CÂU BỊ ĐỘNG (PASSIVE VOICE): ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, BÀI TẬP ĐẦY ĐỦ NHẤT
Mục lục [Ẩn]
- A. Câu bị động là gì? (Passive Voice)
- B. Công thức câu bị động trong Tiếng Anh
- 1. Chủ ngữ là they, people, everyone, someone, anyone, ...
- 2. Nếu chủ ngữ là người hoặc vật
- C. Các cấu trúc câu bị động trong Tiếng Anh theo thì
- 1. Cấu trúc câu bị động nhóm thì hiện tại
- 2. Cấu trúc câu bị động nhóm thì quá khứ
- 3. Cấu trúc câu bị động nhóm thì tương lai
- D. Một số dạng đặc biệt của câu bị động trong Tiếng Anh
- 1. Câu bị động với 2 tân ngữ
- 2. Câu bị động với V + V-ing
- 3. Câu bị động với động từ tri giác
- 4. Dạng bị động của câu mệnh lệnh
- 5. Dạng bị động của câu sai khiến (nhờ ai làm gì)
- 6. Câu bị động kép
- 7. Câu bị động với Make và Let/Allow
- 8. Câu bị động với 7 động từ đặc biệt
- 9. Câu bị động với chủ ngữ giả It
- 10. Cấu trúc câu bị động với động từ khiếm khuyết
- 11. Các cấu trúc câu bị động tiếng Anh khác
- E. Các lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
- 1. Chuyển đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ
- 2. Các động từ Crowd, Fill, Cover
- 3. Thứ tự của ‘by…’, nơi chốn và thời gian trong câu bị động
- 4. Một số tình huống không dùng được bị động
- F. Các dạng bài tập câu bị động trong Tiếng Anh
- 1. Bài tập câu bị động
- 2. Đáp án
Một trong những bài tập khiến nhiều bạn gặp khó khăn nhất trong bài thi Tiếng Anh chính là viết lại câu, đặc biệt là dạng câu bị động (passive voice). Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster tham khảo bài tổng hợp kiến thức về câu bị động trong Tiếng Anh để ôn tập và nắm chắc phần kiến thức này nhé.
A. Câu bị động là gì? (Passive Voice)
Câu chủ động (active voice): Chủ ngữ là đối tượng chính Người thực hiện hành động (tác động lên động từ) - Ai làm gì?
Câu bị động (passive voice): hành động tác động lên chủ ngữ/ Chủ ngữ bị động từ tác động lên - Ai bị/được làm gì?
Cách dùng câu bị động:
- Cách 1: Được dùng để nhấn mạnh đến đối tượng bị hành động khác tác động lên hơn là chủ thể thực hiện hành động đó
Ví dụ: My father punished my brother for playing video games all the night (Bố tôi đã phạt em trai tôi vì chơi điện tử cả đêm)
=> My brother was punished by my father for playing video games all night. (Em trai tôi bị phạt bởi bố tôi vì chơi cả buổi tối)
- Cách 2: Khi không biết ai/ cái gì thực hiện hành động hoặc điều gì đó cũng không quan trọng
Ví dụ: Someone stole my wallet
=> My wallet was stolen (Ví của tôi bị mất mất) - Trong trường hợp này chúng ta không nói là “Someone stole my wallet" mà chúng ta muốn nhấn mạnh vào chủ thể là “wallet"
B. Công thức câu bị động trong Tiếng Anh
=> Công thức câu bị động thông thường (dạng khẳng định):
- Câu chủ động: S + V + O
- Câu bị động: O + to be + Vpp + (by S)
Lưu ý: Vpp/V3/VP2 = Verb Past Participle (Động từ chia ở thì quá khứ phân từ ) = Ved/V cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc
Ví dụ:
- I deliver the letters in the morning (Dịch: Tôi đã gửi những là thư này từ buổi sáng rồi)
➤ The letters are delivered in the morning (Dịch: Những là thư này đã được gửi đi sáng nay)
- Everyone loves Tom. (Dịch: Tất cả mọi người yêu quý Tom.)
➤ Tom is loved by everyone. (Dịch: Tom được yêu quý bởi tất cả mọi người.)
Dưới đây là các bước cụ thể để bạn chuyển đổi từ một câu chủ động sang thể bị động:
Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu (O) và đẩy lên đầu câu làm chủ ngữ (S).
Bước 2: Quan sát động từ chính (V) và xác định thì của câu.
Bước 3: Chuyển đổi động từ về dạng bị động “to be + Vpp” theo thì của câu gốc
Lưu ý: To be của câu bị động => chia theo V trong câu chủ động
Bước 4: Chuyển đổi chủ ngữ (S) trong câu chủ động thành tân ngữ (O), đưa về cuối câu và thêm “by” phía trước.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 2 điểm sau:
1. Chủ ngữ là they, people, everyone, someone, anyone, ...
Nếu S - chủ ngữ trong câu chủ động là: they, people, everyone, someone, anyone, etc => thì không cần đưa vào câu bị động (Ứng dụng cách dùng thứ 2 của câu bị động vừa nêu trên)
Ví dụ:
- Someone stole my bike last night.
(Dịch: Bọn chúng lấy trộm xe đạp của tôi đêm qua)
➤ My bike was stolen last night.
(Dịch: Xe đạp của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.) - They have finished that exercise since last week.
(Dịch: Họ đã hoàn thành bài tập đó từ tuần trước.)
➤ That exercise has been finished since last week.
(Dịch: Bài tập đó đã được hoàn thành từ tuần trước.)
2. Nếu chủ ngữ là người hoặc vật
Ví dụ:
- She is making a cake.
(Dịch: Cô ấy đang làm một chiếc bánh.)
➤ A cake is being made by her.
(Dịch: Một chiếc bánh đang được làm bởi cô ấy.) - My mom cleans the floor.
(Dịch: Mẹ tôi lau sàn nhà.)
➤ The floor is cleaned by my mom.
(Dịch: Sàn nhà được lau bởi mẹ tôi.)
Xem thêm: TỔNG HỢP KIẾN THỨC CHI TIẾT VỀ CÂU BỊ ĐỘNG ĐẶC BIỆT TRONG TIẾNG ANH
C. Các cấu trúc câu bị động trong Tiếng Anh theo thì
1. Cấu trúc câu bị động nhóm thì hiện tại
1.1. Thì hiện tại đơn
- Câu chủ động: S + V + O
- Câu bị động: S + be + V3 (+ by Sb/O)
Ví dụ:
- She reads a book every week.
(Dịch: Cô ấy đọc muốn cuốn sách mỗi tuần.)
➤ A book is read by her every week.
(Dịch: Một cuốn sách được đọc bởi cô ấy mỗi tuần.) - I buy a pen.
(Dịch: Tôi mua một chiếc bút.)
➤ A pen is bought (by me).
(Dịch: Một chiếc bút được mua (bởi tôi).)
1.2. Thì hiện tại tiếp diễn
- Câu chủ động: S + am/ is/are + V-ing + O
- Câu bị động: S + am/ is/are + being + V3 (+ by Sb/O)
Ví dụ:
- She is wearing a school uniform.
(Dịch: Cô ấy đang mặc một bộ đồng phục trường.)
➤ A school uniform is worn by her.
(Đồng phục trường được mặc bởi cô ấy)
- My brother is writing an essay.
(Dịch: Anh trai tôi đang viết một bài luận.)
➤ An essay is written by my brother.
(Dịch: Một bài luận đang được viết bởi anh trai tôi.)
1.3. Thì hiện tại hoàn thành
- Câu chủ động: S + have/has + V3 + O
- Câu bị động: S + have/has + been + V3 (+ by Sb/ O)
Ví dụ:
- My mom has made this lunch box for me.
(Dịch: Mẹ đã làm hộp cơm trưa này cho tôi.)
➤ This lunch box has been made for me by my mom.
(Dịch: Hộp cơm trưa này đã được làm cho tôi bởi mẹ.) - My best friend has sent me a gift on my birthday.
(Dịch: Bạn thân của tôi gửi tôi một món quà vào ngày sinh nhật.)
➤ I have been sent a gift on my birthday by my best friend./ A gift has been sent to me on my birthday by my best friend.
(Dịch: Tôi đã được gửi một món quà vào ngày sinh nhật bởi bạn thân tôi./ Một món quà đã được gửi tới tôi vào ngày sinh nhật bởi bạn thân tôi.)
2. Cấu trúc câu bị động nhóm thì quá khứ
2.1. Thì quá khứ đơn
- Câu chủ động: S + V-ed + O
- Câu bị động: S + was/ were + V3 (+ by Sb/O)
Ví dụ:
- I ate a hamburger for lunch.
(Dịch: Tôi ăn một cái hamburger cho bữa trưa.)
➤ A hamburger was eaten for lunch by me.
(Dịch: Chiếc bánh hamburgar đã được ăn trong bữa trưa bởi tôi)
- She didn’t tell you the truth.
(Dịch: Cô ấy đã không nói với bạn sự thật)
➤ The truth wasn't told to you by her.
(Sự thật đã không được nói cho cô ấy)
2.2. Thì quá khứ tiếp diễn
- Câu chủ động: S + was/ were + V-ing + O
- Câu bị động: S + was/ were + being + V3 (+ by Sb/O)
Ví dụ:
- I was doing my homework at that time.
(Dịch: Tôi đã đang làm bài về nhà vào thời điểm đó.)
➤ My homework was being done by me at that time.
(Dịch: Bài về nhà đã đang được làm bởi tôi vào thời điểm đó.) - Students were planting trees.
(Dịch: Các học sinh đang trồng cây.)
➤ Trees were being planted by students.
(Dịch: Cây đang được trồng bởi các học sinh.)
2.3. Thì quá khứ hoàn thành
- Câu chủ động: S + had + V3 + O
- Câu bị động: S + had + been + V3 (+ by Sb/O)
Ví dụ:
- A poor man in that town had won a lottery.
(Dịch: Một người đàn ông nghèo khổ ở thị trấn đó đã trúng xổ số.)
➤ A lottery had been won by a poor man in that town.
(Dịch: Xổ số đã được trúng bởi một người đàn ông nghèo khổ ở thị trấn đó.) - They had built the house for ages.
(Dịch: Họ đã xây ngôi nhà từ lâu lắm rồi.)
➤ The house had been built by them for ages.
(Dịch: Ngôi nhà đã được xây bởi họ từ lâu lắm rồi.)
3. Cấu trúc câu bị động nhóm thì tương lai
3.1. Thì tương lai đơn
- Câu chủ động: S + will V + O
- Câu bị động: S + will be + V3 (+ by Sb/O)
Ví dụ:
- Our boss will hold a meeting tomorrow.
(Dịch: Sếp của chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày mai.)
➤ A meeting will be held by our boss tomorrow.
(Dịch: Một cuộc họp sẽ được tổ chức bởi sếp của chúng tôi vào ngày mai.) - The businessman will buy that expensive car soon.
(Dịch: Người doanh nhân sẽ mua chiếc xe hơi đắt tiền đó sớm thôi.)
➤ That expensive car will be bought by the businessman soon.
(Dịch: Chiếc xe hơi đắt tiền đó sẽ được mua bởi người doanh nhân sớm thôi.)
3.2. Thì tương lai gần
- Câu chủ động: S + is/ am/ are going to + V inf + O
- Câu bị động: S + is/ am/ are going to BE + V3 (by O)
Ví dụ:
- My family is going to spend the 5-day holiday in Da Lat.
(Dịch: Gia đình tôi chuẩn bị dành kỳ nghỉ năm ngày ở Đà Lạt.)
➤ The 5-day holiday is going to be spent in Da Lat by my family.
(Dịch: Kì nghỉ 5 ngày chuẩn bị được dành ở Đà Lạt bởi gia đình tôi.) - We are going to bake a delicious cake for our friend's birthday.
(Dịch: Chúng tôi đang chuẩn bị nướng một chiếc bánh ngon tuyệt cho sinh nhật của bạn chúng tôi.)
➤ A delicious cake is going to be baked for our friend's birthday by us.
(Dịch: Một chiếc bánh ngon tuyệt chuẩn bị được nước cho sinh nhật bạn của chúng tôi bởi chúng tôi.)
=>> 40 CẤU TRÚC NGỮ PHÁP TRONG TIẾNG ANH CHINH PHỤC MỌI BÀI THI
3.3. Tương lai tiếp diễn
- Câu chủ động: S + will be + V_ing + O
- Câu bị động: S + will be + being + V3 (+ by Sb/O)
Ví dụ:
- When they get to the meeting, the boss will be asking that team a lot of questions.
(Dịch: Khi họ tới cuộc họp, sếp sẽ đang hỏi nhóm đó rất nhiều câu hỏi.)
➤ When they get to the meeting, that team will be being asked a lot of questions by the boss.
(Dịch: Khi họ tới cuộc họp, nhóm đó hẳn sẽ đang bị hỏi rất nhiều câu hỏi bởi sếp.) - This time next month, people will be planting 20 new trees in our area.
(Dịch: Giờ này tháng sau, người ta sẽ đang trồng 20 cái cây mới ở khu vực của chúng tôi.)
➤ This time next month, 20 new trees will be being planted in our area.
(Dịch: Giờ này tháng sau, 20 cái cây mới sẽ được trồng ở khu vực của chúng tôi.)
3.4. Thì tương lai hoàn thành
- Câu chủ động: S + will have + V3 + O
- Câu bị động: S + will have + been + V3 (+ by Sb/ O)
Ví dụ:
- At this time tomorrow, we will have finished the mid-term test.
(Dịch: Vào giờ này ngày mai, chúng tôi sẽ đã hoàn thành kì thi giữa kì.)
➤ At this time tomorrow, the mid-term test will have been finished by us.
(Dịch: Vào giờ này ngày mai, kì thi giữa kì sẽ đã được hoàn thành bởi chúng tôi.) - We’re late already. When we get there, people will have bought all the books.
(Dịch: Chúng ta đã muộn rồi. Khi chúng ta tới đó, mọi người sẽ đã mua hết tất cả cuốn sách.)
➤ We’re late already. When we get there, all the books will have been bought.
(Dịch: Chúng ta đã muộn rồi. Khi chúng ta tới đó, tất cả cuốn sách sẽ đã được mua hết.)
D. Một số dạng đặc biệt của câu bị động trong Tiếng Anh
Ngoài những dạng thức thông thường, câu bị động cũng có một số dạng đặc biệt mà bạn cần lưu ý. Dưới đây là một số cấu trúc câu bị động đặc biệt trong Tiếng Anh.
1. Câu bị động với 2 tân ngữ
Một số động từ trong Tiếng Anh có thể kèm theo 2 tân ngữ phía sau (tân ngữ chỉ người và chỉ vật): V + someone + something. Khi chuyển sang cấu trúc của câu bị động trong Tiếng Anh, các câu này có thể viết lại theo 2 cách khác nhau, bằng cách chuyển tân ngữ lên đầu câu làm chủ ngữ.
- Công thức ở dạng chủ động: S + V + O1 + O2
- ⟶ TH1: Đưa tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:
S + be + Vpp + O1
⟶ TH2: Đưa tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:
S + be + Vpp + giới từ + O2
Ví dụ:
- Tommy bought his wife a trench coat yesterday.
(Dịch: Tommy mua cho vợ của anh ấy một chiếc áo khoác dáng dài tuyệt đẹp vào hôm qua.)
➤ Tommy's wife was bought a beautiful trench coat yesterday.
(Dịch: Vợ của Tommy được mua cho một chiếc áo khoác dáng dài tuyệt đẹp vào hôm qua.)
➤ A beautiful trench coat was bought for Tommy's wife yesterday.
(Dịch: Một chiếc áo khoác dáng dài tuyệt đẹp được mua cho vợ của Tommy vào hôm qua.) - My dad gave me a new phone on my 18th birthday.
(Dịch: Bố tôi tặng tôi một chiếc điện thoại mới vào ngày sinh nhật thứ 18 của tôi.)
➤ I was given a new phone on my 18th birthday by my dad.
(Dịch: Tôi được tặng một chiếc điện thoại mới vào ngày sinh nhật thứ 18 của tôi bởi bố.)
➤ A new phone was given to me on my 18th birthday by my dad.
(Dịch: Một chiếc điện thoại mới được tặng cho tôi vào ngày sinh nhật thứ 18 của tôi bởi bố.)
2. Câu bị động với V + V-ing
Công thức ở dạng chủ động: V + somebody + V-ing
⟶ Công thức ở dạng bị động: V +somebody/something + being + V(P2)
Dạng câu này được áp dụng với các động từ như: hate, love, like, dislike, admit, deny, regret, enjoy…
Ví dụ:
- John loves trying new things.
(Dịch: John thích thử những thứ mới lạ.)
➤ John loves new things being tried.
(Dịch: John thích những thứ mới lạ được thử.) - I regret not eating a lot of vegetables.
(Dịch: Tôi hối tiếc đã không ăn thật nhiều rau.)
➤ I regret a lot of vegetables not being eaten.
(Dịch: Tôi hối tiếc thật nhiều rau đã không được ăn.)
3. Câu bị động với động từ tri giác
Động từ tri giác (verb of perception) là các từ như see, watch, notice, hear, look… Chúng có cấu trúc câu bị động trong Tiếng Anh như sau:
Công thức ở dạng chủ động: S + V + somebody + V-ing/to V-inf
⟶ Công thức ở dạng bị động: S + to be + V(P2) + V-ing/to V-inf
Ví dụ:
- My sister saw me leaving the house early today.
(Dịch: Chị gái tôi thấy tôi rời khỏi nhà sớm vào hôm nay.)
➤ I was seen leaving the house early by my sister today.
(Dịch: Tôi bị thấy rời khỏi nhà sớm vào hôm nay bởi chị gái tôi.) - I hear someone singing my favorite song.
(Dịch: Tôi nghe thấy ai đó hát ca khúc yêu thích của tôi.)
➤ Someone is heard singing my favorite song.
(Dịch: Ai đó bị nghe thấy hát ca khúc yêu thích của tôi.)
4. Dạng bị động của câu mệnh lệnh
Trường hợp 1:
Công thức ở dạng chủ động: V + O!
⟶ Công thức ở dạng bị động: Let + O + be + V(p2)
Ví dụ:
- Turn down the radio!
(Dịch: Vặn nhỏ đài đi!)
➤ Let the radio be turned off!
(Dịch: Hãy để đài được vặn nhỏ!) - Close your book!
(Dịch: Đóng sách của bạn lại!)
➤ Let your book be closed!
(Dịch: Hãy để sách của bạn được đóng lại!)
Trường hợp 2:
Công thức ở dạng chủ động: It’s one’s duty to + V-inf
⟶ Công thức ở dạng bị động: S + to be + supposed to+V inf
Ví dụ:
- It's your duty hang the clothes every day.
(Dịch: Phơi quần áo mỗi ngày là nhiệm vụ của con.)
➤ You’re supposed to hang the clothes every day.
(Dịch: Con cần phải phơi quần áo mỗi ngày.) - It's students’ duty to finish their homework.
(Dịch: Hoàn thành bài tập về nhà là nhiệm vụ của các học sinh.)
➤ Students are supposed to finish their homework.
(Dịch: Các học sinh cần phải hoàn thành bài tập về nhà.)
Trường hợp 3:
Công thức ở dạng chủ động: It’s necessary to + V-inf
⟶ Công thức ở dạng bị động: S + should/ must + be +P2
Ví dụ:
- It's necessary to protect the wild animal.
(Dịch: Bảo vệ động vật hoang dã là quan trọng.)
➤ The wild animal should be protected.
(Dịch: Động vật hoang dã cần phải được bảo vệ.) - It's necessary to stop cutting down trees.
(Dịch: Dừng chặt cây cối là cần thiết.)
➤ Cutting down trees must be stopped.
(Dịch: Chặt cây cối phải được dừng lại.)
Xem thêm: CẤU TRÚC CÂU MỆNH LỆNH: ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, BÀI TẬP (CÓ ĐÁP ÁN)
5. Dạng bị động của câu sai khiến (nhờ ai làm gì)
Trường hợp 1:
Công thức ở dạng chủ động: S + have + somebody + V
⟶ Công thức ở dạng bị động: S + have + something + P2 + by sb
Ví dụ:
- I have my older brother fix my computer.
(Dịch: Tôi nhờ anh trai sửa máy tính của tôi.)
➤ I have my computer fixed by my older brother.
(Dịch: Tôi để máy tính của tôi được sửa bởi anh trai tôi.)
- She had her friend submit her essay.
(Dịch: Cô ấy nhờ bạn cô ấy nộp bài luận.)
➤ She had her essay submitted by her friend.
(Dịch: Cô ấy để bài luận được nộp bởi bạn cô ấy.)
Trường hợp 2:
Công thức ở dạng chủ động: S + get + somebody + to-V
⟶ Công thức ở dạng bị động: S + get + something + P2
Ví dụ:
- My mother got me to sweep the floor.
(Dịch: Mẹ tôi nhờ tôi quét sàn nhà.)
➤ My mother got the floor swept by me.
(Dịch: Mẹ tôi để sàn nhà được quét bởi tôi.) - My father gets me to pick my younger brother up after school every day.
(Dịch: Bố tôi nhờ tôi đón em trai sau giờ học mỗi ngày.)
➤ My father gets my younger brother picked up after school by me every day.
(Dịch: Bố tôi để em trai được đón sau giờ học bởi tôi mỗi ngày.)
Xem thêm: CẤU TRÚC CÂU CẦU KHIẾN: ĐỊNH NGHĨA, CÁCH DÙNG, BÀI TẬP (CÓ ĐÁP ÁN)
6. Câu bị động kép
6.1. Loại 1: Động từ chính (V1) ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành
Cách 1:
Công thức ở dạng chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O
⟶ Công thức ở dạng bị động: It is + V1(p2) + that + S2 + V2 + O.
Ví dụ:
- People believe that the government should do something to help the poor.
(Dịch: Mọi người tin rằng chính phủ cần phải làm gì đó để giúp đỡ người nghèo.)
➤ It is believed that the government should do something to help the poor.
(Dịch: Người ta tin rằng chính phủ nên làm gì đó để giúp đỡ người nghèo.)
Cách 2:
Công thức ở dạng chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O
Công thức ở dạng bị động:
TH1: S2 + am/is/are + V1(p2) + to + V2(inf) + O. (Khi V2 ở hiện tại đơn hoặc tương lai đơn)
Ví dụ:
- Someone says that the little boy will become a talented footballer in the future.
(Dịch: Ai đó nói rằng cậu bé sẽ trở thành một cầu thủ bóng đá tài năng trong tương lai.)
➤ The little boy is said to become a talented footballer in the future.
(Dịch: Cậu bé được cho là sẽ trở thành một cầu thủ bóng đá tài năng trong tương lai.)
TH2: S2 + am/is/are + V1(p2) + to have V2(p2) + O. (Khi V2 ở quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn thành)
Ví dụ:
- Our neighbors say that that young man has stolen the motorbike.
(Dịch: Hàng xóm của chúng tôi nói rằng thanh niên đó đã ăn cắp chiếc xe máy.)
➤ That young man is said to have stolen the motorbike.
(Dịch: Thanh niên đó được cho là đã ăn cắp chiếc xe máy.)
6.2. Loại 2: Khi động từ chính (V1) ở thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành
Cách 1:
Công thức ở dạng chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O.
⟶ Công thức ở dạng bị động: It was + V1(p2) + that + S2 + V2 + O.
Ví dụ:
- People told that someone has stolen the painting.
(Dịch: Mọi người nói rằng ai đó đã đánh cắp bức tranh.)
➤ It is told that someone has stolen the painting.
(Dịch: Người ta nói rằng ai đó đã đánh cắp bức tranh.)
Cách 2:
Công thức ở dạng chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O
Công thức ở dạng bị động:
TH1: S2 + was/were + V1(p2) + to + V2(nguyên thể) + O. (dùng khi V2 ở quá khứ đơn)
Ví dụ:
- Students said that food at the school canteen was good.
(Dịch: Học sinh nói rằng thức ăn ở căng tin của trường là ngon.)
➤ Food at the school canteen was said to be good by students.
(Dịch: Đồ ăn ở canteen trường được học sinh nói là ngon.)
TH2: S2 + was/were + V1(p2) + to have V2(p2) + O. (Dùng khi V2 ở quá khứ hoàn thành)
Ví dụ:
- People in the town said that the President had visited their town silently.
(Dịch: Người dân trong thị trấn nói rằng Tổng thống đã âm thầm đến thăm thị trấn của họ.)
➤ The President was said to have visited their town silently.
(Dịch: Tổng thống được cho là đã âm thầm đến thăm thị trấn của họ.)
7. Câu bị động với Make và Let/Allow
7.1. Câu bị động với Make
Công thức ở dạng chủ động: S + make + sb + V-inf + O
⟶ Công thức ở dạng bị động: Sb + to be + made + to + V-inf + O
Ví dụ:
- My teammates make me do the presentation on my own.
(Dịch: Bạn cùng nhóm của tôi yêu cầu tôi tự làm bài thuyết trình.)
➤ I am made to do the presentation on my own by my teammates.
(Dịch: Tôi được các bạn cùng nhóm yêu cầu tự mình làm bài thuyết trình.) - They make me cook for everyone at the party alone.
(Dịch: Họ bắt tôi nấu ăn cho mọi người trong bữa tiệc một mình.)
➤ I am made to cook for everyone at the party alone.
(Dịch: Tôi phải một mình nấu ăn cho mọi người trong bữa tiệc.)
7.2. Câu bị động với Let/Allow
Công thức ở dạng chủ động: S + let/allow + Sb + V-inf + O.
⟶ Công thức ở dạng bị động: Sb + be + let/allowed + to V-inf + O.
Ví dụ:
- My parents allow me to go out until 11 p.m.
(Dịch: Bố mẹ tôi cho phép tôi ra ngoài đến 11 giờ tối.)
➤ I am allowed to go out until 11 p.m by my parents.
(Dịch: Tôi được cho phép đi chơi đến 11 giờ đêm bởi bố mẹ.) - My friends let me choose a restaurant for our dinner.
(Dịch: Bạn bè của tôi cho để cho tôi chọn một nhà hàng cho bữa ăn tối của chúng tôi.)
➤ I am let to choose a restaurant for our dinner by my friends.
(Dịch: Tôi được bạn bè để cho chọn một nhà hàng cho bữa tối của chúng tôi.)
Xem thêm:
- CẤU TRÚC CỦA MAKE - Make sth, make somebody, make up, ....
- CÁC PHRASAL VERB VỚI MAKE THƯỜNG DÙNG NHẤT
8. Câu bị động với 7 động từ đặc biệt
7 động từ đặc biệt bao gồm: suggest (đề nghị), recommend (giới thiệu), order (yêu cầu, ra lệnh), request (yêu cầu), require (đòi hỏi, yêu cầu), demand (đòi hỏi, yêu cầu), insist (khăng khăng đòi)
Công thức ở dạng chủ động: S + suggest/recommend/demand… + that + S + (should) + V-inf + O.
⟶ Công thức ở dạng bị động: It + be + suggested/recommended/demanded… + that + S + (should) + be + V3/ed + O.
Ví dụ:
- The tour guide recommends that we (should) prepare warm clothes.
(Dịch: Hướng dẫn viên đề nghị chúng tôi (nên) chuẩn bị quần áo ấm.)
➤ It is recommended that warm clothes (should) be prepared. - They suggest that we (should) visit Ha Long Bay in the summer.
(Dịch: Họ gợi ý rằng chúng tôi (nên) đến thăm Vịnh Hạ Long vào mùa hè.)
➤ It is suggested that Ha Long Bay (should) be visited in the summer.
9. Câu bị động với chủ ngữ giả It
Công thức ở dạng chủ động: It + be + adj + for sb + to V + to do something
⟶ Công thức ở dạng bị động: It + be + adj + for sth + to be V3/ed.
Ví dụ:
- It is difficult for old people to learn a new language.
(Dịch: Việc người già học một ngôn ngữ mới rất khó khăn.)
➤ It is difficult for a new league to be learned by old people.
(Dịch: Một ngôn ngữ mới được học bởi người già thì khó khăn.) - It is typical for girls to play with dolls.
(Dịch: Việc các bé gái chơi búp bê là điều bình thường.)
➤ It is typical for dolls to be played by girls.
(Dịch: Việc búp bê được chơi bởi các bé gái là điều bình thường.)
Xem thêm: CHỦ NGỮ GIẢ TRONG TIẾNG ANH: CẤU TRÚC, CÁCH DÙNG VÀ CÁC LƯU Ý
10. Cấu trúc câu bị động với động từ khiếm khuyết
Cấu trúc câu bị động trong Tiếng Anh đi cùng với động từ khiếm khuyết (modal verb) có một chút khác biệt so với những dạng thức khác.
Cấu trúc chung: S + modal verb + be + V3 (+ by O)
Lưu ý: Đối với câu có một số động từ và theo sau là động từ bổ trợ ở dạng “to V” hoặc “V-ing”, khi viết ở dạng bị động thì các động từ đó sẽ lần lượt chia theo “to be V3/p.p” và “being V3/ PP”
10.1. Can/Could: Có thể
- Câu chủ động: S + Can/Could + V + O
- Câu bị động: S + Can/Could + be + V3/V-ed + (by sb) + O
Ví dụ:
- We can't see the words on the board.
(Dịch: Chúng tôi không thể nhìn thấy những chữ trên bảng.)
➤ The words on the board can't be seen by us.
(Dịch: Những chữ trên bảng không thể được nhìn thấy bởi chúng tôi.) - The football team could have won the championship last month.
(Dịch: Đội bóng đá có thể đã thắng cúp vô địch vào tháng trước.)
➤ The championship could have been won by the football team last month.
(Dịch: Cúp vô địch có thể đã được thắng bởi đội bóng đá vào tháng trước.)
10.2. May/Might: Có lẽ
- Câu chủ động: S + May/Might + V + O
- Câu bị động: S + May/Might + be + V3/V-ed + (by sb) + O
Ví dụ:
- His careless driving may cause an accident.
(Dịch: Lối lái xe ẩu của anh ta có thể gây tai nạn.)
➤ An accident may be caused by his careless driving.
(Dịch: Tai nạn có thể được gây ra bởi lối lái xe ẩu của anh ta.) - They might show you the way to solve that problem.
(Dịch: Họ sẽ chỉ cho bạn cách giải quyết vấn đề đó.)
➤ The way to solve that problems might be shown to you by them.
(Dịch: Cách giải quyết vấn đề đó sẽ được chỉ cho bạn bởi họ.)
10.3. Should/Ought to: Nên
- Câu chủ động: S + Should/Ought to + V + O
- Câu bị động: S + Should/Ought to + be + V3/V-ed + (by sb) + O
Ví dụ:
- You should leave a message before leaving.
(Dịch: Bạn nên để lại một lời nhắn trước khi rời đi.)
➤ A message should be left before leaving.
(Dịch: Một lời nhắn nên được để lại trước khi rời đi.) - I ought to gain more weight.
(Dịch: Tôi cần tăng vài cân.)
➤ More weight ought to be gained by me.
(Dịch: Vài cân cần được tăng bởi tôi.)
10.4. Must/Have to: Phải
- Câu chủ động: S + Must/Have to + V + O
- Câu bị động: S + Must/Have to + be + V3/V-ed + (by sb) + O
Ví dụ:
- You must wear a helmet when driving a motorcycle.
(Dịch: Bạn phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe mô tô.)
➤ A helmet must be worn when driving a motorcycle.
(Dịch: Mũ bảo hiểm cần phải được đội khi lái xe mô tô.) - The students have to submit the homework before 4 p.m.
(Dịch: Các học sinh cần nộp bài về nhà trước 4 giờ chiều.)
➤ The homework has to be submitted by the students before 4 p.m.
(Dịch: Bài về nhà cần được nộp bởi các học sinh trước 4 giờ chiều.)
Xem thêm: MỌI ĐIỀU VỀ ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT TRONG TIẾNG ANH BẠN CẦN BIẾT!
11. Các cấu trúc câu bị động tiếng Anh khác
11.1. Need/ want/ require/ deserve/be worth: Cần/ muốn/ yêu cầu/ xứng đáng với/ đáng để
- Câu chủ động: Need/ want/ require/ deserve/be worth + to V/V-ing
- Câu bị động: Need/ want/ require/ deserve/be worth to be p.p
Ví dụ:
- You need to cut your hair soon.
(Dịch: Bạn nên cắt tóc sớm.)
➤ Your hair needs to be cut.
(Dịch: Tóc của bạn cần được cắt.)
➤ Your hair needs cutting.
(Dịch: Tóc của bạn cần được cắt.)
Lưu ý: Need + V-ing trong trường hợp này mang nghĩa bị động.
11.2. Avoid: Tránh
- Câu chủ động: S + avoid V-ing
- Câu bị động: S+ to be + avoided being p.p + (by sb)
Ví dụ:
- He avoids driving on that bumpy road.
(Dịch: Anh ta tránh lái xe trên con đường ổ gà đó.)
➤ That bumpy road is avoided being driven on.
(Dịch: Con đường ổ gà đó bị tránh lái xe trên đó.)
11.3. Prevent: Ngăn cản
- Câu chủ động: S + prevent … from V-ing
- Câu bị động: Sb/sth + to be prevent from being p.p + (by sb)
Ví dụ:
- He prevented me from making that mistake again.
(Dịch: Anh ấy ngăn cản tôi khỏi mắc lại lỗi đó.)
➤ I was prevented from making that mistake again by him.
(Dịch: Tôi được ngăn cản khỏi mắc lại lỗi đó bởi anh ấy.)
E. Các lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
1. Chuyển đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ
Trong trường hợp tân ngữ (đối tượng chịu tác động) ở các chủ động là một đại từ tân ngữ sẽ trở thành chủ ngữ cho câu bị động, ta cần chuyển những từ này thành một đại từ chủ ngữ, cụ thể như sau:
Chủ ngữ Tân ngữ
I ⇒ Me
We ⇒ Us
You ⇒ You
He ⇒ Him
She ⇒ Her
It ⇒ It
They ⇒ Them
Ví dụ:
- He hates Timmy.
(Dịch: Anh ấy ghét Timmy.)
➤ Timmy is hated by he. (SAI)
➤ Timmy is hated by him. (ĐÚNG)
2. Các động từ Crowd, Fill, Cover
Đối với ba động từ crowd, fill, cover, khi chuyển sang bị động, phía trước tân ngữ, ta sử dụng “with" thay cho “by".
Ví dụ:
- Strawberry jam fills the jar.
(Dịch: Mứt dâu làm đầy chiếc lọ.)
➤ The jar is filled with strawberry jam.
(Dịch: Chiếc lọ được làm đấy với mứt dâu.) - People crowd the street to watch colorful fireworks on New Year’s Eve.
(Dịch: Mọi người tụ tập ở con phố để xem pháo hoa rực rỡ vào đêm Giao thừa.)
➤ The street is crowded with people watching colorful fireworks on New Year’s Eve.
(Dịch: Con phố ùn tắc với người xem pháo hoa rực rỡ vào đêm Giao thừa.)
3. Thứ tự của ‘by…’, nơi chốn và thời gian trong câu bị động
Trong các câu bị động thứ tự của ‘by…’, nơi chốn, và thời gian sắp xếp cố định như sau:
nơi chốn ⇒ ‘by…’ ⇒ thời gian
Lưu ý: Thứ tự này sẽ không thay đổi kể cả khi thiếu một trong ba yếu tố trên
Ví dụ:
- A beautiful bouquet of roses was left by someone (by…) in front of my house (nơi chốn) this morning (thời gian).
(Dịch: Một bó hoa hồng tuyệt đẹp được để lại bởi ai đó trước cửa nhà tôi vào sáng nay.) - A beautiful bouquet of roses was left in front of my house (nơi chốn) this morning (thời gian).
(Dịch: Một bó hoa hồng tuyệt đẹp được để lại trước cửa nhà tôi vào sáng nay.) - A beautiful bouquet of roses was left by someone (by…) in front of my house (nơi chốn).
(Dịch: Một bó hoa hồng tuyệt đẹp được để lại bởi ai đó trước cửa nhà tôi.)
4. Một số tình huống không dùng được bị động
4.1. Tân ngữ là đại từ phản thân hay tính từ sở hữu giống hệt với chủ ngữ (chủ thể hành động)
Ví dụ: I love myself.
(Dịch: Tôi yêu bản thân mình.)
Không thể nói: Myself is loved by me.
Trong ví dụ trên, tân ngữ “myself” là một đại từ phản thân nên sẽ không có dạng bị động cho câu này. Một vài đại từ phản thân khác bao gồm: myself, himself, herself, themselves, ourselves,.
4.2. Nội động từ đóng vai trò là động từ chính trong câu
Những động từ chỉ có dạng nội động từ như live, exist, appear, die, cry,... không thể thể biến đổi thành câu bị động.
Ví dụ: The birds fly on the sky.
(Dịch: Những chú chim bay trên bầu trời.)
Trong ví dụ trên, “fly” là một nội động từ nên không có tân ngữ theo sau. Vì vậy, câu này không tồn tại dạng bị động.
4.3. Một số động từ: have (khi mang nghĩa “có” - sở hữu), lack, belong to, resemble, seem, appear, look, be
Ví dụ: He looks at his puppy.
(Dịch: Anh ấy nhìn vào con cún của anh ấy.)
Câu trên không có dạng bị động sau: A puppy is looked at by him.
Xem thêm:
F. Các dạng bài tập câu bị động trong Tiếng Anh
1. Bài tập câu bị động
Bài tập 1. Điền vào chỗ trống trong câu
1.1. An old man feeds the cats.
⇒ The cats ________________________
A. are fed by an old man.
B. were fed by an old man.
1.2. Nickie will drive the bus.
⇒ The bus ____________________
A. will been driven
B. will be driven by Nickie.
1.3. Shakespeare wrote “Romeo and Juliet”.
⇒ “Romeo and Juliet” _______________________
A. was written by Shakespeare.
B. has been written by Shakespeare.
Bài tập 2. Sắp xếp các từ thành câu hoàn chỉnh
2.1. flowers/ The /were/ this / morning. /watered/
2.2. been/ cake/ happy/ awful/ because/ eaten!/ am/ has/ I/ that
2.3. grass/ on/ is/ the/ prohibited./ Walking
2.4. Your/ yet. / not/ car/ repaired/ is
2.5. hair/ is/ being/ Your/ brushed.
Bài tập 3. Viết lại các câu dưới đây ở dạng bị động
3.1. Our teachers have explained the French grammar.
3.2. Did Hoa buy this beautiful shirt?
3.3. My mom waters this flower every afternoon.
Bài tập 4. Viết lại các câu dưới đây ở dạng chủ động
4.1. This dirty and dusty sofa really needs washing.
4.2. Last week, my brother was bought a new laptop by my parents.
4.3. All the food had been eaten before we got to the celebration.
Bài tập 5. Chuyển các câu hỏi sau sang dạng bị động
5.1. Does she teach Literature here?
5.2. How many matches has the football team played this season?
5.3. Who lent him this pen?
5.4. What time can the students hand in their papers?
5.5. How many marks did our teacher give you?
Bài tập 6. Chuyển các câu tường thuật sau thành câu bị động
6.1. We told him that this were the most beautiful temple in our city.
6.2. She discovered that this plant was grown in Vietnam.
6.3. They promise that the concert will start on time.
6.4. He believed that Linda would pass the driving test.
6.5. Some people inform me that the boss is going to promote an accountant.
Xem thêm: 179+ BÀI TẬP CÂU BỊ ĐỘNG (CÓ ĐÁP ÁN) HAY VÀ MỚI NHẤT
2. Đáp án
Bài tập 1:
1.1. A. are fed by an old man.
⇒ The cats are fed by an old man.
(Dịch: Những con mèo được ông già cho ăn.)
1.2. B. will be driven by Nickie.
⇒ The bus will be driven by Nickie.
(Dịch: Xe buýt sẽ do Nickie lái.)
1.3. A. was written by Shakespeare.
Shakespeare wrote “Romeo and Juliet”.
⇒ “Romeo and Juliet” was written by Shakespeare.
(Dịch: “Romeo và Juliet” được viết bởi Shakespeare.)
Bài tập 2:
2.1. The flowers were watered this morning.
2.2. I am happy because that awful cake has been eaten!
2.3. Walking on the grass is prohibited.
2.4. Your car is not repaired yet.
2.5. Your hair is being brushed.
Bài tập 3:
3.1. Our teachers have explained the French grammar.
(Dịch: Các giáo viên của chúng tôi đã giải thích ngữ pháp tiếng Pháp.)
⇒ The French grammar has been explained by our teachers.
(Dịch: Ngữ pháp tiếng Pháp đã được giải thích bởi các giáo viên của chúng tôi.)
3.2. Did Hoa buy this beautiful shirt?
(Dịch: Hoa đã mua chiếc áo đẹp này phải không?)
⇒ Was this beautiful shirt bought by Hoa?
(Dịch: Cái áo đẹp này được mua bởi Hoa phải không?)
3.3. My mom waters this flower every afternoon.
(Dịch: Mẹ tôi tưới bông hoa này vào mỗi buổi chiều.)
⇒ This flower is watered by my mom every afternoon.
(Dịch: Bông hoa này được mẹ tôi tưới vào mỗi buổi chiều.)
Bài tập 4:
4.1. This dirty and dusty sofa really needs washing.
(Dịch: Chiếc ghế sofa bẩn và bụi này thực sự cần được giặt.)
⇒ You need to wash this dirty and dusty sofa.
(Dịch: Bạn cần giặt chiếc ghế sofa bẩn và bám bụi này.)
4.2. Last week, my brother was bought a new laptop by my parents.
(Dịch: Tuần trước, anh trai tôi được bố mẹ mua cho một chiếc máy tính xách tay mới.)
⇒ Last week, my parents bought my brother a new laptop.
(Dịch: Tuần trước, bố mẹ tôi đã mua cho anh trai tôi một chiếc máy tính xách tay mới.)
4.3. All the food had been eaten before we got to the celebration.
(Dịch: Tất cả thức ăn đã được ăn hết trước khi chúng tôi đến dự lễ kỷ niệm.)
⇒ People had eaten all the food before we got to the celebration.
(Dịch: Mọi người đã ăn hết thức ăn trước khi chúng tôi đến dự lễ kỷ niệm.)
Bài tập 5:
5.1. Does she teach Literature here?
(Dịch: Cô ấy dạy môn Văn ở đây à?)
⇒ Is Literature taught by her here?
(Dịch: Môn Văn được cô ấy dạy ở đây à?)
5.2. How many matches has the football team played this season?
(Dịch: Đội bóng đã chơi bao nhiêu trận trong mùa giải này?)
⇒ How many matches have been played by the football team this season?
(Dịch: Bao nhiêu trận đã được đội bóng chơi trong mùa giải này?)
5.3. Who lent him this pen?
(Dịch: Ai cho anh ấy mượn cây bút này?)
⇒ By whom was this pen lent to him?
(Dịch: Chiếc bút này được cho anh ấy mượn bởi ai vậy?)
5.4. What time can the students hand in their papers?
(Dịch: Học sinh có thể nộp bài lúc mấy giờ?)
⇒ What time can the students' papers be handed in?
(Dịch: Mấy giờ thì bài của học sinh có thể được nộp?)
5.5. How many marks did our teacher give you?
(Dịch: Giáo viên của chúng ta đã cho bạn bao nhiêu điểm?)
⇒ How many marks was you given by our teacher?
Hoặc “How many marks was given to you by our teacher?”
(Dịch: Bạn được giáo viên của chúng ta cho bao nhiêu điểm?)
Bài tập 6:
6.1. We told him that this were the most beautiful temple in our city.
(Dịch: Chúng tôi nói với anh ấy rằng đây là ngôi chùa đẹp nhất trong thành phố của chúng tôi.)
⇒ He were told that this was the most beautiful temple in our city.
(Dịch: Anh ấy đã được nói rằng đây là ngôi chùa đẹp nhất trong thành phố của chúng tôi.)
6.2. She discovered that this plant was grown in Vietnam.
(Dịch: Chị phát hiện loại cây này được trồng ở Việt Nam.)
⇒ She discovered that this plant was grown in Vietnam.
(Dịch: Loại cây này được chị ấy phát hiện ra trồng ở Việt Nam.)
6.3. They promise that the concert will start on time.
(Dịch: Họ hứa rằng buổi hòa nhạc sẽ bắt đầu đúng giờ.)
⇒ The concert was promised to start on time.
(Dịch: Buổi hoà nhạc đã được hứa sẽ bắt đầu đúng giờ.)
6.4. He believed that Linda would pass the driving test.
(Dịch: Anh ấy tin rằng Linda sẽ vượt qua bài kiểm tra lái xe.)
⇒ Linda is believed to pass the driving test.
(Dịch: Linda được tin là sẽ vượt qua bài kiểm tra lái xe.)
6.5. Some people inform me that the boss is going to promote an accountant.
(Dịch: Một vài người thông báo với tôi rằng sếp sắp thăng chức cho một kế toán viên.)
⇒ I was informed that an accountant is going to be promoted by the boss.
(Dịch: Tôi được thông báo rằng một nhân viên kế toán sắp được sếp thăng chức.)
ĐĂNG KÝ NGAY:
- Đăng ký TEST ONLINE MIỄN PHÍ
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
Trên đây là các loại cấu trúc câu bị động (passive voice) trong Tiếng Anh mà bạn cần nắm vững. Câu bị động là phần kiến thức tương đối phức tạp và được áp dụng rất nhiều trong bài tập viết lại câu. Nếu bạn đang ôn tập thể chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế, đừng bỏ qua phần kiến thức cực quan trọng này nhé!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
- Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
- Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Củng cố kiến thức ngữ pháp về mẫu câu tường thuật (reported speech) trong tiếng Anh qua các bài tập câu trực tiếp, gián tiếp trong bài viết nhé!