Cấu trúc đưa ra lời gợi ý
Mục lục [Ẩn]
Đưa ra các lời gợi ý – suggestions có khó không? Bạn sẽ dễ dàng thể hiện được mọi mong muốn của mình khi nắm chắc các cấu trúc đưa ra lời gợi ý. Langmaster đã nghiên cứu và sẽ giúp bạn đưa ra lời gợi ý chuẩn xác nhất trong bài viết sau.
Cấu trúc đưa ra lời gợi ý trực tiếp
1. Trực tiếp đưa ra lời gợi ý
Bạn cần phải đưa ra gợi ý cho người đối diện? Thế nhưng bạn lại chưa biết cách nói sao cho đúng. Sau đây là cách đưa ra lời gợi ý trong giao tiếp ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Bạn chắc chắn sẽ thành thạo sau chỉ vài lần tìm hiểu.
1.1 I suggest
Dùng I suggest là cách đơn giản nhất để đưa ra lời gợi ý trong các cuộc hội thoại. Phía sau I suggest là danh từ – noun hoặc danh động từ – gerund bạn mong muốn. Nghĩa của câu với “I suggest” là “Tôi gợi ý/đề nghị/đề xuất”.
Ví dụ:
A: Where should we have lunch, everyone? (Chúng ta nên ăn tối ở đâu đây, mọi người nhỉ?)
B: I suggest going to the nearest VietNamese restaurant.
(Mình nghĩ là đi ăn ở nhà hàng Việt Nam gần nhất đi.)
ĐĂNG KÝ NGAY:
- Đăng ký TEST ONLINE MIỄN PHÍ
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1
1.2. It would be nice if we could
It would be nice if we could không là cách đưa ra gợi ý phổ biến . Nhưng đây cũng là một câu thường dùng nhằm đưa ra lời gợi với nghĩa “Thật tốt nếu chúng ta có thể (làm gì đó)”. Tính từ nice có thể được thay thế bằng các tính từ nghĩa tích cực khác nhằm thể hiện sắc thái phong phú hơn.
Ví dụ:
- I’m feeling quite cold. It would be nice if we could have a cup of tea. (Em thấy hơi lạnh. Thật tốt nếu chúng ta có một ly trà)
- It would be perfect to spend the whole summer with you. (Thật hoàn hảo khi có thể tận hưởng hết mùa hè cùng với em.)
1.3. Let’s
Let’s là là cách viết gọn của Let us. Nếu Let us được hiểu là “Để chúng ta/ Để chúng tôi (làm gì đó)” thì Let’s mang ý nghĩa “Hãy cùng nhau/ Chúng ta hãy”. Nó được dùng phổ biến khi muốn đưa ra lời gợi ý.
Ví dụ:
- Let’s go to the restaurant. (Chúng ta hãy đến nhà hàng đi.)
- Let’s go home. Dad is waiting for us. (Chúng ta hãy về nhà thôi. Cha đang đợi chúng ta đấy.)
2. Gián tiếp đưa ra lời gợi ý bằng câu hỏi
Có một số cách đưa ra lời gợi ý gián tiếp mà nhiều người yêu thích. Các cách hỏi này là cách gợi ý tinh tế, tạo nên những cuộc hội thoại lịch sự hơn.
2.1. Shall we
Khi bạn dùng cấu trúc Shall we + Verb nguyên thể thì là gợi ý cho 2 hoặc nhóm hơn 2 người. Bạn có thể dùng shall we ở cuối câu gợi ý khi dùng với Let's.
Ví dụ:
- Shall we have a walk along the lake? (Chúng ta có thể đi dạo quanh hồ không?
- It’s midday. Let’s stop now and have some lunch, shall we? (Giờ là giữa ngày. Hãy dừng lại và đi ăn trưa được không?
2.2. What about và How about
Phía sau What about và How about là danh động từ – gerund hoặc danh từ – noun. Câu nói này có nghĩa là “Còn … thì thế nào”. Dùng How about sắc thái lời gợi ý mạnh mẽ hơn so với What about.
Ví dụ:
- What about going out for a walk? (Ra ngoài đi dạo chút nhé?)
- What about a glass of wine? (Một ly rượu nha?)
- How about going out for dinner? (Ra ngoài ăn cơm tối được không?)
2.3. Why don’t we và Why not
Để gợi ý bằng tiếng Anh, các câu như Why don’t we và Why not cũng được dùng khá nhiều. Nghĩa của câu là “Tại sao chúng ta không/ Sao chúng ta không (làm gì đó) nhỉ?”.
Ví dụ:
- Why not have a dinner? (Sao không đi ăn tối?)
- Why don’t we play volleyball in the rain? (Tại sao chúng ta không chơi bóng chuyền dưới trời mưa nhỉ?)
Xem thêm: HỌC CÁCH DÙNG CẤU TRÚC ENJOY VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN
2.4. Would you mind…? / Do you mind…?
Bạn có thể thấy rất nhiều người dùng cấu trúc Would you mind…? / Do you mind…? khi cần đưa ra lời gợi ý. Các cấu trúc này bạn cần lưu ý các dạng khác nhau như:
2.4.1. Dùng cấu trúc dạng verb-ing:
Cấu trúc này được dùng rất nhiều ở các cuộc hội thoại thông thường. Đây là lời gợi ý rất nhiều người yêu thích. Cấu trúc này có dạng:
- Would you mind + verb-ing…?
- Do you mind + verb-ing…?
Ví dụ:
- Would/ Do you mind not smoking? Please don’t smoke. (Xin đừng hút thuốc.)
- Would/ Do you mind opening the door? Please open the door. (Phiền bạn mở giùm cửa/ Vui lòng mở giùm cửa.)
2.4.2. Dùng cấu trúc dạng if
Khi thêm if vào các cấu trúc Would you mind…? / Do you mind…?, câu văn sẽ trở nên trang trọng hơn. Cấu trúc này có dạng:
- Do you mind + if-clause (present tense)… ?
- Would you mind + if-clause (past tense)… ?
Ví dụ:
- Do you mind if I go to your room? (Anh có phiền không nếu tôi vào phòng bạn?)
- Would you mind if I used your laptop? (Bạn có phiền không nếu tôi dùng máy tính của bạn?)
Bạn cần lưu ý là câu trả lời No (không) hoặc Not at all (không có gì) có nghĩa là cho phép khi trả lời cho cấu trúc Would/ Do you mind if… ?
Ví dụ:
- Do you mind if I go to your room? (Bạn có phiền không nếu tôi mở cửa?)
- No, please do. (Không, bạn cứ tự nhiên.)
3. Đáp lại lời gợi ý
3.1. Đồng ý
- Yes, let’s (Hãy cùng nhau làm.)
- It sounds good to me/ Sounds good to me (Nghe có vẻ hay đó)
- It’s a good idea (Đấy là ý kiến hay)
- Let’s do that (Cứ quyết định như thế)
- I’m up for it (Tớ chịu rồi đó/ Mình đồng ý nhé)
- I can’t agree more (Tôi đồng ý tuyệt đối nhé)
3.2. Phản đối
- No, let’s not (Không, chúng ta đừng làm vậy)
- No, thanks (Không, cảm ơn)
- I’m not sure (Tôi không chắc lắm)
We had better not/You’d better not (Tốt nhất là chúng ta không nên/ Tốt nhất là bạn không nên)
- I’d rather = I prefer (Tôi thích … hơn)
- I don’t think that’s a good idea (Tôi không nghĩ đó là một ý hay đâu)
- We had better = we should (Tốt hơn chúng ta nên = chúng ta nên)
Xem thêm:
=> BÍ QUYẾT LÀM CHỦ CÁC CẤU TRÚC CÂU SO SÁNH TRONG TIẾNG ANH
=> CẤU TRÚC MUST VÀ HAVE TO: CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN HAY NHẤT
4. Đoạn hội thoại minh hoạ
Cấu trúc đưa ra lời gợi ý được dùng rất nhiều. Bạn có thể thấy các tình huống sử dụng câu gợi ý cụ thể như sau.
4.1. Ví dụ 1:
A: You know, why don't we go to the cinema to watch Romeo & Juliet?
B: No, let's not. We've seen the film many times before. What about going to the library? We have to finish our homework!
A: That sounds like a good idea. But when we finish let's go to the restaurant.
B: Yes, I'd love to.
4.2. Ví dụ 2:
A: Hey! Do you want to hang out after work?
B: Sure, why not? What shall we do?
A: I don’t know.
B: Why don’t we go to the movies?
A: I'm not sure about that, to be honest. The weather is so beautiful, and we've been inside all day. How about we try that new roof-top restaurant that just opened?
B: That goods! I hear they have amazing views.
A: Me too. Someone told me it can be hard to get a table though.
A: Meet you in the lobby at 7:00 pm? We can walk there together.
B: Sounds good. I'll see you then.
5. Bài tập
5.1 Bài tập 1:Viết lại dạng khác của các câu sau đây mà vẫn giữ nguyên nghĩa:
1. Shall we go to the restaurant? => Let's!
2. How about going to the cinema? => Shall?
3. Shall we come to the party? => Why?
4. What about reading books? => Let's?
5. How about learning Math? => What?
Đáp án:
1. Let's go to the restaurant!
2. Shall we go to the cinema?
3. Why don't we come to the party?
4. Let's read books!
5. What about learning Math?
5.2. Bài tập 2: Chọn đáp án thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
1. Hi Jennie. We are going to the park. Why _____ come with us?
A. haven't
B. do
C. don't
D. didn't
2. The weather today is so beautiful. ____ go to the zoo.
A. Why don't
B. How about
C. What about
D. Let’s
3. It’s getting dark. I suggest ____ a bus.
A. taking
B. take
C. to take
D. to taking
4. I’m bored. _____ play badminton this afternoon?
A. Let’s
B. How about
C. What about
D. Why don’t we
5. You look so tired. _____ you go to the hospital to have a check?
A. Let's
B. Why don't
C. How about
D. What about
Đáp án
1. C
2. D
3. A
4. D
5. B
Chỉ sau vài phút tìm hiểu, bạn sẽ nắm chắc cấu trúc đưa ra lời gợi ý. Langmaster chắc chắn mọi tình huống giao tiếp đều sẽ không làm khó được bạn. Hãy cùng chúng tôi ngày càng giỏi hơn, hoàn thiện hơn trên con đường học tiếng Anh của mình. Let's go!
Xem thêm:
=>> Những câu tiếng Anh giao tiếp hằng ngày siêu ngắn - Langmaster
=>> Bộ từ vựng tiếng Anh giao tiếp hàng ngày thông dụng - Langmaster
Nội Dung Hot
KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM
- Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
- Học online chất lượng như offline.
- Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
- Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí