52 CHỦ ĐỀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

Bạn thường sợ sệt và e ngại mỗi khi nói tiếng Anh? Bạn không biết nói gì để phát triển cuộc hội thoại? Bạn thấy khó khăn khi giao tiếp tiếng Anh cơ bản trong cuộc sống hằng ngày? Đừng lo, tại bài viết này trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster chia sẻ 52 chủ đề tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu và các bí kíp học hiệu quả chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong các tình huống thường ngày.

Xem thêm:

1. Những khó khăn của người mới bắt đầu khi giao tiếp tiếng Anh và giải pháp

null

1.1. Tâm lý ngại không dám nói, sợ mắc lỗi, sợ sai 

Tâm lý chính là rào cản lớn nhất khi học giao tiếp tiếng Anh, khiến bạn không dám nói ra, phát âm ra. Chúng ta dành ra trung bình từ 7 đến 12 năm để học tiếng Anh (từ tiểu học đến hết cấp 3), trong thời gian đó chúng ta tích lũy được kha khá từ vựng và ngữ pháp, nhưng lại không được sử dụng chúng để luyện tập giao tiếp tiếng Anh nhiều. Chính vì chúng ta không có nhiều điều kiện để thực hành dẫn đến tâm lý xấu hổ, e dè mỗi khi nói tiếng Anh. Nếu cứ tiếp tục như vậy, chắc chắn tình hình giao tiếp sẽ không được cải thiện mà còn mất đi nhiều cơ hội phát triển trong học tập và làm việc.

Giải pháp

Chìa khóa để giải quyết chính là nằm ở bạn, chúng ta hãy chấp nhận và đón nhận lỗi sai như một người bạn đồng hành mỗi khi học nói tiếng Anh. Bất kỳ ai khi mới bắt đầu học giao tiếp tiếng Anh cơ bản cũng đều mắc phải những lỗi về phát âm, sau quá trình rèn luyện sẽ dần đúc kết được: Cách phát âm đúng các âm tiết, cách nhấn đúng trọng âm của từ, cách nối từ trong một câu và rèn luyện được ngữ điệu tự nhiên. Chính vì thế chúng ta cần loại bỏ ngay tâm lý sợ hãi và chăm chỉ luyện tập hằng ngày thôi nào!

1.2. Không biết mình đã phát âm chuẩn chưa

Đây cũng là một trong những khó khăn chung của những người bắt đầu học giao tiếp tiếng Anh. Phát âm chính là bước khởi đầu để hỗ trợ cho kỹ năng nghe, nói và đọc. Đặc biệt khi giao tiếp với người nước ngoài, phát âm sai sẽ dẫn đến đối phương không thể hiểu mình đang nói gì và chúng ta cũng không thể nghe được họ đang nói gì.

Giải pháp

Để cải thiện khó khăn này, chúng ta cần nắm rõ cách phát âm chuẩn bảng IPA quốc tế cho người mới bắt đầu, bao gồm 44 âm tiết, cấu tạo nên hơn 50.000 từ vựng trọng tiếng Anh. Ngoài việc học phát âm chuẩn từng âm, bạn cần học cách nối âm và luyện ngữ điệu khi nói tiếng Anh. Điều này trở nên thật đơn giản với hệ thống bài viết và video chất lượng của Langmaster, được biên soạn và thực hiện với 100% giáo viên bản ngữ, giúp bạn học phát âm dễ dàng và “tắm” tiếng Anh thường xuyên theo các chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản thường ngày.

1.3. Thiếu vốn từ vựng và khó khăn khi áp dụng vào trong giao tiếp

Trong khi giao tiếp tiếng Anh, bạn đã bao giờ rơi vào tình huống, biết mình muốn nói gì những không thể tìm ra được từ vựng để diễn đạt hoặc không biết sắp xếp từ đó trong một câu nói sẽ như thế nào? Chúng ta đã được học rất nhiều từ vựng từ khi bắt đầu học tiếng Anh nhưng hầu như không áp dụng được vào giao tiếp, vì rất ít khi được thực hành luyện nói.

Giải pháp

Đã đến lúc bạn tìm kiếm cho mình phương pháp học từ vựng hiệu quả cho người mới bắt đầu. Hiện nay, người mới bắt đầu học tiếng Anh có một số phương pháp học như: học từ vựng theo chủ đề, học từ vựng theo ngữ cảnh, học các mẫu câu giao tiếp thông dụng…nhưng để hiểu sâu và nhớ lâu thì cần phải thường xuyên áp dụng vào thực tế. Tại trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster có hệ thống 52 video bài giảng học tiếng Anh giao tiếp cơ bản theo chủ đề, được thực hiện bởi giáo viên bản ngữ, bao gồm các từ vựng, các cấu trúc câu và các đoạn hội thoại mẫu, chắc chắn sẽ giúp bạn học tiếng Anh giao tiếp một cách hiệu quả hơn.

2. 52 chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản hằng ngày

Tự học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề cho người mới bắt đầu là một quá trình dài, bạn cần nỗ lực và kiên trì theo những lộ trình học tiếng Anh như ban đầu đã đặt ra. Có người học trong vòng một năm mới thấy kết quả rõ rệt nhưng có những người chỉ cần học 3 tháng là đã giao tiếp tiếng Anh tốt. Đó chính là kết quả của việc có mục tiêu và phương pháp học đúng đắn, một trong các phương pháp học hiệu quả đó là học giao tiếp tiếng Anh theo chủ đề.

Lợi ích khi học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề đó là: Dễ dàng tổng hợp từ vựng và mẫu câu giao tiếp theo chủ đề; Biết cách áp dụng các mẫu câu giao tiếp vào trong các tình huống thực tế; Luyện tập giao tiếp hằng ngày giúp đẩy nhanh quá trình hiểu và ghi nhớ.

null

Dưới đây là 52 chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản hằng ngày thông dụng nhất mà trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster đã tổng hợp, các bạn cùng ấn vào bài viết để thực hành nhé:

3. Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề tại nhà cho người mới bắt đầu

Để quá trình học tiếng Anh giao tiếp của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn đừng quên bước quan trọng nhất chính là tự thiết kế nên lộ trình học tiếng Anh cơ bản cho mình nhé! Dưới đây Langmaster gợi ý cho bạn các bước cơ bản nhất trong lộ trình đó:

3.1. Xác định mục tiêu và phương pháp học phù hợp

3.1.1. Xác định trình độ hiện tại

Trong quá trình chinh phục tiếng Anh giao tiếp cơ bản, bạn sẽ đặt mục tiêu rõ ràng hơn, có tính khả thi cao hơn nếu biết được trình độ hiện tại của mình và mốc mình muốn đạt được. Trình độ tiếng Anh được đánh giá theo các thang A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR)

=> Các bạn đăng ký test online miễn phí tại đây

3.1.2. Xác định thời gian cần học để lên trình độ

Sau khi đã xác định rõ trình độ tiếng Anh của mình, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn về lượng thời gian cần thiết để đạt đến trình độ tiếp theo. Để từ một người mới bắt đầu lên trình độ A1, bạn cần 90-100 giờ; lên trình độ A2, cần 180-200 giờ; lên trình độ B1, cần 350-400 giờ; lên trình độ B2, cần 500-600 giờ; lên trình độ C1, cần 700-800 giờ và lên trình độ C2 là 1000-1200 giờ. Có thể hình dung cụ thể như sau:

null

Bảng trên giúp bạn hiểu rõ rằng để đạt được một trình độ nhất định, bạn phải bỏ đủ số thời gian và công sức để học tập và rèn luyện. Trong suốt thời gian học tập, để đạt đến một trình độ nhất định, sẽ có những lúc bạn thấy nản lòng vì học mãi mà chưa thấy tiến bộ hãy tự nhủ với bản thân rằng: muốn đạt đến trình độ khác thì cần phải học đúng tài liệu, đúng phương pháp, đủ thời gian, nội dung và rèn thói quen luyện giao tiếp tiếng Anh cơ bản hằng ngày.

3.1.4. Định hướng phong cách học phù hợp

Sau khi nhận định rõ được trình độ tiếng Anh và thời gian cần thiết để đạt được trình độ mong muốn, thì phong cách học tập phù hợp chính là một yếu tố quan trọng nữa không thể bỏ qua đối với người mới bắt đầu. Bạn có bao giờ thắc mắc: “Tại sao cùng một giáo viên, cùng một môi trường học, cùng trình độ mà nhiều bạn có sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc đến vậy? Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt đó?”. Ngoài mục tiêu rõ ràng, sự kiên trì và kỷ luật thép, bạn cần tìm cho mình một phong cách học khơi gợi sự hứng thú và hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu về quá trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu, có 3 phương pháp tiếp nhận thông tin được sử dụng chủ yếu: qua hình ảnh, qua âm thanh và qua vận động cảm xúc. Mỗi người có một thế mạnh riêng, do đó chúng ta có xu hướng tiếp nhận thông tin trội hơn ở một khía cạnh nào đó.

  • Đối với nhóm người thị giác (hình ảnh): nên sử dụng các biểu đồ, đồ thị, tranh minh họa, dàn ý, sơ đồ tư duy để hỗ trợ cho việc ghi nhớ; đọc lại tài liệu nhiều lần và sử dụng bút nhớ để ghi lại những phần quan trọng trong bài; cố gắng hình dung, tưởng tượng ra chủ đề đang thảo luận hoặc giao tiếp.
  • Đối với nhóm người thính giác (âm thanh): tận dụng các nguồn nghe online miễn phí như Youtube, Podcast, audio, news, video hoặc phim; sử dụng các hoạt động liên quan tới thính giác như brainstorming, buzz groups; giao tiếp và thảo luận với giáo viên hoặc người khác; tự giao tiếp với bản thân qua gương.
  • Đối với nhóm người vận động và cảm xúc: sử dụng phương pháp học trải nghiệm như TPR; thực hành bằng cách dạy lại cho người khác; thực hiện thử thách nói và quay lại video chủ đề mình đang học; thực hiện các dự án học tập thực tế khác.

3.2. Học phát âm chuẩn để giao tiếp chuẩn

Phát âm chuẩn góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh cơ bản, đơn giản như hiểu được người nói và khiến người nghe hiểu được những gì mình nói, tăng sự tự tin khi dùng ngôn ngữ, tăng khả năng kiểm soát và biến đổi lời nói.

Phát âm có thể coi là công cụ để hoàn thiện kỹ năng nói và giao tiếp tiếng Anh, vậy nếu thiếu đi một mảng kỹ năng trong phát âm, mục đích nói được và giao tiếp tốt của bạn cũng khó mà đạt được.

Đó là lý do vì sao Langmaster đưa ra giai đoạn học ngữ âm này để bạn có thể xây dựng nền tảng phát triển phát âm thật vững chắc:

Xem thêm:

null

3.3. Củng cố từ vựng theo chủ đề

Một điều hiển nhiên mà ai cũng thấy được đó là muốn nói được một ngôn ngữ trước tiên phải biết từ vựng trước đã. Cũng giống như một đứa trẻ tập nói, ban đầu nó phải lắng nghe, quan sát và gọi tên được những từ đơn lẻ trước như “bà”, “mẹ”, “ba”,... sau đó là các từ dài hơn, khó hơn như “con chim”, “cái bàn”, ‘bút chì”,... Đó chính là quy luật học ngôn ngữ tự nhiên và căn bản nhất - phải học và tích lũy vốn từ vựng trước rồi sau đó mới tạo lập được câu và cả đoạn giao tiếp tiếng Anh.

Từ vựng được phân chia thành Active vocabulary - AV (từ vựng bạn sử dụng nhiều và chủ động ghi nhớ) và Passive vocabulary - PV (từ vựng bạn hiểu nhưng không dùng thường xuyên). Để đạt đến mỗi trình độ kể trên, bạn cần phải có một lượng từ vựng nhất định như dưới đây:

  • Trình độ A1: 300 AV, 600 PV
  • Trình độ A2: 600 AV, 1200 PV
  • Trình độ B1: 1200 AV, 2500 PV
  • Trình độ B2: 2500 AV, 5000 PV
  • Trình độ C1: 5000 AV, 10000 PV
  • Trình độ C2: 10000 AV, 20000 PV

Chính vì vậy, Langmaster đã tổng hợp đủ 52 chủ đề học tiếng Anh giao tiếp cơ bản theo chủ đề ở trên, có kết hợp các từ vựng và các mẫu câu tiếng Anh thông dụng để bạn vừa có thể học vừa có thể luyện tập kỹ năng nói đấy! 

Xem thêm: TOP 1000+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH THÔNG DỤNG THEO CHỦ ĐỀ

3.4. Tập trung luyện nghe tiếng Anh theo chủ đề

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, hoạt động nghe chiếm tới 45% thời gian giao tiếp của một người trưởng thành, trong khi nói chỉ chiếm 30%, đọc chiếm 16% và viết chiếm 90%.

Thêm vào đó, kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc bổ trợ cho các kỹ năng khác. Khi còn nhỏ, chúng ta thường học tiếng Việt theo quy trình: Nghe - bắt chước - được chỉnh sửa - bắt chước lại cho đến khi chuẩn thì thôi. Ngữ pháp hầu như không đóng vai trò gì quá lớn lao cho tới khi bạn bắt đầu vào lớp một. Bộ não con người được cấu tạo để thu hút âm thanh và hình ảnh, vì thế kỹ năng nghe càng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy và phát triển ngôn ngữ.

Tuy nhiên, để có thể học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả và tận dụng tối đa việc luyện nghe, chúng ta nên chọn nguồn nghe phù hợp theo các tiêu chí sau:

  • Chủ đề bài nghe: chọn chủ đề mà bạn yêu thích, để luôn cảm thấy hứng thú mỗi khi học nhé
  • Giọng nói: chọn những bài nghe có phát âm chuẩn, rõ ràng, ngắt nghỉ vừa phải và tốt nhất là giọng nói của các giáo viên người bản xứ. Tại Langmaster có hệ thống 52 chủ đề tiếng Anh giao tiếp được thực hiện bởi giáo viên nước ngoài, giúp bạn chỉnh phát âm chuẩn ngay từ đầu, hãy lướt lên trên để xem thêm nhé!
  • Kiến thức nền: bạn nên chọn những chủ đề mà bạn có hiểu biết và thường xuyên tiếp xúc với nó. Các bài nghe với chủ đề lạ lẫm sẽ khiến bạn khó nắm bắt nội dung và còn nhanh nản nữa đó.

3.5. Luyện tập giao tiếp tiếng Anh theo chủ đề

Nhiều bạn học viên trước khi tham gia khóa học tại trung tâm đều có chung một thắc mắc: “Em ghi chép, học từ vựng đầy đủ và nắm được ngữ pháp cơ bản rồi mà sao vẫn không thể giao tiếp được?” hay “Em còn học thuộc những đoạn hội thoại mẫu, những mẫu câu mẫu thế nhưng vào trường hợp thực tế em lại chẳng áp dụng được?” và còn rất nhiều trường hợp khác.

Một nghiên cứu tại trường Đại học Syiah Kuala, Indonesia đã chỉ ra rằng những khó khăn chủ yếu nhất khi học tiếng Anh giao tiếp cơ bản là người học gặp phải là không nghĩ ra gì để nói, sợ mắc lỗi, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và đặc biệt là thiếu phản xạ.

Phản xạ chính là khả năng bạn có thể hiểu câu hỏi, trả lời đúng trọng tâm và phản xạ lại trong vòng 3 giây. Vậy để rèn luyện phản xạ tốt, bạn phải luyện nói thường xuyên theo chủ đề, trước khi nói bạn hãy vẽ sơ đồ tư duy ra, liệt kê các khía cạnh mình có thể nói khi nói về chủ đề đó và luyện tập nói các câu ngắn dựa trên nội dung mình vừa phát triển. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng không biết nói gì khi giao tiếp đấy!

Xem thêm: 40 CHỦ ĐỀ TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI ĐI LÀM TỰ TIN THĂNG TIẾN

4. Bí quyết học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

4.1. Học theo mục tiêu và lộ trình đã đặt ra từ ban đầu

Với lộ trình mà Langmaster đã gợi ý ở trên, chắc hẳn bạn đã có hình dung rõ ràng hơn về quá trình học tiếng Anh sắp tới của mình. Bạn hãy tự đặt ra mục tiêu rõ ràng và phù hợp với khả năng của mình nhé! Việc học theo mục tiêu và lộ trình đã đặt ra từ ban đầu sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường được những gì mình đã học, mình còn bao nhiêu ngày nữa để cố gắng và mình đã sắp đạt được kết quả mong muốn chưa.

Nếu sau 1 giai đoạn thực hiện, bạn cảm thấy mình có thể học nhanh hơn hoặc cần chậm hơn thì hãy điều chỉnh sao cho phù hợp. Cứ như vậy bạn sẽ vừa rèn luyện được khả năng tự học tiếng Anh ở nhà vừa học được cách lập kế hoạch đấy!

4.2. Luyện tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh

Khi giao tiếp, rất nhiều người thường nghĩ ra câu nói bằng tiếng Việt trước, sau đó mới dịch từng từ sang tiếng Anh (hay còn gọi là kiểu “word by word”). Mặc dù người bản ngữ có thể đoán và hiểu được bạn đang nói gì, nhưng việc này khiến câu nói của bạn trở nên khô cứng và mất tự nhiên khi nói. Vì thế bạn cần hạn chế thói quen này lại và luyện tập cách nói câu hoàn chỉnh trong tiếng Anh trước.

Khi mới bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp cơ bản, bạn luyện tập nói chậm rãi, các suy nghĩ của bạn cần chia nhỏ ra để nói từng câu ngắn trước. Sau khi đã thành thạo nói nhiều câu ngắn đúng logic và ngữ pháp tiếng Anh thì bạn hãy luyện tập nói những câu phức tạp hơn.

null

4.3. Học theo chủ đề gần gũi với cuộc sống của bạn

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều tình huống khác nhau và yêu cầu bạn phải có khả năng giao tiếp đa dạng. Với phương pháp học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề này, bạn sẽ tiếp thu một cách nhanh hơn và có khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

Tuy nhiên, không phải cứ học càng nhiều chủ đề, càng nhiều từ vựng là bạn sẽ giao tiếp tiếng Anh giỏi. Việc học quá nhiều sẽ dẫn đến học trước quên sau nếu như không áp dụng vào tình huống thực tế. Do vậy, để quá trình tự học tiếng Anh giao tiếp trở nên hiệu quả, bạn hãy biết cách chọn lọc những chủ đề phù hợp và gần gũi với mình. Với 52 chủ đề đã chia sẻ ở trên, Langmaster hy vọng là bạn có thể lựa chọn cho mình những chủ đề phù hợp rồi đấy. Hãy rèn luyện mỗi ngày để tăng phản xạ giao tiếp tiếng Anh cơ bản nhé! 

4.4. Kết hợp luyện nghe khi tự học tiếng Anh giao tiếp

Chu trình học ngôn ngữ của một đứa trẻ thường là NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT, khi còn nhỏ, chúng ta đã được nghe những người thân trò chuyện, rồi bặp bẹ theo, rồi cuối cùng là chúng ta nói chuẩn dần. Có thể nói, việc nghe tốt sẽ khiến việc học giao tiếp tiếng Anh dễ dàng hơn rất nhiều. 

Nghe thường xuyên sẽ giúp bạn quen dần với phát âm và giọng điệu của người bản xứ, gia tăng được lượng kiến thức nạp vào trí nhớ mỗi ngày nên cứ nghe càng nhiều càng tốt. Có 2 kiểu nghe phổ biến dành cho người học tiếng Anh giao tiếp tại nhà là nghe chủ động và nghe thụ động:

Nghe chủ động là nghe có chú ý tới nội dung, cố gắng nắm bắt các từ trong bài tiếng Anh. Với kiểu nghe này, bạn hãy vừa nghe vừa xem phụ đề  để luyện phát âm và học từ mới. Đừng quên kết hợp nghe và việc đọc theo bạn nhé!

Nghe thụ động là kiểu nghe phù hợp với những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Bạn có thể dùng những video dài, nghe trong lúc làm việc hoặc đi trên xe bus. Mục đích của việc này là giúp bạn làm quen với phát âm và ngữ điệu trong tiếng Anh.

Tuy nhiên để việc học hiệu quả hơn, những người mới bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp cơ bản cần kết hợp cả hai kiểu nghe để nhanh chóng nắm được nội dung của bài nghe nhé!

4.5. Tìm người cùng học tiếng Anh giao tiếp ở nhà

Nếu bạn cảm thấy dễ chán nản khi phải tự học nói, tự mày mò một mình thì hãy tìm một người bạn hay một nhóm để rèn luyện tiếng Anh hằng ngày. Ở Langmaster, câu lạc bộ ShareZone chính là nơi kết nối các bạn muốn được thực hành tiếng Anh giao tiếp hằng ngày, cùng nhau thực hiện các dự án tiếng Anh để hiểu từ vựng và tình huống tiếng Anh, cùng nhau đi “săn Tây” để cải thiện kỹ năng nói. Ngoài ra, hiện nay mạng xã hội phát triển, bạn có thể học tiếng Anh giao tiếp online bằng cách tham gia các hội nhóm trên Facebook, Website kết nối người học tiếng Anh để luyện tập giao tiếp với nhau, tăng phản xạ giao tiếp tiếng Anh. 

Môi trường rèn luyện đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả học tiếng Anh giao tiếp. Nếu bạn muốn nâng cao trình độ, bạn buộc phải tìm kiếm và “tắm” tiếng Anh mỗi ngày. Đặc biệt, bạn có thể thấy điều này ở những em nhỏ hay người bán hàng ở các khu du lịch có người nước ngoài, hằng ngày họ tiếp xúc với rất nhiều người, khiến cho họ có thể nói tốt mặc dù họ có thể chưa viết được tốt. 

ĐĂNG KÝ NGAY:

Trên đây là tất cả những bí kíp để chinh phục tiếng Anh giao tiếp cơ bản cùng 52 chủ đề giao tiếp tiếng Anh cơ bản thông dụng nhất, hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn phần nào hình dung ra được hành trình bạn sẽ đi và có thêm động lực để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tự học tiếng Anh của mình. Chúc bạn thành công! 

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác