CẤU TRÚC CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1: CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG VÀ VÍ DỤ CỤ THỂ
Câu điều kiện loại 1 và 2 là các dạng câu điều kiện đơn giản, được sử dụng khá nhiều trong các tình huống giao tiếp cũng như bài tập Tiếng Anh. Cấu trúc câu điều kiện loại 1, 2 cũng là các điểm ngữ pháp rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Dưới đây là công thức cũng như cách sử dụng của từng loại câu để bạn dễ dàng tham khảo.
A. Câu điều kiện loại 1 và cách sử dụng
Nếu bạn muốn dự đoán một hành động hoặc sự việc có thể xảy đến trong tương lai, nếu nó đi kèm với một điều kiện nhất định khác thì hãy sử dụng câu điều kiện loại 1. Đây là dạng câu điều kiện căn bản nhất mà những người bắt đầu học Tiếng Anh cần phải nắm vững và sử dụng thành thạo.
1. Cấu trúc câu điều kiện loại 1
Các loại câu điều kiện nói chung đều có 2 mệnh đề: mệnh đề “nếu” (mệnh đề điều kiện, đi kèm “if”) và mệnh đề “thì” (mệnh đề chính, đề cập đến hành động, sự việc sẽ xảy ra trong điều kiện đó.
If + S + V(s/es), S + will/can/shall + V(nguyên mẫu)
IF+ thì hiện tại đơn, Will + Động từ nguyên mẫu
- Trong một số trường hợp, cấu trúc của câu điều kiện loại 1 có thể thay thế "will" bằng "must/should/have to/ought to/can/may".
- Mệnh đề điều kiện (mệnh đề “if”) có thể đứng ở vế đầu câu hoặc vế sau và thường được chia ở thì hiện tại đơn. Mệnh đề chính thường được chia ở thì tương lai đơn.
=> CẤU TRÚC REMEMBER - Ý NGHĨA, CÁCH DÙNG KÈM BÀI TẬP CHI TIẾT!
2. Cách dùng câu điều kiện loại 1
- Dùng để chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai:
Ví dụ về câu điều kiện loại 1: If I get up early, I will go to work on time.
- Dùng để đề nghị hay gợi ý:
Ví dụ câu điều kiện loại 1: If you need a glass of water, I can get you one.
- Dùng để cảnh báo hay hàm ý đe dọa:
Ví dụ câu điều kiện loại 1: If you don't do your homework, you will be penalized by the teacher.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng câu điều kiện loại 1
- Ở một số trường hợp, cấu trúc câu điều kiện loại 1 chấp nhận thì hiện tại đơn ở cả 2 mệnh đề.
Ví dụ: If I want to play soccer, please play with me.
- Mệnh đề “if” có thể dùng ở thì hiện tại tiếp diễn hoặc thì hiện tại hoàn thành.
Ví dụ: If I keep working, I will finish my homework in an hour.
- Mệnh đề chính có thể dùng ở thì tương lai tiếp diễn hoặc thì tương lai hoàn thành.
Ví dụ: If I go to the post office early, I will be sending a letter.
4. Câu điều kiện loại 1 phủ định
Công thức câu điều kiện loại 1 phủ định:
If + S1 + tobe not /don’t/doesn’t + V-inf + O, S2 + will/can/may… + V-inf + O.
Ví dụ cầu điều loại loại 1 dạng phủ định: If you don’t know her address, can tell you.
Có thể dùng "Unless + Thì hiện tại đơn" thay thế cho "If not + Thì hiện tại đơn".
Ví dụ: Unless we pass the driving test, we can not have driving license.
5. Đảo ngữ câu điều kiện loại 1
Đảo ngữ trong câu điều kiện loại 1 sẽ giúp câu mang sắc thái lịch sự hơn và thường dùng trong trường hợp đưa ra lời yêu cầu, nhờ vả.
Công thức đảo ngữ với động từ to be trong câu điều kiện loại 1:
Should + S + (not) + be + … + S + will/may/can + V
Ví dụ đảo ngữ câu điều kiện loại 1:
If you are regularly late to work, you won’t get a bonus this month.
= Should you be regularly late to work, you won’t get a bonus this month.
(Nếu bạn thường xuyên đi làm muộn, bạn sẽ không được thưởng tháng này.)
If the children are fine, their parents will be happy.
= Should the children be fine, their parents will be happy.
(Nếu lũ trẻ đều khỏe mạnh thì bố mẹ của chúng sẽ vui vẻ.)
Đảo ngữ với động từ thường trong câu điều kiện loại 1:
Should + S + (not) + V + … + S + will/may/can + V
Ví dụ đảo ngữ câu điều kiện loại 1:
If you go to work late regularly, you won’t get a bonus this month.
= Should you go to work late regularly, you won’t get a bonus this month.
(Nếu bạn thường xuyên đi làm muộn, bạn sẽ không được thưởng tháng này.)
If the children feel happy, their parents will be satisfied.
= Should the children feel happy, their parents will be satisfied.
(Nếu lũ trẻ thấy vui vẻ thì bố mẹ chúng sẽ hài lòng.)
Lưu ý:
– “should” trong đảo ngữ câu điều kiện loại 1 không có nghĩa là “nên”, dùng should không làm thay đổi nghĩa của mệnh đề IF.
– Câu chứa mệnh đề IF” gốc không có “should” thì ta mượn trợ động từ “should”, thực hiện đảo ngữ theo cấu trúc trên.
– Nếu mệnh đề IF có “should” thì chỉ cần đảo “should” lên đầu câu.
Ví dụ:
If your students should need my help, I’ll be there in 10 minutes.
= Should your students should need my help, I’ll be there in 10 minutes.
(Nếu các học sinh của bạn cần tôi giúp đỡ, tôi sẽ đến đó trong 10 phút.)
6. Viết lại câu điều kiện loại 1
Các dạng bài viết lại câu điều kiện loại 1:
1) Dạng bài chia động từ
Ở cấp độ cơ bản nhất, đề bài sẽ chia một vế cho mình rồi nên các bạn chỉ việc quan sát xem đó là câu điều kiện loại mấy mà áp dụng công thức cho đúng.
2) Dạng viết lại câu dùng IF
Ở dạng bài tập này, đề bài sẽ có ta 2 câu riêng biêt và nhiệm vụ của chúng ta là nối 2 câu lại với nhau thành câu ghép, sử dụng IF hoặc các từ như so = that’s why (vì thế), because (bởi vì)
Đối với dạng này nếu các bạm thấy:
– Cả 2 câu đều chia thì tương lai thì dùng câu điều kiện loại 1 (không phủ định)
– Một bên hiện tại, một bên tương lai / hiện tại thì dùng câu điều kiện loại 2 (phủ định)
– Nếu có quá khứ trong đó thì dùng câu điều kiện loại 3 (phủ định)
Ghi chú:
– Phủ định là câu có not thì chúng ta dùng không có not và ngược lại
– Nếu có because thì thay thế if ngay vị trí because
– Nếu có so, that’s why thì để if ngược với vị trí của chúng.
3) Dạng viết lại câu đổi từ if sang dùng unless
Unless = If.... not... => sẽ thế Unless vào chỗ chữ if và bỏ not, vế kia giữ nguyên.
4) Dạng viết lại câu đổi từ without sang dùng if
Thay Without = If…. not…., bên kia giữ nguyên (tùy theo nghĩa mà có câu cụ thể)
5) Dạng viết lại câu đổi từ Or, otherwise sang dùng if
Dạng này thường có cấu trúc là câu mệnh lệnh +or, otherwise + S will…
Cách làm như sau:
If you don’t (viết lại, bỏ or hoặc otherwise)
6) Dạng viết lại câu đổi từ But for sang dùng if
Dùng : if it weren’t for thế cho but for,phần còn lại giữ nguyên
Các dạng câu điều kiện ám chỉ:
Provided (that), providing (that) (miễn là ) = if
In case = phòng khi
Xem thêm:
=> CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC WISH CÂU ƯỚC TRONG TIẾNG ANH VÀ BÀI TẬP
=> CẤU TRÚC HAVE TO + VERB : CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CỤ THỂ
C. Bài tập áp dụng
Các bài tập bên dưới giúp bạn luyện tập cách sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 1 và 2. Cùng tham khảo nhé.
1. Bài tập câu điều kiện loại 1: Chọn phương án đúng
1.1. If I (were/was/would be) ____ rich, I (will try/would try/tried) ____ to help the orphans.
1.2. What (would you do/will you do/did you do) ____ if you (see/would see/saw) ____ a snake in your garden?
1.3. If I (was/would be/were) ____ you, I (asked/would ask/will ask) ____ for her help.
1.4. If he (finded/would find/found) ____ a child in the street, he (would take/took/taked) ____ him to the police.
1.5. If she (were/was/would be) ____ a color, she (is/would be/were) ____ blue.
2. Bài tập câu điều kiện loại 1: Chọn phương án đúng
2.1. If I (have/would have/had had/should have) __________ the same problem you had as a child, I might not have succeeded as well as you have.
2.2. I (would have visited/visited/had visited/visit) __________ my mom sooner had someone told me her were in the hospital.
2.3. (Needed/Should I need/I have needed/I should need) __________ more help, I would call my sister.
2.4. (Had I known/Did I know/If I know/If I would know) __________ then what I know yesterday, I would have saved myself a lot of time and trouble over the years.
2.5. Do you think there would be less misunderstanding in the world if all people (spoke/speak/had spoken/will speak) __________ the same language?
Tham khảo chi tiết: BÀI TẬP CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1, 2, 3, HỖN HỢP, ĐẢO NGỮ (CÓ ĐÁP ÁN)
Để nắm vững và áp dụng đúng cấu trúc câu điều kiện loại 1 và 2, bạn cần phải thường xuyên làm các bài tập ở dạng chọn đáp án trắc nghiệm, hoàn thành câu… Thực hành mỗi ngày không chỉ giúp bạn ghi nhớ tốt kiến thức mà còn hình thành phản xạ nhanh hơn với các dạng bài tập nhất định. Thường xuyên cập nhật các bài viết của Langmaster để học thêm nhiều kiến thức Tiếng Anh chính xác và thú vị nhé!
Nội Dung Hot
HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Mô hình học 4CE: Class - Club - Conference - Community - E-learning độc quyền của Langmaster
- Đội ngũ giảng viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy (NLP), TPR (Phản xạ toàn thân), ELC (Học thông qua trải nghiệm).
- Môi trường học tập tích cực, cởi mở và năng động giúp học viên được thỏa sức “đắm mình” vào tiếng Anh và liên tục luyện tập giao tiếp."
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học trực tiếp 1 thầy 1 trò suốt cả buổi học.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình được thiết kế riêng cho từng học viên khác nhau.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh động.
KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN
- Mô hình học trực tuyến, cùng học tập - cùng tiến bộ
- Giao tiếp liên tục giữa thầy và trò, bạn cùng lớp với nhau giúp sửa lỗi, bù lỗ hổng kiến thức kịp thời
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm
- Lộ trình học thiết kế theo đúng quy chuẩn của Châu Âu
- Không đổi - ghép lớp suốt quá trình học
Bài viết khác

Cấu trúc so sánh nhất và so sánh hơn trong tiếng Anh là gì? Nếu bạn muốn sử dụng tiếng Anh chuẩn Tây thì nhất định không thể bỏ qua 2 dạng so sánh này. Click ngay!

Cấu trúc Neither nor và Either or không thể thiếu trong tiếng Anh. Nhưng làm thế nào để phân biệt được chúng? Tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cùng Langmaster nhé!

Tổng hợp công thức, cách dùng, dấu hiệu và bài tập có đáp án về thì quá khứ đơn (Past simple) giúp bạn thành thạo chỉ trong nháy mắt thì cơ bản trong tiếng Anh!

Cấu trúc So that such that (Quá… đến nỗi mà) khá phổ biến, thường xuất hiện trong các kỳ thi. Nhưng không phải ai cũng biết cách dùng. Tìm hiểu ngay.

Cấu trúc “suggest" được dùng nhiều trong văn nói và giao tiếp, dùng để gợi ý hoặc đề xuất cho ai đó làm việc gì. Tuy nhiên, nếu học sâu hơn, cấu trúc này còn có rất nhiều điều thú vị khác nữa.