CEFR LÀ GÌ? TẤT CẢ NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT
CEFR hiện nay đã được công nhận rộng rãi ở châu Âu và ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Tại Việt Nam cũng rất nhiều người cần tới chứng chỉ này để phục vụ cho mục đích học tập, làm việc. Vậy hãy cùng Langmaster giải đáp câu hỏi Chứng chỉ CEFR là gì chi tiết trong bài viết này bạn nhé.
1. Các thông tin cơ bản về chứng chỉ CEFR
1.1. CEFR là gì?
CEFR hay chính là Khung tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu, đây là một tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận nhằm mô tả mức độ thành thạo ngôn ngữ.
CEFR là thang đánh giá được xây dựng nên bởi Hội đồng Châu Âu trong thập niên 1990, nó được thiết kế riêng biệt để áp dụng cho mọi ngôn ngữ Châu Âu. Chính vì vậy nó có thể được sử dụng để đánh giá mức độ thành thạo các kỹ năng của tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Estonia của bạn.
Tại Việt Nam, CEFR được biết đến và sử dụng rộng rãi nhất trong việc mô tả mức độ thành thạo tiếng Anh.
1.2. CEFR level gồm những gì?
Nguồn: cambridgeenglish.org
CEFR có tất cả là 6 level thành thạo ngoại ngữ như sau:
- CEFR A1: Breakthrough of beginner - Mới bắt đầu: Ở trình độ này thì bạn có thể hiểu và sử dụng các cách diễn đạt, các cấu trúc, từ đơn giản nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể. Có thể giới thiệu bản thân và hỏi người khác một số thông tin cá nhân đơn giản của họ. Và bạn có thể giao tiếp đơn giản khi đối thoại với người có tốc độ nói chậm, phát âm rõ ràng.
- CEFR A2: Waystage of Elementary - Sơ cấp: Ở trình độ này có nghĩa là bạn có thể hiểu các câu và cụm từ thông thường. Đối với các chủ đề quen thuộc (giới thiệu bản thân, thông tin gia đình, mua sắm, địa lý địa phương,..) thì bạn có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu và nắm bắt được thông tin cơ bản khi giao tiếp.
- CEFR B1: Threshold or intermediate - Trung cấp: Đây là level thứ 3, ở trình độ này bạn có khả năng hiểu những ý chính trong các chủ đề quen thuộc (công việc, trường học,..), xử lý được hầu hết các tình huống xảy ra khi đi du lịch. Ngoài ra bạn có thể nói và viết những câu đơn giản liên quan đến các chủ đề như: sở thích, mô tả sự kiện, trải nghiệm, giấc mơ hoặc tham vọng của mình.
- CEFR B2: Vantage or upper intermediate - Trên trung cấp: Hiểu được ý chính trong những văn bản phức tạp hơn. Có khả năng giao tiếp lưu loát, tự nhiên với người bản xứ. Có thể viết/nói các câu rõ ràng, chi tiết về nhiều chủ đề khác nhau, giải thích quan điểm về một vấn đề nào đó.
- CEFR C1: Effective Operational Proficiency or Advanced - Cao cấp: Với trình độ này có nghĩa là bạn có thể hiểu các loại văn bản dài và phức tạp. Bạn sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo, linh hoạt để phục vụ cho các mục đích xã hội, học tập, làm việc.
- CEFR C2: Mastery or proficiency - Thành thạo: Ở trình độ cao nhất này bạn có khả năng hiểu dễ dàng hầu hết mọi thông tin, nói/viết hầu hết mọi chủ đề cũng như biểu đạt cảm xúc, ý kiến, sắc thái. Giao tiếp tự nhiên, trôi chảy, chính xác ngay cả trong những tình huống phức tạp. Bạn có thể tham gia tích cực trong các môi trường học thuật hay công việc.
Để đánh giá được chính xác nhất trình độ CEFR của bạn thì cách tốt nhất là bạn nên tham gia kì thi với bài thi đã được chuẩn hóa và thiết kế bài bản.
XEM THÊM: TOP 8 CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THÔNG DỤNG TẠI VIỆT NAM BẠN NÊN SỞ HỮU
1.3. Quy đổi CEFR ra IELTS, TOEIC như thế nào?
Rất nhiều bạn sẽ thắc mắc về việc quy đổi trình độ CEFR ra IELTS hay TOEIC. Hiện nay chỉ có quy chiếu mang tính chất tham khảo như sau:
1.4. Tầm quan trọng của CEFR là gì?
Tại châu Âu CEFR đang trở thành cách thức tiêu chuẩn để mô tả mức độ thông thạo ngoại ngữ của bạn, đặc biệt là đối với môi trường học thuật. CEFR chính là một “quy chuẩn” thuận tiện nhất để thể hiện khả năng ngoại ngữ trên hồ sơ của bạn. Trong các trường học, cơ sở giáo dục CEFR được coi là khung tham chiếu tiêu chuẩn trên khắp châu Âu và được sử dụng mà không bị hạn chế.
Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là trong các môi trường doanh nghiệp thì CEFR chưa được công nhận rộng rãi như vậy. Nếu bạn có dự định sử dụng chứng chỉ CEFR trong hồ sơ xin việc thì bạn nên bổ sung thêm bản mô tả trình độ, điểm số của một kỳ thi tiêu chuẩn hoặc những dẫn chứng về việc bạn đã sử dụng ngôn ngữ đó như thế nào (du học hoặc kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài,...).
Khung tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu CEFR đã được ban hành và đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Chứng chỉ CEFR được các tổ chức và cơ quan chính phủ công nhận trên toàn thế giới. Theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ rõ:
“Tài liệu phục vụ giảng dạy và học ngoại ngữ trên thế giới hiện nay rất đa dạng, phong phú và được cập nhật, thay đổi thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn các bộ giáo trình học tiếng Anh đều được thiết kế dựa trên các khung đánh giá trình độ và các chuẩn trình độ được thế giới công nhận rộng rãi, như Khung trình độ chung Châu Âu (CEFR)”
1.5. Ai cần thi Chứng chỉ CEFR?
Tại Việt Nam, những đối tượng sau sẽ cần thì Chứng chỉ CEFR để phục vụ cho mục đích học tập và làm việc:
- Cán bộ, công nhân viên chức.
- Giáo viên, giảng viên tiếng Anh không chuyên ngữ tại các trường Đại học, Cao đẳng.
- Sinh viên đại học chính quy trên cả nước (tùy theo yêu cầu của trường Đại học).
- Sinh viên cao học đang bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ.
- Người đã đi làm (tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp)
ĐĂNG KÝ NGAY:
- Đăng ký TEST ONLINE MIỄN PHÍ
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1
2. Thi chứng chỉ CEFR như thế nào?
2.1. Thi chứng chỉ CEFR ở đâu?
Hiện tại Viện Khoa học Quản lý Giáo dục – (IEMS) là tổ chức giáo dục đầu tiên tại Việt Nam được ủy quyền độc quyền của Bright online LLC Academy nhằm thực hiện các công tác ôn luyện, khảo thí tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).
Bright online LLC Academy là đơn vị giáo dục có trụ sở tại Mỹ hoạt động thông qua việc nghiên cứu và biên soạn các chương trình ôn luyện, kiểm tra, đánh giá ngôn ngữ với quy mô lớn, trong đó có các bài thi được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới như CEFR.
Có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ thi Chứng chỉ CEFR nhưng các bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin xem có thực sự là địa chỉ uy tín, được ủy quyền bởi IEMS hay không để đảm bảo được cấp Chứng chỉ có giá trị.
2.2. Cấu trúc đề thi CEFR là gì?
Bài thi CEFR tiêu chuẩn bao gồm 5 phần: Grammar (Ngữ pháp), Listening (Nghe), Reading (Đọc), Writing (Viết) và Speaking (Nói). Chi tiết như sau:
- Grammar (Ngữ pháp): Bao gồm 100 câu trắc nghiệm. Tổng thời gian thi là 40 phút. Với các dạng chủ yếu: chọn đáp án đúng nhất, tìm đáp án sai, sửa lỗi ngữ pháp, phiên âm, chọn từ phù hợp, …
- Listening (Nghe): Bao gồm 12 câu trắc nghiệm. Tổng thời gian thi là 20 phút. Thí sinh được nghe đoạn ghi âm dài 3 phút (có thể là miêu tả căn phòng, bản đồ hay câu chuyện về nhân vật nào đó). Phần thi nghe sẽ có cả giọng Anh - Mỹ, Anh - Anh, Anh - Úc,..để phản ánh sự đa dạng phát âm trong các môi trường học tập, làm việc quốc tế.
- Reading (Đọc): Bao gồm 9 - 12 câu hỏi trắc nghiệm. Tổng thời gian thi là 20 phút. Đây là phần thi mang nhiều tính chuyên môn vì thường sẽ là những chủ đề như: thương mại, lịch sử, kinh tế,...Phần thi này khá quan trọng vì chiếm nhiều điểm nên hãy cố gắng ôn luyện kĩ nhé.
- Writing (Viết): Bao gồm 1 câu hỏi theo chủ đề. Tổng thời gian làm bài là 15 phút. Chủ đề thường xoay quanh hai dạng sau: Write a Sentence Based on a Picture (Viết câu dựa trên bức tranh cho trước) và Write an Opinion Essay (Viết một bài luận trình bày quan điểm).
3. Phân biệt CEFR với VSTEP, IELTS
Sau khi đã tìm hiểu được tất cả những thông tin liên quan đến “Chứng chỉ CEFR là gì” thì hãy cùng Langmaster phân biệt CEFR với một số chứng chỉ quen thuộc để có thể nắm rõ giá trị sử dụng bạn nhé!
3.1. Phân biệt CEFR với VSTEP
CEFR và VSTEP có 3 điểm khác biệt như sau:
Điểm thứ 1:
- CEFR là khung tham chiếu Ngôn ngữ Chung châu Âu và được xây dựng bởi Hội đồng Châu Âu. Chứng chỉ CEFR đánh giá năng lực ngoại ngữ theo 6 cấp độ từ A1 đến C2.
- VSTEP là khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điểm thứ 2 - Mục đích sử dụng
- CEFR cung cấp phương pháp học, dạy và đánh giá áp dụng cho mọi ngôn ngữ ở Châu Âu
- VSTEP dùng để đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 - 5 cho đối tượng sau trung học phổ thông, được sử dụng trong nước.
Điểm thứ 2 - Mức độ giá trị
- Chứng chỉ CEFR có giá trị công nhận trên toàn cầu.
- Chứng chỉ VSTEP chỉ có giá trị công nhận tại Việt Nam.
3.2. Phân biệt CEFR với IELTS
Đối với CEFR và IELTS thì sẽ có 4 điểm khác biệt lớn như sau:
Điểm thứ 1 - Cấu trúc bài thi:
- Cấu trúc bài thi CEFR bao gồm 5 phần: Ngữ pháp, nghe, nói, đọc, viết.
- Cấu trúc bài thi IELTS bao gồm 4 phần: Nghe, nói, đọc, viết.
Điểm thứ 2 - Mục đích sử dụng:
- CEFR sẽ được sử dụng cho các mục đích sau: quy đổi điểm tiếng Anh để tốt nghiệp Đại học, chứng chỉ cần thiết đối với giáo viên và giảng viên tiếng Anh không chuyên ngữ, chứng chỉ cần thiết cho kỳ thi công chức, chứng chỉ cần thiết cho hồ sơ của sinh viên cao học, chứng chỉ cần có để được miễn thi tiếng Anh đầu vào dành cho thạc sĩ, tiến sĩ.
- IELTS sẽ được sử dụng cho các mục đích sau: Quy đổi sang điểm thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học, apply học bổng và du học tại các quốc gia (Mỹ, Anh, Úc, Canada,...), điều kiện cần để được xét tuyển vào một số trường Đại học (Ngoại thương, KTQD, các khoa quốc tế tại các trường…), ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia,...
Điểm thứ 3 - Mức độ giá trị:
- Chứng chỉ CEFR được công nhận tại các quốc gia châu Âu, một số nước châu Á và châu Mỹ La Tinh.
- Chứng chỉ IELTS được công nhận trên hơn 147 quốc gia trên toàn thế giới (Vương Quốc Anh, Mỹ, Úc, Canada,...).
Điểm thứ 4 - Thời hạn của chứng chỉ:
- Chứng chỉ CEFR có giá trị sử dụng vô thời hạn.
- Chứng chỉ IELTS có giá trị sử dụng trong 24 tháng.
Xem thêm:
- TẤT TẦN TẬT THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ CHỨNG CHỈ TOEIC
- TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CHỨNG CHỈ IELTS TIẾNG ANH
Đến đây chắc hẳn các bạn đã có thể trả lời câu hỏi CEFR là gì rồi đúng không nào? Mong rằng những thông tin mà chúng mình đã tổng hợp sẽ giúp ích cho những bạn đang tìm hiểu hoặc có dự định thi chứng chỉ này. Đừng quên theo dõi website của Langmaster để có thể nắm bắt các thông tin thú vị liên tục các bạn nhé!
Nội Dung Hot
HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Mô hình học 4CE: Class - Club - Conference - Community - E-learning độc quyền của Langmaster
- Đội ngũ giảng viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy (NLP), TPR (Phản xạ toàn thân), ELC (Học thông qua trải nghiệm).
- Môi trường học tập tích cực, cởi mở và năng động giúp học viên được thỏa sức “đắm mình” vào tiếng Anh và liên tục luyện tập giao tiếp."
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học trực tiếp 1 thầy 1 trò suốt cả buổi học.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình được thiết kế riêng cho từng học viên khác nhau.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh động.
KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN
- Mô hình học trực tuyến, cùng học tập - cùng tiến bộ
- Giao tiếp liên tục giữa thầy và trò, bạn cùng lớp với nhau giúp sửa lỗi, bù lỗ hổng kiến thức kịp thời
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm
- Lộ trình học thiết kế theo đúng quy chuẩn của Châu Âu
- Không đổi - ghép lớp suốt quá trình học
Bài viết khác

Bạn là một người yếu tiếng Anh? Bạn đang gặp vấn đề về bài luận tiếng Anh của mình? Cùng khám phá ngay 5 web viết đoạn văn tiếng Anh theo chủ đề dưới đây ngay nhé!

Vì sao nên chọn ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội? Chất lượng đào tạo ở đây ra sao? Xem ngay review Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chi tiết nhất!

Ngày nay, nhu cầu học tiếng Anh tăng cao kèm theo số lượng lớn trung tâm tiếng Anh mọc lên tại Hà Nội. Cùng tham khảo top 12 các trung tâm tiếng Anh uy tín sau nhé!

Học phí tiếng Anh 1 kèm 1 hiện nay là bao nhiêu? Đâu là trung tâm học tiếng Anh 1 kèm 1 học phí tốt, chất lượng cao? Click vào bài viết để có câu trả lời chi tiết.

Bạn đang có nhu cầu học tiếng Anh qua web nhưng chưa thể tìm được địa chỉ ưng ý. Xem ngay 6 trang web tự học học tiếng Anh “siêu xịn sò” dưới đây nhé.