CẤU TRÚC CÂU BỊ ĐỘNG THEO CÁC THÌ TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT

Các bài tập viết lại câu rất thường sử dụng cấu trúc câu bị động. Đây là dạng bài tập khá khó và đòi hỏi bạn phải có sự rèn luyện thường xuyên để ghi nhớ đầy đủ và chính xác nhất. Dưới đây là bảng chuyển đổi câu bị động theo từng thì và các trường hợp đặc biệt đi kèm để bạn dễ dàng tham khảo. 

A. Cấu trúc câu bị động và các bước chuyển đổi thành câu bị động cụ thể nhất

Ở dạng câu nguyên bản và dễ nhất, bạn có thể thấy nguyên tắc chuyển đổi sang câu bị động khá đơn giản: 

- Câu ở thể chủ động: S + V + O

- Câu ở thể bị động: S + V + By O

Để chuyển đổi sang câu bị động, đầu tiên bạn cần xác định được tân ngữ (O) trong câu ở thể chủ động, sau đó đưa nó lên làm chủ ngữ của câu bị động. Tiếp đó, bạn xác định thì trong câu ở thể chủ động, rồi chuyển động từ về thể bị động theo dạng tobe + V2. Tobe sẽ được chia theo thì của câu chủ động và giữ nguyên dạng số ít hay số nhiều theo chủ ngữ. Bước cuối cùng là thêm “by” phía trước chủ ngữ trong câu chủ động và chuyển nó về thành tân ngữ trong câu bị động. Nếu chủ ngữ là them, people… (không xác định) thì có thể bỏ qua. 

Bảng chia câu chủ động sang câu bị động ̉theo các thì:

null

null

null

=>> TÓM TẮT ĐẦY ĐỦ CÁC THÌ TRONG TIẾNG ANH - CẤU TRÚC VÀ CÁCH SỬ DỤNG

B. Cấu trúc câu bị động ở dạng câu hỏi

Có 2 kiểu câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong bài tập viết lại câu, đó là câu hỏi Yes No và câu hỏi với Wh- (what, who, where, when, why). Dưới đây là các cách viết lại chúng ở thể bị động.

1. Câu hỏi Yes/No

Yes/No là các câu hỏi thường bắt đầu bằng động từ khiếm khuyết như shall, ought to, must, will, would, might, may... hoặc các trợ động từ như do, have, be… Và chắc chắn bạn chỉ có câu trả lời là Yes hoặc No. 

Với dạng câu hỏi này, bạn sẽ thực hiện 3 bước sau đây để chuyển đổi từ dạng câu chủ động sang câu bị động:

- Bước 1: Xác định thì của câu ở thể chủ động (ở đây là câu hỏi).

- Bước 2: Chuyển từ chủ động sang bị động, không cần để ý tới dấu chấm hỏi.

- Bước 3: Viết lại dấu chấm hỏi và đưa động từ tobe lên phía trước chủ ngữ. 

Ví dụ:

Is Henry going to take my bag? 

-> Henry is going to take my bag. 

-> My bag is going to be taken by Henry. 

-> Is my bag going to be taken by Henry? 

2. Câu hỏi có dạng Wh-question

- Dạng 1: When/ Why/ How/ Where + trợ động từ + S + V?

Các bước cũng tương tự như câu hỏi Yes/No rồi cuối cùng thêm các từ When, Why, How, Where …

Ví dụ:

Where does your friend hold the party?

-> Where is the party held by your friend?

- Dạng 2: Who/What + V + O?

Ví dụ:

Who wrote this poem?

-> Who(m) was this poem written?

- Dạng 3: What/ Which + trợ động từ + S + V?

Ví dụ:

Which novels does your mom read?

-> Which novels are read by your mom?

null

=>> BỎ TÚI CÁC LOẠI CẤU TRÚC CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT

C. Các dạng đặc biệt của cấu trúc câu bị động trong Tiếng Anh 

1. Câu bị động với những động từ có 2 tân ngữ

Một số câu bị động đi kèm động từ đặc biệt sẽ kéo theo sự xuất hiện của tân ngữ thứ 2. Nghĩa là trong câu sẽ có một tân ngữ trực tiếp (chỉ vật) và một tân ngữ gián tiếp (chỉ người). Các động từ đó bao gồm give, lend, send, show, buy, make, get, …

Có hai dạng cấu trúc của câu chủ động có hai tân ngữ:

- S + V + OI + Od

- S + V + Od + to/ for + OI

(OI = Indirect Object: tân ngữ gián tiếp; Od = Direct Object: tân ngữ trực tiếp)

Sẽ có 2 cách chuyển sang câu bị động. Tùy vào mục đích nhấn mạnh người hay vật, bạn có thể lựa chọn dùng tân ngữ gián tiếp hoặc trực tiếp của câu chủ động làm chủ ngữ trong câu bị động. Và hãy nhớ thêm giới từ ‘to’ hoặc ‘for’ trước tân ngữ chỉ người nhé. Cấu trúc câu bị động trong Tiếng Anh của dạng câu này là: 

- OI + tobe + P.P + Od (by S)

- Od + tobe + P.P + to/for+ OI (by S)

Ví dụ:

I sent my friend an email.

-> My friend was sent an email.

-> An email was sent to my friend.

2. Câu bị động với các động từ chỉ quan điểm, ý kiến

Với một số câu có chứa động từ ý kiến như think, say, suppose, believe, consider, report… sẽ có 2 cách chuyển đổi sang thể bị động theo công thức dưới đây:

- Câu ở thể chủ động: S1 + think/believe... + that + S2 + V2

- Câu ở thể bị động: 

+ S + am/is/are + thought/said/ believed/supposed + to + Vinf

+ It is + thought/ said/believed/supposed + that + S + V

Ví dụ: 

People think that he is a good doctor.

-> He is thought to be a good doctor.

-> it is thought that he is a good doctor.

null

=>> TỪ A-Z CẤU TRÚC CÂU GIÁN TIẾP, TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH CẦN NHỚ

3. Câu bị động với những động từ mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu

Các động từ mệnh lệnh, yêu cầu gồm có suggest, order, demand, recommend, require, request… với cấu trúc câu bị động như sau:

- Câu ở thể chủ động: S + suggest/require/ … + that + S + V-info

- Câu ở thể bị động: It + be + suggested/ required/ … + that + O + be + P.P

(Vinf = infinitive verb: động từ nguyên thể không “to”)

Ví dụ:

She suggested that he buy a car.

-> It was suggested that a car be bought.

4. Câu bị động với động từ nguyên thể

Động từ nguyên thể sẽ có cách thức chuyển về câu bị động theo công thức sau đây:

- Câu ở thể chủ động: It + be + adj + for + sb + to V + sth.

- Câu ở thể bị động: It + be + adj + for + sth + to be + P.P.

Ví dụ:

It is difficult for me to fix the machine.

-> It is difficult for the machine to be fixed.

null

Trên đây là các cấu trúc câu bị động theo từng thì cũng như các dạng đặc biệt thường gặp nhất. Câu bị động là một phần ngữ pháp rất quan trọng, khi nắm chắc phần này bạn sẽ tự tin hơn trong các bài tập dạng tự luận. Hãy thường xuyên thực hành các dạng bài tập viết lại câu để thành thục những dạng câu bị động trong Tiếng Anh nhé. 

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác