PERMIT TO V HAY VING? CÁCH SỬ DỤNG “PERMIT” CHÍNH XÁC
Mục lục [Ẩn]
Khi diễn đạt cấu trúc “cho phép ai đó làm gì”, chúng ta thường sử dụng động từ “permit”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mắc lỗi khi sử dụng động từ đi kèm sau “permit” vì không biết chắc chắn permit to V hay Ving. Để tránh gặp tình trạng lúng túng khi gặp trường hợp này, Langmaster sẽ giúp bạn nắm được chính xác cách sử dụng “permit” nhé!
Xem thêm:
=> TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH DÙNG CÁC ĐỘNG TỪ ĐI KÈM VỚI CẢ TO V VÀ V-ING
I. Permit là gì?
Trước hết cùng tìm hiểu xem nghĩa của từ “permit” là gì nhé!
- Phiên âm: /pɚˈmɪt/
- “Permit” nghĩa là gì? Ngoài trường hợp phổ biến là “permit” được sử dụng như một động từ, “permit” còn có thể đóng vai trò như một danh từ đấy!
1. Cho phép (hiện tượng, hành động).
Đây là nghĩa phổ biến nhất của “permit”, trong trường hợp này, chúng ta sử dụng “permit” để diễn tả hành động cho phép một hiện tượng, hành động gì đó có thể xảy ra.
Ví dụ:
- The teacher doesn’t permit students to use their phones during the exam (Giáo viên không cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong suốt kỳ thi)
- The sign clearly states that smoking is not permitted in this area. (Biển báo rõ ràng cho biết việc hút thuốc không được phép trong khu vực này)
2. Tài liệu chính thức cho phép làm điều gì đó.
Như vậy, “permit” cũng có thể mang nghĩa là một danh từ, chỉ những tài liệu, quyết định mang tính chính thức, cho phép một điều gì đó được thực hiện.
Ví dụ:
- You need a building permit to start construction on your property (Bạn cần có giấy phép xây dựng để bắt đầu xây dựng trên tài sản của bạn)
- The manager issued a permit for the employee to attend the conference (Giám đốc đã cấp phép cho nhân viên tham dự hội thảo)
II. Các cấu trúc sử dụng “permit”: Permit to V hay Ving
Sau permit là to V hay Ving sẽ còn tùy thuộc vào cấu trúc sử dụng “permit” đó là gì. Cùng Langmaster tổng hợp và phân tích những cấu trúc Tiếng Anh sử dụng động từ này nhé!
2.1. Cấu trúc “Permit + O + to V”
Nếu trong câu xuất hiện tân ngữ đi kèm sau “permit”, động từ theo sau được chia ở dạng to V. Cấu trúc này được sử dụng để diễn tả hành động cho phép một người nào đó (O) có thể được làm gì (to V)
Ví dụ:
- The teacher permits students to use calculators during the math exam. (Giáo viên cho phép học sinh sử dụng máy tính trong kỳ thi toán học)
- The company permits employees to work remotely on Fridays. (Công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa vào ngày thứ Sáu)
2.2. Cấu trúc “Permit + Ving”
Ngược lại với ví dụ trên, nếu trong câu không xuất hiện tân ngữ, động từ đi liền sau “permit” sẽ được chia ở dạng “Ving”. Cấu trúc này có ý nghĩa là cho phép một hành động gì đó được thực hiện.
Ví dụ:
- The park permits cycling on the designated bike paths. (Công viên cho phép đi xe đạp trên đường dành riêng cho xe đạp)
- The school permits using electronic devices in the library. (Trường cho phép sử dụng thiết bị điện tử trong thư viện)
2.3. Cấu trúc “Be permitted + to V”
Trong cấu trúc câu bị động, “permit” sẽ được chia ở dạng “be permitted”, đi kèm sau là động từ to V. Cấu trúc này mang nghĩa diễn tả hiện tượng ai đó được cho phép để làm gì đó.
Ví dụ:
- Visitors are not permitted to take photographs inside the museum (Khách tham quan không được phép chụp ảnh bên trong bảo tàng)
- Children are not permitted to enter the restricted area without adult. (Trẻ em không được phép vào khu vực cấm trái phép mà không có sự giám sát của người lớn)
Như vậy, permit + to V được sử dụng trong cấu trúc câu bị động hoặc khi câu xuất hiện tân ngữ, permit + Ving được sử dụng khi câu không có tân ngữ và ở thể chủ động.
Xem thêm:
=> AVOID TO V HAY V-ING? CẤU TRÚC AVOID NÀO MỚI CHÍNH XÁC?
=> AGREE TO V HAY V-ING? CẤU TRÚC AGREE HAY, DỄ NHỚ
=> CÁCH PHÂN BIỆT CẤU TRÚC TO V VÀ V-ING BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT
III. Các từ Tiếng Anh khác đồng nghĩa với “Permit”
Ngoài cách sử dụng “permit” để diễn tả sự cho phép, còn một số từ Tiếng Anh đồng nghĩa khác có thể được sử dụng thay thế “permit”, đó là “allow” và “let”. Tuy đều có nét nghĩa tương đồng là “cho phép”, 3 động từ Tiếng Anh này mang các sắc thái khác nhau nên được dùng ở các tình huống khác nhau. Cùng tìm hiểu cách sử dụng các từ đồng nghĩa với “permit” và cách phân biệt những từ này nhé!
3.1. Cách sử dụng “Allow”
Tương tự như “permit”, “allow” được dùng trong 3 cấu trúc sau:
- Cấu trúc “Allow + O + to V”
Cấu trúc này dùng để diễn tả hành động cho phép ai đó có thể làm gì
Ví dụ:
- My parents allowed me to go on a trip with my friends. (Cha mẹ cho phép tôi đi du lịch cùng bạn bè.)
- My friend's parents allowed her to stay out late for the party. (Cha mẹ của bạn tôi cho phép cô ấy ra ngoài muộn để tham dự buổi tiệc.)
- Cấu trúc “Allow + Ving”
Tương tự, khi trong câu không có tân ngữ, ta có cấu trúc “Allow + Ving”
Ví dụ:
- My teacher allows listening to music during class. (Giáo viên của tôi cho phép nghe nhạc trong lớp học.)
- My friend's parents allow swimming in their pool after school. (Bố mẹ của bạn tôi cho phép bơi trong hồ bơi của họ sau giờ học)
- Cấu trúc “Be allowed + to V”
Trong câu bị động, cấu trúc sẽ được chia ở dạng “Be allowed + to V”
Ví dụ:
- I am allowed to use the company car for business trips. (Tôi được phép sử dụng xe công ty cho các chuyến công tác)
- The students are allowed to bring snacks to school. (Học sinh được phép mang đồ ăn nhẹ đến trường)
=> ALLOW TO V HAY VING? CÁC CẤU TRÚC VỀ ALLOW PHỔ BIẾN
=> NẮM CHẮC NGAY CẤU TRÚC CỦA CONTINUE: CONTINUE TO V HAY VING?
3.2. Cách sử dụng “Let”
Để diễn đạt ý “cho phép ai đó làm gì”, động từ “Let” được sử dụng trong cấu trúc sau: “Let + O + V”
Ví dụ:
- They let their children stay up late on weekends. (Họ cho phép con cái của họ thức khuya vào cuối tuần)
- The teacher let the students use their phones for research.(Giáo viên để cho học sinh sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin)
Lưu ý: "Let’s" là một cách lịch sự để đưa ra một đề xuất hoặc yêu cầu. "Let's" là dạng viết tắt của từ "Let us".
3.3. Phân biệt Allow, Let và Permit
"Allow”, “Let” và “Permit” đều mang nghĩa là “cho phép” nhưng được sử dụng trong các tình huống có mức độ trang trọng khác nhau, cụ thể:
- Permit: tình huống trang trọng cao
- Allow: tình huống trang trọng vừa phải
- Let: tình huống thân thiết, đời thường, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
IV. Bài tập
Bài 1: Chia động từ trong ngoặc ở dạng “to V” hoặc “Ving”:
1. Do you think your parents will permit you _________ (stay) out late tonight?
2. The rules of the library don't permit ________ (talk).
3. The manager permits us _________ (use) the conference room for our meeting.
4. Children under 12 years old are not permitted __________(watch) this movie
5. They permit us _________ (bring) our own food to the party.
6. The teacher doesn't permit _________(use) electronic devices during class.
7. My boss doesn't permit __________ (take) long breaks.
8. The security guard permits us ___________ (enter) the building without proper identification.
9. The city regulations permit ___________ (build) a fence without prior approval.
10. Visitors are permitted ____________ (take) photographs in the museum.
Bài 2: Khoanh tròn câu trả lời đúng
1. She lets her son play in the park after finishing his homework.
A. permits B. allows C. lets
2. I was permitted ____________ a day off to attend a family event.
A. taking B. take C. to take
3. The _______ granted by the city council allows the company to operate its business.
A. permit B. text C. letter
4. The company policy does not _______ employees to use social media during working hours.
A. permit B. allow C. Both A and B
5. Let’s _______ to the restaurant for dinner!
A. going B. go C. went
Đáp án:
Bài 1:
1. to stay
2. talking
3. to use
4. to watch
5. to bring
6. using
7. taking
8. to enter
9. building
10. to take
Bài 2:
1. C
2. C
3. A
4. C
5. B
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau khám phá định nghĩa và cách sử dụng “Permit” đầy đủ. Có thể thấy, permit to V hay Ving sẽ phụ thuộc vào câu có bao gồm tân ngữ không và câu ở thể chủ động hay bị động. Ngoài cách sử dụng “Permit” để diễn tả ý “cho phép”, chúng ta còn có thể dùng “Allow” hoặc “Let” tùy vào sắc thái trang trọng của từng tình huống nhé!
Để kiểm tra trình độ Tiếng Anh của mình, bạn có thể đăng ký bài test MIỄN PHÍ cùng Langmaster TẠI ĐÂY nhé!
Nội Dung Hot
KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM
- Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
- Học online chất lượng như offline.
- Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
- Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí
Bài viết khác
Thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng Anh là một thì cơ bản. Hãy cùng Langmaster học và tải free file về cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết và bài tập nhé!
Thực hành làm bài tập thì hiện tại đơn để hiểu sâu hơn và dễ áp dụng vào giao tiếp tiếng Anh hằng ngày và trong công viêc. Cùng Langmaster học ngay nhé!
Bài tập thì hiện tại tiếp diễn từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn ghi nhớ sâu kiến thức về thì hiện tại tiếp diễn. Hãy cùng Langmaster luyện tập nhé!
Phrasal verb là một chủ đề tiếng Anh vừa hay vừa khó nhưng lại rất quan trọng, đòi hỏi thực hành thường xuyên. Cùng thực hành ngay với 100+ bài tập Phrasal Verb nhé!
Tính từ là một mảng kiến thức rất rộng và quan trọng hàng đầu khi học tiếng Anh. Cùng ôn tập kiến thức và thực hành với các bài tập về tính từ trong tiếng Anh nhé!