CÂU ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH: CÔNG THỨC, CÁCH SỬ DỤNG VÀ BÀI TẬP

Câu điều kiện (Conditional sentences) là một trong những chủ điểm ngữ pháp thông dụng nhất, ứng dụng không chỉ đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn cả người đã đi làm. Tuy nhiên, nếu quá nhiều tài liệu rời rạc về từng loại câu điều kiện trong tiếng Anh và các công thức câu điều kiện trong tiếng Anh khiến bạn bối rối, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Langmaster đã giúp bạn tổng hợp, tóm gọn lại những kiến thức quan trọng cần ghi nhớ!

1. Câu điều kiện trong tiếng Anh là gì?

Câu điều kiện (Conditional sentences) là dạng câu sử dụng để diễn tả một giả thiết về một sự việc có thể xảy ra trong trường hợp có một điều kiện cụ thể nào đó. 

Một câu điều kiện thường có cấu trúc là một câu phức gồm hai mệnh đề:

  • Mệnh đề “Nếu” – mô tả tình huống một điều có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Mệnh đề này còn được gọi là ‘if clause’ – “mệnh đề if”.
  • Mệnh đề “thì…” – thể hiện kết quả kéo theo. Mệnh đề này còn được gọi là ‘main clause’ – “mệnh đề chính”.

null

Ví dụ câu điều kiện loại: 

  • If the dress was cheaper, I would buy it. (Nếu chiếc váy rẻ hơn thì tôi đã mua nó.)
  • If the weather is beautiful, we will go picnic. (Nếu thời tiết đẹp, chúng tôi sẽ đi dã ngoại.)

Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, mệnh đề chính có thể được đảo lên trước mà không làm thay đổi ngữ nghĩa của câu. Lúc này, giữa hai mệnh đề sẽ không còn dấu phẩy.

Ví dụ: 

  • If it rains, the football match will be canceled. 
  • The football match will be canceled if it rains.
    (Trận bóng đá sẽ bị huỷ nếu trời mưa.)

2. Các câu điều kiện trong tiếng Anh

Trong phần này, cùng tìm hiểu cụ thể định nghĩa, cách dùng và công thức câu điều kiện trong tiếng Anh với 4 loại câu điều kiện cơ bản nhất (loại 0, loại 1, loại 2, loại 3).

2.1. Câu điều kiện loại 0 (Zero conditional)

2.1.1. Định nghĩa

Câu điều kiện loại 0 là câu điều kiện luôn luôn có thật ở thì hiện tại.

2.1.2. Công thức câu điều kiện loại 0

If + S+ V(s/es) +…, S+ V(s/es) +… 

(Thì hiện tại đơn, thì hiện tại đơn)

Ví dụ câu điều kiện loại 0:

  • If it rains, I go to school by bus.
    (Nếu trời mưa thì tôi đi học bằng xe buýt.)
  • If you don’t water frequently, the plants die.
    (Nếu bạn không tưới thường xuyên thì cây chết.)

2.1.3. Cách sử dụng

Câu điều kiện loại 0 thường dùng để để:

  • thể hiện một thói quen, hành động thường xuyên xảy ra với điều kiện cụ thể được đáp ứng
    Ví dụ: 
    • If the baby is hungry, he cries.
      (Nếu em bé đói thì nó khóc.)
  • diễn tả một sự thật hiển nhiên, một đặc điểm thường thấy, thói quen, kết quả tất yếu sẽ xảy ra,...
    Ví dụ: 
    • Water becomes ice if you freeze it.
      (Nước sẽ biến thành đá nếu bạn làm đông nó.)
  • đưa ra lời chỉ dẫn, đề nghị
    Ví dụ: 
    • If Jenny calls, tell her to meet me at the school library. (Nếu Jenny gọi, hãy bảo cô ấy gặp tôi ở thư viện trường.)

=> CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0: ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP

null

2.2. Câu điều kiện loại 1 (Conditional sentences type 1)

2.2.1. Định nghĩa Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 được hiểu là là câu điều kiện có thực ở thì hiện tại với điều kiện có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

2.2.2. Công thức câu điều kiện loại 1

If + S+ V(s/es) +…, S+ will + V(bare) +…

(Thì hiện tại đơn, thì tương lai đơn)

2.2.3. Cách sử dụng

Câu điều kiện loại 1 dùng để:

  • diễn tả kết quả của một sự việc có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai
    Ví dụ câu điều kiện loại 1: 
    • If I have enough money, I will buy the most luxurious car model.
      (Nếu tôi có đủ tiền, tôi sẽ mua mẫu xe hơi sang trọng nhất.)
      (Phân tích: Hiện tại nhân vật “tôi” chưa có đủ tiền, nhưng đặt giả thiết về sự việc sẽ xảy ra tương lai khi “tôi” có đủ tiền có thì sẽ mua mẫu xe hơi sang trọng nhất.)
    • If you study hard, you will pass the exam.
      (Nếu tôi học chăm, tôi sẽ vượt qua kì thi.)
      (Phân tích: Hiện tại nhân vật “bạn” chăm học thì kết quả sẽ xảy ra tương lai là “bạn" sẽ vượt qua kì thi.)
    • If she is tired, she won't go to the party.
      (Nếu cô ấy mệt thì cô ấy sẽ không tới bữa tiệc.)
      (Phân tích: Hiện tại nhân vật “cô ấy” mà mệt thì kết quả sẽ xảy ra tương lai là “cô ấy" sẽ không tham dự bữa tiệc.)
  • diễn tả sự cho phép, đồng ý,... khi dùng với “may/can + V(bare)”
    Ví dụ: 
    • If it’s not rainy, you guys may play football outside.
      (Nếu trời không mưa, các con có thể chơi đá bóng ở ngoài.) 
  • thể hiện lời đề nghị, yêu cầu, gợi ý, khuyên nhủ khi sử dụng “must/have to/ought to/should/… + V(bare)”
    Ví dụ: 
    • If you want to have high marks, you must be more hard-working.
      (Nếu bạn muốn có điểm cao, bạn phải chăm học hơn.)

=> CẤU TRÚC CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1: CÁCH DÙNG, VÍ DỤ, BÀI TẬP (CÓ ĐÁP ÁN)

=> 50+ BÀI TẬP CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1 (CÓ ĐÁP ÁN)

null

2.3. Câu điều kiện loại 2 (Conditional sentences type 2)

2.3.1. Định nghĩa câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 được hiểu là câu điều kiện trái với thực tế trong hiện tại.

2.3.2. Công thức câu điều kiện loại 2

If + S + V-ed + …, S + would + V(bare) + …

(Quá khứ đơn, Would + động từ nguyên mẫu) 

Lưu ý: Người ta thường sử dụng “were, weren't” thay vì “was, wasn't” với mệnh đề tình huống (để đưa ra lời khuyên) ở câu điều kiện loại 2.

Ví dụ: 

  • If I were you, I would not join that cooking class.
    (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không tham gia lớp nấu ăn đó.)

2.3.3. Cách sử dụng

Câu điều kiện loại 2 được dùng để miêu tả những tình huống không có thật, không có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và đặt giả thiết về kết quả nếu nó có thể xảy ra.

Ví dụ: 

  • If Linda studied harder, she would not fail the final exam.
    (Nếu Linda học chăm hơn, cô ấy đã không trượt kì thi cuối kì.)
    (Phân tích: Trên thực tế, Linda đã không học chăm chỉ hơn và cô ấy đã trượt kì thi cuối kì.)
  • If she knew the truth, she would be angry.
    (Nếu cô ấy biết sự thật, cô ấy sẽ giận lắm.)
    (Phân tích: Trên thực tế, nhân vật “cô ấy" không biết sự thật và cô ấy đã không hề giận.)

Lưu ý: Có thể dùng “could" thay vì “would" để nhấn mạnh khả năng có thể hay không thể làm gì (ngược với hiện tại), còn “would” chỉ diễn tả ý nghĩa chung chung.

Ví dụ:

  • If My were taller, she could join a beauty contest.
    (Nếu My cao hơn, cô ấy đã có thể tham gia một cuộc thi sắc đẹp.)  

=> CHỈ 10 PHÚT NẮM VỮNG CẤU TRÚC CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2 VÀ BIẾN THỂ

=> 50+ BÀI TẬP CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2 (CÓ ĐÁP ÁN)

null

2.4. Câu điều kiện loại 3 (Conditional sentences type 3)

2.4.1. Định nghĩa câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thật ở quá khứ.

2.4.2. Công thức câu điều kiện loại 3

If + S + had + V(pp) + …, S + would + have + V(pp) + ...

(Quá khứ hoàn thành, Would + động từ ở dạng hiện tại hoàn thành)

2.4.3. Cách sử dụng

Câu điều kiện loại 3 là loại câu dùng để mô tả một giả thiết không có thực ở quá khứ và dẫn tới một kết quả cũng không có thực trong quá khứ (mang tính mong muốn của người nói, người viết rằng việc gì đó đã xảy ra/không xảy ra).

Ví dụ câu điều kiện loại 3: 

  • If I had learned Korean harder, I would have moved to Seoul.
    (Nếu tôi từng chăm học tiếng Hàn hơn, tôi đã chuyển tới Seoul.)
    (Phân tích: Thực tế, tôi đã không chăm học tiếng Hàn và kết quả là tôi đã không thể chuyển tới Seoul.)
  • If Laura hadn't been absent from work frequently, she would have not been fired.
    (Nếu Laura từng không thường xuyên vắng mặt ở chỗ làm, cô ấy đã không bị sa thải.)
    (Phân tích: Thực tế, Laura đã thường xuyên vắng mặt ở chỗ làm và kết quả là cô ấy đã bị sa thải.)

Lưu ý: Tương tự như câu điều kiện loại 2, với câu điều kiện loại 3, ta cũng có thể dùng “could" thay vì “would" để nhấn mạnh khả năng có thể hay không thể làm gì (ngược với hiện tại), còn “would” chỉ diễn tả ý nghĩa chung chung.

Ví dụ câu điều kiện loại 3: 

  • I could have made my parents proud if I had studied harder.
    (Tôi đã có thể khiến bố mẹ tự hào nếu tôi học hành chăm chỉ hơn.)

=> CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3: ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP

=> 50+ BÀI TẬP CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3 (CÓ ĐÁP ÁN)

null

3. Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed conditional)

3.1. Định nghĩa

Câu điều kiện hỗn hợp có thể hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa mệnh đề tình huống với mệnh đề kết quả.

3.2. Loại 3 + Loại 2

3.2.1. Công thức câu điều kiện loại 3 + loại 2

If + S+ had + V(pp) + …, S + would + V(bare) +…

(Quá khứ hoàn thành, Would + động từ nguyên mẫu)

null

3.2.2. Cách sử dụng

Câu điều kiện hỗn hợp loại 3 + loại 2 diễn tả một giả thiết không có thực trong quá khứ nhưng dẫn tới kết quả không có thực ở thì hiện tại.

Ví dụ:

  • If I had gone to bed earlier, I would not be late for school now.
    (Nếu hôm qua tôi đi ngủ sớm hơn, tôi sẽ không muộn học bây giờ.)

=> NẮM BẮT NGAY CÂU ĐIỀU KIỆN HỖN HỢP: NGỮ PHÁP VÀ BÀI TẬP

3.3. Loại 2 + Loại 3

3.3.1. Công thức câu điều kiện loại 2+ loại 3

If + S+ V(ed) +…, S+ would + have + V(pp) + …

(Quá khứ đơn, would + động từ ở dạng hiện tại hoàn thành)

null

3.3.2. Cách sử dụng 

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 + loại 3 diễn tả một giả thiết không có thực ở cả quá khứ lẫn hiện tại, dẫn tới một kết quả cũng không có thực ở quá khứ (giả định những sự việc không thể thay đổi ở hiện tại).

Ví dụ:

  • If I didn't love him, I wouldn't have been in trouble.
    (Nếu tôi chưa từng yêu anh ta, tôi đã không gặp rắc rối rồi.) 

4. Đảo ngữ câu điều kiện 

4.1. Đảo ngữ với câu điều kiện loại 1

Should + S + V(bare) + ... , S + will + V(bare) + ...

Ví dụ: 

  • If you give her a rose, she will be happy. (Nếu bạn tặng cô ấy một bông hồng, cô ấy sẽ vui.)
    → Should you give her a rose, she will be happy. 

4.2. Đảo ngữ với câu điều kiện loại 2

Were + S + to + V(bare) + …, S + would + V(bare) + …

Ví dụ:

  • If I were you, I would attend a beauty contest. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tham dự một cuộc thi sắc đẹp.)
    → Were I you, I would attend a beauty contest.

4.3. Đảo ngữ với câu điều kiện loại 3

Had + S + V(pp) + …, S + would + have + V(pp) + …

Ví dụ: 

  • If I had known you were visiting, I would prepare the dinner. (Nếu tôi biết bạn tới thăm, tôi đã chuẩn bị bữa tối rồi.)
    → Had I known you were visiting, I would prepare the dinner.

=> ĐẢO NGỮ CÂU ĐIỀU KIỆN: ĐỊNH NGHĨA, CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG, BÀI TẬP

null

5. Một số biến thể của câu điều kiện

5.1. “Should/ should happen to” trong câu điều kiện loại 1 

Tác dụng: Nhấn mạnh một giả thiết nào đó khó có thể xảy ra, sự không chắc chắn. 

If + S + should/ should happen to + V(bare) + …, S + will + V(bare) + …

Ví dụ: 

  • If you should stay here longer, I will take you to the island. (Nếu như bạn có thể ở lại lâu hơn, tôi sẽ dẫn bạn tới hòn đảo.)
  • If you should happen to come across the market, buy me some apples. (Ngộ nhỡ mà bạn đi ngang qua chợ, hãy mua cho tôi vài quả táo.)

null

5.2. “It + to be + not for”

Nghĩa là: Nếu không nhờ vào, nếu không phải vì

5.2.1. Ở hiện tại

If + it + wasn't/weren't for + …, S + would + V(bare) + …

Ví dụ:

  • If it weren't for her poverty, she would not do 3 jobs at the same time.
    (Nếu không phải vì cảnh nghèo khó, cô ây sẽ không làm 3 công việc một lúc.)

5.2.2. Ở quá khứ

If + it + hadn’t been for + …, S + would + have + V(pp) + …

Ví dụ:

  • If it hadn't been for your help, I would not have completed the project.
    (Nếu không nhờ sự giúp đỡ của bạn, tôi đã không hoàn thành dự án.)

null

5.2.3. “Was/Were to” trong câu điều kiện loại 2

If + S + was/were to + V(bare) + …, S + would + V(bare) + ...

Tác dụng: 

  • Diễn tả một điều kiện không có thực ở hiện tại hoặc tương lai
    Ví dụ:
    • If she were to know the truth, she would be mad. (Nếu cô ấy biết sự thật, cô ấy sẽ giận đấy.)
  • Diễn tả ý lịch sự khi nhờ ai đó
    Ví dụ:
    • It would be nice if you were to turn down the television.
      (Nếu bạn vui lòng vặn nhỏ tivi xuống thì tốt biết mấy.)

Lưu ý: Cấu trúc này không sử dụng với những động từ tĩnh hoặc chỉ trạng thái tư duy, chẳng hạn như: think, know,…

null

6. Biến thể của câu điều kiện: Unless = If…not

Trong tất cả các loại câu điều kiện, ta có thể sử dụng Unless thay cho “If…not” và thay đổi câu để có nghĩa phù hợp. 

Ví dụ: 

  • If you don't go to bed early, you will be late for school tomorrow.
    (Nếu con không đi ngủ sớm, con sẽ muộn học vào ngày mai.)
    → Unless you go to bed early, you will be late for school tomorrow.
    (Trừ khi con đi ngủ sớm, con sẽ muộn học vào ngày mai.)
  • If she was rich, she would study at a private university.
    (Nếu cô ấy giàu, cô ấy đã học ở một đại học tư.)
    → Unless she was rich, she wouldn't study at a private university.
    (Trừ khi cô ấy giàu, cô ấy đã không học ở đại học tư.)
  • If you had helped me, I would have completed the task.
    (Nếu bạn giúp tôi, tôi đã hoàn thành công việc rồi.)
    → Unless you had helped me, I wouldn't have completed the task.
    (Trừ khi bạn giúp tôi, tôi đã không hoàn thành công việc.) 

=> CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG CẤU TRÚC UNLESS NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT

7. Một số cụm từ đồng nghĩa thay thế If

7.1. Suppose/Supposing

Suppose/Supposing có nghĩa là giả sử như, dùng để đặt ra giải thiết.

Ví dụ: 

  • Suppose/Supposing you fail the job interview, what will you do?
    (Giả sử bạn trượt vòng phỏng vấn xin việc, bạn sẽ làm gì?

7.2. Even if

Even if có nghĩa là ngay cả khi, cho dù, dùng để diễn đạt một điều kiện dù có xảy ra hay không thì cũng không làm thay đổi sự việc trong mệnh đề chính.

Ví dụ: 

  • Even if Tom doesn’t come with us, we will still go to the cinema.
    (Ngay cả khi Tom không đi cùng chúng tôi, chúng tôi vẫn sẽ tới rạp chiếu phim.)

7.3. Provided (that), as long as, so long as, on condition (that), in casse

Những cụm từ trên đều có nghĩa là giả sử, trong trường hợp, miễn là, dùng để diễn tả điều kiện để mệnh đề chính được thực hiện chứ không hẳn là giải thiết.

Ví dụ:

  • I will lend you the car provided that/as long as/so long as/on condition that/ in case you promise to bring it back by 3 p.m.
    (Tôi sẽ cho bạn mượn xe hơi, miễn là bạn hứa sẽ mang trả nó trước lúc 3 giờ chiều.)

7.4. Without

Without mang nghĩa là không có, dùng trong trường hợp giả định sự việc trong mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào nếu như điều gì đó không xảy ra hay không có. 

Ví dụ:

  • Without you, I would be nobody.
    (Nếu không có em, anh sẽ chẳng là ai cả.)

null

8. Mệnh đề câu Wish/If only

Bên cạnh câu điều kiện thì câu sử dụng Wish/If only, hay còn gọi là câu ao ước cũng có cấu trúc và cách sử dụng tương tự như nhau. Cùng tìm hiểu thử xem nhé!

8.1. Ở hiện tại

8.1.1. Cấu trúc 

S + wish(es) + (that) + S + V(ed) + …
If only + (that) + S + V(ed) + ...

8.1.2. Cách sử dụng

Câu Wish/If only ở thì hiện tại diễn tả những mong ước về một điều gì không có thực ở hiện tại và có thể là giả thiết ngược lại hoàn toàn so với thực tế.

Ví dụ:

  • She wishes she was a man. (Cô ấy ước cô ấy là đàn ông.)
  • If only I were a billinionaire! (Giá mà tôi là một tỉ phú!)

Ngoài ra, ta cũng có thể dùng “could" để thể hiện khả năng làm một việc gì đó nhưng khó có thể xảy ra.

Ví dụ: 

  • I wish I could speak Chinese. (but, unfortunately, I cannot speak Chinese.)
    (Tôi ước tôi biết nói tiếng Trung Quốc.) (nhưng, không may là tôi không biết nói tiếng Trung.)
  • If only I could have time to go to the cinema with Chau. (but, unfortunately, I am too busy to go with Chau.)
    (Tôi ước tôi có thời gian để tới rạp chiếu phim với Châu.) (nhưng, không may là tôi quá bận để đi cùng Châu.) 

8.2. Ở tương lai

8.2.1. Cấu trúc

S + wish(es) + (that) + S + would + V(bare) + …
If only + (that) + S + would + V(bare) + …

8.2.2. Cách sử dụng

Cấu trúc wish ở thì tương lai được dùng để diễn tả mong ước rằng một việc nào đó sẽ xảy ra hoặc một điều gì đó tốt đẹp sẽ tới trong tương lai.

Ví dụ: 

  • I wish I would be free tomorrow. (Tôi ước ngày mai tôi được rảnh rỗi.) 
  • If only I would have a chance to take part in Taylor Swift’s concert. (Giá như tôi có cơ hội tham gia buổi hoà nhạc của Taylor Swift.)

null

8.3. Ở quá khứ

8.3.1. Cấu trúc

 S + wish(es) + (that) + S + had + V(pp) + …

If only + (that) + had + V(pp) + …

8.3.2. Cách sử dụng

Cấu trúc wish ở thì quá khứ sử dụng để diễn tả ước muốn, thường là sự tiếc nuối về điều gì đó không có thực trong quá khứ hoặc đặt giả thiết về việc gì đó trái ngược với quá khứ. Cách sử dụng này khá giống với ở câu điều kiện loại 3.

Ví dụ: 

  • I wish I had be so lazy when I was at school. (Tôi ước tôi không lười biếng như thế khi còn đi học.)
  • If only I had never eaten that much! (Giá mà tôi chưa từng ăn nhiều như thế!)

null

9. Bài tập câu điều kiện trong tiếng Anh kèm đáp án

9.1. Bài tập

Bài tập 1: Chia động từ trong ngoặc kép 

1. If we don't hurry up, we (miss) the flight.

2. If they had gone outside, they (turn off) the light. 

3. If you had tried your best, you (not have) such bad results at school. 

4. Suppose I am a bird, I (be able to) fly. 

5. The man would not have caused the accident unless he (drive) carelessly last night. 

6. Linda wishes she (have) enough money to buy that dress.

7. In case John calls me, (tell) him to meet me at school. 

8. If I were absent from class yesterday, I (be) in trouble. 

Bài tập 2: Chuyển những câu sau thành câu điền kiện

1. Stop making noise or you will wake the baby up.

→ Unless ………………………………………..….…….

2. I don’t have an up-to-date computer.

→ If only ………………………………………..….……….

3. Tony got lost because he didn’t have a map.

→ If …………………………………….……..…….……

4. Linda’s tooth ached since she ate lots of candies.

→ If ……………………………………………..……

5. Today is not Sunday!

→ I wish ……………………………………………..

Bài tập 3: Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng

1. Jennifer would have purchased all the books in this store if she  _____ enough money.

A. will have

B. have had

C. had had

D. hadn't had

2. Even if it rains, we _____ camping.

A. will still go 

B. would still go 

C. would have gone

D. would go

3. If she _____ to me, she wouldn't have made that mistake.

A. listened

B. had listened

C. has listened

D. listens

4. Were I you, I ____ the school football team.

A. would have joined

B. will join

C. would join

D. can join

5. The plant dies if you ____ it frequently.

A. will water

B. don't water

C. watered

D. is watering 

Xem thêm: BÀI TẬP CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1, 2, 3, HỖN HỢP, ĐẢO NGỮ (CÓ ĐÁP ÁN)

9.2. Đáp án

Bài tập 1:

1. If we don't hurry up, we will miss the flight.

2. If they had gone outside, they would have turned off the light. 

3. If you had tried your best, you wouldn't have had such bad results at school. 

4. Suppose I am a bird, I will be able to fly. 

5. The man would not have caused the accident unless he had driven carelessly last night. 

6. Linda wishes she had enough money to buy that dress.

7. In case John calls me, tell him to meet me at school. 

8. If I were absent from class yesterday, I would be in trouble.

Bài tập 2: 

1. Unless you stop making noise, you will wake the baby up.

2. If only I had an up-to-date computer.

3. If Tom had had a map, he wouldn't have gotten lost. 

4. If Linda hadn't eaten lots of candies, her tooth wouldn't have ached.

5. I wish today were Sunday!

Bài tập 3: 

1. C. had had

2. A. will still go 

3. B. had listened

4. A. would have joined

5. B. don't water

Trên đây là toàn bộ những kiến thức quan trọng về phần câu điều kiện trong tiếng Anh. Để giúp ích cho quá trình học câu điều kiện trong tiếng Anh, Langmaster khuyên bạn nên ghi chép lại kiến thức vào một cuốn sổ để tiện xem lại và đừng quên làm bài tập bổ trợ để ghi nhớ và nhuần nhuyễn phần ngữ pháp này hơn. Nếu bạn mong muốn được học thêm thật nhiều kiến thức ngữ pháp, hãy cập nhật trang web của Langmaster nha. Chúc bạn có một ngày làm việc năng suất và vui vẻ!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác