CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC NEED TRONG TIẾNG ANH DỄ DÀNG NHẤT

Need được biết đến rộng rãi với ý nghĩa là “cần thiết”. Cấu trúc need phổ biến nhất là ở dạng động từ khuyết thiếu - Modal verbs. Tuy nhiên còn có nhiều cấu trúc need khác mà bạn có thể sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Vậy Need to v hay ving? need + gì? sau need là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Về cơ bản, need có 3 cách sử dụng chính: cấu trúc need khi nó là động từ thường; cấu trúc need ở dạng động từ khuyết thiếu và cấu trúc need ở dạng danh từ. Cùng tìm hiểu kĩ hơn từng trường hợp nhé.

1. Cấu trúc need khi need là động từ khuyết thiếu.

Khi là động từ khuyết thiếu, cấu trúc need thường được sử dụng trong các câu phủ định hoặc mang nghĩa phủ định.”Need” trong các trường hợp này mang nghĩa cần thiết, nghĩa vụ hoặc bắt buộc tương tự như have to, must nhưng khác nhau về mức độ.

Khi need là động từ khuyết thiếu (Modal Verb) bạn không cần phải chia need theo thì hay chủ ngữ của câu.

Cấu trúc chung:

  • (+) Subject + need + verb
  • (-) Subject + need + not + verb
  • (?) Need (not) + Subject + verb

Ví dụ:

  1. Rick is not here today, you need ask him before you arrive. (Hôm nay Rich không ở đây, bạn nên hỏi anh ấy trước khi bạn tới.)
  2. He needn’t pay now, he can pay me later. (Anh ấy không cần trả tiền luôn đâu, anh ấy trả cho tôi sau cũng được.)
  3. Need I explain these rules for you one more time? (Tôi có cần phải giải thích lại mấy điều luật này cho bạn nghe thêm 1 lần nữa không?)

Để nói về 1 điều gì đó mà đáng ra bạn không cần hoặc đã cần phải làm trong quá khứ, bạn có thể dùng cấu trúc sau:

  • S + need (not) + have + P2

Ví dụ: 

  1. You needn't have worried that much, it turned out all fine. (Bạn không cần phải lo lắng nhiều vậy mà, mọi thứ đã đều tốt đẹp cả.)


null

Xem thêm:

=> TỪ A-Z CÁCH DÙNG CẤU TRÚC HAD BETTER CHUẨN XÁC NHẤT KÈM BÀI TẬP

=> CẤU TRÚC ALTHOUGH - CÁCH PHÂN BIỆT ALTHOUGH, EVEN THOUGH, DESPITE & IN SPITE OF

2. Cấu trúc need khi need là động từ chính trong câu (động từ thường).

Khi là động từ thường, cấu trúc need với mang ý nghĩa ai cần thiết phải làm việc gì đó vì nó là cần thiết. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải chia need theo thì của câu và chủ ngữ đứng trước nó.

Cấu trúc chung:

  • Subject + need + to verb/noun
  • Subject + trợ động từ + not + to verb/noun
  • Trợ động từ + Subject + need + to verb/noun

Ví dụ:

  1. My mom needs my dad’s approval before she buys me a new Ipad. (Mẹ tôi cần được bố tôi đồng ý trước khi mua cho tôi cái Ipad mới.)
  2. My boss didn’t need to ask anyone when he wanted to use the company’s money. (Sếp của tôi không cần phải hỏi ý kiến bất cứ ai khi ông ấy muốn dùng tiền của công ty.)
  3. Will Gru need to find all his Minions? (Sắp tới Gru có cần đi tìm các Minions của mình không?)

Khi muốn đặt câu mang nghĩa bị động, thứ gì đó/ai đó cần được làm gì, bạn có thể dùng cấu trúc sau:

  • Subject + need + V-ing

Ví dụ:

  1. Your house really needs repairing. (Ngôi nhà của bạn thực sự cần phải được sửa chữa đấy.)
  2. My laptop needed rebooting so I brought it to the IT department. (Cái máy tính xách tay của tôi cần được cài đặt lại nên tôi đã mang nó tới chỗ của nhân viên IT.)
  3. My application form will need checking before I attend the driving test. (Đơn đăng ký của tôi sẽ cần được kiểm tra trước khi tôi tham gia kì thi lái xe.)

null

Xem thêm:

=> CẤU TRÚC IT WAS NOT UNTIL - CÁCH DÙNG CHUẨN NHẤT & BÀI TẬP LUYỆN TẬP

=> CẤU TRÚC IT IS VÀ CÁC DẠNG CÂU GIẢ ĐỊNH THƯỜNG GẶP

3. Cấu trúc need khi need là danh từ.

Khi là danh từ, “Need” có nghĩa là sự cần thiết. Need khi này là 1 danh từ đếm được nên sẽ có dạng số nhiều là Needs. Một số cấu trúc need khi nó là danh từ như sau.

  • need for something - cần có cái gì

Ví dụ: 

- There is an urgent need for highly-skilled workers. (Việc có các công nhân tay nghề cao là rất cấp thiết.)

  • there is no need for someone to do something - ai không cần làm gì

Ví dụ:

- There is no need for you to finish all the chores this afternoon. (Bạn không cần phải hoàn thành tất cả các việc vặt trong chiều nay.)

  • to be in need of V-ing/something - cần cái gì, làm gì

Ví dụ:

- This old swimming pool is in need of cleaning thoroughly. (Cái bể bơi cũ này cần phải được dọn dẹp kỹ lưỡng.)

- Sarah felt stressed lately, she’s in need of some fresh air. (Sarah cảm thấy căng thẳng vào dịp gần đây. Cô ấy cần được hít thở chút không khí trong lành.)

null

Xem thêm:

=> BẬT MÍ CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC NOT ONLY BUT ALSO CHÍNH XÁC NHẤT

=> CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC LOOK FORWARD VÀ PHÂN BIỆT VỚI EXPECT

4. Bài tập về cấu trúc need

Viết dạng đúng của từ trong ngoặc để hoàn thành các câu sau

  1. You need _________ (not/cook) so much food. We were not very hungry. 

→ need not have cooked

  1. The students need ______ (study) harder if they want to pass the exam with flying colors.

→ to study

  1. You don't need ______ (come) to our place, we will be there right away.

→ to come 

  1. The bush needs ________ (trim) since it's very high.

→ trimming

  1. Stop the kids! They needn’t ______ (buy) all these candies.

→ buy

  1. He needn't _____ (help) me so obviously like that! It was embarrassing!

→ have helped

  1. My shirt needs ______ (iron) before I go to the appointment with my customers.

→ ironing

  1. My husband needs ________ (change) his suitcase because it’s broken.

→ to change

  1. The truth needs ______ (tell) to the public.

→ to be told

  1. The soil is so dry and the tree is dying, it needs _____ (water) as soon as possible.

→ watering.

Vậy trên đây là toàn bộ kiến thức về cấu trúc need, qua bài viết này bạn sẽ biết được cấu trúc need to hay ving? need + gì? Và thực hành các bài tập để hiểu bài hơn đấy. Langmaster chúc bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh nhé!

Xem thêm: TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH DÙNG CÁC ĐỘNG TỪ ĐI KÈM VỚI CẢ TO V VÀ V-ING

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác