TRỌN BỘ CÁCH DÙNG CẤU TRÚC CAN COULD TRONG TIẾNG ANH

Can và could là cặp động từ khuyết thiếu mà chắc hẳn ai học tiếng Anh cũng đã biết. Nhưng ngoài các cách dùng với nghĩa “có thể” thông thường, can và could còn nhiều các cấu trúc và ý nghĩa khác. Cùng tìm hiểu tất cả các cấu trúc can could nhé!

1. Cách dùng cấu trúc can trong tiếng Anh

Động từ khuyết thiếu Can có nghĩa là có thể, có khả năng hay năng lực thực hiện 1 điều gì đó. Can có dạng phủ định cannot hay can’t.

Cấu trúc can như sau: 

  • (+) S + CAN + V(inf) + O
  • (-) S + CANNOT/CAN’T + V(inf) + O
  • (?) CAN + S + V(inf) + O

Ví dụ:

- I can drink coffee many times a day. 

(Tôi có thể uống cà phê nhiều lần trong 1 ngày.)

- I can’t drink coffee many times a day. 

(Tôi không thể uống cà phê nhiều lần trong 1 ngày.)

- Can you drink coffee many times a day? 

(Bạn có thể uống cà phê nhiều lần trong 1 ngày không?)


null

1.1. Cấu trúc can dùng để nói về khả năng xảy ra của sự việc

Ví dụ:

- The weather can be bad tomorrow.

(Thời tiết ngày mai có thể sẽ tệ đấy.)

- Bad things can happen anytime with anyone.

(Chuyện xui xẻo có thể xảy ra bất cứ khi nào với bất kỳ ai.)

- Things can’t go wrong if he is here.

(Nếu có anh ấy ở đây thì không có chuyện gì đáng lo đâu.)

1.2. Cấu trúc can dùng để chỉ khả năng ai có thể làm được việc gì.

Ví dụ:

- I can drink coffee many times a day. 

(Tôi có thể uống cà phê nhiều lần trong 1 ngày.)

- She can carry a 20-liters water bottle upstairs. 

(Cô ấy có thể vác 1 bình nước 20 lít lên tầng trên.)

- Lucas can swim since he’s 7 years old. 

(Lucas có thể bơi từ hồi anh ấy mới 7 tuổi.)


null

1.3. Cấu trúc can dùng để hỏi xin sự cho phép, đề nghị.

Ví dụ:

- Can I borrow your iPad?

(Tôi có thể mượn iPad của bạn được không?)

- Can I ask you some private questions? 

(Tôi có thể hỏi bạn một số câu hỏi riêng tư không?)

- Can you give me a hand with these papers? 

(Bạn có thể giúp tôi xử lý đống giấy tờ này không?)


null

1.4. Cấu trúc can dùng kèm động từ tri giác thay cho thì tiếp diễn.

Ví dụ:

- Listen! I think I can hear someone coming very near. 

(Nghe đi! Tôi nghĩ tôi có thể nghe thấy ai đó đang đến rất gần nơi này.)

- Oh god, I can smell something burnt in the kitchen. 

(Ôi trời, tôi có thể ngửi thấy cái gì đó cháy khét trong nhà bếp.)

- I can’t think of anything else right now.

(Bây giờ tôi không thể nghĩ được cái gì khác đâu.)

Xem thêm:

=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC STOP TO VERB VÀ STOP VING TRONG TIẾNG ANH

=> CÁCH DÙNG THE SAME TRONG CẤU TRÚC SO SÁNH VÀ BÀI TẬP

2. Cách dùng cấu trúc could trong tiếng Anh.

Động từ khuyết thiếu Could là thì quá khứ của Can. Trong giao tiếp thực tế, Could được dùng với hàm ý lịch sự hơn so với các cấu trúc can, đặc biệt trong các câu xin phép hay hỏi ý kiến.

2.1. Cấu trúc could nói khả năng xảy ra trong tương lai của 1 việc nhưng chưa chắc chắn.

Ví dụ:

- The champion in this game could be the Red Fox team. 

(Đội vô địch trong trò chơi này có thể là đội Red Fox.)

- It could be raining very soon I think.

(Tôi nghĩ là trời có thể sắp mưa rồi đấy.)

- Pink could be the new trending color next year.

(Màu hồng có thể sẽ là màu thịnh hành trong năm sau.)


null

2.2. Cấu trúc could dùng để hỏi, xin phép, đề nghị với nghĩa lịch sự hơn Can.

Ví dụ:

- Could you help Jane with her new project? I'm busy already.

(Bạn có thể giúp Jane với dự án mới không? Tôi đang bận mất rồi.)

- Could you bring me my cup into the meeting room?

(Bạn có thể mang cốc của tôi vào phòng họp được không?)

- I could stay here until 9pm if you need me.

(Tôi có thể ở lại đây tới 9h tối nếu bạn cần.)

2.3. Cấu trúc could diễn tả sự nghi ngờ hay một sự phản kháng nhẹ nhàng.

Ví dụ:

- Pick up the phone, it could be Andy calling. 

(Nghe máy đi, có thể là Andy đang gọi đấy.)

- I could leave now, if you don’t like my presence.

(Tôi có thể đi ngay nếu bạn không thích tôi ở đây.)

2.4. Cấu trúc could dùng trong câu điều kiện loại 2.

Ví dụ:

- If I were you, I could beat him easily. 

(Nếu tôi là bạn, tôi có thể đánh bại hắn ta dễ dàng.)

- If I won the lottery, I could travel around the world.

(Nếu tôi trúng vé số, tôi có thể đi du lịch vòng quanh thế giới.)


null

2.5. Cấu trúc Could thường dùng kèm các động từ sau: hear (nghe), see (nhìn), smell (ngửi), feel (cảm thấy), taste (nếm), remember (nhớ), understand (hiểu).

Ví dụ:

- When we came into the kitchen, we could see the new fridge right away. 

(Khi chúng tôi đi vào trong bếp, chúng tôi đã thấy cái tủ lạnh mới ngay.)

- I couldn’t taste anything but spicy.

(Tôi không nếm được vị gì ngoài vị cay.)

Xem thêm:

=> TRỌN BỘ CÁCH DÙNG CẤU TRÚC ONLY WHEN VÀ NOT UNTIL TRONG TIẾNG ANH

=> TOÀN BỘ CẤU TRÚC REGRET - CÁCH DÙNG, VÍ DỤ & BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

3. Các cấu trúc can could đặc biệt.

3.1. Cấu trúc can’t stand

  • can't stand N/V_ing - không thể chịu nổi cái gì

Ví dụ:

- My dad can't stand the smell of durian.

(Bố tôi không thể chịu nổi mùi sầu riêng.)

- Charlie can’t stand being told what to do.

(Charlie không thể chịu nổi bị sai bảo.)

3.2. Cấu trúc can’t help (but)

  • can’t help (but) N/V_ing - không thể không làm gì

Ví dụ:

- I can't help thinking Tom’s lying to me.

(Tôi không thể không nghĩ rằng Tom đang lừa dối tôi.)

- Kimberly can’t help eating those delicious cakes.

(Kimberly không thể không ăn mấy cái bánh ngon tuyệt đó.)

3.3. Cấu trúc could have P2

  • S could have P2 - ai đã có thể làm gì (nhưng không làm)

Ví dụ:

- You could have told me about this loan!

(Bạn đã có thể nói với tôi về khoản nợ này mà!)

- Mom could have bought herself a better dress.

(Mẹ đã có thể mua cho mình 1 chiếc váy tốt hơn.)


null

Xem thêm:

=> CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC IF ONLY VÀ SO SÁNH VỚI CẤU TRÚC WISH

=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC HAD BETTER CHUẨN NHẤT VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

4. Bài tập về cấu trúc can could.

Bài tập 1

1. Hey, ____________ I ask you something?

A. Can

B. Could

C. cả A và B

2. Annie said I __________ come here anytime I like.

A. Can

B. Could

C. cả A và B

3. Jackie ______ not go to work yesterday because of his stomachache.

A. Can

B. Could

C. cả A và B

4. He _________ borrow my car, if she had asked me.

A. Can

B. Could

C. cả A và B

5. _________ you lend me some pounds until tomorrow?

A. Can

B. Could

C. cả A và B

Bài tập 2: Hoàn thành câu sử dụng cấu trúc can, could, could have

1. Thomas _______ (call) her, if he wanted to.

2. When I was a child, I ________ (sleep) whenever I wanted to.

3. He has a broken leg, he _______ (not/walk) for a few days.

4. We came there as fast as we ________.

5. There’s nothing I ______ (do) about his failure.

Bài tập 3:

1. Alex _____ go to the prom because he was too busy.

2. ______ you ride a bike when you were 7?

3. I’ve looked everywhere but I _______ find my keys.

4. Is there something I ________ help you with?

5. If my sister were here, she _______ learn English with me.

Đáp án

Bài tập 1:

1. C

2. A

3. B

4. C

5. C

Bài tập 2:

1. could have called

2. could sleep

3. can't

4. could

5. can/could

Bài tập 3:

1. couldn't

2. Could

3. can't/couldn't

4. can

5. could

CÁCH DÙNG 10 ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG ANH - Học tiếng Anh online miễn phí


Các bạn đã hiểu hết cách dùng cấu trúc can chưa nào? Đừng quên dành thời gian luyện tập cấu trúc này mỗi ngày nhé. Xem thêm nhiều kiến thức hay mỗi ngày cùng Langmaster để nâng trình tiếng Anh.

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác