Cấu Trúc WANT - Cấu Trúc Want to, Want + N, Want + V-ing
Mục lục [Ẩn]
- 1. Cấu trúc Want là gì?
- 2. Cách sử dụng cấu trúc Want
- 2.1 Cấu trúc Want - Dùng để diễn tả mong muốn
- 2.2 Cấu trúc Want - Thể hiện sự cần thiết
- 2.3 Cấu trúc Want - Dùng để đưa ra lời khuyên, cảnh báo
- 2.4 Sử dụng "wh-question"
- 2.5 Cấu trúc want với “if”
- 2.6 Cấu trúc want trong hình thức tiếp diễn
- 3. Bài tập về sử dụng cấu trúc Want
- Bài tập
- Đáp án
Động từ want trong tiếng Anh có nghĩa là “muốn”, tuy nhiên khi kết hợp với các cấu trúc, ngữ cảnh khác nhau thì nghĩa cũng thay đổi. Cấu trúc want thường xuất hiện nhiều trong các bài thi ngữ pháp cũng như là giao tiếp, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Hãy cùng Langmaster khám phá về cấu trúc, cách dùng của want ngay dưới đây.
1. Cấu trúc Want là gì?
“Want” (/wɒnt/) là động từ có nghĩa là “muốn” trong tiếng Anh. Thường dùng để diễn tả việc mong muốn làm. Bao gồm các cấu trúc:
Cấu trúc want trong tiếng Anh
+ Cấu trúc: S + want(s) + N (danh từ) - Ai đó muốn cái gì
Ví dụ: I want that hat (Tôi muốn cái mũ kia)
+ Cấu trúc: S + want(s) + to + V (động từ) - Ai đó muốn làm gì
Ví dụ: I want to go shopping with my friends (Tôi muốn đi mua sắm với bạn của tôi).
+ Cấu trúc: S + want(s) + tên người/tân ngữ + to V - Muốn ai đó làm gì
Ví dụ: My mother wants me to go to bed before 10 p.m (Mẹ muốn tôi đi ngủ trước 10 giờ tối)
ĐĂNG KÝ NGAY:
- Đăng ký TEST ONLINE MIỄN PHÍ
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1
2. Cách sử dụng cấu trúc Want
Thực tế, động từ “Want” khi sử dụng kết hợp và ngữ cảnh khác nhau thì cũng đem đến ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là các cấu trúc want nổi bật để bạn tham khảo:
2.1 Cấu trúc Want - Dùng để diễn tả mong muốn
Khi dùng cấu trúc want dùng để để diễn tả mong muốn, chúng ta thường thấy “want” là một mệnh đề bổ ngữ (complement) và nó quyết định ý nghĩa của toàn bộ câu. Mệnh đề bổ ngữ đó có thể là danh từ làm tân ngữ (object nouns), đại từ làm tân ngữ (object pronouns), động từ nguyên mẫu có “to”, hoặc tân ngữ + to-inf.
Cấu trúc “Want” dùng để diễn tả mong muốn
Ví dụ:
- Do you want a drink? This coffee shop is great (Cô có muốn uống trà nóng không? Tiệm cà phê này tuyệt lắm).
- I could ask my brother to borrow his bike but I didn’t want it (Tôi đã có thể hỏi mượn anh trai xe đạp nhưng tôi không muốn chiếc xe đó).
- These are the modern shoes I have just got. Do you want to try it? (Đây là đôi giày sành điệu mà tôi vừa mới có. Bạn có muốn đi thử không).
- The professor wants her to call to her parent (Giáo sư muốn cô ấy gọi điện thoại cho phụ huynh của mình).
Trong những câu trả lời ngắn, chúng ta có thể dùng “want to” mà bỏ đi động từ phía sau:
Ví dụ:
- Elle didn’t go to shopping with me because she didn’t want to(Elle không đi siêu thị với tôi bởi vì cô ấy không muốn).
- My sister wanted to leave school at 17, but my parents didn’t want her to (Chị của tôi muốn bỏ học năm 17 tuổi nhưng bố mẹ tôi không muốn chị ấy làm như vậy).
Chú ý: Chúng ta không dùng “want” trong mệnh đề có “that”.
Ex: I want you to clean this mess before I come back (Tôi muốn cậu hãy dọn dẹp đống lộn xộn này trước khi tôi quay lại).
Không dùng: I want that you clean this mess before I come back
Xem thêm:
=> TRỌN BỘ CÁCH DÙNG CẤU TRÚC CAN COULD TRONG TIẾNG ANH
=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC STOP TO VERB VÀ STOP VING TRONG TIẾNG ANH
2.2 Cấu trúc Want - Thể hiện sự cần thiết
Chúng ta sử dụng cấu trúc want với động từ thêm –ing (V-ing) thể hiện một việc gì đó rất cần thiết, nên được hoàn thành.
Ví dụ:
- Your nails wants painting (Móng tay của bạn cần được sơn lại).
- This mess wants cleaning (Đống lộn xộn này nên được dọn dẹp).
Trong những trường hợp bình thường, chúng ta cũng sử dụng cấu trúc “want + V-ing” giống như cấu trúc “want to have something done.”
Ví dụ:
Have you got any T-shirt you want washing? = Which T-shirt you want to have washed? (Bạn có cái áo thun nào cần giặt không).
2.3 Cấu trúc Want - Dùng để đưa ra lời khuyên, cảnh báo
Trong những tình huống iao tiếp cơ bản thông thường, chúng ta có thể sử dụng “want” để đưa ra lời khuyên, ngăn chặn, cảnh báo một điều gì đó. Và đương nhiên chúng ta luôn sử dụng “want” trong trường hợp này ở thì hiện tại (simple present), nhưng đôi khi có thể dùng ở tương lai đơn (simple future).
Cấu trúc Want dùng để đưa ra lời khuyên, cảnh báo
Ví dụ:
- You want to be careful driving your car in highway. We got a big hole in that street few days ago (Bạn nên cẩn thận khi lái xe trên đường cao lộ. Có một cái hố rất lớn xuất hiện mấy ngày trước đấy).
- What you’ll want to do, you’ll ask my permission first (Bạn muốn làm gì thì phải hỏi ý kiến tôi trước).
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng “want” kèm với wh-questions, với “if” và trong cấu trúc tiếp diễn (continuous form).
2.4 Sử dụng "wh-question"
Chúng ta có thể sử dụng một số “wh-questions” như what, when, whatever, whenever, whoever,… trước “want”. Trong trường hợp này thì chúng ta không cần dùng giới từ “to” sau động từ nguyên thể.
Ví dụ:
- I’ll give you whatever you want (Anh sẽ cho em bất cứ cái gì em muốn)
- My hotel is free for employment. You can move to my place whenever you want
(Khách sạn của tôi miễn phí cho người thất nghiệp. Bạn có thể chuyển đến chỗ tôi bất cứ khi nào bạn muốn).
- You want to borrow my clothes? Ok, take what you want (Bạn muốn mượn quần áo của tôi à? Được thôi, lấy cái nào cũng được).
2.5 Cấu trúc want với “if”
Cũng như vậy, trong cấu trúc want cùng với “if” bạn không cần phải dùng giới từ “to” sau động từ nguyên thể.
Ví dụ:
We can talk all night, if you want (Chúng ta có thể nói chuyện cả đêm, nếu em muốn)
Tuy nhiên trong câu phủ định, chúng ta phải sử dụng giới từ “to” sau động từ nguyên thể.
Ví dụ:
You don’t have to talk with me if you don’t want to (Em không phải nói chuyện với anh nếu em không muốn).
2.6 Cấu trúc want trong hình thức tiếp diễn
Chúng ta sử dụng cấu trúc want trong hình thức tiếp diễn (continuous form) để thể hiện sự gián tiếp và tính lịch sự.
Ví dụ:
- We are wanting to buy a medium apartment with 3 bedrooms. Can you show me one? (Chúng tôi đang muốn mua một căn hộ trung bình với 3 phòng ngủ. Bạn có thể cho tôi xem thử một cái như vậy được không).
- I am wanting to talk to you about something. Please keep calm and listen to me (Tôi đang muốn nói với bạn chuyện này. Làm ơn giữ bình tình và nghe tôi nói).
Ngoài ra chúng ta còn sử dụng “want” trong hình thức tiếp diễn để nhấn mạnh sự liên tục, lặp đi lặp lại.
Ví dụ:
- We had been wanting to go to Canada for a long time so we could be together (Chúng tôi đã trông đợi được đến Canada trong một thời gian dài để có thể ở bên nhau).
- Now that he’s a teenager so he is wanting expensive things like a new computer and a modern skateboard (Bây giờ thằng bé đã là thiếu niên nên nó muốn những thứ mắc tiền như một chiếc máy tính mới hay trượt ván sành điệu).
Xem thêm:
=> CÁCH DÙNG THE SAME TRONG CẤU TRÚC SO SÁNH VÀ BÀI TẬP
=> TRỌN BỘ CÁCH DÙNG CẤU TRÚC ONLY WHEN VÀ NOT UNTIL TRONG TIẾNG ANH
3. Bài tập về sử dụng cấu trúc Want
Để phân biệt rõ hơn về cấu trúc Want, cách dùng thì hãy cùng Langmaster làm ngay các bài tập nhỏ dưới đây nhé.
Bài tập
Bài 1: Chọn đáp án đúng
1. He…………. some salt.
A. wants you to pass his
B. want you to pass his
C. wants you pass his
2. She ………….. this dress.
A. wants you to buy me
B. wants you buy me
C. wants you to buy me
3. They……………. the lunch today.
A. want me to make
B. wants me make
C. want me make
4. I ………………..to school.
A. want my son go
B. want my son go
C want my son to go
5. You………… it before they buy it.
A. want them to try
B. want them try
C. wants them to try
6. She………….. there.
A. wants me to go
B. want me to go
C. want me go
Bài 2: Đặt 5 câu với cấu trúc Want
Đáp án
Bài 1:
1 - A, 2 - B, 3 - A, 4 - C, 5 - C, 6 - A
Bài 2:
1. She wants to buy a white hat. (Cô ấy muốn mua một chiếc mũ trắng).
2. I want you to go to the library with my friend next Sunday afternoon. (Tôi muốn bạn đến thư viện với bạn tôi vào chiều Chủ nhật tới).
3. Looks like this bed wants fixing. (Có vẻ như cái giường này cần phải sửa chữa rồi.)
4. Do you want to go somewhere to play? (Bạn có muốn đi đâu đó để chơi không)?
5. My teacher wants us to study harder. (Giáo viên của chúng tôi muốn chúng tôi học tập chăm chỉ hơn)?
Phía trên là toàn bộ cách dùng cấu trúc Want để bạn tham khảo, hy vọng sẽ giúp bạn nắm bắt vững kiến thức cơ bản này. Ngoài ra, để chinh phục tiếng anh thì đừng quên tham gia các khóa học tại Langmaster, với thầy cô bản địa, lộ trình học rõ ràng nhé.
Xem thêm:
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
- Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
- Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Củng cố kiến thức ngữ pháp về mẫu câu tường thuật (reported speech) trong tiếng Anh qua các bài tập câu trực tiếp, gián tiếp trong bài viết nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!