NỘI ĐỘNG TỪ (INTRANSITIVE VERB): CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

Nội động từ (Intransitive verb) là một dạng đặc biệt của động từ trong tiếng Anh. Tuy nhiên, nó hay bị nhầm lẫn với khái niệm ngoại động từ. Vậy nội động từ được sử dụng như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Langmaster.

1. Khái niệm nội động từ (Intransitive verb)

Intransitive verb là tên tiếng Anh để gọi nội động từ. Trong một câu, khi sử dụng nội động từ nghĩa là bạn không cần thêm một tân ngữ đi kèm theo nó.

Từ loại này khi dùng trong câu đã thể hiện rõ ý nghĩa của câu, không cần dùng thêm để biểu thị sự tác động lên người hay vật. Nội động từ thường được đặt ngay phía sau chủ ngữ. Trong câu có chứa nội động từ thường không được dùng ở thể bị động.

Ví dụ: The dog jumped when I come back home.

(Con chó nhảy lên khi tôi trở về nhà)

Trong câu bên trên, hành động nhảy lên của con chó không cần bất cứ tân ngữ gì đi kèm. Chính vì vậy, jumped chính là nội động từ.

Xem thêm về các động từ đặc biệt khác:

=> 20 ĐỘNG TỪ CƠ BẢN NHẤT về các HÀNH ĐỘNG CỦA CƠ THỂ 

2. Đặc điểm nhận diện và một số nội động từ thường gặp

Trong tiếng Anh, nội động từ thường là những từ chỉ hoạt động. Cùng tìm hiểu thêm về cách nhận biết và một số ví dụ bên dưới đây.

2.1. Đặc điểm

  • Nó thể hiện rõ được các hành động của chủ thể trong câu mà không cần sự xuất hiện của tân ngữ.
  • Nó đứng ngay phía sau của chủ ngữ chính trong câu. Thì của nội động từ cũng được chia theo ngữ cảnh của câu tại thời điểm nói.
  • Trong câu có xuất hiện nội động từ thường không có tân ngữ hoặc trạng ngữ đi kèm.

null

Đặc điểm của nội động từ

2.2. Các nội động từ trong tiếng Anh thường gặp

  • Awake /əˈweɪk/: thức, tỉnh giấc
  • Agree /əˈgriː/: đồng ý
  • Appear /əˈpɪər/: trông, nhìn
  • Arrive /əˈraɪv/: đến
  • Awake /əˈwāk/: thức, tỉnh hoặc
  • Become /bɪˈkʌm/: trở thành
  • Belong /bɪˈlɒŋ/: thuộc về
  • Collapse /kəˈlæps/: bị hỏng
  • Consist /kənˈsɪst/: gồm, bao gồm
  • Cost /kɒst/: mất, giá (tiền)
  • Cough /kɒf¹/: ho
  • Cry /kraɪ¹/: khóc
  • Depend /dɪˈpɛnd/: phụ thuộc
  • Die /daɪ/: chết
  • Disappear /dɪsəˈpɪər/: biến mất
  • Emerge /ɪˈmɜːʤ/: hòa nhập
  • Exist /ɪgˈzɪst/: tồn tại
  • Fall /fɔːl/: ngã
  • Go /gəʊ/: đi
  • Happen /ˈhæpən/: xảy ra
  • Have /hæv/: có
  • Inquire /ɪnˈkwaɪə/: yêu cầu
  • Knock (sound) /nɒk (saʊnd)/: gõ (tạo tiếng động)
  • Laugh /lɑːf/: cười
  • Live /lɪv/: sống
  • Look /lʊk/: trông, nhìn
  • Last (endure) /lɑːst (ɪnˈdjʊə)/: kéo dài
  • Occur /əˈkɜː/: xuất hiện
  • Remain /rɪˈmeɪn/: duy trì, còn lại, vẫn
  • Respond /rɪsˈpɒnd/: phản ứng
  • Result /rɪˈzʌlt/: kết quả
  • Revolt /rɪˈvəʊlt¹/: cuộc nổi loạn
  • Rise /raɪz/: nhô lên
  • Sit /sɪt/: ngồi
  • Sleep /sliːp/: ngủ
  • Vanish /ˈvænɪʃ/: biến mất

Xem thêm bài viết về động từ:

=> 5 PHÚT NẮM BẮT NGAY NỘI ĐỘNG TỪ VÀ NGOẠI ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

=> 1000 CỤM ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A-Z ĐỦ DÙNG CẢ ĐỜI

Đăng ký test

3. Cách sử dụng Intransitive verb

Tùy từng trường hợp, cấu trúc của nội động từ sẽ thay đổi.

3.1. Nội động từ đi cùng tân ngữ cùng nghĩa

Tân ngữ có cùng nghĩa với nội động từ được dùng trong câu mang nghĩa nhấn mạnh.

Cấu trúc: S + V(intransitive) + cognate O

Ví dụ:

  • I dreamed a nice dream.

(Tôi mơ một giấc mơ đẹp)

  • She slept peacefully.

(Cô ấy ngủ một giấc ngủ yên bình)

3.2. Tác động trực tiếp lên chủ ngữ

Sử dụng cùng chủ ngữ để thể hiện hành động trực tiếp của chủ ngữ đó trong câu.

Cấu trúc: S + V(intransitive)

Ví dụ:

  • The sun rises.

(Mặt trời mọc)

  • The flowers grow.

(Những bông hoa nở)

3.3. Có tính từ bổ nghĩa

Tính từ bổ nghĩa cho chính ý nghĩa của chủ ngữ muốn thể hiện.

Cấu trúc: S + V(linking Verbs) + S.Complement

Ví dụ:

  • That movie seems interesting.

(Bộ phim này có vẻ khá thú vị)

  • The landscape looks majestic.

(Phong cảnh ở đây trông thật hùng vĩ)

Xem thêm: 

=> ĐỘNG TỪ BẤT QUY TẮC TRONG TIẾNG ANH

4. Phân biệt nội động từ và ngoại động từ

Ngoại động từ cũng là một dạng động từ đặc biệt. Nó hay bị nhầm lẫn với nội động từ và cần chú ý đặc điểm để phân biệt hai loại từ này.

4.1. Khái niệm ngoại động từ

Ngoại động từ trong câu đi theo sau là một hoặc nhiều tân ngữ bổ nghĩa khác. Chúng diễn tả người hoặc vật bị tác động bởi chính động từ trong câu. Một câu nếu thiếu đi ngoại động từ hoặc tân ngữ thì đều không có nghĩa.

Ví dụ:  I save money to buy a new bag.

(Tôi tiết kiệm tiền để mua một chiếc cặp mới)

Money buy trong câu trên là tân ngữ. Nếu thiếu hai từ này thì câu không có đầy đủ ý nghĩa. Người đọc sẽ không biết chủ ngữ tôi tiết kiệm tiền để làm gì.

4.2. Các cấu trúc ngoại động từ

  • Ngoại động từ đơn: Chỉ có một tân ngữ đi kèm phía sau.

Cấu trúc: Subject + Verb + Object

Ví dụ: He brought some red envelopes.

(Anh ấy đã đem một vài chiếc lì xì.)

  • Ngoại động từ kép: Có từ hai tân ngữ trở nên để bổ nghĩa cho nó.

Cấu trúc: Subject + Verb + Object 1 + Object 2

Ví dụ: My teacher gave us a lot of books.

(Cô giáo của tôi đã tặng chúng tôi rất nhiều quyển sách.)

4.3. Phân biệt hai loại động từ

  • Điểm giống nhau: 

Cả nội động từ và ngoại động từ đều đứng sau chủ ngữ trong câu. Chúng đều giúp làm rõ ý nghĩa của câu đó.

  • Điểm khác nhau:

Điểm khác biệt cơ bản của hai loại động từ này chính là tân ngữ đi theo phía sau chúng. Nội động từ thường không có tân ngữ đi sau, nếu có sẽ là tân ngữ cùng ý nghĩa. Trong khi đó ngoại động từ lại có một hoặc nhiều tân ngữ đi sau bổ nghĩa.

Cách phân biệt thứ hai là phải hiểu được ý nghĩa của câu. Intransitive verb thường không bị ảnh hưởng nếu thiếu đi tân ngữ. Trong khi đó, ngoại động từ trong câu nếu không có tân ngữ thì câu sẽ không có ý nghĩa.

Xem thêm về nội và ngoại động từ dưới đây:

=> 5 PHÚT NẮM BẮT NGAY NỘI ĐỘNG TỪ VÀ NGOẠI ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

4.4. Những động từ vừa là ngoại động từ, vừa là nội động từ

Tuy nhiên, trong tiếng Anh cũng có một số động từ vừa được dùng làm ngoại động từ, vừa sử dụng với vai trò nội động từ.

  • Begin /bɪˈgɪn/: bắt đầu
  • Break /breɪk/: vỡ
  • Change /ʧeɪnʤ/: thay đổi
  • Continue /kənˈtɪnju(ː)/: tiếp tục
  • Finish /ˈfɪnɪʃ/: kết thúc
  • Hurt /hɜːt/: làm đau
  • Move /muːv/: rời đi
  • Open /ˈəʊpən/: mở
  • Stand /stænd/: đứng
  • Tear /teə/: xé, làm rách cái gì đó

null

Một số động từ vừa là ngoại động từ, vừa là nội động từ

5. Bài tập và đáp án

Để củng cố thêm kiến thức đã học trong ngày hôm nay, cùng thực hành một số bài tập về nội động từ trong tiếng Anh.

5.1. Bài tập

Bài tập 1: Trong những câu dưới đây, câu nào có chứa nội động từ

1. The chef will prepare the vegetables.

2. She is working at the bakery.

3. Lightning didn’t cause the fire.

4. I walked downtown after work yesterday.

5. Thousands of people ride the subway every week in China.

6. The baby was crying in the bedroom.

7. She fell down on her way to school this morning.

8. My houseguests are going to arrive tomorrow afternoon.

9. The fire burnt all our belongings.

10. What happened in class yesterday?

Bài tập 2: Xác định những từ in đậm trong các câu dưới đây là loại động từ nào.

1. The wind was blowing fiercely.

2. The loud noise woke him.

3. Suddenly the children woke up.

4. He advised me to consult a dentist.

5. Let’s invite his cousins as well.

6. Let’s discuss our plans.

7. We waited for an hour.

8. He received your letter in the morning.

9. They heard a lovely song in the afternoon.

10. She is going to send her mother some flowers.

Bài tập 3: Trong các động từ dưới đây, động từ nào vừa là nội động từ, vừa là ngoại động từ

answer, arrive, burn, buy, drop, exist, explain, give, happen, live, move, occur, park, read, ring, rise, shake, sleep, tell, win.

null

Bài tập và đáp án về Nội động từ

5.2. Đáp án

Bài tập 1:

1. The chef will prepare the vegetables.

2. Lightning didn’t cause the fire.

3. Thousands of people ride the subway every week in China.

4. The fire burnt all our belongings.

Bài tập 2:

1. Nội động từ

2. Ngoại động từ

3. Nội động từ

4. Ngoại động từ

5. Ngoại động từ

6. Ngoại động từ

7. Nội động từ

8. Ngoại động từ

9. Ngoại động từ

10. Ngoại động từ

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

Bài tập 3:

- burn

- drop

- move

- ring

- shake

- sleep

- win

Vậy là trên đây Langmaster đã giúp bạn tìm hiểu về nội động từ (Intransitive verb) và cách phân biệt với ngoại động từ. Dạng bài này rất đơn giản nhưng bạn cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn. Xem thêm các lý thuyết hay tại đây. Chúc các bạn học tốt!

Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
Tác giả: Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
  • Chứng chỉ IELTS 7.5
  • Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Học viện Ngoại Giao
  • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác