ĐẦU XUÂN KHAI TRÍ - HỌC TIẾNG ANH HẾT Ý

GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 10.000.000Đ

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

Phân biệt nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Anh

Nội động từ và ngoại động từ là ngữ pháp tiếng Anh thường gây nhầm lẫn cho người học. Trong bài viết này, Langmaster sẽ giúp bạn phân biệt nội động từ và ngoại động từ, sau đó cùng làm bài tập thực hành để dễ nhớ hơn nhé!

1. Nội động từ trong tiếng Anh

1.1. Nội động từ là gì?

Nội động từ (intransitive verbs) được hiểu là những động từ có thể diễn tả đầy đủ ý nghĩa của một câu mà không cần tới tân ngữ (object) trực tiếp bên cạnh (trái ngược với ngoại động từ). Nội động từ thường được sử dụng để thể hiện hành động độc lập của chủ thể và những hành động này không tác động trực tiếp tới bất kỳ đối tượng nào khác. 

Ví dụ: 

  • Suzy smiled
  • The pen dropped.

Sau đây là một số nội động từ thông dụng: agree, arrive, awake, belong, become, cry, collapse, depend, emerge, go, happen, live, laught, last, occur, sit, sleep, turn on, wake up…

Nội động từ trong tiếng Anh

1.2. Đặc điểm của nội động từ

  • Là động từ hành động (action verb) có chức năng mô tả một hoạt động nội tại hoàn chỉnh của chủ ngữ. Ví dụ: laugh, cry, go, sit, arrive, stand, fall
  • Không có đối tượng trực tiếp nào chịu ảnh hưởng bởi hành động.
  • Không thể chuyển sang dạng bị động.

1.3. Cấu trúc và cách dùng nội động từ

Cấu trúc và cách dùng nội động từ

Subject + Verb (intransitive)
[Chủ ngữ + nội động từ]

Ví dụ: 

  • Tom dances to the music.
  • The sun rises.

Nguyên tắc 1: Không sử dụng một tân ngữ trực tiếp ngay sau nội động từ.

Nếu sử dụng tân ngữ trực tiếp ngay sau một nội động từ, câu sẽ trở thành câu không chính xác.

Ví dụ: 

  • Câu sai: I live Hanoi.
    Câu đúng: I live in Hanoi. (Tôi sống ở Hà Nội.)
  • Câu sai: She doesn't agree me.
    Câu đúng: She doesn’t agree with me. (Cô ấy không đồng ý với tôi)

Nguyên tắc 2: Cụm nội động từ 

Ta có thể áp dụng y hệt quy tắc và cách sử dụng của nội động từ đối với cụm nội động từ trong câu.

Ví dụ: 

  • I turn on the television. (Tôi bật tivi lên.)
  • She stays up late everyday. (Cô ấy thức khuya mỗi ngày.)

Nguyên tắc 3: Thông tin bổ sung phía sau nội động từ

Để bổ sung ý nghĩa và thông tin cho một câu, ta vẫn có thể thêm trạng từ (adverb), cụm trạng từ (adverbial phrase) và cụm giới từ (prepositional phrase) phía sau nội động từ.

Ví dụ: 

  • Why does he run away? (Tại sao anh ấy lại chạy đi?)
    away: trạng từ, không tác động trực tiếp tới chủ ngữ “he".
  • The car moves slowly on the road. (Chiếc ô tô di chuyển chậm chạp trên đường.)
    slowly: trạng từ; on the road: cụm giới từ. Cả hai đều không tác tác động trực tiếp tới chủ thể “the car”.

Xem thêm bài viết về động từ:

=> 1000 CỤM ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH CƠ BẢN

=> CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT!

Đăng ký test

2. Ngoại động từ trong tiếng Anh

2.1. Ngoại động từ là gì?

Ngoại động từ (transitive verbs) là động từ phải đi kèm với một hay nhiều tân ngữ. Câu sử dụng ngoại động từ sẽ không có ý nghĩa hoặc mang ngữ nghĩa không rõ ràng nếu thiếu đi tân ngữ. Tân ngữ theo một sau ngoại động từ có thể là danh từ (noun), đại từ (pronoun), diễn tả đối tượng chịu tác động hoặc  ảnh hưởng từ hành động của chủ thể.

2.2. Cấu trúc và cách dùng ngoại động từ

null

Subject + Verb (transitive) + Object
[Chủ ngữ + nội động từ + tân ngữ]

Ví dụ: 

  • He gave me a book. (Anh ấy tặng tôi một quyển sách.)
    (“a book" là tân ngữ, “give” là ngoại động từ. Nếu bỏ tân ngữ “a book”, câu trở thành “he gave me" rất không rõ ràng, gây bối rối cho người đọc, người nghe.)
  • I eat a croissant. (Tôi đang ăn một chiếc bánh sừng bò.)
    (“a croissant" là tân ngữ, “eat" là ngoại động từ. Tân ngữ “a croissant" đi kèm để làm rõ ngữ nghĩa, hoàn thiện hành động của chủ thể.)

2.3. Phân loại ngoại động từ

Ngoại động từ đơn (Monotransitive Verb)

Ngoại động từ đơn là những từ chỉ cần có một tân ngữ theo sau để tạo nên một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ: 

  • I like roses. (Tôi thích hoa hồng.)
  • He bought a new car. (Anh ấy mua một chiếc xe hơi mới.)
  • She draws a picture. (Cô ấy vẽ một bức tranh.)
  • Do you love me? (Anh có yêu em không?)

Sau đây là một số ngoại động từ đơn thông dụng: spend, put off, attack, break, bring, bomb, destroy, murder, kill, eat, love, like, ride, want, trigger, turn down, write…

Ngoại động từ đơn (Monotransitive Verb)

Ngoại động từ kép (Ditransitive Verb)

Ngoại động từ kép là những động từ phải đi kèm hai tân ngữ để tạo thành câu có ngữ nghĩa:

  • Tân ngữ trực tiếp (direct object): là đối tượng nhận sự tác động trực tiếp từ động từ trong câu.
  • Tân ngữ gián tiếp (indirect object): dùng để bổ sung ý nghĩa cho động từ trong câu.

Ví dụ: 

  • Linh gave me a beautiful pen. (Linh tặng tôi một chiếc bút đẹp đẽ.)
  • My dad sent me a letter. (Bố gửi cho tôi một bức thư.)
  • Can you show me the way to the bank? (Bạn chỉ đường cho tôi tới ngân hàng được chứ?)
  • He painted the wall pink. (Anh ấy sơn tường màu hồng.)

Sau đây là một số ngoại động từ kép thông dụng: leave, label, keep, lend, name,  make, pass, pay, prove, show, serve, sell, think, teach, take, offer, wish…

Ngoại động từ kép (Ditransitive Verb)

Lưu ý: 

  1. Bạn có thể nhận thấy trong các câu trên, nếu bỏ đi tân ngữ gián tiếp thì câu vẫn có ngữ nghĩa, nhưng bỏ đi tân ngữ trực tiếp thì câu trở nên vô nghĩa. Vì vậy, khi sử dụng ngoại động từ, có thể bỏ qua tân ngữ gián tiếp nhưng không thể thiếu tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ gián tiếp chỉ quan trọng khi hành động được thực hiện cho một đối tượng nào đó.
  2. Bạn cũng có thể đặt tân ngữ gián tiếp ở giữa ngoại động từ và tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ: 

  • Linh gave me a beautiful pen.
    → Linh gave a beautiful pen to me.
  • My dad sent me a letter.
    → My dad sent a letter to me

    Xem thêm bài viết về động từ:

    => ĐỘNG TỪ GHÉP TRONG TIẾNG ANH

    => ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT TRONG TIẾNG ANH

    3. Phân biệt nội động từ và ngoại động từ

    Để giúp bạn tránh nhầm lẫn và dễ dàng phân biệt hai loại động từ này, Langmaster đã tóm tắt lại các điểm giống, khác nhau của nội động từ và ngoại động từ trong phần này:

    3.1. Điểm giống nhau

    Cả nội động từ và ngoại động từ đều là các động từ được sử dụng để miêu tả những trạng thái, hoạt động của con người, sự vật và hiện tượng.

    3.2. Điểm khác nhau

    Nội động từ (intransitive verb) là động từ chỉ hành động không có đối tượng tiếp nhận hành động (tân ngữ). Ngược lại, ngoại động từ (transitive verb) là động từ cần có đối tượng tiếp nhận hành động (tân ngữ).

    Cụ thể cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ như sau:

    Nội động từ

    • Không đi kèm tân ngữ trực tiếp trong câu.
    • Không có dạng bị động của nội động từ
    • Một số nội động từ có thể có tân ngữ láy (cognate object). Tân ngữ láy đóng vai trò là tân ngữ của động từ và có cùng hình thức với động từ.
      Ví dụ: 
      • The old woman lives a prosperous life. (Bà lão sống một cuộc sống giàu sang.) [to live ↔ a life] 
      • He sings a beautiful song. (Anh ấy hát một bài hát hay.) [to sing ↔ a song] 

    Ngoại động từ

    • Phải đi kèm một hoặc nhiều tân ngữ để câu có nghĩa hoàn chỉnh.
    • Có dạng bị động của ngoại động từ.
    • Một vài ngoại động từ có thể được sử dụng giống nội động từ. Tuy nhiên, trong những câu đó, chủ ngữ không làm chủ hành động.
      Ví dụ: 
      • This book sold very well. (Cuốn sách này bán rất chạy). [Chứ không nói: They sold the book very well].

    Ngoài ra, khi gặp một động từ mà bạn không chắc đó có phải nội động từ hay ngoại động từ không, hãy dùng từ điển để tra. Sau từ cần tra được in đậm và phần phiên âm của từ đó sẽ có dòng chữ nhỏ cho biết từ đó thuộc loại động từ nào.

    Ví dụ: 

    • love /lʌv/  v. & n. → v.tr
      v.tr được hiểu là verb transitive (ngoại động từ).

    ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU - Fake Tết

    >> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

    3.3. Ví dụ phân biệt nội động từ và ngoại động từ

    Để giúp bạn đọc hiểu rõ điểm khác biệt giữa nội động từ và ngoại động từ, hãy cùng phân tích những ví dụ sau.

    • She sleeps. (Cô ấy ngủ.) --> Sleep là nội động từ vì hành động "ngủ" không cần tân ngữ đi kèm. "Ngủ" cũng là hành động độc lập của chủ ngữ "She" và không tác động đến đối tượng khác. 
    • They laugh. (Họ cười.) --> Laugh là nội động từ vì hành động "cười" cũng không cần tân ngữ đi kèm và không tác động lên đối tượng khác. 
    • I read a book. (Tôi đọc một cuốn sách.) --> Read là ngoại động từ vì hành động "đọc" cần tân ngữ đi kèm, đọc sách, đọc báo, đọc một cái gì đó. Trong ví dụ này, động từ read tác động lên tân ngữ là "a book".
    • We eat apples. (Chúng tôi ăn táo.) --> Eat là ngoại động từ vì hành động "ăn" cũng cần tân ngữ đi kèm, ăn cơm, ăn bánh hay ăn gì đó. Trong ví dụ này, động từ eat tác động lên tân ngữ "apples".

    Xem thêm bài viết về động từ:

    => DANH ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

    => CÁCH SỬ DỤNG CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

    4. Những động từ vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ

    Trong tiếng Anh, vẫn có một số trường hợp đặc biệt khi một từ có thể đóng cả hai vai trò - nội động từ và ngoại động từ dựa trên vị trí chúng biểu đạt ở các câu khác nhau. Hãy tham khảo những ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé:

    Ví dụ:

    • The car stopped. (Chiếc xe hơi dừng lại.)
      The driver stopped the car. (Bác tài xế chặn chiếc xe hơi lại.)
    • The bell rings. (Chuông reo.)
      Linda rings the bell. (Linda rung chuông.)
    • She doesn’t know how to write. (Cô ấy không biết viết.)
      I write a letter to my best friend once every month. (Tôi viết thư cho bạn thân một lần mỗi tháng.)
    • She paints. (Cô ấy vẽ.)
      Linh paints the door white. (Linh sơn chiếc cửa màu trắng.) 
    • I am eating. (Tôi đang ăn.)
      I am eating an apple. (Tôi đang ăn một quả táo.)

    Những động từ vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ

    5. Bài tập nội động từ và ngoại động từ

    5.1. Bài tập

    Bài tập 1: Phân loại các từ sau thành vào các nhóm đúng: ngoại động từ, nội động từ và thuộc cả hai dạng

    start, answer, burn, sleep, exist, buy, explain, give, drop, happen, move, live, park, read, occur, ring, rise, shake, tell, win, arrive.

    Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

    smoke, tell, win, explain, live, give

    1. He ______ me a beautiful flower on Vietnamese Women's Day.

    2. I ________ you the truth soon in the future. 

    3. Can you ________ the answer to this question for me?

    4. Which team  _______ the English Premier League 2021? 

    5. Do not ________ too much cigarettes, which may harm your lung. 

    6. My family ______ here for more than a decade. 

    5.2. Đáp án

    Bài tập 1: 

    • Ngoại động từ: answer, buy, explain, give, park, read, tell
    • Nội động từ: exist, arrive, happen, live, occur, rise, shake
    • Thuộc cả hai dạng: start, burn, sleep, drop, move, answer, ring, win

    Bài tập 2: 

    1. He gave me a beautiful flower on Vietnamese Women's Day.

    2. I will tell you the truth soon in the future. 

    3. Can you explain the answer to this question for me?

    4. Which team won the English Premier League 2021? 

    5. Do not smoke too much cigarettes, which may harm your lung. 

    6. My family have lived here for more than a decade. 

    Vậy là Langmaster đã tổng hợp đầy đủ kiến thức cần biết về nội động từ và ngoại động từ cho bạn ở bên trên rồi đó. Đây là phần rất quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, nền đừng quên ghi chép lại và luyện tập thật nhiều để nâng cao kiến thức. Nếu bạn cần tham khảo những bài viết bổ ích như trên và mong muốn được học thêm thật nhiều kiến thức ngữ pháp, đừng quên thường xuyên cập nhật trang web của Langmaster nhé!

    Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
    Tác giả: Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
    • Chứng chỉ IELTS 7.5
    • Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Học viện Ngoại Giao
    • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

    Nội Dung Hot

    KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

    KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

    • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
    • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
    • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
    • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
    • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

    Chi tiết

    null

    KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

    • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
    • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
    • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
    • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

    Chi tiết

    null

    KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM

    • Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
    • Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
    • Học online chất lượng như offline.
    • Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
    • Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí

    Chi tiết


    Bài viết khác

    Các khóa học tại langmaster