SINH VIÊN NĂM NHẤT CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI NHẬP HỌC CHO ĐẦY ĐỦ NHẤT

Đối với một sinh viên năm nhất còn bỡ ngỡ chưa biết cần chuẩn bị cho năm học mới, bạn có biết sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì không? Đây sẽ là một bài viết giúp bạn biết được những điều quan trọng cần chuẩn bị cho một môi trường mới. Hãy cùng Langmaster khám phá nhé!

null

Check list những việc mà sinh viên năm nhất cần chuẩn bị khi nhập học

1. Chuẩn bị về môi trường sống và sinh hoạt

1.1. Tìm nơi ở

Việc đầu tiên nghĩ đến khi chuẩn bị nhập học có lẽ chính là tìm nơi ở. Ngoại trừ những bạn có nhà gần trường, không cần thiết phải thuê chỗ ở, thì tìm nơi ở là vấn đề đáng lo đối với những bạn ở xa. Đối với sinh viên, phòng trọ và kí túc xá là hai sự lựa chọn thường gặp nhất. Mỗi lựa chọn sẽ có ưu và nhược điểm riêng nên các bạn cần phải tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn nơi mà mình sẽ sinh sống.

Langmaster đưa ra một vài quan điểm về việc thuê phòng trọ hay ở kí túc xá để giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn:

  • Kí túc xá:

Ưu điểm: Ở trong khuôn viên trường đại học, gần trường nên việc đi lại thuận lợi hơn. Chi phí ở ký túc xá khá rẻ và phù hợp với điều kiện của nhiều sinh viên. Đặc biệt, ở kí túc xá bạn sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp, làm quen với những sinh khác cùng trường, cùng khoa ngành và có thể hỗ trợ nhau trong học tập.

Nhược điểm: Kí túc xá thường không có đầy đủ tiện nghi như ở nhà, những căn phòng có cơ sở vật chất đầy đủ sẽ có giá đắt hơn nên cần cân nhắc. Việc sống chung với nhiều người không bao giờ là dễ dàng và có thể xảy ra nhiều vấn đề, xung đột. Kí túc xá cũng có quy định nghiêm ngặt về giờ giới nghiêm, nấu ăn trong phòng, bị gò bó trong sinh hoạt thường ngày.

  • Phòng trọ:

Ưu điểm: Có thể tự do và chủ động trong giờ giấc, sinh hoạt nên bạn có thể đi làm thêm hoặc tham gia hoạt động muộn mà không cần lo lắng giờ giới nghiêm. Tùy vào điều kiện ta cũng có thể chọn căn phòng có cơ sở vật chất theo mức giá. Bạn cũng có thể lựa chọn sống một mình hoặc ở ghép với ai mà bạn muốn.

Nhược điểm: Hiện nay tình trạng lừa đảo khi thuê phòng trọ rất nhiều nên bạn cần phải cẩn thận. Để thuê một căn phòng ưng ý cũng không hề dễ dàng vì bạn phải cân nhắc nhiều yếu tố như giá cả, cơ sở vật chất, khoảng cách từ trọ đến trường… 

Đối với sinh viên năm nhất, khi còn bỡ ngỡ với môi trường mới các bạn có thể chọn ở ký túc xá một thời gian để làm quen với môi trường, bạn học. Sau khi đã quen với mọi thứ, bạn có thể tìm hiểu và thuê trọ bên ngoài.

null

Tìm nơi ở

1.2. Phương tiện đi lại

Vấn đề đi lại là điều mà các bạn cần phải suy nghĩ cũng với việc tìm nơi ở cho mình. Phương tiện đi lại rất đa dạng cho các bạn chọn lựa như: xe buýt, xe máy, xe đạp, xe máy điện… hoặc đi bộ. Bạn có thể lựa chọn phương tiện dựa trên khả năng tài chính cùng khoảng cách từ trường đến nơi ở sao cho phù hợp.

Nếu bạn có xe riêng như xe máy, xe đạp… thì cần xem xét nơi gửi xe, cách bảo vệ xe phòng tránh mất cắp. Còn đối với xe buýt, khi lên bạn cần phải cẩn thận bảo quản đồ dùng quan trọng bởi các chiêu trò móc túi, trộm đồ có thể xảy ra bất cứ lúc nào bạn không chú ý. 

Với những bạn chưa quen đường xá trên thành phố, hãy luôn đăng kí gói mạng trên điện thoại để có thể tra bản đồ bất cứ lúc nào. Cũng đừng ngại hỏi đường người dân ở đó nhé, đôi khi người bản địa sẽ chỉ đúng đường hơn bản đồ hiển thị đó.

null

Phương tiện đi lại

1.3. Chuẩn bị đồ dùng sinh hoạt

Sau khi đã tìm trọ và ổn định chỗ ở, bạn cần lên danh sách cho những đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt. Vậy sinh viên năm nhất cần mua những gì? Các bạn có thể tham khảo danh sách những thứ cần mua cho sinh viên năm nhất sau đây:

  • Giường, chiếu, gối, nệm và chăn

Sau khi đã tìm được nơi ở phù hợp, hãy xem phong ở đã có giường hay chưa, nếu chưa thì hãy xem xét mua chiếc giường hoặc tấm phản phù hợp với diện tích phòng, số người ở và giá tiền nhé. Hiện nay có rất nhiều loại gỗ công nghiệp với nhiều mức giá cho bạn chọn lựa. Bên cạnh đó hãy chuẩn bị thêm chăn, ga hoặc chiếu, gối, đệm để có giấc ngủ thoải mái nhất. 

  • Bàn học, giá sách

Tùy vào nơi bạn ở có diện tích và cách bố trí phòng như thế nào, hãy chọn chiếc bàn học phù hợp với chúng. Nếu nơi ở rộng rãi bạn có thể đầu tư một góc học tập chỉn chu. Nhưng nếu diện tích hạn chế bạn có thể dùng những chiếc bàn gấp gọn, dễ tháo lắp.

  • Máy tính xách tay

Máy tính xách tay hay còn gọi là laptop thực sự vô cùng cần thiết đối với sinh viên vì nó hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc học và đi làm. Bởi vậy bạn cần tìm hiểu và lựa chọn máy tính phù hợp với nhu cầu và ngành học của mình. Nếu bạn thuộc khối ngành kinh tế, xã hội thì một chiếc máy tính cơ bản là đủ. Nhưng nếu bạn học công nghệ thông tin, kiến trúc hay thiết kế đồ họa thì hãy chọn chiếc máy có cấu hình cao đáp ứng được ngành học.

  • Bếp đun, tủ lạnh và đồ dùng nấu nướng

Nếu có thể thì tự nấu ăn là phương án an toàn vệ sinh thực phẩm nhất. Hãy chuẩn bị đủ bếp nấu như nồi cơm, bếp ga hoặc bếp từ, xoong nồi cùng bát đĩa. Và một chiếc tủ lạnh bảo quản đồ ăn là vô cùng cần thiết.

  • Quạt điện

Quạt điện là đồ dùng không thể thiếu trong mùa hè này, đừng quên nó nhé.

  • Chậu giặt, mắc áo, kẹp quần áo

Đối với những nơi không có máy giặt, bạn cần chuẩn bị chậu giặt và mắc treo quần áo để tự giặt đồ của mình.

  • Những vật dụng cá nhân khác

Bên cạnh những đồ dùng trên, bạn cần chuẩn bị những đồ dùng cá nhân như: bàn chải, khăn mặt, khăn tắm… 

null

Đồ dùng học tập

1.4. Chuẩn bị tài chính - sinh hoạt phí

Khi lên đại học, rời xa vòng tay của bố mẹ, bạn cần tự lập và tập chi tiêu trong cuộc sống thường ngày. Bạn có thể tham khảo người quen đi trước về các khoản chi tiêu cần thiết trên đại học để có thể tính toán hợp lý tiêu dùng như tiền học, tiền thuê trọ, tiền điện-nước, tiền ăn, tiền sinh hoạt phí,...

Đặc biệt, bạn nên lập ra kế hoạch chi tiêu rõ ràng chi tiết từng phần để tránh việc sa đà mua sắm không cần thiết và ảnh hưởng đến khoản chi quan trọng khác. Trước khi muốn mua gì, hay xem xét cẩn trọng xem nó có thực sự cần thiết hay không. Và hãy ghi chép các khoản chi mỗi khi mua sắm để kiểm soát dễ hơn.

Bạn có thể chia quỹ tiền thành nhiều phần nhỏ, những phần có thể dùng và những phần tiết kiệm. Chi tiêu có kiểm soát, có kế hoạch sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền hữu ích và có thể dành nó để đầu tư phát triển bản thân.

Ngoài ra nếu hoàn cảnh khó khăn, bạn có thể tìm hiểu và đi làm thêm, hỗ trợ tài chính cho bố mẹ. Tuy nhiên, với cương vị là một sinh viên, bạn vẫn nên tập trung cho việc học trên trường và các kỹ năng cần thiết, tránh sa đà làm thêm kiếm tiền để rồi chểnh mảng việc học, kết quả không tốt và trượt môn. Hoặc nếu có khả năng học tập, bạn có thể chọn cách khác là cố gắng học tập để đạt được học bổng. Cách này vừa giúp bạn có thành tích học tập nổi bật, vừa có tiền để chi trả cho học phí.

Xem thêm:

=> SINH VIÊN CẦN MANG GÌ KHI Ở TRỌ CHO ĐẦY ĐỦ NHẤT

=> LƯƠNG SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG BAO NHIÊU? CÁCH TĂNG MỨC LƯƠNG KHI RA TRƯỜNG

2. Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ nhập học

Để chuẩn bị nhập học, bạn cần phải chú ý các mốc thời gian quan trọng như đăng kí nguyện vọng, thanh toán nguyện vọng, xác nhận nhập học và nộp hồ sơ. Hãy chú ý ngày nhập học và danh sách những giấy quan trọng để nộp hồ sơ vào trường đại học mà bạn trúng tuyển. Và cũng nên chuẩn bị một khoản tiền để đóng học phí từ đầu năm. Lịch nộp học phí của đại học thường khá nghiêm ngặt nên bạn cũng cần chú ý cẩn thận.

3. Tìm hiểu về môi trường học

Để tránh hoang mang, mông lung khi vừa nhập học, bạn nên tìm hiểu trước về ngôi trường bạn sắp theo học. Bạn có thể tìm hiểu những thông tin sau:

  • Trang web, fanpage chính thức của trường, của khoa: tìm hiểu về lịch sử, các phòng ban trong trường, sơ đồ trường học, cập nhật những thông tin mới nhất về các quy định, chính sách của nhà trường, đặc biệt là về chương trình học của bạn trong những năm học sắp tới trên đại học.
  • Trang thư viện học liệu: nơi tìm kiếm tài liệu, giáo trình, đề cương ôn thi cho các môn học của bạn ở trường
  • Các group sinh viên trong khoa, trong trường: nơi bạn sẽ có cơ hội trao đổi, học hỏi được vô số những kinh nghiệm quý giá từ các bạn sinh viên đồng trang lứa và các anh chị khóa trước
  • Các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ trong trường: nơi giúp bạn giao lưu, kết bạn với rất nhiều các bạn sinh viên trong và ngoài khoa, giúp bạn trau dồi thêm cho mình những kĩ năng mềm cần thiết
  • Các chính sách học bổng, chương trình hội thảo, trao đổi sinh viên: giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về những cơ hội và lợi ích mà bạn có thể nhận được trong suốt 4 năm đại học từ đó lên kế hoạch để bản thân đạt được những cơ hội đó.

Tất cả những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về ngôi trường mà bạn sẽ gắn bó trong những năm học sắp tới, đặc biệt giúp bạn tự tin hơn khi bắt đầu nhập học.

4. Lập kế hoạch học tập tại trường Đại học

4.1. Phân loại chương trình và chia nhóm môn học

Bạn có thể tìm hiểu chương trình và các môn học trên trang web của trường. Qua đó bạn có thể thấy khung chương trình theo từng năm và toàn bộ những môn học trong 4-5 năm đại học. Bạn có thể chia chương trình học thành 3 nhóm môn như sau:

  • Môn học đại cương: là những môn học nền tảng mà sinh viên trường công lập nào cũng cần phải học như Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị, Pháp luật đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh… 
  • Môn học chuyên ngành: Là những môn học chuyên sâu, phục vụ trực tiếp cho ngành học mà bạn chọn.

Ví dụ: Nếu bạn học công nghệ thông tin, những môn chuyên ngành của nó là ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, … 

  • Những môn còn lại: các học phần thể chất, giáo dục quốc phòng,…

null

Lập kế hoạch học tập

4.2. Lên phương án học tập cho từng nhóm môn học

Vậy bạn có biết việc phân loại chương trình học như trên có mục đích gì không? Điều đó giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về chương trình học trong 4 năm của bạn. Quan trọng hơn cả, việc này giúp bạn biết cách phân loại và đặt mục tiêu cũng như sự ưu tiên phù hợp cho từng loại môn học ở trường.

Thông thường, với đa số sinh viên, với khối lượng kiến thức và số lượng môn học nhiều như vậy, khó có ai có thể học giỏi tất cả các môn được. Vì vậy dựa vào danh sách phân loại môn học trên, bạn có thể đưa ra phương án học tập phù hợp với chuyên ngành và nên ưu tiên những môn nào hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà ta không coi trọng, bỏ bê môn học nào. Bạn có thể tham khảo phương án học sau:

  • Với những môn học chuyên ngành: Đối với những môn chuyên ngành, bạn cần phải học tập thật nghiêm túc, tập trung và đặt yêu cầu cao về điểm số. Hãy cố gắng nắm vững kiến thức của những môn này bới chúng là tiền đề và nền tảng giúp bạn trong công việc sau này.
  • Với những môn học đại cương: Mặc dù có phần kém quan trọng hơn môn chuyên ngành nhưng bạn không được coi thường mà bỏ bê những môn đại cương. Hãy lên kế hoạch học tập phù hợp để nắm được những kiến thức cơ bản đủ để phục vụ cho kì thi kết thúc môn. Nếu kết quả tốt, điểm GPA cao sẽ giúp bạn có cơ hội giành học bổng của kỳ đó. Nếu không tốt thì điểm GPA của bạn sẽ bị kéo xuống một cách đáng lo. Vậy nên hãy cố gắng học tập, ít nhất là qua môn. 
  • Các môn học còn lại như thể chất, quốc phòng,… vì chỉ tính điểm đạt hoặc không đạt, không ảnh hưởng đến điểm GPA nên bạn không cần chú tâm như các môn trên, nhưng bạn không nên để mình phải học lại những môn này vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu chí xét học bổng nhé.

Bên cạnh việc lập kế hoạch theo chương trình học, hãy lên một kế hoạch và đặt mục tiêu bao quát cho cả 4-5 năm đại học để có thể dễ dàng kiểm soát bản thân và đạt được mục tiêu một cách khoa học.

4.3. Lên kế hoạch học tập chi tiết cho kỳ học

Từ những kế hoạch được đặt ra như mục trên, bạn nên chia mục tiêu học tập theo từng kỳ học, năm học rồi từ đó sắp xếp, quản lý thời gian một cách khoa học.

Bạn nên đặt ra mức điểm GPA cụ thể và tấm bằng tốt nghiệp đại học ở loại nào để cố gắng đạt được. Ví dụ nếu muốn tốt nghiệp loại giỏi, bạn cần có điểm GPA ở mức từ khoảng 3.2 đến 3.6, từ đó bạn lập kế hoạch kỳ học này, năm học này cần phải đạt bao nhiêu môn điểm A, bao nhiêu môn điểm B, C… để có thể đạt mức điểm GPA như mong đợi.

Từ đó, hãy sắp xếp phân chia thời gian biểu của mình thật chi tiết rõ ràng để tránh trường hợp quên bài tập, quên lịch học, lịch thi và tình trạng “Nước đến chân mới nhảy”. Bên cạnh lịch học cố định trên trường, bạn có thể lên kế hoạch như: ôn bài, tìm hiểu trước môn học, làm đề cương, tham gia câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa… và làm theo nó. Tuy nhiên cũng có thể điều chỉnh linh hoạt theo từng tình huống.

Lưu ý:

Bạn có thể sử dụng những phần mềm, ứng dụng ghi chú để lập thời gian biểu một cách khoa học, sáng tạo. Nó sẽ giúp bạn bám sát và ghi nhớ những việc cần làm, tránh sao nhãng hoặc đãng trí. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng sau: Notion, Timetable, Apple Calendar, Google Keep … 

Ngoài ra khi sống tự lập một mình, bạn sẽ dễ bị phân tâm bởi nhiều yếu tố bên ngoài và có thể bị cuốn theo những cuộc vui vô bổ. Vậy nên hãy giữ tinh thần tỉnh táo và làm theo kế hoạch đã đề ra, xem xét những việc quan trọng cần ưu tiên hơn nhé.

Xem thêm:

=> GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LIỆU SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG

=> REVIEW ĐẠI HỌC FPT: TRƯỜNG HỌC NHƯ RESORT, SINH VIÊN ĐƯỢC SĂN ĐÓN

null

Lên kế hoạch học tập chi tiết cho kì học

5. Chuẩn bị các kỹ năng cần thiết

Bên cạnh việc học kiến thức trong sách vở giáo trình trên trường, bạn cũng cần phải trang bị thêm cho mình những kỹ năng khác để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Bởi kiến thức trong sách vở sẽ không bao giờ là đủ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Sau đây là 4 kỹ năng quan trọng mà bạn cần tìm hiểu và học ngay từ năm nhất đại học. 

5.1. Ngoại ngữ

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi người. Bởi vậy, bạn nên đầu tư thời gian và tiền bạc để học tiếng Anh ngay từ năm nhất. Học tiếng Anh tốt, giao tiếp tốt, có chứng chỉ tiếng ANh quốc tế như Ielts, Toeic… sẽ giúp bạn rất nhiều và đem lại cho bạn những cơ hội tốt không ngờ. Cùng một vị trí công việc nhưng một người giỏi tiếng Anh sẽ có mức lương và cơ hội phát triển hơn một người không biết tiếng Anh. Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin giúp bạn có thể tự học tiếng Anh như Youtube, các trang web dạy tiếng Anh miễn phí. Nếu bạn chưa có kiến thức nền vững chắc để có thể tự mày mò tự học thì có thể đăng ký các khóa học online hoặc học tại các trung tâm để có lộ trình học phù hợp.

Bên cạnh tiếng Anh, ngoại ngữ thứ hai cũng hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn. Biết nhiều ngôn ngữ là một thế mạnh mà không phải ai cũng có và nó sẽ mở cho bạn một cánh cửa rộng lớn hơn. Bạn có thể tìm hiểu những ngôn ngữ phổ biến hoặc những đất nước phát triển đi đầu trong ngành, hay những đất nước đầu tư nhiều vào Việt Nam như Trung, Nhật, Hàn, Pháp, Đức…

null

Kỹ năng ngoại ngữ

5.2. Tin học văn phòng

Tin học văn phòng là kỹ năng cơ bản mà ai cũng cần có khi bước vào thị trường lao động. Thực ra khi học đại học bạn cũng cần trang bị cho mình kĩ năng này để có thể làm việc nhóm, làm bài tập lớn, thuyết trình và những hoạt động khác một cách hiệu quả và ấn tượng. Thông thạo tin học văn phòng là một điểm cộng lớn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể thi chứng chỉ tin học văn phòng MOS để tạo dấu ấn cho CV của mình.

Xem thêm: TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

5.3. Kỹ năng mềm

Ngoài ngoại ngữ và tin học văn phòng, bạn cần phải rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,... Bạn có thể được rèn luyện những kỹ năng trên khi tham gia câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, dự án xã hội hoặc khi đi thực tập, làm thêm. Hoặc bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học online trên Coursera, Google… để tích lũy thêm kiến thức cũng kĩ năng, đồng thời làm đẹp CV cá nhân.

Bên cạnh có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng mềm cũng vô cùng quan trọng và giúp ích nhiều cho sự phát triển của bản thân. Vậy nên hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm ngay từ bây giờ để chuẩn bị hành trang cho bản thân thật tốt, tự tin hơn trong tương lai.

null

Kỹ năng mềm - kỹ năng làm việc nhóm

5.4. Các chứng chỉ, phần mềm bổ trợ cho chuyên ngành

Như bạn đã biết, bên cạnh việc trang bị cho bản thân những kỹ năng đã nêu trên, bạn cũng cần tìm hiểu về những chứng chỉ chuyên môn hay học thêm các phần mềm bổ trợ cho ngành học, công việc sau này. 

Ví dụ như bạn đang học trong ngành kiến trúc nội thất, chắc chắn bạn sẽ phải sử dụng thành thạo những phần mềm sau: Autocad, Sketchup, 3DMAX, Corona… Nếu bạn đang học kế toán, sau này chắc chắn bạn sẽ phải thi chứng chỉ kế toán quốc tế ACCA hoặc CPA để có thể làm việc trong một môi trường làm việc tốt… 

Vậy nên tùy vào chuyên ngành, bạn hãy tìm hiểu trước về những chứng chỉ, khóa học, phần mềm và lên lộ trình học phù hợp với bản thân. 

6. Chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi vào đại học

Môi trường sống, cách học, kiến thức, các mối quan hệ trên đại học sẽ hoàn toàn khác so với khi bạn học cấp ba, sống gần với cha mẹ. Vậy nên trước khi nhập học, bạn cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng, con đường đi rõ ràng để tránh bị hụt hẫng, hoang mang khi tiếp xúc với môi trường lạ. Hiện nay tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer pressure) diễn ra vô cùng phổ biến, nói một cách dễ hiểu là bạn có thể bị áp lực từ những người xung quanh, những người cùng thế hệ với mình. Đây là một điều khó tránh khỏi, nhưng mong bạn hãy biến áp lực thành động lực phát triển, đừng để áp lực nhấn chìm bản thân. Mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh và con đường đi riêng, vậy nên cũng không nên dõi theo thành công của người khác mà phủ nhận bản thân.

Ngoài ra, cuộc sống trên đại học sẽ có nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là vấn nạn lừa đảo. Bạn có thể lừa đảo khi thuê trọ, khi tìm việc, kể cả khi bạn làm việc tốt. Vậy nên hãy luôn tỉnh táo và tìm hiểu thật kỹ trước khi làm một điều gì đó. Bạn cũng có thể lên mạng xã hội để cập nhật, nắm bắt các kiểu lừa đảo thường gặp hiện nay để phòng tránh.

Xem thêm:

=> LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN

=> PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH QUA BÀI HÁT ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ


Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm mà Langmaster đúc kết, tìm hiểu cho bạn đọc. Mong rằng bài viết này giúp ích cho các bạn tân sinh viên vẫn còn đang mông lung không biết phải làm gì. Các bạn hãy ghi chú liệt kê lại sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì để tránh quên mất nhé. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí tại đây để Langmaster tư vấn cho bạn lộ trình học tiếng Anh phù hợp.

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác