10 QUY TẮC NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH ĐỂ NÓI CHUẨN NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ

Bạn có biết rằng để nói tiếng Anh trôi chảy, tự nhiên và hay như người bản xứ, chúng ta cần rèn luyện gì bên cạnh phát âm chuẩn không? Đó chính là những quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh - một trong những tiêu chí chủ chốt đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học. Hôm nay, cùng tìm hiểu ngay 10 quy tắc ngữ điệu khi lên giọng và xuống giọng để tạo hứng thú cho người nghe mỗi khi nói tiếng Anh nhé!

1. Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?

Ngữ điệu trong tiếng Anh có thể hiểu sự lên xuống của giọng nói, được coi là yếu tố tạo “nhạc tính” cho câu. Nếu thiếu đi ngữ điệu trong khi giao tiếp, người nói sẽ khó có thể truyền tải cảm xúc vui vẻ, buồn bã, tức giận, hờn dỗi, ngờ vực hay lo âu của bản thân. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố khiến mỗi câu nói hay bài phát biểu trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn. 

Trong tiếng Anh hiện có hai phương thức ngữ điệu chủ yếu là ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune). Do đó, bạn cần học những quy tắc để áp dụng hai ngữ điệu lên xuống trong tiếng Anh này, tránh gây hiểu lầm cho người khác. Cùng tìm hiểu 10 quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh mà người bản ngữ đã tạo nên một cách “bản năng” được tổng hợp dưới đây: 

2. Những lý do bạn nên học cách đọc ngữ điệu trong tiếng Anh

null

2.1. Ngữ điệu giúp bạn bộc lộ cảm xúc, thái độ

Trong giao tiếp, bên cạnh nét mặt, bạn có thể biểu hiện thái độ, cảm xúc qua ngữ điệu. Đó có thể là những cảm xúc hạnh phúc, thật vọng, phẫn nộ,... Chẳng hạn, nếu ai đó mượn sách của bạn nhưng lại trả lại quyển sách không còn nguyên vẹn và xin lỗi, bạn có thể trả lời “It's okay" cùng với ngữ điệu xuống giọng ở cuối. Lúc này, người đó sẽ hiểu rằng bạn thất vọng về điều đó. 

2.2. Khiến câu nói, bài thuyết trình thú vị hơn

Ngữ điệu khiến cho câu nói, bài thuyết trình của bạn không còn đều đều như “tụng kinh” nữa mà có lên, xuống, ngắt nghỉ, buộc đối phương phải chú ý vào những gì bạn đang nói chứ không còn cảm thấy nhàm chán, không chú tâm và trở nên lơ đãng. 

2.3. Thể hiện cấu trúc ngữ pháp

Trong một số trường hợp, ngữ điệu trong tiếng Anh sẽ ứng với cấu trúc ngữ pháp nào đó. Chẳng hạn, từ để hỏi và Wh-question sẽ có ngữ điệu xuống ở cuối câu, ngược lại với câu hỏi Yes-No có ngữ điệu hướng lên. Do đó, ta thấy được rằng ngữ điệu cũng đóng vai trò thể hiện cho phần ngữ pháp trong câu. 

Xem thêm bài viết về ngữ âm:

=> KHÓA HỌC: NGỮ ÂM CĂN BẢN CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU

=> NGỮ ÂM TIẾNG ANH CƠ BẢN: PHÁT ÂM W CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

3. 10 quy tắc ngữ điệu trong câu tiếng Anh cơ bản

3.1. Quy tắc lên giọng (The Rising Tune)

3.1.1. Lên giọng ở cuối câu hỏi Yes/No

Câu hỏi Yes/No là dạng câu nhằm hỏi về sự có hay không của một sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó theo cách ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm. Trong tiếng Anh, loại câu hỏi này sử dụng ngữ điệu lên giọng ở cuối câu để đối phương hiểu rằng bạn đang có ý định hỏi người đó.

Ví dụ: 

null

  • Have you ever been to ➚ New York?
    (Dịch: Bạn đã bao giờ tới New York chưa?)
  • Are you ➚ an accountant?
    (Dịch: Bạn có phải là một kế toán không?)
  • Do you want to become ➚ a singer?
    (Dịch: Bạn có muốn trở thành một ca sĩ không?)
  • Can you show me your ID card?
    (Dịch: Bạn có thể cho tôi xem thẻ căn cước của bạn không?)

3.1.2. Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi

Đây cũng là một quy tắc ngữ điệu câu hỏi trong tiếng Anh tương đối phức tạp và khó xác định. Đối với câu hỏi đuôi, bạn cần áp dụng với những câu hỏi lấy thông tin bình thường để thể hiện mong muốn thẩm định lại về thông tin được nghe trước đấy. Có hai trường hợp như sau: 

Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi khi người hỏi muốn hỏi thông tin được nhắc lại có chính xác hay không

Ví dụ:

  • A: You were absent from class yesterday, ➚ weren't you?
    B: Yes, I was./ No, I wasn't.
    (Dịch:
    A: Bạn vắng mặt ở lớp học vào hôm qua có phải không?
    B: Đúng vậy./Không phải.)

Xuống giọng ở cuối câu hỏi đuôi khi người hỏi chắc chắn về thông tin mình nói và mong đợi câu trả lời đồng ý

Ví dụ: 

  • A: Mrs. Hoa is your English teacher, ➘ isn't she?
    B: Yes, she is.
    (Dịch:
    A: Cô Hoa là giáo viên tiếng Anh của bạn phải không?
    B: Đúng vậy.)

3.1.3. Lên giọng ở câu cầu khiến

Khi muốn nhờ vả ai đó làm một việc gì giúp mình, bạn cần sử dụng câu cầu khiến  kèm với một chút lên giọng ở cuối câu. Điều này nhằm biểu thị sự thành khẩn, nhờ vả một cách đúng mực và lịch sự, tránh gây hiểu nhầm rằng đang ra lệnh hay ép buộc (giống như khi như xuống giọng).

Ví dụ:

null

  • Will you turn down the TV a little bit, ➚ please?
    (Dịch: Làm ơn vặn nhỏ tivi một chút được không?)
  • Can you give me ➚ the red book?
    (Dịch: Bạn có thể đưa tôi cuốn sách đỏ được không?)

3.1.4. Lên giọng nhằm thể hiện cảm xúc tích cực

Để thể hiện những cảm xúc tích cực như vui sướng, bất ngờ, hạnh phúc,..., bạn nên lên giọng ở những tính từ đó

  • Wow, thank you guys so much! I'm really ➚ surprised!
    (Dịch: Ôi, cảm ơn các bạn rất nhiều! Tôi rất bất ngờ đấy!)
  • I'm very ➚ happy!
    (Dịch: Tôi cực kỳ hạnh phúc!)

3.1.5. Lên giọng khi xưng hô thân mật

Khi gọi tên hoặc xưng hô với một người nào đó thân mật, người bản ngữ luôn có xu hướng lên giọng ngay tại những từ đó

Ví dụ: 

  • My ➚ darling, you're so beautiful today.
    (Dịch: Tình yêu à, hôm nay em trông tuyệt đẹp.)
  • I miss you so much, my ➚ sweetie!
    (Dịch: Em nhớ anh nhiều lắm, tình yêu ạ.)
  • Linda, my friend, come in and have a seat.
    (Dịch: Nào Linda, bạn của tôi, vào đây và ngồi xuống đi nào.)

3.2. Quy tắc xuống giọng (The Falling Tune)

3.2.1. Xuống giọng ở cuối câu chào hỏi

Đối với các câu chào hỏi thông dụng như ”Good morning”, ”Good afternoon”, “Good evening", “Good night" người bản xử sẽ xuống giọng ở cuối câu nhằm tạo sự thân mật nhưng vẫn lịch sự. Đây cũng là một bí kíp giúp gây thiện cảm cho đối phương ngay từ lời chào của người phương Tây.

Ví dụ: Good morning! (Dịch: Chào buổi sáng!)

3.2.2. Xuống giọng ở cuối câu hỏi WH

Trong các câu hỏi có từ để hỏi what, where, who, which, whom, whose, why, how,..., ta nên xuống giọng ở cuối câu để thể hiện thái độ nghiêm túc và mong muốn nhận được trả lời hay sự giải thích cụ thể hơn từ đối phương khi hỏi về một vấn đề nào đó liên quan đến sự vật, sự việc, hiện tượng. 

Ví dụ: 

null

  • What is your ➘ hobby?
    (Dịch: Sở thích của bạn là gì?)
  • How often do you play ➘ football?
    (Dịch: Bạn thường chơi đá bóng không?)
  • Why don't you submit your Science exercise ➘ yesterday?
    (Dịch: Tại sao cậu không nộp bài tập Khoa học vào hôm qua?)

3.2.3. Xuống giọng ở cuối câu kể (câu trần thuận)

Câu kể hay còn được biết đến là câu trần thuật là kiểu câu kể về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Đây là một loại câu cực kì phổ biến và được dùng nhiều nhất trong giao tiếp thường ngày. Quy tắc ngữ điệu của câu trần thuật là xuống giọng ở cuối câu để giao tiếp bằng tiếng Anh chuẩn hơn.

Ví dụ: 

  • I want to become a teacher in the future because I love ➘ children.
    (Dịch: Tôi muốn trở thành một giáo viên trong tương lai bởi vì tôi yêu trẻ con.)
  • My favorite dish is ➘ spaghetti.
    (Dịch: Món ăn yêu thích của tôi là mỳ Ý.)

3.2.4. Xuống giọng ở cuối câu mệnh lệnh, câu đề nghị 

Trái ngược với câu cầu khiến, câu mệnh lệnh biểu thị tính chất nghiêm trọng và xu hướng áp đặt. Chính vì vậy, những câu này thường được xuống giọng ở cuối.

Ví dụ: 

  • ➘ Stand up!
    (Dịch: Đứng lên đi!)
  • Don't stay up late ➘ anymore!
    (Dịch: Đừng thức khuya nữa!)
  • Stop making ➘ noise!
    (Dịch: Dừng tạo tiếng ồn đi!)

3.2.5. Xuống giọng ở câu cảm thán để thể hiện thái độ tiêu cực

Đối với những câu cảm thán biểu thị tâm trạng tồi tệ, người nói thường hơi xuống giọng một chút ở cuối câu. Như thế, đối phương sẽ hiểu rằng người nói gặp chuyện tiêu cực và thông tin trong câu ảnh hướng không tốt tới người nói, hoặc rất nghiêm trọng. 

Ví dụ:

  • I failed the exam. I'm so sad.
    (Dịch: Tôi trượt kì thi rồi. Tôi rất buồn.)
  • Oh my god! I'm late ➘ again.
    (Dịch: Ôi trời ơi! Tôi lại muộn mất rồi.)

Xem thêm bài viết về ngữ âm:

=> NGỮ ÂM TIẾNG ANH CƠ BẢN: CÁCH PHÁT ÂM /ð/ VÀ /θ/ DỄ HIỂU NHẤT

=> CÁCH PHÁT ÂM F - NGỮ ÂM TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO NGƯỜI MẤT GỐC

4. Các quy tắc ngữ điệu tiếng Anh khác

4.1. Quy tắc ngữ điệu lên xuống trong tiếng Anh

4.1.1. Câu hỏi lựa chọn (Choices)

Đối với các câu hỏi lựa chọn, quy tắc thông thường là lên giọng ở phương án đầu tiên xuống giọng ở cuối câu, tức là phương án tiếp theo.

Ví dụ: 

null

  • Do you want a cup of ➚ tea or ➘ coffee?
    (Dịch: Bạn có muốn một cốc trà hoặc cà phê?)
  • Is she a ➚ German or ➘ Belgian?
    (Dịch: Cô ấy là người Đức hay người Bỉ nhỉ?)

4.1.2. Câu liệt kê (Lists)

Loại câu liệt kê được hiểu là câu có sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt của từ hay cụm từ về một sự vật, sự việc, hiện tượng cùng loại. Quy tắc ngữ điệu của loại câu này trong tiếng Anh là rising, rising,… and falling. Ngoài ra, ngữ điệu xuống cũng thường rơi vào từ, cụm từ được liệt kê sau cùng để người nghe hiểu rằng danh sách liệt kê đã kết thúc.

Ví dụ: 

  • Today, we have ➚ hamburger, ➚ fries and ➘ pizza.
    (Dịch: Hôm nay, chúng tôi có bánh hamburger, khoai tây chiên và pizza.)
  • The dress comes in ➚ blue, ➚ pink, ➚ white and ➘ red.
    (Dịch: Chiếc váy có màu xanh, màu hồng, màu trắng và màu đỏ.)

4.1.3. Câu vẫn còn bỏ lửng, chưa suy nghĩ xong (Unfinished Thoughts)

Thông thường, người bản xứ sẽ dùng ngữ điệu như sau đối với những câu suy nghĩ và chưa biểu đạt đủ ý (có thể do có ý chê bai, né tránh, không thích lắm):

Ví dụ:

  • A: Do you think this skirt is beautiful?
    B: Hmm, I ➚ like its ➘ color… (but maybe it's too short.)
    (Dịch:
    A: Bạn có nghĩ rằng cái chân váy này đẹp không?
    B: Hmm, tôi thích màu sắc của nó… (nhưng có lẽ nó hơi ngắn.)

4.1.4. Câu điều kiện (Conditional Sentences)

Đối với câu điều kiện, quy tắc ngữ điệu sẽ như sau: 

Ví dụ: 

  • If you want to go with us, call me before ➘ 9 p.m.
    (Dịch: Nếu bạn muốn đi cùng chúng tôi, hãy gọi tôi trước lúc 9 giờ.)
  • If you had ➚ studied harder, you wouldn't have failed ➘ the exam.
    (Dịch: Nếu bạn học hành chăm chỉ hơn, bạn đã không trượt kì thi.)

null

4.2. Quy tắc ngữ điệu xuống lên trong tiếng Anh

Ngữ điệu xuống - lên thường chỉ được sử dụng trong cùng một từ. Thông thường, từ này nhằm biểu thị thái độ không chắc chắn về câu trả lời hay tỏ ý chần chừ. Bên cạnh đó, ngữ điệu xuống – lên còn xuất hiện trong lời yêu cầu hoặc gợi ý lịch sự.

Ví dụ: 

  • A: You didn't pick me up on time!
    B: Sorry, I don’t quite ➘re➚member
    (Dịch:
    A: Bạn không đón tôi đúng giờ!
    B: Xin lỗi, tôi không nhớ lắm…) 
  • Do you think it's ➘al➚lowed?
    (Dịch: Bạn có nghĩa điều này được cho phép không?)

Trên đây là toàn bộ các quy tắc về ngữ điệu trong tiếng Anh. Hãy luôn nhớ rằng ngữ điệu là yếu tố tiên quyết giúp khả năng nói của bạn được nâng cao, ảnh hưởng đến mức độ trôi chảy và tự nhiên trong giao tiếp. Hy vọng rằng bạn sẽ sử dụng những quy tắc trên thật hiệu quả, tránh sự nhầm lẫn gây hiểu nhầm không đáng có. Ngoài ra, nếu bạn không thể tự học hiệu quả, tìm hiểu ngay khoá học giao tiếp của Langmaster nhé!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác