cũng rất quan trọng khi bạn học ngữ pháp tiếng Anh nói riêng hay các kỹ năng khác nói chung. Kế hoạch học tập cần có các tiêu điểm như: thời gian học, mục tiêu học và hành động cụ thể theo tháng, tuần và ngày.

Học ngữ pháp tiếng Anh đúng trình độ và xác định lộ trình học rõ ràng

3. Học và luyện tập ngữ pháp tiếng Anh đều đặn mỗi ngày

Đúng - đủ - đều sẽ giúp bạn chinh phục bất cứ kế hoạch nào, học ngữ pháp tiếng Anh cũng không phải ngoại lệ. Thời lượng bạn học mỗi ngày cũng quan trọng nhưng việc học đều đặn mỗi ngày chắc chắn cần được đảm bảo.

Có thể bạn chỉ có 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày nhưng bạn tập trung ôn luyện, học nội dung mới đều đặn thì bạn vẫn có thể tiếp thu rất nhanh, đạt mục tiêu đúng kế hoạch đã đề ra. Có rất nhiều phương pháp bạn có thể kết hợp để luyện tập giao tiếp tiếng Anh mỗi ngày như:

- Nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh

- Đọc sách, báo, truyện tiếng Anh

- Luyện viết các từ, câu ngắn

- Luyện tập tiếng Anh với bạn bè (nhắn tin, giao tiếp, chơi game,...)

TÌM HIỂU THÊM:

Trên đây là toàn bộ các chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh quan trọng nhất mà bạn cần phải nắm rõ. Đừng quên ôn luyện kết hợp làm bài tập mỗi ngày để hiểu sâu hơn các kiến thức này nhé. Nếu bạn cần tìm người đồng hành và hướng dẫn học tiếng Anh, tham khảo khóa học online 1 kèm 1 của Langmaster!

Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
Tác giả: Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
  • Chứng chỉ IELTS 7.5
  • Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Học viện Ngoại Giao
  • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác