TẤT TẦN TẬT VỀ CẤU TRÚC WHY DON’T WE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng cấu trúc Why don’t we như một lời đề nghị trực tiếp. Nó mang ý nghĩa chủ quan hơn là một lời gợi ý, vậy nên được cá nhân dùng để đưa ra quan điểm. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay cách sử dụng của cấu trúc này trong bài viết bên dưới.

1. Khái niệm cấu trúc Why don't we trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, Why don't we có nghĩa là “tại sao chúng ta không...”. Đây là một cấu trúc dùng để đưa ra lời gợi ý, một lời khuyên theo quan điểm của người nói.

Trong hội thoại, khi muốn thể hiện suy nghĩ của bản thân hoặc muốn đưa ra ý kiến của bản thân, chúng ta thường hỏi “tại sao?”. Tương tự, trong tiếng Anh cấu trúc đồng nghĩa chính là cấu trúc Why don't we. Nó còn mang nghĩa là “chúng ta nên làm cái này, làm cái này được không?”.

Ví dụ:

  • Why don’t we go to the theater tomorrow?

(Tại sao chúng ta không đi nhà hát vào ngày mai nhỉ?).

  • Why don’t we eat noodles for dinner?

(Tại sao chúng ta không ăn mì vào bữa tối nhỉ?)

2. Cách sử dụng cấu trúc Why don't we

Như đã nêu ở bên trên, Why don’t we là một lời đề nghị và được dùng để người nói đưa ra lời đề nghị của mình. Cách dùng này chỉ được dùng khi tân ngữ là “you” hoặc “we”, tức là ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai.

Lưu ý: Sau why don’t we phải sử dụng động từ nguyên thể và không có “to”.

Cấu trúc: Why don’t we/you + V (nguyên thể) + …?

Ví dụ:

  • You seem hungry. Why don’t you get something to eat at the canteen?

(Bạn có vẻ đói. Tại sao bạn không ăn thứ gì đó ở cửa căng tin?).

  • This calculation is so complicated. Why don’t we ask the English teacher for help?

(Tính toán này thật phức tạp. Tại sao chúng ta không nhờ giáo viên tiếng Anh giúp?)

null

Cấu trúc Why don’t we

3. Cách trả lời cho cấu trúc why don't we

Khi đối diện với câu hỏi why don’t we, bạn có thể đồng ý hoặc từ chối người đặt câu hỏi. Dưới đây là một số câu trả lời khi bạn đồng ý hoặc từ chối:

3.1. Đồng ý, tán thành

  • That sounds good: Nghe hay đó.
  • I like it! Let’s go: Tôi thích điều đó. Đi thôi nào.
  • That’s a good idea: Đó là một ý kiến hay đấy!
  • I’m up for it: Tôi đồng ý.
  • I can’t agree more: Đồng ý tuyệt đối
  • Let’s do that: Quyết định vậy nhé.
  • Yes, let’s: Được, làm thôi.

3.2. Từ chối, không tán thành

  • I’m so sorry, I’m busy: Tôi xin lỗi, tôi bận mất rồi.
  • I’m not sure I can: Tôi không chắc tôi có thể làm điều đó.
  • No, thanks: Không, cảm ơn.
  • No, let’s not: Không, đừng làm thế.
  • I don’t think that’s a good idea: Tôi không nghĩ đó là một ý hay đâu.
  • I’m not sure: Tôi cũng không chắc.
  • You’d better not/We had better not: Tốt nhất là không nên.

Xem thêm bài viết về cấu trúc:

=> TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ CẤU TRÚC HOW MUCH BẠN KHÔNG NÊN BỎ LỠ

=> CHỦ NGỮ GIẢ TRONG TIẾNG ANH: CẤU TRÚC, CÁCH DÙNG VÀ CÁC LƯU Ý

=> CẤU TRÚC BOTH AND TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT

4. Cấu trúc Why not – biến thể của cấu trúc why don’t we

Trong tiếng Anh, có một cấu trúc tương tự với cấu trúc Why don’t we là why not. Cách sử dụng và câu trả của why not cũng tương tự why don’t we. Đây cũng là một cấu trúc đưa ra lời đề nghị được sử dụng với ngôi thứ nhất và thứ hai.

Cấu trúc:

  • Why not + V (nguyên thể)…?

  • Why not + trạng từ chỉ thời gian/địa điểm…?

Ví dụ:

  • Why not buy now and pay money later?

(Tại sao chúng ta không mua bây giờ và trả tiền sau?)

  • Why not consult the teacher?

(Tại sao bạn không hỏi ý kiến của giáo viên?)

5. Một số cấu trúc đưa ra lời đề nghị thông dụng

Dưới đây là một số cấu trúc đưa ra lời đề nghị thông dụng khác:

5.1. Let’s

Cấu trúc: Let’s + bare infinitive

Ví dụ:

  • Let’s go to the hospital.

(Chúng ta hãy đi bệnh viện đi.)

  • Let’s do the homework before our parents come home!

(Chúng ta hãy hoàn thành bài tập trước khi bố mẹ về nhà!)

5.2. What/ How about...?

Cấu trúc:

  • What about + Noun/ Noun phrase/ V-ing…?

  • How about + Noun/ Noun phrase/ V-ing…?

Ví dụ:

  • What about going out for a walk?

(Ra ngoài đi dạo chút nhé?)

  • What about watching TV?

(Cùng xem TV nhé?)

5.3. Do you mind/ Would you mind

Cấu trúc:

  • Would you mind + verb-ing…?

  • Do you mind + verb-ing…?

Ví dụ: Would/ Do you mind helping him for a few minutes?

(Bạn có phiền giúp anh ấy ít phút được không?)

null

Một số cấu trúc đưa ra lời đề nghị thông dụng

Xem thêm về các cấu trúc đưa ra lời gợi ý tại đây:

=> CẤU TRÚC ĐƯA RA LỜI GỢI Ý

Tiếng Anh giao tiếp cơ bản - Bài 27: Đưa ra lời gợi ý [Học tiếng Anh giao tiếp #6]

6. Bài tập cấu trúc why don’t we có đáp án

Để củng cố thêm về lý thuyết đã học, mời các bạn cùng thực hành làm một số bài tập bên dưới đây.

6.1. Bài tập

Bài tập 1: Hoàn thành đoạn hội thoại bên dưới đây

Girl: (1)…………. go to the CGV cinema tonight? There’s a good film on.

Boy: (2)……………. I’d rather stay in and watch youtube. (3)………………. have a takeaway and watch programs?

Girl: I hate programs. I don’t want to stay at home and watch youtube.  (4)……………………..

Boy:  (5)………………. bring some of your friends and go out together?

Girl: Because I want to do something with you.

Bài tập 2: Chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây để hoàn thành câu

1. The weather today is so beautiful. ____ we go out.

A. Why don't

B. How about

C. What about

2. I’m bored. _____ play badminton this afternoon?

A. How about

B. What about

C. Why don’t we

3. You look so tired. _____ you go to the hospital to have a check?

A. Why don't

B. How about

C. What about

4. What should we do during the holiday? …….we have a picnic?

A. Shall

B. How about

C. Let’s

5. Shall we…….together at Tom's wedding?

A. dancing

B. dance

C. to dance

6. Hello Lam, I’m going to school. Why………we come together?

A. do          

B. don’t

C. not

7. Maybe you’ve got the flu. ……….take some drugs?

A. Why don’t you

B. Would you like

C. Let’s

8. It’s going to be sunny and hot. Shall we………a taxi?

A. take

B. to take

C. taking

9. Good morning, Sir. How………I help you?

A. Can

B. Would you like

C. Let’s

10. Excuse me. Would you mind (put out) _______________ your cigarette? It’s a non-smoking area here.

A. Putting out  

B. put out  

C. to put out

null

Bài tập và đáp án về cấu trúc Why don't we

Bài tập 3: Tìm và sửa lỗi sai (nếu có) trong các câu dưới đây

1. Why don’t we camping at this beach?

2. What about take a vacation in Da Lat?

3. Shall he have an abroad trip in this spring?

4. Let's go swimming tomorrow.

5. How about getting up early to enjoy sunrise in the park?

6. I suggest that we( should) go out to have lunch/ I suggest going out to have lunch.

6.2. Đáp án

Bài tập 1:

1. Why not

2. No. Let’s not

3. Why don’t we

4. We had better not

5. Why don’t you

Bài tập 2:

1. A

2. C

3. A

4. B

5. B

6. B

7. B

8. C

9. A

10. A

Bài tập 3:

1. camping => camp

2. take => taking

3. he => we/ you

4. loses => lose

5. to have => having

traveling => travel

Vậy là các bạn đã cùng Langmaster tìm hiểu về những phần kiến thức quan trọng của cấu trúc why don't we. Để tăng khả năng giao tiếp và học thêm nhiều kiến thức hay hơn, cùng Langmaster tìm hiểu tại đây. Chúc các bạn học tập tốt!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác