Cấu trúc Wish: Công thức câu ước, cách dùng và bài tập có đáp án
Mục lục [Ẩn]
Cấu trúc wish dùng để diễn tả mong ước, ước muốn của một đối tượng nhất định và thường xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, công thức wish trong tiếng Anh có rất nhiều dạng khác nhau. Hãy cùng Langmaster tìm hiểu cách dùng câu ước trong bài viết dưới đây.
Cấu trúc Wish trong tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, cấu trúc Wish mang nghĩa là mong ước, ước mơ, thể hiện mong muốn của người nói về một sự vật, sự việc nào đó. Sự vật, sự việc này không có thật hoặc có thật ở quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ví dụ:
- Cấu trúc wish ở hiện tại
I wish he were here by my side. (Tôi ước anh ấy có ở đây lúc này bên cạnh tôi.)
- Cấu trúc wish ở quá khứ
He wishes he had not gone to bed that late yesterday. (Anh ấy ước rằng đã không đi ngủ muộn tới vậy vào ngày hôm qua.)
- Cấu trúc wish ở tương lai
Jamie wishes he would be lucky tomorrow. (Jamie ước rằng ngày mai anh ấy sẽ gặp may mắn.)
Câu ước trong tiếng Anh thường được sử dụng với cấu trúc Wish hoặc cụm từ “If only”. Tùy theo dữ kiện của câu ở tương lai, hiện tại hay quá khứ mà câu sẽ có cấu trúc khác nhau.
Ví dụ:
- If only I had studied harder. (Giá mà tôi đã học hành chăm chỉ hơn.)
- He wishes he could speak French. (Anh ấy ước gì mình có thể nói tiếng Pháp.)
Xem thêm: CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC IF ONLY VÀ SO SÁNH VỚI CẤU TRÚC WISH
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các từ đồng nghĩa với Wish sau đây để thể hiện ước muốn, khao khát về một việc hoặc một điều gì.
- Desire: Mong muốn mãnh liệt
Ví dụ: He has a strong desire to travel the world. (Anh ấy có một mong muốn mãnh liệt là được đi vòng quanh thế giới.)
- Longing: Khao khát sâu sắc về một điều gì đó đã từng có hoặc không thể đạt được.
Ví dụ: The old man sat by the window, longing for his lost youth. (Ông lão ngồi bên cửa sổ, khao khát tuổi trẻ đã mất.)
- Hope: Mong ước tích cực, thường liên quan đến tương lai.
Ví dụ: I hope to see you soon. (Tôi hy vọng sẽ sớm gặp lại bạn.)
- Yearning: Tương tự như "longing", nhưng mang sắc thái mãnh liệt hơn.
Ví dụ: He had a yearning for freedom. (Anh ấy có một nỗi khao khát tự do.)
- Craving: Mong ước mãnh liệt và thường liên quan đến nhu cầu vật chất hoặc cảm xúc.
Ví dụ: I have a craving for chocolate. (Tôi thèm sô cô la.)
- Pant: Mong ước mãnh liệt và thường đi kèm với cảm giác khó chịu hoặc bức bách.
Ví dụ: The lost hiker panted for a sip of water. (Người đi bộ bị lạc khao khát một ngụm nước.)
Cấu trúc Wish trong các thì
Cách dùng công thức câu ước Wish trong các thì hiện tại, quá khứ và tương lai như sau:
Cấu trúc Wish ở hiện tại
Câu ước ở hiện tại dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở hiện tại, giả định trái ngược với thực tế hoặc thể hiện sự nuối tiếc về tình huống hiện tại (regret about present situations). Vì vậy, cấu trúc wish này có ý nghĩa tương tự như câu điều kiện loại 2.
Bên cạnh đó, cấu trúc wish còn được sử dụng để diễn tả điều ước của bản thân. Lúc này, bạn có thể thay thế cụm từ "I Wish" = "If only".
Công thức câu ước wish ở hiện tại:
- Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + V-ed
- Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed
- Cấu trúc If only: If only + (that) + S + (not) + V-ed
*Lưu ý:
- Động từ ở mệnh đề sau wish luôn được chia ở thì quá khứ đơn.
- Động từ to be luôn chia WERE với tất cả các chủ ngữ.
Ví dụ:
- I wish I were rich. (Tôi ước mình giàu có.) --> Thực tế là tôi không giàu.
- She wishes she could fly. (Cô ấy ước cô ấy có thể bay.) --> Thực tế là cô ấy không thể bay.
- They wish they didn't have to work on weekends. (Họ ước họ không phải làm việc vào cuối tuần.) --> Thực tế họ phải làm việc cuối tuần.
- If only I knew the answer. (Giá mà tôi biết câu trả lời.) --> Thực tế là tôi không biết câu trả lời.
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
Cấu trúc Wish ở quá khứ
Câu ước ở quá khứ dùng để diễn tả mong ước, ước mơ về một sự việc không có thật ở quá khứ hoặc thể hiện sự tiếc nuối tiếc về tình huống ở quá khứ. Vì vậy, cấu trúc wish ở quá khứ cũng tương tự như câu điều kiện loại 3.
Công thức câu ước wish ở quá khứ:
- Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + had + V3
- Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + had not + V3
- Cấu trúc If only: If only + (that) + S + had (not) + V3
Lưu ý: Động từ ở mệnh đề sau wish chia ở thì quá khứ hoàn thành.
Ví dụ:
- I wish I had studied harder for the exam. (Tôi ước mình đã học hành chăm chỉ hơn cho kỳ thi.) --> Thực tế là tôi đã không học hành chăm chỉ.
- She wishes she hadn't missed the meeting. (Cô ấy ước cô ấy đã không bỏ lỡ cuộc họp.) --> Thực tế là cô ấy đã bỏ lỡ cuộc họp rồi.
- If only she hadn't lost her job. (Giá mà cô ấy đã không mất việc.) --> Thực tế là cô ấy đã mất việc rồi.
Cấu trúc với Wish ở tương lai
Câu ước ở tương lai dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Công thức câu ước wish ở tương lai:
- Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + V
- Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V
- Cấu trúc If only: If only + S + would/could + (not) + V
Ví dụ:
- They wish they would finish their project by tomorrow. (Họ ước họ có thể hoàn thành dự án vào ngày mai.)
- I wish I would not have to get up early tomorrow. (Tôi ước mình không phải dậy sớm vào ngày mai.)
- If only I could find a better job next month. (Giá mà tôi có thể tìm được một công việc tốt hơn vào tháng sau.)
Chú ý:
- Đối với chủ ngữ ở vế “wish” là chủ ngữ số nhiều thì sử dụng wish. (Ví dụ: They wish, Many people wish,…). Đối với chủ ngữ ở vế “wish” là chủ ngữ số ít thì sử dụng wishes. (Ví du: He wishes, the boy wishes,…)
- Động từ ở mệnh đề sau sẽ chia ở dạng nguyên thể vì đứng trước nó là Modal verbs would/could.
- Nếu sự việc trong tương lai có khả năng xảy ra, không dùng câu ước với Wish mà sử dụng cấu trúc Hope. Xem thêm cách phân biệt wish và hope.
Ví dụ:
- I wish I could speak English fluently. (Tôi ước mình có thể nói tiếng Anh trôi chảy.) --> Đây là câu ước muốn khó trở thành hiện thực trong ngắn hạn.
- I hope I can improve my English skills soon. (Tôi hi vọng mình có thể cải thiện kỹ năng tiếng Anh sớm.) --> Đây là câu ước muốn có thể đạt được trong tương lai gần.
Các cấu trúc Wish thông dụng khác
Ngoài cấu trúc với wish thể hiện mong ước ở trên thì bạn có thể tham khảo thêm một số cấu trúc khác như:
Cấu trúc wish dùng với would
- Khi muốn phàn nàn về 1 thói quen xấu, sử dụng công thức wish kết hợp cùng would:
S + wish + would + V
Ví dụ: I wish Peter wouldn't chew gum all the time (Tôi ước gì Peter không nhai kẹo cao su mọi lúc).
- Có thể dùng I wish + would để diễn tả 1 điều mà chúng ta muốn điều đó xảy ra.
Ví dụ: I wish the police would do something about these people (Tôi ước cảnh sát sẽ làm gì đó với những người này)
Cấu trúc wish + to V
Nếu bạn muốn diễn tả mong muốn của bản thân với hàm ý trang trọng, hãy sử dụng công thức wish với động từ nguyên thể.
Ví dụ:
- I wish to speak to your boss. (Tôi muốn nói chuyện với sếp của bạn)
- I wish to go now. (Tôi muốn đi ngay bây giờ)
>>> Xem thêm: TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH DÙNG CÁC ĐỘNG TỪ ĐI KÈM VỚI CẢ TO V VÀ V-ING
Cấu trúc wish + O + something
Cấu trúc này được sử dụng rất nhiều trong lời chúc.
Ví dụ:
- I wished her a happy birthday. (Tôi chúc cô ấy sinh nhật vui vẻ)
- They wished us merry Thanksgiving. (Họ chúc chúng tôi Lễ Tạ ơn vui vẻ)
Cấu trúc wish + O + to V
Nếu bạn muốn ai đó làm gì một cách trang trọng, bạn cũng dùng cấu trúc câu wish trong Tiếng Anh với động từ nguyên thể.
Ví dụ:
- I do not wish you to publish my address. (Tôi không muốn bạn công khai địa chỉ của tôi)
- I wish these people to stay. (Tôi ước họ ở lại)
Cấu trúc wish trong câu trực tiếp
Công thức câu ước wish trong câu trực tiếp: S + Wish + Simple past/Past perfect
--> Khi chuyển sang câu gián tiếp, chỉ cần lùi thì ở Wish, không cầng lùi thì ở động từ của mệnh đề chính.
Ví dụ:
- Câu trực tiếp: She said, "I wish I could fly." --> Câu gián tiếp: She said (that) she wished she could fly.
- Câu trực tiếp: He said, "I wish I had bought that book." --> Câu gián tiếp: He said (that) he wished he had bought that book.
Cấu trúc if only
Chúng ta có thể thay thế "I wish" bằng cấu trúc "If only" để nhấn mạnh. Trong văn nói, only thường là trọng âm của câu.
Ví dụ:
- If only I knew the answer to this question (Giá mà tôi biết câu trả lời cho câu hỏi này).
- If only I had gone to your party last week (Giá như tuần trước em đi dự tiệc của anh).
Bài tập về các cấu trúc với Wish trong tiếng Anh
Bài tập
Bài 1: Chia động từ trong ngoặc ở thì đúng nhất theo cấu trúc với wish.
1. Do you ever wish you (can travel) more?
2. I wish we (not have) an exam today.
3. I wish these questions (not be) so difficult.
4. I wish we (live) near the hill.
5. I wish I(be) better at Chemistry.
6. I wish I (not fail) the Maths test yesterday.
7. I wish we (not have to) wear uniforms to school.
8. Sometimes I wish I (can fly).
9. I wish we (can go) to Disneyland this summer.
10. My teacher wishes we (not forget) our homework but we did.
Bài 2: Chọn đáp án đúng cho những câu ước dưới đây.
1. She likes to swim. She wishes she … near the sea.
A. lives
B. lived
C. had lived
D. would live
2. It’s cold today. I wish it … warmer.
A. is
B. has been
C. were
D. had been
3. He wishes he … the answer, but he doesn't.
A. know
B. knew
C. had known
D. would know
4. I wish I … blue eyes.
A. has
B. had
C. had had
D. would have
5. He wishes he … a movie star.
A. is
B. were
C. will be
D. would be
Bài 3: Viết dạng đúng của động từ ở trong ngoặc.
- We wish we (not/have) a test today.
- I wish these exercises (not be) so difficult.
- I wish we (live) near Da Nang beach.
- Do you ever wish you (can play) piano?
- I wish I (not fail) the Maths test yesterday.
- I wish we (not have to) wear uniform to school.
- Sometimes I wish I (can fly).
- I wish we (can go) to Disneyland this summer.
- John wishes he (visit) his parents more.
- My teacher wishes we (not forget) our homework but we did.
Bài 4: Chia động từ trong ngoặc để hoàn thành câu ước Wish.
1. We wish you (come)……………. tonight.
2. She wishes that she (be)……………. at home now.
3. They wish she (make)……………. the arrangements for the meeting next week.
4. I wish he (be)……………. here today.
5. He wish that you (be)…………….here last week.
Bài 5: Viết lại các câu sau với cấu trúc WISH
1. I can’t play volleyball
2. It’s winter
3. I don’t have any money
4. I don’t have time to read all my books
5. My motorbike is broken
Đáp án
Bài 1:
1. Could travel
2. didn’t have
3. wasn’t
4. lived
5. was
6. hadn’t failed
7. didn’t have to
8. could fly
9. could go
10. hadn’t forgotten
Bài 2: 1 - B, 2 - C, 3 - B, 4 - B, 5 - B
Bài 3:
- 1. didn’t have
- wouldn’t be
- lived
- could play
- hadn’t failed
- didn’t have to
- could fly
- could go
- had visited
- hadn’t forgotten
Bài 4:
1. would come
2. were
3. would make
4. were
5. had been
Bài 5:
1. I wish (that) I could play volleyball
2. I wish (that) it weren’t winter
3. I wish (that) I had a lot of money
4. I wish (that) I had time to read all my books
5. I wish (that) my motorbike weren’t broken
Trên đây là toàn bộ về cấu trúc wish cùng bài tập thực hành để bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Anh của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm khóa học tiếng Anh chất lượng, uy tín thì hãy đến Langmaster để đăng ký ngay nhé.
Các câu hỏi liên quan:
Wish là gì?
Wish trong tiếng Anh mang nghĩa là mong ước, ước muốn. Cấu trúc Wish dùng để diễn tả một điều ước không có thật ở hiện tại và quá khứ, hoặc sẽ diễn ra trong tương lai.
Sau wish là to V hay Ving?
Sau wish có thể là To V lẫn V-ing, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. "Wish + To V" thường dùng để mong ước về một điều gì đó trong tương lai, còn "Wish V-ing" diễn tả mong ước hoặc sự tiếc nuối về hành động ở hiện tại.
Ví dụ:
- I wish my brother to study harder. (Tôi muốn em trai tôi học chăm chỉ hơn.)
- I wish I were relaxing on a beach in Bali right now. (Tôi ước mình đang thư giãn trên bãi biển ở Bali ngay lúc này.)
Nội Dung Hot
KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM
- Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
- Học online chất lượng như offline.
- Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
- Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!