HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU MỚI HIỆU QUẢ?

Nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp đang ngày một trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn loay hoay tìm kiếm cho mình cách học tiếng Anh giao tiếp phù hợp. Vậy học tiếng Anh giao tiếp bắt đầu từ đâu mới hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của Langmaster nhé! 

1. Những khó khăn khi giao tiếp tiếng Anh

Trước khi tìm được phương pháp phù hợp, nhiều bạn khi giao tiếp tiếng Anh chắc hẳn đã gặp phải những khó khăn sau đây:

1.1 Thiếu từ vựng

Một trong những tình trạng thường gặp trong giao tiếp tiếng Anh là bạn có thể nghe hiểu tất cả những gì người khác nói, nhưng khi tới lượt mình nói thì bạn lại trở nên ấp úng. Và vì thế không thể thể hiện được suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Điều này xuất phát từ việc vốn từ vựng “chủ động” của bạn khá hạn hẹp. 

Có thể hiểu đơn giản, từ vựng “bị động” là những từ chúng ta học được từ sách vở, báo đài,… Những từ vựng này giúp bạn đọc hiểu tốt văn bản nhưng lại rất ít khi được sử dụng trong văn nói và văn viết. 

Trong khi đó, từ vựng “chủ động” là những từ bạn thường xuyên sử dụng trong quá trình giao tiếp với mọi người. Và đây mới là “chất liệu” giúp bạn giao tiếp tiếng Anh hiệu quả với người khác. Do đó, hãy cố gắng biến những từ vựng “bị động” thành từ vựng “chủ động” bằng cách thường xuyên sử dụng và lặp đi lặp lại những từ đó nhiều lần để tạo thành phản xạ giao tiếp. 

Xem thêm: TỔNG HỢP 3000 TỪ VỰNG TIẾNG ANH THÔNG DỤNG THEO CHỦ ĐỀ

1.2 Phản xạ chậm

Thói quen giao tiếp tiếng Anh điển hình của chúng ta thường diễn ra như sau: Nghe thông tin bằng tiếng Anh → Dịch sang tiếng Việt → Suy nghĩ câu trả lời bằng tiếng Việt → Dịch câu trả lời sang tiếng Anh. 

Chính thói quen này là nguyên nhân khiến phản xạ giao tiếp tiếng Anh của bạn trở nên chậm đi rất nhiều. Bạn phải mất thời gian để tìm từ, cấu trúc, lắp ghép lại thành câu hoàn chỉnh và truyền đạt thông tin. Như vậy, hiệu quả giao tiếp chắc chắn sẽ không cao, thậm chí nhiều lúc người đối diện còn hiểu sai ý của bạn dịch. 

Xem thêm: 5 LÝ DO KHIẾN BẠN PHẢN XẠ CHẬM VÀ ẤP ÚNG KHI GIAO TIẾP TIẾNG ANH?

1.3 Phát âm không chuẩn

Phát âm sai, phát âm không chuẩn là lỗi phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh. Và kết quả là người nghe có thể hoàn toàn hiểu sai ý của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới trọng âm, ngữ điệu, sự nối âm giữa các từ trong câu. Cũng giống như tiếng Việt, khi ngữ điệu của bạn thay đổi, ngữ nghĩa của câu nói đó cũng thay đổi theo. 

Xem thêm: LÝ DO BẠN BẮT BUỘC PHẢI HỌC PHÁT ÂM CHUẨN TIẾNG ANH

1.4 Không nghe hiểu được khi giao tiếp

Một số người ngại giao tiếp tiếng Anh một phần vì khi nghe không hiểu người khác đang nói gì. Nguyên nhân có thể là vì bạn chưa quen tốc độ nói của người bản xứ, từ vựng không đủ hoặc bản thân phát âm sai dẫn đến việc nghe không ra từ được phát âm đúng là gì,... Việc nghe không hiểu nội dung cuộc nói chuyện chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin của bạn khi giao tiếp tiếng Anh. 

2. Học tiếng Anh giao tiếp bắt đầu từ đâu?

Vậy việc học tiếng Anh giao tiếp bắt đầu từ đâu mới thật sự mang đến kết quả như mong muốn? 

2.1 Học cách phát âm

Luyện tập phát âm là bước đầu tiên để học tiếng Anh giao tiếp. Chắc chắn bạn cần phải biết cách phát âm chuẩn, rõ ràng thì mới có thể truyền tải được chính xác ý muốn, quan điểm của bản thân đến người khác. Vậy học phát âm trong tiếng Anh cần phải chú ý những yếu tố nào?

2.1.1 Làm chủ ngữ âm trong tiếng Anh

IPA – International Phonetic Alphabet là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế mà bất kỳ ai mới bắt đầu học tiếng Anh cũng cần nắm vững. Bảng IPA giúp người học biết cách đọc từng nguyên âm và phụ âm, từ đó cải thiện phát âm tiếng Anh chuẩn. 

Bảng phiên âm IPA gồm 44 âm cơ bản, 20 nguyên âm và 24 phụ âm (như bảng minh họa)

Xem thêm: HỌC PHÁT ÂM BẢNG PHIÊN ÂM IPA CHUẨN QUỐC TẾ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

null

Hãy bắt đầu học lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi đến Phụ âm. Trong đó, tập trung vào 8 âm này: /iː/, /ɜː/, /ɑː/, /eɪ/, /dʒ/, /j/, /θ/, /l/. 

Vì đây là những âm xuất hiện trong hầu hết 80% các từ tiếng Anh và cũng tương đối khó để luyện tập thành thục. Nhưng khi đã quen với 8 âm quan trọng này, bạn sẽ thấy việc luyện các âm còn lại dễ dàng hơn rất nhiều. 

2.1.2 Trọng âm trong tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Đối với những từ có hai âm tiết trở lên trong tiếng Anh, luôn có một âm tiết có cách phát âm nhấn nhá khác hẳn so với các âm tiết còn lại, đó được gọi là trọng âm. Nhìn vào phiên âm của một từ, trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết được nhấn trọng âm. 

Ví dụ: actress /ˈæk.trəs/ → Trọng âm nằm ở âm tiết đầu tiên

dimension /ˌdaɪˈmen.ʃən/ → Trọng âm nằm ở âm tiết thứ hai

Trọng âm trong tiếng Anh có vai trò tương tự như dấu trong tiếng Việt. Một số từ vựng tuy có cách viết giống nhau nhưng khác nhau về từ loại sẽ có cách nhấn trọng âm vào những âm tiết khác nhau. Do đó, nếu bạn nhấn sai trọng âm, người nghe sẽ khó nắm được ý của bạn, thậm chí là hiểu sai.

Xem thêm: TỔNG HỢP CÁCH ĐÁNH TRỌNG ÂM TIẾNG ANH ĐƠN GIẢN VÀ DỄ NHỚ NHẤT

2.1.3 Ngữ điệu trong tiếng Anh 

Ngữ điệu trong tiếng Anh được hiểu đơn giản là sự lên xuống và ngắt nghỉ của lời nói. Việc lên giọng hay xuống giọng ở những chỗ khác nhau sẽ làm câu nói của bạn mang một ý nghĩa và sắc thái khác nhau. 

Ngữ điệu được ví như tính nhạc có trong câu nói, sẽ giúp bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên và thu hút hơn. Tùy vào mục đích giao tiếp, mỗi người sẽ có cách thể hiện ngữ điệu khác nhau bằng cách nhấn mạnh ở những từ quan trọng trong ý của họ. Chẳng hạn như:

  • “There are five people in the room.” → Nhấn mạnh có 5 người chứ không phải 3 hay 4 người. 
  • “There are five people in the room.” → Nhấn mạnh đó là người chứ không phải vật thể hay đối tượng khác.
  • “There are five people in the room.” → Nhấn mạnh ở trong phòng chứ không phải bên ngoài hay nơi nào khác.

Xem thêm: 10 QUY TẮC NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH ĐỂ NÓI CHUẨN NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ

2.2 Trau dồi vốn từ vựng

Từ vựng, như đã nói chính là “chất liệu” để bạn xây đắp nên lời nói, câu cú. Không có từ vựng, bạn không thể diễn tả cụ thể suy nghĩ của bản thân cũng như không nắm được ý người khác muốn trao đổi là gì. Vậy làm sao để học từ vựng hiệu quả?

2.2.1 Phương pháp đọc và take note 

Với phương pháp này, trước tiên bạn hãy chọn một tài liệu tiếng Anh thật sự yêu thích để đọc. Mỗi khi gặp một từ mới, hãy cố gắng tra nhanh nghĩa của từ mới đó trong ngữ cảnh hiện tại, note lại vào một cuốn sổ. 

Rất có thể sau khi đọc tiếp các đoạn sau, hoặc ở một cuốn sách khác, bạn sẽ gặp lại những từ đã tra nghĩa trước đó. Nếu không nhớ nghĩa, bạn hãy tra nghĩa nhanh lại lần nữa và tiếp tục note lại (hãy note lại, dù từ đó đã được note trước đó). Cứ như vậy sau một vài lần, chắc chắn bạn sẽ nhớ được từ đó.

Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, thời gian đầu bạn sẽ phải tốn kha khá thời gian để đọc và note từ vựng vì vốn từ còn ít. Nhưng chỉ cần sau 2-3 tháng, bạn sẽ thu được thành quả xứng đáng với kho từ vựng cá nhân đáng nể. 

2.2.2 Phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh bằng sự liên kết

Phương pháp này giúp bạn ghi nhớ một từ mới bằng cách tạo sự liên kết giữa từ đó với các từ tiếng Anh đã biết để tạo thành trường từ vựng. Cụ thể, bạn có thể tìm từ trái nghĩa (antonyms), đồng nghĩa (synonym) hoặc các từ có ý nghĩa tương tự (similar meaning) để tạo thành một tập hợp từ có sự liên quan với nhau. 

Cách học này sẽ giúp bạn gia tăng vốn từ vựng đáng kể, đồng thời linh hoạt trong cách sử dụng từ. Đừng quên đặt câu với các từ mới đã học, cố gắng áp dụng trong nhiều ngữ cảnh để tạo sự liên kết và giúp não bộ nhớ lâu hơn. 

2.2.3 Phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh bằng hình ảnh, âm thanh hay câu chuyện

Nhiều người học từ vựng tiếng Anh bằng cách viết từ mới ra giấy thật nhiều lần và học thuộc lòng. Cách học truyền thống này thường tạo ra nhàm chán, đồng thời về lâu dài khả năng ghi nhớ cũng không cao vì thiếu tính liên kết, áp dụng thực tiễn. 

Tuy nhiên, nếu thay bằng hình ảnh, âm thanh hay câu chuyện liên quan đến từ vựng thì não bộ của chúng ta sẽ tự ghi nhớ rất lâu. Đây là cách học mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự hứng thú và kết nối sâu với kiến thức cần học. 

Phương pháp học từ vựng này cũng vô cùng đơn giản: 

  • Khi học một từ mới, hãy cố gắng tự nghĩ ý tưởng và minh họa từ đó cụ thể bằng hình ảnh ngộ nghĩnh. 
  • Hoặc khi học một nhóm từ vựng theo chủ đề, hãy cố gắng sắp xếp các từ và tạo thành một đoạn văn, kể về một câu chuyện thú vị. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng âm thanh để mô phỏng từ vựng. 

Ví dụ khi học về động vật, bạn có thể dựa vào tiếng kêu của từng loài vật khác nhau và liên kết với từ vựng tiếng Anh tương ứng để ghi nhớ

2.3 Học ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp

Tiếng Anh giao tiếp có cần phải học ngữ pháp hay không? Câu trả lời là, ngữ pháp có thể không phải là cốt lõi trong giao tiếp tiếng Anh. Tuy nhiên, việc nắm chắc ngữ pháp sẽ giúp chúng ta đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất khi truyền đạt được đúng ý bản thân muốn nói, cũng như hiểu đúng người khác đang nói gì. 

Dưới đây là nguyên tắc học ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp bạn có thể áp dụng: 

2.3.1 Nắm chắc những cấu trúc thông dụng

Đừng vội bắt tay vào học những cấu trúc ngữ pháp phức tạp vì bạn sẽ có thể cảm thấy chán nản. Trước hết hãy bắt đầu học ngữ pháp từ các cấu trúc thông dụng hằng ngày, sau đó nâng cấp dần lên

Áp dụng nguyên lý 80/20 khi học ngữ pháp tiếng Anh, tức là 80% kết quả đạt được xuất phát từ 20% yếu tố quan trọng tạo ra nó. Nếu bạn muốn đạt hiệu quả cao đến 80% thì cần tập trung hoàn toàn vào 20% kiến thức ngữ pháp quan trọng nhất.

Ví dụ, tiếng Anh có 12 thì, song để phục vụ mục đích giao tiếp tiếng Anh, bạn chỉ cần nắm chắc 4 thì sau đây:

  • Present simple tense – Thì hiện tại đơn
  • Past simple tense – Thì quá khứ đơn
  • Future simple tense – Thì tương lai đơn
  • Perfect present tense – Thì hiện tại hoàn thành

2.3.2 Học ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp như một đứa trẻ

Trẻ con từ 1 tuổi đến 6 tuổi học ngôn ngữ theo các giai đoạn: học qua nghe, quan sát và bắt chước, sau khi biết nói rồi mới bắt đầu học đọc và viết. Bạn cũng hãy tưởng tượng mình như một đứa trẻ khi học ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp.

Thay vì ghi chép và học thuộc lòng các cấu trúc một cách máy móc, bạn có thể học qua hình ảnh, âm thanh trong một tình huống cụ thể sinh động hơn để tiếp thu nhanh và ngấm sâu. 

Ví dụ: Khi học “Thì hiện tại đơn” với cách dùng “Diễn tả thói quen, hoạt động hằng ngày lặp đi lặp lại”, bạn có thể xem video diễn tả các hoạt động sinh hoạt cá nhân, sau đó áp dụng và thực hành nói các mẫu câu đơn giản như: “Everyday I brush my teeth, I have breakfast at 6AM,...”

Ngoài ra, việc nghe tiếng Anh thường xuyên cũng là một cách tiếp thu ngữ pháp khá hiệu quả. Ngoài học được ngữ điệu, từ vựng, bạn còn làm quen được ngữ pháp qua các mẫu câu giao tiếp mà người bản xứ hay dùng.

2.4 Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp

Nghe là một trong hai kỹ năng bắt buộc thành thạo nếu bạn muốn giao tiếp tiếng Anh tốt. Quá trình luyện nghe đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều thời gian và phải duy trì liên tục, có thể mất vài tháng hoặc thậm chí 1 năm để thật sự đạt được tiến bộ rõ rệt. 

Sau đây là một số phương pháp luyện nghe tiếng Anh giao tiếp hiệu quả mà chắc chắn sẽ giúp bạn rút ngắn quá trình học tập của mình:

2.4.1 Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp thụ động

Đây là phương pháp không đòi hỏi bạn phải dành 100% sự tập trung hay nỗ lực vào bài nghe. Thay vào đó, bạn chỉ cần nghe tiếng Anh thật nhiều, có thể vào lúc rảnh hoặc tranh thủ khi đang nấu ăn, lau dọn,... Miễn là bạn tự tạo cho mình một môi trường có tiếng Anh xuất hiện để “tắm” ngôn ngữ hằng ngày. 

Quá trình nghe lặp đi lặp lại này sẽ giúp chúng ta dần dần nắm được cách phát âm, cách dùng câu và từ ngữ của người bản xứ. Từ đó não bộ sẽ vô thức ghi nhớ và hình thành phản xạ ngôn ngữ, để khi bắt gặp tình huống giao tiếp tương tự, bạn có thể ngay lập tức bật ra mẫu câu đã bắt gặp trong các bài luyện nghe. 

2.4.2 Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp qua phim

Luyện nghe tiếng Anh qua phim là cách được nhiều người lựa chọn vì vừa có thể giải trí, vừa tích lũy được lượng từ vựng đa dạng, ứng dụng được nhiều tình huống giao tiếp thực tế. Bạn sẽ học hỏi được nhiều cách diễn đạt tự nhiên, chuẩn như người bản xứ mà có thể trong sách vở không đề cập đến. 

Hãy sử dụng những bộ phim có sub song ngữ để luyện nghe hiệu quả. Lưu ý rằng bạn đang học nghe tiếng Anh qua phim, do đó tránh quá xa đà vào nội dung trong phim. Bạn có thể xem qua một lần và sau đó xem lại để học từ vựng, ghi chú các mẫu câu hay, luyện tập bằng cách nhại theo giống như người bản xứ. 

2.5 Luyện nói tiếng Anh giao tiếp

2.5.1 Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Có phải khi giao tiếp bạn thường tư duy bằng tiếng Việt rồi sau đó cố diễn đạt ý muốn nói sang tiếng Anh hay không? Với cách này, bạn sẽ luôn phải dịch qua lại giữa hai thứ tiếng đó, khiến cho phản xạ tiếng Anh trở nên chậm đi rất nhiều. 

Nếu muốn cải thiện phản xạ giao tiếp tiếng Anh, bạn nhất định phải học cách suy nghĩ bằng tiếng Anh. Hãy cố gắng sử dụng tiếng Anh để suy nghĩ bất cứ sự việc nào đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của bạn.

Bắt đầu tập suy nghĩ bằng tiếng Anh từ những thứ xung quanh bạn hiện tại với những câu đơn giản. Ví dụ: Khi đang ăn kem, bạn có thể tự liên tưởng đến câu “I eat ice cream. I like ice cream,...” 

Hãy bắt đầu bằng những câu ngắn gọn và đơn giản nhất. Dần dần khi đã quen, bạn có thể thử suy nghĩ và nói những câu dài, phức tạp hơn. Một cách khác nữa là khi tra từ điển, hãy tập sử dụng từ điển Anh – Anh để học khái niệm của từ mới. Bằng cách này, bạn sẽ tập được cách tư duy và giải thích bằng tiếng Anh. 

2.5.2 Luyện nói trước gương với chính mình

Phương pháp này phù hợp với những bạn chưa tự tin khi giao tiếp tiếng Anh với người khác. Bạn có thể thử đứng trước gương, tập phát âm, nói to và rõ ràng để luyện khẩu hình miệng và phát âm chính xác. 

Mỗi ngày hãy dành ra 3 – 5 phút tự nói chuyện trước gương, giả vờ như bạn đang thảo luận với ai đó về một chủ đề tiếng Anh. Việc luyện tập thường xuyên sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn khi trực tiếp đối diện và giao tiếp với người khác. 

2.5.3 Tập trung nói, đừng quá quan tâm tới ngữ pháp

Nếu đang bận rộn sắp xếp trật tự ngữ pháp trong đầu, lời nói của bạn sẽ không thể nào tự nhiên và trơn tru. Thay vào đó, hãy cứ tập nói như một đứa trẻ, thậm chí bạn có thể kèm cả body language để diễn tả điều mình muốn nói. 

Điều quan trọng ở đây là bạn tự tin dám nói, dám mắc lỗi để sửa chữa và tiến bộ. Đừng quên ngay cả người bản xứ có nhiều lúc cũng chưa chắc nói đúng ngữ pháp trong giao tiếp nên đừng quá lo lắng nhé!

2.5.4 Học theo cụm từ, đừng học từng từ riêng lẻ

Cách học tiếng Anh theo cụm từ có thể là học các phrasal verb, collocation hay idiom,... thay vì học từ vựng riêng lẻ và không biết áp dụng như thế nào khi giao tiếp. Hãy ghi nhớ cách kết hợp từ theo cụm để đảm bảo sự chính xác và tự nhiên như cách người bản xứ thường hay sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn khi đối thoại tiếng Anh với người khác. 

Ví dụ: Muốn hỏi thăm người khác, thay vì nói “How do you feel today?” bạn có thể đổi sang cách nói chuẩn bản xứ hơn như: “How’s it going?” hoặc “What’s up?”

Dưới đây là một số câu nói người bản xứ hay dùng:

  • Help yourself! → Cứ tự nhiên nhé!
  • None of your business. → Không phải việc của bạn.
  • I was just daydreaming. → Tôi chỉ đãng trí chút thôi.
  • Win some, lose some. → Được cái này mất cái kia.
  • Take it or leave it! → Chịu thì lấy, không chịu thì thôi!
  • Don’t take it to heart. → Đừng bận tâm/ Đừng để bụng.
  • Are you available tomorrow? → Mai bạn rảnh chứ?
  • Don’t go yet. → Đừng đi vội.
  • What a relief. → Thật nhẹ cả người.

2.5.5 Nghe và nhại lại

Trong quá trình luyện nghe, bạn có thể kết hợp phương pháp shadowing hay nghe và nhại lại y như những gì người bản xứ đã nói. Hãy cố gắng bắt chước cả tốc độ, ngữ điệu lên xuống, ngắt nghỉ và tông giọng của họ. Tốt hơn hết là ghi âm lại giọng nói của bạn, sau đó so sánh với cách phát âm của đoạn gốc để cải thiện. 

2.5.6 Luyện tập nói những đoạn “xoắn lưỡi”

“Tongue twisters” là những câu nói chứa những từ đồng âm. Đây không chỉ là thử thách đối với người học tiếng Anh mà ngay cả người bản xứ cũng gặp khó khăn khi đọc nhanh những câu này. Với độ “xoắn lưỡi” trong từng câu nói, phương pháp thú vị này sẽ giúp bạn cải thiện phát âm tiếng Anh một cách hiệu quả. 

Hãy thử bắt đầu bằng đoạn văn sau:

“She sells seashells by the seashore

The shells she sells are surely seashells

So if she sell shells on the seashore

I’m sure she sells seashore shells.”

2.5.7 Ghi âm phần nói tiếng Anh của bản thân

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mang đến kết quả không ngờ nếu bạn chịu dành thời gian. Mỗi ngày, bạn chỉ cần tự ngồi kể lại các hoạt động trong ngày, đọc một đoạn văn từ một cuốn sách hoặc tờ báo tiếng Anh, hoặc nói về những điều bản thân chợt nghĩ đến và ghi âm lại bằng điện thoại. 

Nhưng đừng chỉ dừng lại ở đó. Sau mỗi lần ghi âm, bạn cần nghe lại và cố gắng tìm ra lỗi, đó có thể là lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp hay sử dụng sai từ,... Cách học này sẽ giúp những ai tự học ngoại ngữ tiến bộ đáng kể sau một thời gian. 

Như vậy, bài viết trên đây của Langmaster đã tổng hợp chi tiết các phương pháp hiệu quả nhất cho những ai muốn học tiếng Anh giao tiếp. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn phần nào gỡ rối được câu hỏi “Học tiếng Anh giao tiếp bắt đầu từ đâu?”. Đừng quên áp dụng và rèn luyện mỗi ngày để sớm trở thành “cao thủ” khi nói chuyện tiếng Anh với người khác nhé!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác