KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ GÌ? CÁC CÁCH KỶ LUẬT BẢN THÂN HIỆU QUẢ

Kỷ luật bản thân mang đến cho mỗi cá nhân nguồn sức mạnh để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, hướng đến một cuộc sống hiệu quả và tích cực hơn. Vậy làm sao để hình thành nên đức tính kỷ luật ở mỗi người? Cùng khám phá các cách kỷ luật bản thân chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Kỷ luật bản thân là gì?

Kỷ luật bản thân là khả năng kiểm soát, quản lý suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một cá nhân trước cám dỗ, khó khăn vì một mục tiêu cụ thể. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải gạt bỏ sự thoải mái hoặc bốc đồng trước mắt để đưa bản thân vào khuôn khổ, nề nếp với mục đích hướng đến thành công lâu dài.

null

Một hành động tự phát ở một thời điểm nào đó không phải là biểu hiện của tinh thần kỷ luật bản thân. Đó là một quá trình dài cần có sự rèn luyện, nỗ lực, giúp bản thân xây dựng mục tiêu và lặp lại đều đặn như một thói quen. Kỷ luật bản thân mang đến nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống và sự nghiệp của mỗi người.

Xem thêm:

=> KỶ LUẬT TRONG TIẾNG ANH - YẾU TỐ LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA HỌC VIÊN LANGMASTER

=> KỶ LUẬT LÀ GÌ? VĂN HÓA KỶ LUẬT TRONG DOANH NGHIỆP

2. Đặc điểm của kỷ luật bản thân là gì?

Kỷ luật bản thân không đơn giản chỉ là tuân theo một kế hoạch đã lên từ trước. Một người có tinh thần kỷ luật bản thân tốt sẽ có những đặc điểm sau đây: 

2.1 Xác định mục tiêu rõ ràng

Người có tính kỷ luật bản thân luôn xác định rõ được mục tiêu sống, biết mình muốn gì, cần làm gì để biến điều đó thành sự thật. Với một đích đến cụ thể, họ có thể vạch ra một lộ trình để sống hết mình và nỗ lực hướng đến ước mơ của bản thân. 

2.2 Nhẫn nại, kiên trì 

Tính kỷ luật chỉ được hình thành khi bạn luôn không ngừng theo đuổi, kiên trì dù gặp bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì sự nhẫn nại, không bỏ cuộc sẽ giúp một cá nhân tuân thủ các quy tắc, giới hạn đã đặt ra để có thể đạt được những mục tiêu mình đã đặt ra. 

2.3 Tự kiểm soát

Hình thành đức tính kỷ luật bản thân gần như sẽ đi ngược lại với những ham muốn, sở thích cá nhân của bạn. Một người khi có khả năng tự kiểm soát tốt sẽ dễ giữ bình tĩnh hơn khi đối mặt với những tình huống áp lực. 

Đồng thời họ sẽ hạn chế việc nói quá nhiều hay có những hành động xốc nổi mỗi khi gặp điều bất như ý. Ngoài ra khả năng tự kiểm soát bản thân còn thể hiện ở hành vi biết suy nghĩ kỹ lưỡng, cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định.

2.4 Tránh xa các cám dỗ

Một người xây dựng tinh thần kỷ luật bản thân tốt sẽ không dễ dàng bị những yếu tố bên ngoài tác động, làm sa ngã. Họ sẽ quyết tâm học cách gạt bỏ hoàn toàn mọi cám dỗ và luôn bám sát mục tiêu để hành động, cũng như buộc mình phải tránh xa những ảnh hưởng không tốt từ môi trường gây xao nhãng, mất tập trung.

2.5 Lặp lại một công việc, nhiệm vụ

Để hình thành tính kỷ luật, hầu như một cá nhân cần phải thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định và biến công việc ấy trở thành một thói quen, một phần trong cuộc sống hàng ngày. 

Với những công việc gấp, ngắn hạn và có thể giải quyết ngay thì có thể không đòi hỏi tính kỷ luật bản thân. Còn một số công việc mang tính lâu dài, yêu cầu đầu tư nhiều thời gian mới thành thạo được như tập yoga, học tiếng Anh,... thì bạn cần phải thiết lập cho bản thân mục tiêu phấn đấu dài hạn và cần tinh thần kỷ luật cao. 

XEM THÊM:

=> TONY DZUNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CỦA SỰ KỶ LUẬT VÀ TẬP TRUNG

=> KỶ LUẬT TỰ GIÁC - THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

3. Kỷ luật bản thân mang lại lợi ích gì? 

Kỷ luật bản thân đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp của một cá nhân ở nhiều phương diện. Vậy vì sao chúng ta cần có tinh thần kỷ luật bản thân? 

3.1 Xây dựng sự tự tin

Khi thúc đẩy bản thân phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta thường sẽ cảm thấy thỏa mãn và hài lòng về bản thân. Hoàn thành một nhiệm vụ, vượt qua những thách thức, khó khăn sẽ giúp mỗi người tạo dựng được sự tự tin để tiếp tục đón nhận và thực hiện những điều lớn lao hơn. 

Tinh thần hăng hái, tiến về phía trước chính là biểu hiện của lòng tự tin và nhận thức được giá trị của bản thân. Kỷ luật bản thân chính là chìa khóa giúp bạn biết mình đang ở đâu, không còn cảm giác rụt rè e ngại trước mọi thử thách. 

null

3.2 Nâng cao năng suất

Xây dựng ý thức kỷ luật đồng nghĩa với việc biết kiểm soát sự bốc đồng, cám dỗ để cá nhân có thể tập trung vào các nhiệm vụ mà không bị phân tâm, xao nhãng. Khi liên tục thực hiện và duy trì điều này một cách nhất quán, một người có thể nâng cao năng suất làm việc và hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn.

3.3 Cải thiện sức khỏe tinh thần

Những người có cách kỷ luật bản thân hiệu quả có thể kiểm soát cảm xúc khá tốt, điều này giúp họ trở nên ít căng thẳng hay chán nản trước những thử thách. Họ nâng cao sự tự tin, có tinh thần phấn đấu và động lực phát triển. Những điều này chính là “liều thuốc” cải thiện sức khỏe tinh thần của mỗi người.

3.4 Khám phá bản thân

Học cách kỷ luật bản thân tốt giúp một người có thể chủ động đối phó với các vấn đề trong cuộc sống. Khi bắt tay vào giải quyết, chúng ta sẽ cần đánh giá lại giá trị và xem xét nhiều khía cạnh để tìm ra những gì thật sự quan trọng với bản thân.

Bằng cách tập trung vào mục tiêu muốn đạt được nhờ tính kỷ luật, mỗi cá nhân sẽ phải học cách tìm kiếm những điều phù hợp với sự quan tâm và niềm đam mê. Nhờ đó, họ có thể khám phá bản thân có những kỹ năng và yêu thích những gì. 

3.5 Loại bỏ những thói quen xấu

Khi biết cách kỷ luật bản thân thì tất cả những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài sẽ bị loại bỏ một cách dễ dàng. Những thói quen xấu mà không ít người lặp lại mỗi ngày, thậm chí không thể kiểm soát như thức khuya, ăn đêm, lười vận động, thích trì hoãn,... sẽ dần biến mất và thay vào đó là những thói quen lành mạnh hơn. 

Xem thêm:

=>KỶ LUẬT HAY LÀ CHẾT - CẦU NỐI GIỮA MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ

=> KỶ LUẬT TỰ GIÁC - THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

4. Các cấp độ kỷ luật bản thân

Dưới đây là 4 cấp độ kỷ luật bản thân: 

4.1 Động lực và ý chí

Khi không có một mục tiêu rõ ràng và động lực đủ mạnh thì kỷ luật bản thân ở cấp độ này khá mong manh. Do đó, đây là cấp độ dễ nảy sinh và cũng dễ biến mất nhất khi một người thực hiện một việc gì đó. 

Ví dụ khi nghe chia sẻ về việc giảm cân trên mạng xã hội, bạn có thể sục sôi tinh thần và quyết tâm giảm cân, thôi thúc bản thân thay đổi chế độ dinh dưỡng sang gạo lứt, ngũ cốc… Nhưng nếu đột nhiên mất động lực thì chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ lại “ngựa quen đường cũ” mà quay về lối sống không lành mạnh. 

null

4.2 Kỷ luật

Ở cấp độ thứ hai này, bạn sẽ bắt đầu vạch ra các mục tiêu rõ ràng hơn, có thể dùng ý chí để vượt qua những cám dỗ nhất thời và hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn với mục tiêu cải thiện sức khỏe, bạn cần cố gắng duy trì những bữa ăn lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều rau hơn và thường xuyên tự chuẩn bị đồ ăn ở nhà hơn.

Tuy nhiên, ý chí cá nhân chưa phải là yếu tố cốt lõi giúp một cá nhân loại bỏ hoàn toàn những ảnh hưởng bên ngoài hay cảm xúc nhất thời. Để duy trì kỷ luật lâu dài, bạn nên kết hợp thêm các hình thức thưởng phạt phù hợp nhằm tạo động lực và biến những hành động lặp đi lặp lại trước đó thành thói quen.

4.3 Thói quen

Cấp độ thứ ba đòi hỏi tính nhất quán, tức là mỗi ngày cá nhân phải duy trì thực hiện những hoạt động đã đặt ra theo một thói quen mà không cần nhiều động lực. Chẳng hạn như việc đánh răng, chăm sóc da mặt,... những việc này đã tự động trở thành thói quen mà chúng ta thực hiện hằng ngày, không cần ai phải nhắc nhở. 

Hay việc bạn chăm chỉ đến phòng gym không phải chỉ vì cảm thấy tiếc tiền khi lỡ đăng ký 1 năm mà là để tập luyện duy trì năng lượng, sức khoẻ cho cơ thể. Chỉ khi tạo ra nhiều thói quen tốt, cuộc sống của bạn mới trở nên hài hòa và tích cực hơn. 

4.4 Nhân dạng

Đây là cấp độ kỷ luật bản thân cao nhất, chính là khi một hoạt động nào đó trở thành bản sắc của chính bạn. Ví dụ như, bạn dành thời gian đọc sách chỉ vì bản thân là một người yêu sách, thích đọc. Hay biến việc học ngoại ngữ thành niềm đam mê, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh vì bạn có ý thức về sức khỏe. 

Khi đã đạt được cấp độ này thì cá nhân sẽ không cần sự đốc thúc, động lực để hoàn thành một việc gì đó nữa. Tất cả những việc bạn làm sẽ trở thành một phần trong con người bạn, bạn sẽ tự giác thực hiện mà không có sự chống đối nào.

Xem thêm:

=> KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ? TOP 7 KỸ NĂNG SỐNG MANG ĐẾN THÀNH CÔNG!

=> TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

5. Các cách rèn luyện kỷ luật bản thân hiệu quả

5.1 Xác định mục tiêu

Một người nếu không biết bản thân muốn làm gì, phương hướng ra sao thì sẽ rất khó tìm được động lực và năng lượng để làm việc. Do đó, để bắt đầu rèn luyện kỷ luật bản thân thì bạn cần xác định mục tiêu một cách rõ ràng. Khi đã có mục tiêu cụ thể, mỗi người xác định những nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành nó.

Có hai điều cần lưu ý khi đặt mục tiêu: 

  • Mục tiêu đó phải đủ lớn để có thể thúc đẩy, tạo động lực to lớn để bạn hành động, khám phá những năng lực tiềm ẩn của bản thân. 
  • Tuy nhiên, cần đảm bảo mục tiêu đó không quá xa vời, vẫn nằm trong khả năng của bản thân. Một mục tiêu quá phi thực tế sẽ khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và dễ bỏ cuộc.

5.2 Xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch là bước cần thiết để mỗi người có thể rèn luyện tính kỷ luật bản thân. Chỉ khi bạn có một tầm nhìn rõ ràng về những thứ mà bản thân mong muốn đạt được, thì mức độ tự giác mới có thể cao hơn.

Một kế hoạch phác thảo chi tiết từng bước với mốc thời gian cụ thể, ưu tiên những đầu việc quan trọng và tập trung giải quyết. Lập kế hoạch đồng thời cũng cho phép mỗi cá nhân quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn, tránh bị trễ tiến độ.

null

5.3 Hành động ngay

Trì hoãn là một trong những “kẻ thù” của kỷ luật bản thân. Khi bạn cứ liên tục dời việc, lười biếng không thực hiện thì nguồn động lực, năng lượng tích cực cũng dần tắt đi. Do đó, nếu đang quyết tâm cố gắng cải thiện điều gì đó, thay vì ngồi chờ đợi hay “để lần sau” thì hãy hành động ngay lập tức.

Khi tập thói quen hành động ngay khi đặt ra một mục tiêu hoặc lập một kế hoạch, bạn sẽ dần hình thành được ý thức kỷ luật bản thân. Điều này giúp mỗi người có thêm ý chí để hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách tốt nhất. 

5.4 Đưa ra cam kết

Mỗi một cam kết sẽ là một lời nhắc nhở, thúc đẩy bản thân hành động. Chẳng hạn với mục tiêu học tiếng Anh, bạn cần đưa ra cam kết một ngày học được bao nhiêu từ mới. Chỉ có như vậy tính kỷ luật bản thân mới được hình thành, thôi thúc cá nhân hành động ngay lập tức để đạt được mục tiêu.

5.5 Tạo thói quen

Tinh thần kỷ luật tự giác cao cần trải qua quá trình rèn luyện và kiên trì mỗi ngày. Tương tự như việc thành thạo một kỹ năng nào đó, tính kỷ luật đòi hỏi sự luyện tập và cần phải lặp đi lặp lại hằng ngày, có nghĩa là bạn phải biến nó thành thói quen. Khi gặp phải cám dỗ, đòi hỏi cá nhân phải có sự quyết tâm, tự chủ lớn hơn. Hãy cố gắng xây dựng ý thức kỷ luật bản thân thông qua việc lặp đi lặp lại một công việc liên quan đến mục tiêu đã đặt ra.  

5.6 Tập trung

Năng lực của con người có giới hạn, do đó chúng ta chỉ có thể hoàn thành tốt một số việc nhất định. Bạn không nên ôm đồm quá nhiều công việc cùng một lúc, điều này thậm chí có thể khiến tinh thần mệt mỏi và đánh mất tính kỷ luật của bản thân.

Thay vào đó, hãy tập đặt mục tiêu và tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể để có thể giảm thiểu sự phân tán đầu óc. Từ đó giúp giải quyết công việc một cách nhanh chóng và đạt được các kết quả tốt hơn. 

5.7 Thái độ tích cực, lạc quan

Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát và giám sát bản thân để ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa bạn phải bắt ép bản thân liên tục đi vào khuôn khổ và hoàn thành thật nhiều việc. 

Cốt lõi của việc rèn luyện kỷ luật bản thân phải gắn liền với một thái độ tích cực, lạc quan để từ đó tăng cường sự kiên trì và tính tự chủ trong cuộc sống, đồng thời giữ cho bản thân luôn có nhiều năng lượng.

5.8 Cân bằng, nghỉ ngơi

Kỷ luật bản thân sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta cố đẩy bản thân đến cực hạn, đến mức phải trả giá bằng sức khỏe. Hãy cố gắng cân bằng giữa công việc, gia đình và dành thêm thời gian để chăm sóc bản thân.

Hãy nghỉ giải lao nếu cảm thấy cơ thể đang kiệt sức, đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và đúng giờ, cố gắng dành sự quan tâm cho các mối quan hệ lành mạnh, tìm về thiên nhiên để sạc lại năng lượng... Đây là quãng nghỉ để bản thân bạn có thể lấy đà bật xa hơn và đến gần với mục tiêu.

6. Các bước rèn luyện tính kỷ luật bản thân

Bước 1: Tập trung làm một việc hiệu quả

Trước tiên, hãy liệt kê ra những điều vô kỷ luật rồi sắp xếp theo mức độ quan trọng. Tiếp theo, tập trung sửa đổi một vấn đề mà bạn cảm thấy nó đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc của mình nhất. Việc tập trung vào một việc sẽ giúp chúng ta dồn thời gian và công sức để đạt được kết quả tốt nhất.

null

Bước 2: Chia nhỏ mục tiêu, bắt đầu từ việc dễ

Sau khi đã xác định vấn đề mà bản thân thấy cần thay đổi thì hãy bắt tay vào để cải thiện. Hãy tiến hành chia nhỏ mục tiêu, thực hiện từng việc một sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân với trạng thái phấn chấn hơn, cũng như giảm áp lực, lo lắng. Lưu ý đừng tự làm khó bản thân, hãy bắt đầu thay đổi từ những việc dễ và nhỏ nhất.

Bước 3: Nâng cao thử thách bản thân

Khi đã quen với việc thay đổi những việc nhỏ, bạn có thể nâng thử thách lên mức trung bình đến cao. Tập đối mặt với những thách thức sẽ giúp cá nhân vượt qua giới hạn, bước ra khỏi vùng an toàn để phát triển các kỹ năng mới. Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn khi giải quyết các tình huống khó khăn.

Tuy nhiên, cần lưu ý là không quá vội vàng nâng cao thử thách vì có thể dẫn đến cảm giác áp lực và chán nản nếu thất bại. Hãy tăng dần độ khó của thử thách để đảm bảo sự tiến bộ và phát triển bản thân một cách lâu dài.

Trên đây là bài viết chi tiết về các cách kỷ luật bản thân hiệu quả bạn đọc có thể tham khảo. Tinh thần kỷ luật là điều mà bất kỳ một cá nhân nào cũng cần trau dồi và rèn luyện để có thể phát triển xa hơn và hoàn thiện bản thân. Hy vọng những thông tin trong bài hữu ích với mọi người và đừng quên chia sẻ nhé! 

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác