ĐẦU XUÂN KHAI TRÍ - HỌC TIẾNG ANH HẾT Ý

GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 10.000.000Đ

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

SINH VIÊN CẦN MANG GÌ KHI Ở TRỌ CHO ĐẦY ĐỦ NHẤT

Sinh viên cần mang gì khi ở trọ là câu hỏi sau khi biết được kết quả xét tuyển đại học được hỏi nhiều nhất. Nhiều bạn chưa có trải nghiệm không biết rằng tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi ở trọ sao cho thuận tiện và tối ưu nhất. Ở bài viết này hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay câu trả lời cho câu hỏi cho chủ đề này nhé!

1. Sinh viên cần mang gì khi ở trọ?

Ở phần thông tin này bạn sẽ được giải đáp ngay câu hỏi lớn đó chính là sinh viên cần mua gì, hay sinh viên ở trọ cần những gì?

Vừa bước chân lên thành phố thì ngoài việc đi tìm trọ hay căn hộ để ở thì những đồ vật cần thiết là không thể thiếu. Hãy theo dõi thông tin dưới đây để nắm được nhé!

null

Sinh viên cần mang gì khi ở trọ

1.1. Đồ dùng trong nhà bếp

Nhiều bạn sinh viên có xu hướng khi tách rời bố mẹ sẽ không nấu cơm, ăn ở ngoài hàng. Tuy nhiên nếu duy trì thói quen này sẽ rất tốn kém và không bảo vệ được sức khỏe bản thân do an toàn thực phẩm không tốt. 

Vì thế bạn hãy chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho căn bếp của mình như: Bếp gas, bếp điện, nồi cơm, ấm đun siêu tốc, dao kéo, bát, tô, đũa, ly và muỗng, gia vị, xoong nồi, chảo…

Nhìn chung đối với vật dụng trong nhà bếp cần chuẩn bị cơ bản các đồ dùng có thể nấu nướng và phục vụ nhu cầu ăn uống của bản thân. Vì việc ở trọ chính là việc ở lâu dài nên tốt hơn hết đó chính là duy trì lối sống như ở nhà mình. Như vậy thì sức khỏe của bạn mới đảm bảo được, tránh các bệnh về dạ dày và đường ruột.

null

Đồ dùng trong nhà bếp

1.2. Đồ vật trên giường: Chăn, gối, nệm

Để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người chỉnh là ngủ thì bạn không thể bỏ qua được các đồ dùng trên giường. Giường là nơi để bạn có thể thoải mái sau một ngày mệt mỏi vì thế đừng quên món đồ này nhé.

Với kinh nghiệm của nhiều bạn sinh viên ở trọ nhiều năm thì các bạn sinh viên tốt nhất nên có nệm chứ không nên nằm đất. Việc ngủ dưới đất dễ bị bệnh do hơi đất không tốt cùng với việc dễ bị côn trùng cắn.

null

Đồ vật trên giường: Chăn, gối, nệm

1.3. Giá sách và bàn học

Tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi ở trọ? Vốn dĩ việc bước chân lên thành phố chính là đi học vì vậy đồ vật cần thiết hơn hẳn đó chính là giá sách và bàn học. Hãy đầu tư cho mình một chiếc bàn học chất lượng để nâng cao được không gian học tập từ đó tạo được hứng thú. 

Ngoài ra hãy chọn cho mình một chiếc giá sách nhỏ gọn để đống sách của bạn được tươm tất trên kệ. Mọi thứ ngăn nắp thì không gian mới trở nên thoáng đãng và rộng rãi hơn.

1.4. Quạt và điều hòa

Với thời tiết gay gắt của thủ đô và các thành phố lớn trên cả nước thì đồ vật cần thiết hơn cả là các thiết bị làm mát. Thông thường một căn nhà trọ sẽ có phần hơi bí bách cộng với thời tiết nóng nực sẽ khiến cho bạn cực kỹ bức bối. 

Dựa trên điều kiện của gia đinh mà sinh viên có thể lựa chọn các loại quạt và điều hòa hay máy lạnh khác nhau. Miễn sao đảm bảo được tối đa nhất trong mùa hè nóng nực của bạn.

null

Quạt và điều hòa

1.5. Tủ quần áo, móc treo

Khi nhắc đến đồ vật cần thiết khi ở nhà trọ thì không thể nào kể thiếu tủ quần áo và móc treo đồ. Bạn cần chuẩn bị cho mình một không gian nhất định để bày biện quần áo giúp cho căn phòng của bạn được ngăn nắp hơn. Nếu như diện tích phòng của bạn quá nhỏ có thể cân nhắc đến giá treo để tiết kiệm được không gian để treo quần áo hay khăn…

Ngoài quần áo thì móc treo cũng thể thể được tận dụng cho các món đồ sử dụng hàng ngày như ô, áo chống nắng…Đặc biệt là các bạn nữ nhiều đồ đạc lại càng phải trang bị chu đáo hơn.

1.6. Ổ khóa

Đồ vật cần thiết hơn hẳn đó chính là ổ khóa phòng trọ. Khi đến ở tại một nơi xa lạ không quen với ai thì bạn cần phải có tâm lý đề phòng để bảo vệ sự an toàn của bản thân lẫn tiền bạc. 

Việc sở hữu một chiếc ổ khóa sẽ giúp bạn:

  • Yên tâm hơn khi đi học, đi làm, về quê hoặc đi chơi
  • Bảo vệ bản thân trước những mưu mô của người lạ
  • Tránh việc mất tiền, mất các đồ vật có giá trị
  • Bạn sẽ có được sự riêng tư

Hãy chọn những ổ khóa tốt nhất để phòng tránh những trường hợp kẻ gian phá khóa nhé. Hiện nay có rất nhiều chiêu trò lưu manh có thể đột nhập vào phòng của bạn bằng bất cứ giá nào. Vậy nên hãy cố gắng bảo vệ mình tốt nhất.

1.7. Đồ dùng lau dọn nhà cửa

Mặc dù nói là ở trọ nhưng thời gian bạn sống ở đó còn nhiều hơn ở nhà. Chính vì thế lau dọn một không gian sạch sẽ chính là điều thiết yếu hơn cả. Một không gian sạch đẹp sẽ khiến cho tâm trạng của bạn thoải mái hơn và tránh được các bệnh về hô hấp. 

Ngoài ra việc dọn dẹp còn tạo một không gian sống đẹp khiến cho bạn dễ dàng tập trung học tập hơn.

Một số dụng cụ lau dọn đó gồm có: Chổi, chổi lau nhà, hót rác…

null

Đồ dùng lau dọn nhà cửa

1.8. Đồ dùng trong phòng tắm 

Sau khi chuẩn bị hết các vật dụng trong phòng ngủ lẫn phòng bếp thì không thể nào bỏ qua phòng tắm. Đây là khu vực vệ sinh cá nhân nên cần đảm bảo sạch sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn đồng thời giúp bạn tránh được nhiều loại bệnh lây nhiễm,

Những đồ vật mà bạn cần chuẩn bị trong phòng tắm như sữa tắm, dầu gội và các dung dịch hay chất vệ sinh cho phòng tắm luôn thơm mát. Thường phòng trọ sẽ gắn liền với nhà vệ sinh hay nhà tắm vì thế hãy tưởng tượng nếu như không gian không sạch sẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của bạn.

1.9. Các loại đồ vật cần thiết khác 

Cuối phần thông tin chủ đề sinh viên cần mang gì khi ở trọ là những đồ vật gợi ý theo điều kiện cá nhân. Nếu có điều kiện thì bạn có thể cân nhắc thêm các đồ dùng như tủ lạnh. Một chiếc tủ lạnh mini thôi nhưng cũng có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc bảo quản đồ ăn đặc biệt là đối với ai nấu ăn ở nhà. Hoặc với những bạn bận rộn cả ngày không có quá nhiều thời gian bếp núc thì tủ lạnh có thể bảo quản cho bạn thức ăn nguyên cả tuần hay thậm chí cả tháng.

Ngoài ra đồ vật mà được nhắc đến nữa là máy giặt, thiết bị này không quá cần thiết vì bạn có thể tự giặt đồ của mình mỗi ngày mà không quá tải. Tuy nhiên nếu có điều kiện thì cũng có thể cân nhắc để đời sống của bạn được dễ dàng hơn.

Xem thêm:

=> Tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi nhập học?

=> TOP TRUNG TÂM TIẾNG ANH DÀNH CHO SINH VIÊN CHẤT LƯỢNG, UY TÍN

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU - Fake Tết

2. Lưu ý cho tân sinh viên khi đi thuê trọ

Làm sao để thuê được 1 căn nhà trọ ưng ý nhất, hãy theo dõi ngay phần lưu ý dưới đây:

  • Giá nhà trọ: Trước khi bước vào việc tìm kiếm nhà trọ phù hợp, bạn cần xem xét một số yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thoải mái và phù hợp với khả năng tài chính của mình. Điều đầu tiên bạn nên xem xét là giá tiền. Hãy tìm hiểu mức giá phòng và đảm bảo nó phù hợp với khả năng tài chính của bạn mỗi tháng. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra chi phí cố định như điện, nước, và wifi. Nên làm rõ với chủ nhà về hình thức thu phí để tránh tình trạng chi phí bất ngờ vào cuối tháng.
  • Không gian sinh hoạt: Điều này cũng rất quan trọng. Hỏi kỹ về các hoạt động thường nhật như giặt giũ, vệ sinh cá nhân, phơi đồ, và nấu ăn để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của bạn.
  • Thời gian sinh hoạt: Hỏi chủ nhà về giờ mở cửa và đóng cửa hằng ngày, cũng như việc ra vào và kiểm soát cổng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu nơi ở bạn sẽ chung với chủ nhà.
  • An ninh: Tình hình an ninh cũng là yếu tố quan trọng. Hỏi chủ nhà về mức độ an toàn trong khu vực và đảm bảo bạn sẽ cảm thấy an tâm khi sống xa nhà.
  • Hợp đồng: Khi ký hợp đồng, hãy xem xét số tiền cọc và tiền hàng tháng. Tìm hiểu rõ về việc nhận lại số tiền cọc khi hết hạn hợp đồng và có hình thức xác nhận đóng tiền như thế nào.

3. Cách để tiết kiệm chi phí cho sinh viên Đại học 

Khi ở trọ sinh viên luôn có lo lắng hàng tháng phải đóng tiền. Vậy làm thế nào để tiết kiệm được tối đa chi phí cho nhà trọ. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để nắm được cách tiết kiệm khi còn là sinh viên nhé:

null

Một số mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí nhà trọ 

3.1. Tiết kiệm chi phí với những vật dụng phòng trọ

Phòng trọ vốn dĩ có diện tích không quá lớn vì vậy đừng quá ham trang trí hay mua đồ dùng. Ngoài ra những đồ vật nhỏ nhỏ thường khiến cho bạn cảm thấy chúng không quá đắt tiền. Nhưng nhiều đồ vật nhỏ lại tích tụ lại khiến cho bạn tốn đi một khoảng kha khá đó. 

Để tiết kiệm được đối với việc mua sắm đồ dùng bạn hãy áp dụng các sau:

  • Trước khi mua gì đó, hãy ghi vào sổ và xem xét nhiều lần để xác định xem thực sự cần mua hay không. Nếu không cần thiết thì cũng không tiếc rẻ mà liệt chúng vào danh sách đen không cần mua.
  • Khi mua hàng, hãy hỏi giá kỹ càng và lựa chọn các sản phẩm có giá hợp lý, không nên tin vào những lời quảng cáo mà mua ngay.
  • Tiết kiệm chi phí bằng cách mang một số vật dụng sẵn có từ nhà đến trọ  tránh phải chi tiền mua sắm thêm.
  • Hạn chế sử dụng quá nhiều đồ điện như máy sấy, bàn ủi để tránh tốn kém cả tiền mua hàng lẫn tiền điện.
  • Cân nhắc mua vật dụng phù hợp với số lượng người sử dụng. Ví dụ, nếu chỉ một mình, hãy sử dụng nệm 1m2 để tiết kiệm diện tích lẫn tiền bạc.
  • Cắt giảm mọi chi phí không cần thiết khi mua lặt vặt, chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết và hữu ích.

Việc mới nhập học đặc biệt là tân sinh viên thì việc tốn nhiều chi phí là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên hãy học cách chi tiêu hợp lý ngay từ ngày đầu tiên để bớt đi gánh nặng tài chính lên vai bố mẹ nhé!

Thật sự thì rất khó có thể tránh được việc tiêu tốn nhiều chi phí khi mới lên thành phố học tập. Thế nhưng nếu biết cách gói gọn chi tiêu thì những khoản chi ra sẽ không khiến ba, mẹ nặng lòng. Điều này cũng rèn luyện cho bạn được thói quen và kỹ năng chi tiêu hợp lý với đời sống tài chính cá nhân của mình. Kỹ năng này sẽ đi theo bạn đến cả sau này chứ không riêng thời sinh viên.

Ngoài ra không chỉ các đồ dùng trong phòng mà việc chọn được đúng phòng trọ hợp với nhu cầu chính là cách tốt nhất để tiết kiệm. Bạn nên cân đối vị trí của phòng trọ phù hợp với nhu cầu đi lại hay học tập. Ví dụ bạn có thể thuê phòng cách khoảng 2km 3km nếu như trọ ở gần trường quá đắt.

3.2. Chi phí sinh hoạt tối ưu

Ngoài việc tiết kiệm tài chính bằng cách mua các đồ dùng cần thiết thì chi phí sinh hoạt ở trọ cũng là một lưu ý cần để tâm mà tiết kiệm như:

  • Sử dụng điện một cách tiết kiệm, đặc biệt vào ban ngày hãy mở toàn bộ cửa sổ để cho không khí trong nhà thông thoáng và ánh sáng tự nhiên chiếu sáng.
  • Hạn chế việc tiêu thụ điện hay nước không cần thiết, không ăn uống hoang phí và tránh lướt mua - sắm trên sàn thương mại điện tử để tránh mua những món đồ không cần thiết.
  • Sử dụng nước tiết kiệm bằng cách dùng xô để hứng nước và dùng lại, đồng thời dùng nước một cách hiệu quả.
  • Luôn tắt đèn khi không sử dụng, chẳng hạn khi học tập, hãy sử dụng đèn cơ bản thay vì đèn sáng rọi vào buổi sáng để tránh lãng phí năng lượng.

Tất cả chúng ta ít nhất một lần trong đời đều phải trải qua những khoảnh khắc khó khăn về chi phí khi sống trọ. Để tránh phải chi tiêu cho một mục, lại phải chi cho mục khác, hãy học cách chi tiêu một cách thông minh để giảm thiểu việc tiêu tốn quá nhiều tiền. 

3.3. Chọn nhà trọ tiết kiệm và hợp lý cho sinh viên 

Ngày nay, bạn có nhiều sự lựa chọn hơn khi tìm một căn trọ nhưng bạn nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn nơi ở. Bởi nếu chọn không đúng, bạn sẽ phải đối mặt với việc chuyển trọ, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Hãy chọn một nơi trọ có mức giá hợp lý, phù hợp với tài chính của bạn và giá điện, nước không quá cao. Ví dụ, tại thành phố Hà Nội, bạn nên cân nhắc giới hạn tiền điện khoảng 4.000 đồng và tiền nước không vượt quá 25.000 đồng/khối.

Tuy giá cả quan trọng, nhưng vị trí ở cũng không kém phần quan trọng. Điều này liên quan đến việc bạn có thể tập trung vào học tập hay không. Chọn một khu trọ yên tĩnh, không quá ồn ào và có đủ tiện nghi sẽ giúp bạn có được sự thoải mái khi sinh sống tại đó. Không gian sống, học tập và làm việc thoải mái cũng sẽ bớt đi phần nào sự nhớ nhà trong bạn đi. Tuy vẫn nhớ nhưng động lực để cố gắng nhiều hơn chứ không phải một không gian không như mong muốn càng khiến bạn muốn trở về nhà nhanh hơn bao giờ hết.

Xem thêm:

=> GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LIỆU SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG

=> TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

Như vậy bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về sinh viên cần mang gì khi ở trọ. Hy vọng đây với những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình nhập học và có được cuộc sống sinh viên như mong ước. Hãy truy cập Langmaster nhiều hơn để có thêm những tin tức bổ ích hơn nhé!

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM

  • Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
  • Học online chất lượng như offline.
  • Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
  • Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí

Chi tiết


Bài viết khác