Nâng trình tiếng Anh giao tiếp cấp tốc cùng Langmaster

Ưu đãi HOT lên đến 10 triệu đồng

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

6 BÍ KÍP SỬA NGAY PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO KIỂU VIETLISH KHÔNG THỂ BỎ QUA

“Làm thế nào để không mắc lỗi phát âmVietlish?”, “Cách để giao tiếp tự tin, có ngữ điệu như người bản xứ là gì?”,... hẳn là những câu hỏi mà rất nhiều người học tiếng Anh quan tâm. Để học phát âm hiệu quả, bên cạnh việc luyện tập chăm chỉ, chúng ta cũng cần chọn đúng phương pháp luyện phát âm tiếng Anh để việc học đạt chất lượng cao hơn. Cùng Langmaster tham khảo ngay 6 bí kíp sửa lỗi phát âm tiếng Anh dưới đây nhé!

I. 3 lợi ích của việc phát âm chuẩn tiếng Anh

null

1. Phát âm là điều kiện tiên quyết để chứng tỏ khả năng tiếng Anh của bạn

Phát âm đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc truyền đạt ý nghĩa mà còn trong việc xây dựng ấn tượng tích cực về khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn. Khi tham gia vào một cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh, người nghe thường tập trung vào cách bạn phát âm và cách bạn truyền đạt thông điệp của mình.

Khi phát âm đúng, thông điệp của bạn trở nên rõ ràng và dễ hiểu. Người nghe sẽ dễ dàng theo dõi ý bạn đang muốn nói, giúp tăng cường sự hiểu biết và tương tác trong cuộc trò chuyện. Ngược lại, phát âm sai có thể làm mất đi sự chính xác và gây hiểu lầm, có thể đặt người nghe vào tình huống khó khăn.

2. Phát âm tiếng Anh sai có thể sẽ dẫn đến những nhầm lẫn nguy hiểm

Phát âm sai thực sự có thể tạo ra những tình huống “dở khóc dở cười" hoặc khó xử trong giao tiếp. Phát âm sai sẽ khiến nguy cơ hiểu lầm và nhầm lẫn tăng lên đáng kể, gây khó khăn trong việc truyền đạt ý định của bạn và tạo ra những hiểu lầm không đáng có cho người nghe.

Chẳng hạn, khi Châu muốn đặt 2 phần pizza, cách phát âm đúng là "I wanna two pieces". Tuy nhiên, do sự giống nhau về âm thanh, việc phát âm sai có thể biến câu của Nam thành "I want to piss" (Tôi muốn đi tiểu) thay vì "I want two pieces" (Tôi muốn hai phần). Điều này gây hiểu lầm và khiến người phục vụ cảm thấy khó hiểu, tạo ra một tình huống không thoải mái và tạo ấn tượng không tốt về Châu.

Như bạn đã thấy, phát âm không chính xác có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có trong giao tiếp quốc tế, thậm chí làm trở thành trò cười lúc nào không hay. Điều quan trọng là tập trung học cách phát âm tiếng Anh chuẩn, như việc nghe phát âm tiếng Anh rồi luyện tập theo, để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn một cách chính xác và hiệu quả.

3. Phát âm sai trong thời gian dài sẽ tạo ra thói quen khó sửa

Phát âm sai, nếu không được chú ý và sửa đổi từ đầu, có thể trở thành thói quen khó sửa, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bạn về sau. Có một số người nhận ra rằng việc rèn giũa phát âm tiếng Anh ngay từ đầu là điều quan trọng. 

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người lại hiểu lầm rằng họ có khả năng giao tiếp tiếng Anh khi tham gia các lớp học, nói chuyện với bạn bè, và trả lời câu hỏi từ giáo viên. Thực tế là do mọi người đã quen với phát âm sai của bạn theo thời gian, nên điều này không phản ánh mức độ thông thạo tiếng Anh giao tiếp của bạn.

Khi không nhận ra và sửa đổi kịp thời các lỗi phát âm, chúng có thể trở thành thói quen khó bỏ và ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của bạn. Điều quan trọng là nhận ra giá trị của việc luyện tập cách phát âm chuẩn tiếng Anh chính xác ngay từ đầu để xây dựng nền móng vững chắc cho kỹ năng ngôn ngữ sau này. 

XEM THÊM:

NGUYÊN ÂM TRONG TIẾNG ANH (VOWEL): PHÂN LOẠI, CÁCH PHÁT ÂM VÀ BÀI TẬP 

TẤT TẦN TẬT VỀ PHỤ ÂM TRONG TIẾNG ANH: PHÂN LOẠI - CÁCH PHÁT ÂM - BÀI TẬP

LỘ TRÌNH HỌC PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MẤT GỐC 

II. Các lỗi phát âm tiếng Anh mà người Việt hay mắc phải

null

1. Phát âm tất cả đuôi "es" là /iz/

Rất nhiều người Việt khi tìm hiểu cách học phát âm tiếng Anh thường cảm thấy mơ hồ khi một số từ có đuôi "es" lại không được phát âm là /ɪz/. 

Một ví dụ điển hình là từ "clothes" được phát âm là /kloʊð-z/ thay vì /'kloʊ-ðɪz/, trong khi "planes" là /pleɪnz/ chứ không phải /pleɪnɪz/. Tuy nhiên, có những quy tắc phát âm "es" là /ɪz/. 

Ví dụ, từ "rose" có âm cuối là /z/ - một âm gió - nên khi thêm "es" vào sau, sẽ được đọc là /'roʊ-zɪz/. Ngược lại, từ "clothe" hoặc "plane" có âm cuối là /ð/ hoặc /n/ - không phải âm gió - nên khi thêm "es" vào sau, sẽ không phát âm là /ɪz/.

2. Tự nghĩ ra cách "đánh vần" để phát âm

Việc phát âm tiếng Anh không có quy tắc chung giống như đánh vần tiếng Việt. Trong tiếng Anh, mỗi chữ cái không tương ứng một cách phát âm cố định. Ví dụ, chữ "u" trong "put" và "but" có cách phát âm khác nhau, và chữ "oo" có cách phát âm khác nhau trong các từ "blood", "foot", và "food". Việc đánh vần dựa vào cách viết cũng không luôn chính xác, với chỉ khoảng 40% số từ có cách đọc giống với cách viết. 

Do đó chúng ta phải nắm được các ký tự phiên âm quốc tế, để có thể phát âm chính xác.

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

3. Tự lược bỏ âm cuối 

Trong tiếng Việt, không có từ nào có âm cuối là /d/, /b/ hay /g/ cả. Nên một “thói quen khó bỏ” của người Việt Nam là hễ đứng cuối từ là một trong 3 âm này, thì sẽ được phát âm tương ứng là /t/, /p/ và /g/. Ví dụ “rob” sẽ được phát âm là “rốp”; “trade” sẽ được phát âm là “trết”; và dog là đóc.

Tương tự, các âm cuối “th” như trong từ “breath” thường được đọc là “bờ-rét”; âm cuối “f”, như “if” được đọc là “íp”; “six” được đọc là “xích”. Do đó chúng ta cần lưu ý tới cách đọc âm đuôi (ending-sound) trong tiếng Anh

4. Đọc bừa âm gió 

Khái niệm về âm gió thường mơ hồ với người Việt Nam, vì không có sự tương đồng giữa các âm gió tiếng Việt ("xờ nhẹ", "sờ nặng", "ch chó", "tr trâu") và âm gió tiếng Anh. 

Rất nhiều người sử dụng tùy ý của các âm gió, khiến các âm "see" và "she" trở nên giống nhau. Âm /z/ nếu đứng đầu từ thường được phát âm là "d", ví dụ "zebra" được phát âm là "di-bờ-ra"; còn âm cuối từ thì thường biến mất, như "stays" được phát âm là "sờ-tây".

5. Trọng âm từ là một sự xa xỉ

Mặc dù quy tắc đánh trọng âm rất quan trọng trong phát âm tiếng Anh, nhưng ít người Việt Nam quan tâm đến trọng âm khi nói tiếng Anh. Ví dụ, "download" thường được phát âm là "đao-loát"; "literature" được phát âm là "lít-tờ-rây-chờ".

XEM THÊM:

=> MẤT GỐC TIẾNG ANH NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU

=> PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI LỚN TUỔI HIỆU QUẢ NHANH NHẤT

III. 6 bí kíp sửa ngay phát âm tiếng Anh theo kiểu Việt Lish

Sửa lỗi phát âm tiếng Anh kiểu Việt - Vinglish: Tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu Langmaster

1. Rèn phát âm chuẩn theo bảng IPA 44 âm

Học cách phát âm tiếng Anh chuẩn theo bảng IPA (International Phonetic Alphabet) là một cách hiệu quả để cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh. Để bắt đầu, quan trọng nhất là hiểu rõ nguyên tắc và cấu trúc của bảng âm này. IPA sử dụng các ký hiệu đặc biệt để biểu diễn âm thanh trong ngôn ngữ một cách chính xác và cụ thể. Học và áp dụng bảng IPA giúp bạn nắm bắt từng âm tiếng Anh một cách chính xác và tự tin.

Một nguồn tài nguyên hữu ích khi tự học phát âm tiếng Anh theo bảng IPA là sử dụng các từ điển có phiên âm IPA. Điều này cho phép bạn xác định cách phát âm chính xác của mỗi từ. Ngoài ra, các ứng dụng và trang web chuyên về phát âm tiếng Anh cũng cung cấp nguồn tài liệu quý báu để rèn luyện kỹ năng này.

Việc học phát âm theo bảng IPA cần sự tập trung và thực hành. Ví dụ, khi tìm hiểu từ "schedule" trong bảng IPA, ta nhận được phiên âm là /ˈʃɛdjuːl/. Để hiểu rõ hơn, /ˈʃ/ là âm /sh/, /ɛ/ là âm nguyên âm mở trước, /dʒ/ là âm /j/, /uː/ là âm nguyên âm vuông kép dài, và /l/ là âm /l/. Khi kết hợp các âm này, bạn sẽ nghe được cách phát âm chuẩn của từ "schedule" /ˈʃedʒ.uːl/.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

2. Rèn thói quen phát âm rõ âm cuối

Rèn thói quen phát âm rõ âm cuối là một bước quan trọng để có thể phát âm chuẩn như người bản xứ. Để thực hiện điều này, trước hết, cần xác định đúng âm cuối của từ, phân biệt giữa nguyên âm và phụ âm cuối, đặc biệt là trong các từ nguyên âm kép và phụ âm cuối.

Tập trung vào việc phát âm các loại âm cuối khác nhau như nguyên âm đơn và kép cũng như phụ âm cuối. Điều quan trọng là hạn chế thói quen cố đoán cách phát âm như tiếng Việt, tức là tránh áp dụng nguyên tắc phát âm của tiếng Việt vào tiếng Anh. Thay vào đó, hãy nhận biết lối phát âm chuẩn trong tiếng Anh và tránh thay đổi âm cuối theo kiểu quen thuộc.

Lắng nghe và nhắc lại cách người bản xứ phát âm âm cuối trong các từ là một cách luyện phát âm tiếng Anh hiệu quả. Bạn có thể lặp lại cách họ phát âm để rèn thói quen phát âm chính xác. Hãy thực hành với các từ đặc biệt và sử dụng máy ghi âm để theo dõi và tự đánh giá cách bạn phát âm âm cuối.

Ví dụ: 

  • Đúng: "Cat" (/kæt/) - đặt đầu lưỡi gần răng trên và phát âm "t" bằng cách ngăn chặn luồng khí và sau đó phát ra.
  • Sai (theo kiểu Việt Lish): "Cát" (không có âm gió ở cuối)

Xem thêm: KHÁM PHÁ QUY TẮC PHÁT ÂM ĐUÔI TRONG TIẾNG ANH CỰC CHUẨN VÀ DỄ NHỚ

3. Chú ý tới trọng âm của từ

Trọng âm là sự nhấn vào một âm tiết trong từ, giúp làm nổi bật từ và truyền đạt ý nghĩa một cách hiệu quả. Với các từ có 2 âm tiết trở lên, các bạn nên chú ý tới trọng âm của từ. Việc phát âm trọng âm đúng giúp người nghe hiểu được ý của bạn một cách rõ ràng hơn và làm cho lời nói tự nhiên hơn.

Để nhận biết và đặt trọng âm đúng, có thể sử dụng tài nguyên như từ điển có phiên âm IPA để xác định vị trí chính xác của trọng âm trong từ. Lắng nghe cách người bản xứ phát âm cũng là một cách hiệu quả để nhận diện trọng âm.

Phương pháp để học trọng âm tốt nhất là thực hành phân biệt trọng âm mỗi ngày, đặc biệt là trên các từ phức tạp, và tự ghi âm để tự kiểm tra và so sánh với bản gốc. Học quy tắc riêng về trọng âm của từng từ cũng là một phần quan trọng của quá trình học.

Sự chuyển đổi vị trí của trọng âm trong từ "present" là một điển hình cho cách mà vị trí của trọng âm có thể làm thay đổi cả cấu trúc và ý nghĩa của từ. Khi từ được sử dụng như một danh từ, từ này được phát âm là /ˈprez.ənt/, trọng âm đặt ở âm tiết đầu tiên, chỉ đến một "quà tặng" hoặc một đồ vật cụ thể. Ngược lại, khi "present" được sử dụng như một động từ /prɪˈzent/, trọng âm được đặt ở âm tiết thứ hai, chỉ hành động "trình bày" hoặc "giới thiệu".

Xem thêm: TỔNG HỢP CÁCH ĐÁNH TRỌNG ÂM TIẾNG ANH ĐƠN GIẢN VÀ DỄ NHỚ NHẤT

4. Rèn ngữ điệu trong câu theo quy tắc cơ bản

Ngữ điệu trong câu cũng là một yếu tố quan trọng để truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc khi giao tiếp. Trong các câu trần thuật, việc xuống giọng ở cuối câu để thể hiện thái độ tự tin và chính xác, tạo ra một cảm giác rõ ràng và chắc chắn. Ví dụ, câu "I have completed the project⤵" thường kết thúc với giọng xuống để nhấn mạnh việc hoàn thành dự án.

Ngược lại, trong câu hỏi, lên giọng ở cuối câu thường tạo ra sự hứng thú và khích lệ người nghe tham gia vào cuộc trò chuyện. Ví dụ, câu "Did you enjoy the movie⤴?" có sự giọng lên ở cuối câu để thể hiện sự tò mò và mong đợi phản hồi từ người nghe.

Ngoài ra, việc sử dụng ngữ điệu phù hợp cũng giúp truyền đạt cảm xúc và làm nổi bật điểm chính trong câu. Xuống giọng khi muốn tạo sự nghiêm túc hoặc lên giọng khi muốn làm nổi bật điều quan trọng có thể làm câu trở nên sống động và thú vị hơn. Linh hoạt trong việc thay đổi ngữ điệu giữa các câu cũng tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn trong giao tiếp.

XEM THÊM:

10 QUY TẮC NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH ĐỂ NÓI CHUẨN NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ

=>TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ NỐI ÂM TRONG TIẾNG ANH

5. Ngắt nghỉ phù hợp với các câu dài

Sự ngắt nhịp trong tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một lối diễn đạt tự nhiên và truyền đạt ý nghĩa chính xác. Điều này thể hiện sự linh hoạt và sự đa dạng của ngôn ngữ, khi cùng một câu có thể được chia thành các đoạn khác nhau để nhấn mạnh ý nghĩa khác nhau.

Khi nói một câu tiếng Anh, việc chia câu thành các đoạn giúp tạo ra một luồng giao tiếp trôi chảy và tự nhiên hơn. Ví dụ, hai câu sau chỉ bằng cách ngắt nghỉ khác nhau đã diễn đạt những ý nghĩa khác nhau: "A woman, without her man, is nothing" (Phụ nữ không có đàn ông thì chẳng là gì cả)"A woman: without her, man is nothing" (Phụ nữ: không có cô ấy, đàn ông chẳng là gì cả.)

Tùy thuộc vào ý muốn và ngữ cảnh, việc chọn điểm ngắt và ngắt nhịp trong tiếng Anh là một kỹ năng linh hoạt, đòi hỏi sự luyện tập và hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ. Lắng nghe ngôn ngữ tự nhiên và thực hành sẽ giúp bạn nắm bắt cách sử dụng ngắt nhịp một cách tự tin và hiệu quả trong giao tiếp.

6. Nhấn vào từ khóa trong câu theo ý muốn và cảm xúc

Việc nhấn vào từ khóa trong câu khiến cho lời nói trở nên mạnh mẽ và có ảnh hưởng. Khi nhấn mạnh từ hoặc cụm từ quan trọng, người nói có thể tập trung truyền đạt ý muốn, cảm xúc, hoặc sự quan trọng của một ý trong câu một cách rõ ràng và thu hút sự chú ý của người nghe.

Khi chọn từ khóa, quan trọng nhất là xác định từ hoặc cụm từ mà muốn làm nổi bật, thường chứa thông điệp chính hoặc có vai trò quyết định trong nội dung được truyền đạt. Ví dụ, trong câu "I absolutely love this place," từ khóa là "love," giúp tập trung vào cảm xúc tích cực của người nói đối với địa điểm đó. Hay trong câu "This is the best news ever!", việc đặt dấu nhấn giúp từ "best" trở nên rõ ràng và quan trọng hơn so với phần còn lại của câu.

Nhấn vào từ khóa không chỉ tạo ra sự rõ ràng trong truyền đạt ý muốn và cảm xúc mà còn giúp câu chuyện trở nên sôi động và dễ nhớ. Sự linh hoạt trong việc áp dụng kỹ thuật này giúp người nói trở thành một diễn đạt có sức ảnh hưởng và thu hút.

XEM THÊM:

=>100+ BÀI LUYỆN NGHE TIẾNG ANH GIAO TIẾP CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

=> 40 CHỦ ĐỀ TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI ĐI LÀM TỰ TIN THĂNG TIẾN

=> 52 CHỦ ĐỀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

IV. Khóa học tiếng Anh giao tiếp giúp chuẩn hóa phát âm tại Langmaster

Langmaster là một trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết bằng văn bản chuẩn đầu ra theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR). Với hơn 13 năm kinh nghiệm và danh tiếng hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh giao tiếp, Langmaster đã mở rộng hệ thống và phát triển các sản phẩm, thành công đào tạo hơn 500.000 học viên cả trong nước và quốc tế.

Trung tâm đã, đang và sẽ mang một sứ mệnh xuyên suốt: “Langmaster không chỉ là một trung tâm dạy tiếng Anh đơn thuần, mà thông qua việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi mong muốn có thể truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để học viên hình thành tư duy của người thành đạt”.

khoá 1-1

Điểm mạnh của trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster bao gồm:

  • Cam kết chuẩn đầu ra CEFR: Langmaster là trung tâm duy nhất trên thị trường cam kết đạt chuẩn Khung Tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR), đảm bảo chất lượng đào tạo.
  • Giáo viên bản ngữ: 50% số buổi học được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ, giúp học viên nâng cao khả năng nghe và nói tiếng Anh một cách hiệu quả.
  • Đội ngũ giáo viên chất lượng: 100% đội ngũ giáo viên Việt Nam tại Langmaster đạt chuẩn quốc tế, với yêu cầu tối thiểu là 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cho lớp học Offline và 7.0 IELTS hoặc 850 TOEIC cho lớp học Online.
  • Phương pháp học tiên tiến: Sử dụng nhiều phương pháp học tiên tiến như Siêu phản xạ, PG (Phương pháp dạy ngữ âm chuẩn IPA), Tiếng Anh kỷ luật, PBL (Học qua dự án), ELC (Học qua trải nghiệm) để tăng hứng thú và ghi nhớ lâu hơn.
  • Mô hình ACE độc quyền: Áp dụng mô hình ACE giúp rèn luyện năng lực cốt lõi thông qua Active learning, Core competency, và tạo môi trường học toàn diện.
  • Môi trường học truyền cảm hứng: Cung cấp một môi trường học tiếng Anh và rèn luyện năng lực lõi, thúc đẩy thói quen tích cực và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và đầy đủ trang thiết bị học tập.

null

Kết luận

Có thể thấy, phát âm là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được những bí kíp “vàng" để luyện phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ. Bên cạnh đó, đừng quên đăng ký làm bài test trình độ tiếng Anh miễn phí tại đây để biết được khả năng của mình nhé. Langmaster chúc bạn thành công!

Ms. Đinh Ngọc Ánh
Tác giả: Ms. Đinh Ngọc Ánh
  • Chứng chỉ TOEIC 945, VSTEP C1, PTE 76/90
  • Tốt nghiệp loại Giỏi, Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Đại học Ngoại ngữ (ĐHGQHN)
  • 6 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác