TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ CÁC DẠNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TIỂU HỌC CƠ BẢN

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Cấu trúc SVO trong tiếng Anh
  • 2. Các loại từ trong tiếng Anh
    • 2.1 Danh từ (Noun)
    • 2.2 Động từ (Verb)
    • 2.3 Tính từ (Adjective)
    • 2.4 Trạng từ (Adverb)
    • 2.5 Giới từ (Preposition)
  • 3. Các thì tiếng Anh cơ bản cho học sinh tiểu học
    • 3.1 Thì hiện tại đơn (Present Simple)
    • 3.2 Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
    • 3.3 Thì quá khứ đơn (Simple Past)
    • 3.4 Thì tương lai đơn (Simple Future)
  • 4. Cấu trúc To-V và V-ing trong tiếng Anh
    • 4.1 Cấu trúc To-V 
    • 4.2 Cấu trúc V-ing 
  • 5. Động từ khiếm khuyết Can, Can’t
  • 6. Câu cảm thán trong tiếng Anh
    • 6.1 Cấu trúc câu cảm thán với “What”
    • 6.2 Cấu trúc câu cảm thán với “How”
    • 6.3 Cấu trúc câu cảm thán với “so” và “such”
  • 7. So sánh hơn và so sánh nhất trong tiếng Anh
    • 7.1 So sánh hơn trong tiếng Anh
    • 7.2 So sánh nhất trong tiếng Anh
  • 8. Từ định lượng (Quantifier)
    • 8.1 Những từ đề cập số lượng lớn: A lot of / lots of, many và much 
    • 8.2 Những từ đề cập số lượng ít: A few, few, a little và little
  • 9. Mạo từ trong tiếng Anh (Article: A, AN, THE)
    • 9.1 Cách sử dụng mạo từ không xác định “A” và “An”
    • 9.2 Cách dùng mạo từ xác định “The”
  • 10. Cách dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học tại nhà cho bé
    • 10.1 Chia nhỏ các phần ra để học
    • 10.2 Linh hoạt khi dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ 
    • 10.3 Lựa chọn tài liệu tiếng Anh ngữ pháp tiểu học phù hợp
    • 10.4 Tham gia khóa học ngữ pháp ở trường hoặc trung tâm tiếng Anh
    • 10.5 Làm các bài tập tiếng Anh và thực hành giao tiếp

Kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh tiểu học là nền tảng vững chắc giúp trẻ có thể học tốt 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tương lai. Cùng Langmaster khám phá những dạng ngữ pháp cơ bản nhất dành cho học sinh ở bậc tiểu học tổng hợp chi tiết bên dưới đây! 

1. Cấu trúc SVO trong tiếng Anh

S V O là một cấu trúc câu phổ biến trong ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, với chủ ngữ đứng trước, theo sau là động từ và tân ngữ. Trong đó:

  • Chủ ngữ là người hoặc vật thực hiện hành động.
  • Động từ thể hiện hành động.
  • Tân ngữ là người hoặc vật chịu tác động của hành động đó. 

Ví dụ: Anna eats an apple. (Anna ăn một quả táo)

Trong đó:

  • “Anna” là chủ ngữ
  • “eats” là động từ
  • “an apple” là tân ngữ.

Xem thêm: BÍ QUYẾT CHINH PHỤC BÀI TẬP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

2. Các loại từ trong tiếng Anh

2.1 Danh từ (Noun)

2.1.1 Định nghĩa 

Danh từ trong tiếng Anh dùng để chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, địa điểm, hiện tượng hay khái niệm…)

Ví dụ:

  • Danh từ chỉ người: she, doctor, man,…
  • Danh từ chỉ con vật: dog, cat, tiger,…
  • Danh từ chỉ vật: money, chair, computer,…
  • Danh từ chỉ hiện tượng: storm, earthquake,…
  • Danh từ chỉ địa điểm: school, office,…
  • Danh từ chỉ khái niệm: culture, experience,…

2.1.2 Các loại danh từ trong tiếng Anh

Danh từ trong tiếng Anh bao gồm danh từ chỉ số ít và danh từ chỉ số nhiều:

  • Danh từ số ít: là những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng có thể đếm được (đi với “a/an”) hoặc những sự vật, hiện tượng không thể đếm được.
    Ví dụ: an apple (một quả táo), a cat (một con mèo), hair (mái tóc),... 
  • Danh từ số nhiều: là những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng có thể đếm được, với số lượng từ hai trở lên. Danh từ số ít chuyển sang số nhiều thường thêm “s/es”.
    Ví dụ: apples (những quả táo), balls (những quả bóng),... 

2.1.3 Quy tắc chuyển danh từ số ít sang danh từ số nhiều

  • Quy tắc 1: Thêm đuôi “-s”. Ví dụ: dog → dogs (những chú chó)
  • Quy tắc 2: Thêm đuôi “-es” với các danh từ số ít tận cùng là “-ch, -sh, -x, -o, -s”. Ví dụ: bus → buses (những chiếc xe buýt)
  • Quy tắc 3: Danh từ số ít tận cùng là “-y”, chuyển sang danh từ số nhiều thì bỏ “-y” thêm “-ies”. Ví dụ: bady → babies (các em bé)
  • Quy tắc 4: Danh từ số ít tận cùng là “-f, -fe, -ff” đổi thành danh từ số nhiều thì bỏ “-f, -fe, -ff” thêm “-ves”. Ví dụ: wolf → wolves (những con sói)

Ngoài ra, một số danh từ bất quy tắc khi chuyển từ số ít sang số nhiều: 

  • child → children
  • woman → women
  • man → men
  • mouse → mice
  • person → people,... 

2.1.4 Vị trí của danh từ trong câu

  • Sau động từ to-be
    Ví dụ: I am a doctor. (Tôi là bác sĩ.)
  • Làm chủ ngữ trong câu
    Ví dụ: My house is over there. (Nhà tôi ở phía kia.)
  • Sau tính từ: Adj + N
    Ví dụ: nice dress (chiếc váy đẹp), good boy (chàng trai tốt bụng),... 
  • Sau các mạo từ a/an, this, that, the, these… + N
    Ví dụ: this book (quyển sách này), those flowers (những bông hoa đó),... 
  • Sau tính từ sở hữu: my, your, her, his, their, our… + N
    Ví dụ: your pen (bút của bạn), her book (sách của cô ấy),... 
  • Sau từ chỉ số lượng: much, many, some, a lot of/ lots of… + N
    Ví dụ: many cars (nhiều xe), some pencils (một vài chiếc bút chì),... 

2.2 Động từ (Verb)

2.2.1 Định nghĩa

Động từ trong tiếng Anh là các từ hoặc cụm từ diễn tả hành động, trạng thái của người, sự vật. 

Ví dụ: look (nhìn), think (suy nghĩ), write (viết), feel (cảm nhận),... 

Phân loại theo vai trò có các loại động từ trong tiếng Anh:

  • Động từ tobe
  • Động từ thường (regular verbs): eat (ăn), sleep (ngủ),... 
  • Động từ khiếm khuyết (modal verbs): can, could, may might, must,... 

2.2.2 Vị trí và cách dùng của động từ

  • Đứng sau chủ ngữ: Trong một câu tiếng Anh cơ bản, động từ đứng ngay sau chủ ngữ với mục đích diễn tả hành động của chủ thể đó.

Ví dụ: Jack runs in the park every morning. (Jack chạy bộ ở công viên mỗi buổi sáng.)

  • Đứng sau trạng từ chỉ tần suất như Never (không bao giờ); Seldom (hiếm khi); Often (thường thường); Sometimes (đôi khi); Usually (thường xuyên); Always (luôn luôn);...
    Ví dụ: Helen often wakes up early. (Helen thường xuyên thức dậy sớm.)

2.2.3 Động từ Tobe

Trong thì hiện tại đơn, động từ tobe có tất cả 3 dạng thức là IS, AM và ARE và sẽ đi với một số chủ ngữ nhất định. 

  • IS: Được dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào. (He is = He’s, She is = She’s, It is = It’s)
  • AM: Chỉ dùng duy nhất với chủ ngữ I. (I am = I’m)
  • ARE: Được dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào. (You are = You’re, We are = We’re, They are = They’re)

2.2.4 Động từ thường

Là những động từ diễn tả các hoạt động thông thường, ví dụ như: smile (mỉm cười), cook (nấu nướng), eat (ăn),... 

2.2.5 Động từ khuyết thiếu

Động từ khuyết thiếu có chức năng bổ nghĩa cho động từ chính, được dùng để diễn tả khả năng, dự định, mệnh lệnh, cần thiết. Những động từ khuyết thiếu phổ biến bao gồm: can, could, may might, must, have to, need, should, ought to.

2.3 Tính từ (Adjective)

2.3.1 Định nghĩa

Tính từ trong tiếng Anh là các từ dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tượng…

Ví dụ: beautiful (xinh đẹp), tall (cao), strong (mạnh),... 

Nếu phân loại theo chức năng, tính từ được chia thành các loại sau:

  • Tính từ miêu tả: thin (gầy), fat (béo),...
  • Tính từ sở hữu: my (của tôi), his (của anh ấy),...
  • Tính từ định lượng: a, an, many,...
  • Tính từ chỉ thị: this, that, these, those
  • Tính từ nghi vấn: what, which,... 
  • Tính từ phân phối: every, each,... 

2.3.2 Vị trí của tính từ trong câu

  • Đứng trước danh từ:
    Ví dụ: beautiful flowers (những bông hoa xinh đẹp), sunny day (ngày nắng),... 
  • Sau động từ To-be: am/is/are, was/were… + Adj
    Ví dụ: This guy is nice (Chàng trai này tốt bụng.)
  • Đứng sau các động từ chỉ cảm xúc: hear, look, feel, become, seem, get, turn, sound… + Adj

Ví dụ: This cake seems delicious. (Cái bánh này trông ngon quá.)

2.4 Trạng từ (Adverb)

2.4.1 Định nghĩa

Trạng từ trong tiếng Anh là từ loại được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu. Cụ thể, trạng từ sẽ miêu tả và nhấn mạnh về tính chất, đặc điểm, thời gian, nơi chốn của một sự vật, hiện tượng xảy ra. Trạng từ thường đứng trước từ hoặc mệnh đề mà nó cần bổ nghĩa.

Về hình thức, hầu hết trạng từ có thể thành lập bằng cách thêm đuôi -ly vào tính từ:

  • quick → quickly
  • kind → kindly
  • bad → badly
  • easy → easily

Các loại trạng từ trong tiếng Anh:

  • Trạng từ chỉ tần suất: always, often,...
  • Trạng từ chỉ nơi chốn: here, there,...
  • Trạng từ chỉ thời gian: yesterday, now,...
  • Trạng từ chỉ cách thức: beautifully, quickly,...
  • Trạng từ liên kết: then, as a result,... 

2.4.2 Vị trí của trạng từ trong câu

  • Đứng trước động từ thường (thường chỉ tần suất như always, usually, rarely,..)
    Ví dụ: I usually wake up at 7AM. (Tôi thường dậy lúc 7 giờ sáng.)
  • Sau động từ tobe
    Ví dụ: My kitchen is very big. (Căn bếp của tôi rất lớn.)
  • Đứng cuối câu
    Ví dụ: The teacher talks to her slowly. (Giáo viên chậm rãi nói với cô ấy.)
  • Đứng đầu câu (kèm dấu ,)
    Ví dụ: Unfortunately, I forgot to bring the umbrella. (Không may là tôi đã quên mang theo ô.)

2.5 Giới từ (Preposition)

2.5.1 Định nghĩa

Giới từ là từ hoặc cụm từ đi với danh từ hoặc đại từ để chỉ mối liên quan giữa các từ loại đó. Có nhiều loại giới từ như: giới từ chỉ thời gian (in, on, at…), chỉ địa điểm (under, on, in…), chỉ cách thức (by, with, without)…

2.5.2 Vị trí giới từ trong câu

Giới từ thường đứng trước danh từ, cụm danh từ hoặc danh động từ. 

Ví dụ: 

  • Jim wants to talk about his garden. (Jim muốn nói về khu vườn của anh ta.)
  • Anna is looking forward to writing a new book. (Anna đang trông đợi việc viết một cuốn sách mới.)

2.5.3 Giới từ chỉ thời gian

Giới từ chỉ thời gian trong tiếng Anh (Prepositions of time) là các từ hoặc cụm từ giúp làm rõ thời gian thực hiện, diễn ra hoạt động, sự việc,... 

  • In: chỉ những buổi trong ngày, năm, tháng cụ thể, chỉ các mùa, thế kỷ và những thời kỳ dài. Ví dụ: In the morning, in 1998,... 
  • At: chỉ một giờ cụ thể, một số dịp lễ, sự kiện, các lễ hội đặc biệt, độ tuổi,...
    Ví dụ: at 7 PM, at Christmas,... 
  • On: chỉ các thứ trong tuần, ngày tháng năm và các ngày cụ thể. Ví dụ: on Monday, on 10th June,... 
  • Since: chỉ một mốc thời gian cụ thể. Ví dụ: since 2000, since July,... 
  • For: chỉ một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: for 3 days, for a long time,... 
  • From: chỉ một khoảng thời gian từ khi cái gì đó bắt đầu. Ví dụ: from Monday to Friday, from 2 AM to 4 PM,... 

2.5.4 Giới từ chỉ nơi chốn

  • On (ở trên): Dùng để diễn tả một vật ở trên một vật khác và có sự tiếp xúc với nhau. Ngoài ra, On còn dùng để chỉ số tầng nhà hay dùng trong cụm từ chỉ vị trí. Ví dụ: on the table, on the 2nd floor,... 
  • In (ở trong): Dùng để chỉ một không gian có biên giới và được sử dụng đứng trước thị trấn, thành phố, đất nước. Ví dụ: in Vietnam, in my room,... 
  • Under (ở dưới): Dùng để chỉ một vật ở dưới một vật khác. Ví dụ: under the sea, under the table,...
  • Next to (bên cạnh): Dùng để diễn tả một vật ngay bên cạnh một vật khác. Ví dụ: The cat is lying next to me. (Con mèo nằm cạnh tôi.)
  • Behind (ở đằng sau): Được dùng để diễn tả một vật ở đằng sau một vật nào đó. Ví dụ: behind my back, behind your car,... 
  • Between (ở giữa): Dùng khi mô tả một vật ở giữa các vật khác. Ví dụ: Lan is standing between me and Steve. (Lan đang đứng giữa tôi và Steve.)

Xem thêm: 

=> SIÊU HOT! TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A - Z

=> MẸO ÔN TẬP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN CẤP TỐC CHỈ 30 PHÚT MỖI NGÀY

3. Các thì tiếng Anh cơ bản cho học sinh tiểu học

Trong ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, các em cần phải nắm vững được 4 thì cơ bản sau đây:

3.1 Thì hiện tại đơn (Present Simple)

3.1.1 Cấu trúc

  • Với động từ Tobe:

Khẳng định (+): S + am/is/are + O

Phủ định (-): S + am/is/are not + O

Nghi vấn (?): Am/is/are + S + O?

  • Với động từ thường:

Khẳng định (+): S + V(s/es) + O

Phủ định (-): S + do/does not + V_inf + O

Nghi vấn (?): Do/Does + S + V_inf + O?

3.1.2 Cách dùng:

  • Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý.
    Ví dụ: The Sun sets in the West. (Mặt trời lặn ở phía Tây.)
  • Diễn tả một hành động xảy ra thường xuyên, một thói quen ở hiện tại.
    Ví dụ: I go to school every Monday. (Thứ hai nào tôi cũng đến trường.)

3.1.3 Dấu hiệu nhận biết

Trong câu xuất hiện các trạng từ chỉ tần suất: always (luôn luôn), usually/frequently (thường xuyên), often/sometimes (thi thoảng), occasionally (đôi khi), seldom/rarely (hiếm khi), every day/every week/every month (mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng),…

3.2 Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)

Thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả hành động, sự việc đang xảy ra tại một thời điểm nói nhất định. 

3.2.1 Cấu trúc

  • Khẳng định (+): S + be (am/is/are) + V_ing + O
  • Phủ định (-): S + isn’t/aren’t/am not + V_ing + O
  • Nghi vấn (?): Is/am/are + S + V_ing?

3.2.2 Cách dùng

  • Diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài tại một thời điểm ở hiện tại.
    Ví dụ: My dad is talking on the phone. (Bố tôi đang nói chuyện điện thoại.)
  • Diễn tả một hành động, sự việc sắp xảy ra ở tương lai gần (thường là nói về một kế hoạch đã được lên lịch sẵn).
    Ví dụ: Is she going out with her boyfriend tonight? Tối nay cô ấy ra ngoài với bạn trai đúng không?

3.2.3 Dấu hiệu nhận biết

Câu ở thì hiện tại tiếp diễn khi:

  • Xuất hiện các trạng từ chỉ thời gian: now (bây giờ), at present (hiện tại), right now (ngay bây giờ), at the moment (ngay lúc này), It’s + giờ cụ thể + now (bây giờ là mấy giờ),…
  • Có các động từ mệnh lệnh: watch!/look! (nhìn kìa), listen! (nghe này!), keep silent! (hãy giữ im lặng!), look out!/watch out! (coi chừng!),…

3.3 Thì quá khứ đơn (Simple Past)

Thì quá khứ đơn là thì dùng để diễn tả một hành động, sự việc đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ.

3.3.1 Cấu trúc

  • Với động từ Tobe:

Khẳng định (+): S + was/were + O

Phủ định (-): S + was/were + not + O

Nghi vấn (?): Was/were + S + O?

  • Với động từ thường:

Khẳng định (+): S+ V_ed + O

Phủ định (-): S + didn’t + V + O 

Nghi vấn (?): Did + S + V-inf…?

3.3.2 Cách dùng

  • Diễn tả hành động đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ.
    Ví dụ: She ate an apple yesterday. (Hôm qua cô ấy đã ăn một quả táo.)
  • Diễn tả thói quen trong quá khứ.
    Ví dụ: I used to play volleyball when I was a child. (Tôi đã từng chơi bóng chuyền khi còn nhỏ.)

3.3.3 Dấu hiệu nhận biết

Trong câu xuất hiện các từ như: yesterday (hôm qua), in the past (hồi trước), the day before (ngày hôm trước), ago (cách đây), last night/last week/last month/last year (tối qua/tuần trước/tháng trước/năm ngoái), today/this morning/this afternoon,...

3.4 Thì tương lai đơn (Simple Future)

Thì tương lai đơn dùng diễn tả dự định/hành động xuất hiện tự phát tại thời điểm nói, không có kế hoạch từ trước.

3.4.1 Cấu trúc

  • Khẳng định (+): S + will + V_inf + O
  • Phủ định (-): S + will not + V-inf + O
  • Nghi vấn (?): Will + S + V_inf…?

3.4.2 Cách dùng

  • Diễn tả một dự đoán nhưng không có căn cứ.

Ví dụ: I think Anna will come here. (Tôi nghĩ Anna sẽ đến đây.)

  • Diễn tả một quyết định tự phát ngay lúc nói.

Ví dụ: I’ll help her take care it. (Tôi sẽ giúp cô ấy chăm sóc nó.)

  • Diễn tả lời ngỏ ý, một lời hứa, đe dọa, đề nghị.
    Ví dụ: Will you marry me? (Em sẽ lấy anh chứ?)

3.4.3 Dấu hiệu nhận biết

Xuất hiện các trạng từ chỉ thời gian: tomorrow (ngày mai), soon (sớm thôi), next day/next week/next month/next year (ngày tới, tuần tới, tháng tới, năm tới)…

4. Cấu trúc To-V và V-ing trong tiếng Anh

4.1 Cấu trúc To-V 

To-V là hình thức nguyên mẫu của động từ, được sử dụng trong một số trường hợp sau: 

  • To V đóng vai trò làm chủ ngữ của câu.
    Ví dụ: To travel around the world is my dream. (Du lịch vòng quanh thế giới là ước mơ của tôi.)
  • To V làm tân ngữ của động từ, thường đi sau một số động từ nhất định như: want/ learn/ hope/ agree/ plan… + to-V

Ví dụ: I want to be a doctor. (Tôi muốn trở thành bác sĩ.)

4.2 Cấu trúc V-ing 

Dạng V-ing hay danh động từ là hình thức động từ được thêm “–ing". Được dùng như một danh từ làm chủ ngữ trong câu hoặc đi sau một số động từ nhất định: dislike/ finish/ enjoy/ practice/ keep + V-ing.

Ví dụ: 

  • Doing exercises everyday is good for your health. (Tập thể dục tốt cho sức khỏe của bạn.)
  • I enjoy drinking hot coffee. (Tôi thưởng thức cà phê nóng.)

5. Động từ khiếm khuyết Can, Can’t

Can và Can’t là hai động từ khiếm khuyết thường gặp trong ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, mang nghĩa chỉ ai đó có khả năng/ không có khả năng làm gì. “Can’t” là dạng phủ định của “Can” (viết tắt của “Cannot”).

Công thức:

  • Dạng khẳng định: S + can + V_inf

Ví dụ: She can swim faster. (Cô ấy có thể bơi nhanh hơn.)

  • Dạng phủ định: S + can’t + V_inf
    Ví dụ: They can’t help me finish my job. (Họ không thể giúp tôi hoàn thành công việc.)
  • Dạng nghi vấn: Can + S +  V_inf?
    → Yes, S + can/ No, S can’t.

Ví dụ: Can we change the schedule? – Yes, we can/ No, we can’t. (Chúng ta có thể thay đổi lịch trình được không? – Được/ Không được.)

6. Câu cảm thán trong tiếng Anh

Câu cảm thán trong tiếng Anh (exclamation sentence) là một dạng câu dùng để diễn tả thái độ, cảm xúc của người nói tới sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó. Câu cảm thán thường được dùng nhiều trong giao tiếp. 

Ví dụ: What a nice day!

6.1 Cấu trúc câu cảm thán với “What”

Tùy thuộc vào loại danh từ có trong câu, chúng ta sẽ có các cấu trúc câu cảm thán với “What” khác nhau để áp dụng:

  • Với danh từ số ít: What + a/ an + adj + danh từ số ít!
    Ví dụ: What a good boy! (Thật là một cậu bé ngoan!)
  • Với danh từ đếm được số nhiều: không sử dụng mạo từ “a/an”. Nếu cuối câu có sử dụng động từ “tobe” thì phải chia ở dạng số nhiều. 

Cấu trúc: What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be)!
Ví dụ: What beautiful flowers (are)! (Những bông hoa đẹp quá!)

  • Với danh từ không đếm được: không sử dụng mạo từ “a/an” và động từ “tobe”

Cấu trúc: What + adj + danh từ không đếm được!

Ví dụ: What nice hair! (Mái tóc đẹp quá!)

6.2 Cấu trúc câu cảm thán với “How”

Cấu trúc: How + adj/ adv + (S + V/ be)!

Ví dụ: How fast she runs! (Cô ấy chạy nhanh thật!)

6.3 Cấu trúc câu cảm thán với “so” và “such”

Cấu trúc: 

  • (S + V) + so + adj/ adv!
  • (S + V) + such + (a / an) + adj/ adv!

Ví dụ: (It is) such a cool guy! (Chàng trai đó ngầu ghê!)

7. So sánh hơn và so sánh nhất trong tiếng Anh

7.1 So sánh hơn trong tiếng Anh

Cấu trúc so sánh hơn cũng là một phần ngữ pháp tiếng Anh tiểu học nâng cao quan trọng mà các em cần nắm:

7.1.1 Với tính từ, trạng từ ngắn

Tính từ, trạng từ ngắn là những tính từ, trạng từ chỉ có một âm tiết. Khi đó chúng ta chỉ cần thêm đuôi “er” vào tính từ nhắm mục đích so sánh.

Cấu trúc: S + be/V + adj/adv-er + than + ...

Ví dụ: 

  • This book is thicker than that one. (Cuốn sách này dày hơn cuốn sách kia.)
  • She works harder than I do. = She works harder than me. (Cô ấy làm việc chăm chỉ hơn tôi.)

7.1.2 So sánh hơn với tính từ, trạng từ dài

Tính từ, trạng từ dài trong tiếng Anh là tính từ, trạng từ có 2 âm tiết trở lên. Khi đó chúng ta không thêm đuôi “er”, mà thêm “more” vào trước tính từ đó nhằm mục đích so sánh hơn.

Cấu trúc: S + more + adj/adv + than + ...

Ví dụ: 

  • Jack is more intelligent than I am. = Jack is more intelligent than me. (Jack thông minh hơn tôi.)
  • My friend did the test more carefully than I did. = My friend did the test more carefully than me. (Bạn tôi làm bài kiểm tra cẩn thận hơn tôi.)

7.2 So sánh nhất trong tiếng Anh

So sánh nhất (Superlative) là cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh dùng để nhấn mạnh đặc điểm hay tính chất nào đó khác biệt nhất của một cá thể so với các đối tượng còn lại trong cùng một nhóm. Trong so sánh nhất phải có ít nhất 3 đối tượng trở lên. 

7.2.1 So sánh nhất với tính từ, trạng từ ngắn

Cấu trúc: S + V + the + adj-est/ adv-est

Ví dụ:

  • It is the brightest time in my life. (Đó là khoảng thời gian tươi sáng nhất trong cuộc đời tôi.)
  • He runs the fastest in my class. (Anh ấy chạy nhanh nhất lớp tôi.)

7.2.2 So sánh nhất đối với tính từ, trạng từ dài

Cấu trúc: S + V + the most + adj/adv

Ví dụ:

  • Sarah is the most beautiful girl I’ve ever met. (Sarah là cô gái xinh nhất mà tôi từng gặp.)
  • He drives the most carelessly in the class. (Anh ấy lái xe ẩu nhất trong lớp.)

Lưu ý:

  • Một số tính từ có 2 âm tiết nhưng có tận cùng là “y, le, ow, er” khi so sánh sẽ áp dụng cấu trúc so sánh của tính từ ngắn.

Ví dụ: happy → happier → happiest

simple → simpler → the simplest

narrow → narrower → the narrowest

clever → cleverer → the cleverest

  • Một số tính từ, trạng từ bất quy trong so sánh hơn, so sánh nhất:

good/well → better → the best

bad/ badly → worse → the worst

much/ many → more → the most

a little/ little → less → the least

far →  farther/ further → the farthest/ furthest

8. Từ định lượng (Quantifier)

Từ định lượng là những từ dùng để đề cập đến số lượng. 

8.1 Những từ đề cập số lượng lớn: A lot of / lots of, many và much 

A lot of lots of được dùng với danh từ số nhiều hoặc danh từ không đếm được trong câu xác định.

Ví dụ:

  • There are a lot of bananas in the fridge. (Có nhiều chuối trong tủ lạnh.)
  • Learning a foreign language takes lots of time. (Học một ngoại ngữ tốn rất nhiều thời gian.)

Many được dùng với danh từ số nhiều và much dùng trước danh từ không đếm được. 

Ví dụ:

  • I do not have many English books. (Tôi không có nhiều sách tiếng Anh.)
  • She put too much salt in the soup. (Cô ấy đã cho quá nhiều muối vào súp.)

8.2 Những từ đề cập số lượng ít: A few, few, a little và little

A few được dùng trước danh từ số nhiều và a little dùng trước danh từ không đếm được.

Ví dụ:

  • There are a few students in the room. (Có một vài học sinh trong phòng.)
  • There is a little sugar in the jar. (Có một ít đường trong lọ.)

Fewlittle mang nghĩa phủ định.

Ví dụ:

  • I feel sorry for her. She has few friends. (She has almost no friend) (Tôi thấy đáng tiếc cho cô ấy. Cô ấy hầu như không có bạn bè.)
  • I have little money. I don't even have enough money to buy food for dinner. (I have almost no money) (Tôi cạn túi rồi. Thậm chí tôi không còn đủ tiền để mua thức ăn tối nữa.)

9. Mạo từ trong tiếng Anh (Article: A, AN, THE)

9.1 Cách sử dụng mạo từ không xác định “A” và “An”

Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ đếm được số ít (singular nouns), mang nghĩa là “một”. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước.

Ví dụ: A ball is round. (Trái bóng tròn - nghĩa chung chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng)

9.2 Cách dùng mạo từ xác định “The”

Dùng “the” trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông quen thuộc.

Ví dụ: The girl in the corner is my daughter. (Cô bé đứng ở góc đường là con gái tôi - Cả người nói và người nghe đều biết đó là “cô bé” nào.)

  • “The” dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, biển, vịnh và các cụm hồ (số nhiều). Ví dụ: The Red Sea, the Atlantic Ocean, the Great Lakes,... 
  • Trước tên các dãy núi. Ví dụ: The Rocky Mountains, The Everest Mountains
  • Trước tên những vật thể duy nhất trong vũ trụ hoặc trên thế giới. Ví dụ: The earth, the moon
  • The + số thứ tự + danh từ. Ví dụ: The third chapter (chương thứ ba)

10. Cách dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học tại nhà cho bé

Ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh tiểu học không hề khó nếu ba mẹ tham khảo một số mẹo sau đây để dạy bé học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả hơn tại nhà:

10.1 Chia nhỏ các phần ra để học

Ba mẹ cần xác định những kiến thức tiếng Anh cơ bản, sau đó chia nhỏ các phần ra và xem đâu là trọng tâm mà độ tuổi trẻ cần phải học. Việc tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh tiểu học phù hợp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận và không còn cảm thấy tiếng Anh là một môn khó nữa. 

10.2 Linh hoạt khi dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ 

Khi dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, bố mẹ nên tìm nhiều cách khác nhau, linh hoạt hơn như: học thông qua trò chơi, xem các bộ phim hoạt hình, video sống động hoặc vẽ sơ đồ tư duy để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ, thay vì bắt các em ngồi một chỗ, học cách công thức ngữ pháp khô khan và nhàm chán. 

10.3 Lựa chọn tài liệu tiếng Anh ngữ pháp tiểu học phù hợp

Có rất nhiều tài liệu học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học và bố mẹ cần phải lựa chọn những quyền sách phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tốt hơn hết, hãy lựa chọn cho trẻ tài liệu tiếng Anh của các nhà xuất bản uy tín để đảm bảo nguồn học chuẩn nhất. 

10.4 Tham gia khóa học ngữ pháp ở trường hoặc trung tâm tiếng Anh

Nếu bố mẹ gặp khó khăn trong việc dạy con ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, có thể tham khảo các khóa học tiếng Anh cơ bản ở trung tâm uy tín. Trẻ sẽ được học theo lộ trình bài bản với nhiều phương pháp thú vị, giúp các em hiểu bài và nhớ lâu.

10.5 Làm các bài tập tiếng Anh và thực hành giao tiếp

Để giúp các con ôn tập và ghi nhớ kiến thức ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, ba mẹ có thể cho con tích cực làm bài tập, đồng thời khuyến khích các em giao tiếp để áp dụng ngữ pháp trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Có như vậy, các con mới cảm thấy tự tin hơn, có cơ hội sửa sai để ngày càng tiến bộ. 

Trên đây là bài viết tổng hợp đầy đủ những kiến thức quan trọng nhất về ngữ pháp tiếng Anh tiểu học. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết của Langmaster, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo để quá trình học tiếng Anh trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nhé! Chúc các em học tốt!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác