CÁCH ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
Mục lục [Ẩn]
- 1. Tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
- 2. Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc
- 3. Nguyên tắc để rèn luyện các kỹ năng quản lý cảm xúc
- 3.1. Điều chỉnh hoạt động cơ thể cho kỹ năng quản lý cảm xúc
- 3.2. Quản lý cảm xúc bằng cách sử dụng trí tuệ cảm xúc
- 3.3. Sử dụng sức mạnh của ngôn từ cho kỹ năng quản lý cảm xúc
- 3.4. Luyện tập sự tự tin cho kỹ năng quản lý cảm xúc
- 3.5. Hạn chế cảm xúc tiêu cực điều khiển
- 4. Các phương pháp để quản lý cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng mà người thành đạt nào cũng cần có. Bởi lẽ khi trưởng thành thì có quá nhiều mối quan hệ, quá nhiều mối bận tâm. Nếu như không biết quản trị cảm xúc của mình sẽ rất dễ khiến cho mọi thứ rối tung rối mù. Vì vậy học cách quản trị cảm xúc chính là một kỹ năng không thể thiếu. Ở bài viết hôm nay hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay chủ đề này nhé!
1. Tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
Kỹ năng quản lý cảm xúc là có thể kiểm soát được cảm xúc trong mọi tình huống giúp cho bạn làm chủ được cảm xúc bên trong của mình. Dù cho đang ở trong hoàn cảnh nào, tệ hại ra sao thì cảm xúc của bạn vẫn được làm chủ, không căng thẳng thái quá hay tức giận thái quá.
Tuy nhiên quản lý cảm xúc không có nghĩa là bạn sẽ giữ hoàn toàn hay xóa bỏ hết cảm xúc cả nhân của mình, không khống chế hay kìm hãm quá đáng. Kỹ năng cảm xúc được hiểu là bạn sẽ hiểu được cảm xúc của bản thân khi đang nói chuyện với người khác. Từ đó bạn sẽ làm sao có thể điều chỉnh được cảm xúc hay tâm tư của mình phù hợp với cuộc đối thoại đó. Thường thì những người sở hữu trí tuệ về cảm xúc cao sẽ nhận định được cảm giác của đối phương và biết cách tác động được tâm lý lên người khác.
Tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc là gì
2. Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc
Như đã nói quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất dành cho một người trưởng thành. Quản trị cảm xúc hiệu quả sẽ khiến bạn làm chủ được cảm xúc cả nhân khi giao tiếp. Đặc biệt đối với những người rụt rè hay căng thẳng khi giao tiếp thì đây là một trong những kỹ năng rèn luyện. Khi quản lý cảm xúc được tốt sẽ giúp các mâu thuẫn được xử lý hài hòa hơn, từ đó đưa ra các quyết định được hiệu quả hơn.
Nếu nắm bắt và nhận thức được cảm xúc của chính mình sẽ hỗ trợ cho bạn được việc thể hiện suy nghĩ và tư duy của mình với đối phương. Nhận diện được cảm xúc của mình mới có thể khiến việc giao tiếp hiệu quả hơn vì khi đó lý trí sẽ giải quyết công việc được công minh hơn chứ không phải do cảm xúc cá nhân điều khiển. Quản lý cảm xúc của bản thân không chỉ là việc quản lý được bản thân mà còn là nắm bắt được tâm lý của đối phương để điều khiển cuộc trò chuyện từ đó cư xử được đúng mực hơn.
Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc
3. Nguyên tắc để rèn luyện các kỹ năng quản lý cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân không phải là thứ sẵn có mà phải rèn luyện hàng ngày mới có được. Để có được kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc tốt thì bạn cần phải tích cực cố gắng luyện tập hàng ngày.
3.1. Điều chỉnh hoạt động cơ thể cho kỹ năng quản lý cảm xúc
Cảm xúc cá nhân thường ảnh hưởng rất lớn đến con người trong cuộc sống. Chẳng hạn như khi tức giận thường khiến nhịp tim đập nhanh, căng thẳng và không thoải mái. Khi đó bạn sẽ khó có thể làm chủ được bản thân và sẽ có những hành động thiếu lý trí. Trong những trường hợp như thế thì kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân sẽ giúp bạn cân bằng được trạng thái bình ổn hơn.
Để kiểm soát điều đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hoạt động cơ thể của mình bằng cách như: Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, điều chỉnh bản thân sao cho cảm thấy thoải mái nhất… Chỉ đơn giản như thay đổi các hoạt động của cơ thể sẽ khiến cho bạn nhanh chóng giải thoát được trạng thái tinh thần căng thẳng và tiêu cực.
Rèn luyện các kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
3.2. Quản lý cảm xúc bằng cách sử dụng trí tuệ cảm xúc
Trong các loại trí tuệ thông minh tồn tại loại trí tuệ cảm xúc đó là EQ. EQ là loại trí tuệ có thể tự nhận thức được cảm xúc của bản thân, biết rõ ràng được đâu là điểm mạnh và điểm yếu để phát huy và cải thiện.
Những người sở hữu trí tuệ cảm xúc tốt sẽ có khả năng biết được và thông cảm với cảm xúc của đối phương khi giao tiếp. Họ là người có kỹ năng lắng nghe và quan tâm tới người khác. Ngoài ra họ còn biết cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người từ đó mà cuộc sống của họ sẽ phóng khoáng và cởi mở hơn.
Trí tuệ cảm xúc hỗ trợ cho bạn cân bằng được lý trí và cảm xúc cá nhân của mình. Từ đó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và là động lực cho các mối quan hệ phát triển. Khi giao tiếp trí tuệ cảm xúc sẽ là yếu tố điều chỉnh và đánh giá tình hình của cuộc hội thoại. Qua đó thì cảm xúc của bạn sẽ không vượt qua được tầm kiểm soát. Không chỉ thế trí tuệ cảm xúc còn nâng cao được tính kỷ luật, tư duy tích cực và sáng tạo để làm việc.
Rèn luyện các kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
3.3. Sử dụng sức mạnh của ngôn từ cho kỹ năng quản lý cảm xúc
Chìa khóa quan trọng trong mọi cuộc giao tiếp chính là ngôn từ, nó sẽ thể hiện được tính chất cuộc trò chuyện của bạn. Thay vì dùng những từ tiêu cực thì bạn nên học cách sử dụng các từ tích cực nhằm khích lệ và động viên bản thân cũng như đối phương. Nếu như sử dụng quá nhiều từ vựng tiêu cực thì vô hình chung sẽ khiến cho bạn chìm trong trạng thái không được trong sáng. Nếu việc này cứ tiếp tục sẽ tạo thành một thói quen khiến cho bạn bị ảnh hưởng và tổn thương đến tinh thần. Vì thế hãy tích cực sử dụng những từ ngữ trong sáng hơn.
Sử dụng các từ ngữ tích cực không chỉ có lợi cho bản thân của bạn mà còn tác động đến cả những người xung quanh. Chẳng hạn như bạn đang có cuộc tranh cãi với bạn bè, việc sử dụng ngôn từ tích cực sẽ giúp cho cuộc trò chuyện bớt căng thẳng và hạn chế tổn thương cho đối phương. Bạn không nên thẳng thừng nói ra điểm xấu của đối phương hay hay bác bỏ quan điểm. Điều này sẽ khiến đối phương không được tôn trọng vì thể cần lựa chọn một cách diễn đạt nhẹ nhàng và hợp lý sao cho các cuộc xung đột trong mối quan hệ ít xảy ra hơn. Từ đó khiến cho chất lượng mối quan hệ của bạn được cải thiện hơn.
3.4. Luyện tập sự tự tin cho kỹ năng quản lý cảm xúc
Có thể nói người hay tự ti sẽ khó kiểm soát cảm xúc bản thân hơn là người có tính tự tin. Vì vậy khi giao tiếp họ sẽ dễ bị cảm xúc cá nhân chi phối hơn khiến họ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Họ sẽ thường có xu hướng cảm thấy mọi việc rất khó khăn, nghi ngờ vào chính sự lựa chọn của bản thân. Để giải quyết được tất cả những trạng thái tiêu cực đó, họ nên rèn luyện sự tự tin để kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Tuy vậy xã hội ngày nay rất giỏi trong việc vùi dập đi sự tự tin của con người. Nào là những lời khinh miệt, chế giễu của người quen, bạn bè hay người quen và thậm chí là người lạ trên mạng xã hội sẽ khiến con người đánh mất sự tự tin của họ. Để có được sự tự tin bạn cần luyện luyện nghiêm túc các quy tắc: nhìn trực diện vào mắt của đối phương khi nói chuyện, hành động quyết liệt để đưa ra quyết định khiến cho bản thân thoát khỏi nỗi sợ, hãy khám phá bản thân nhiều hơn, tạo ra những mục tiêu có thể thực hiện được và nghiêm túc hành động.
3.5. Hạn chế cảm xúc tiêu cực điều khiển
Quản lý cảm xúc hay còn gọi là việc hạn chế những cảm xúc tiêu cực và lựa chọn những nguồn năng lượng tích cực. Người có kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân thì sẽ biết cách không để cảm xúc tiêu cực lấn át họ.
Để không bị cảm xúc tiêu cực điều khiển, bạn cần lưu ý đến các điều sau: ý thức được những trách nhiệm của mình trong mọi tình huống, không trốn tránh trách nhiệm hay đổ lỗi, không tiếp tục bào chữa cho sai lầm của mình, hãy dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, đừng quá tính toán thiệt hơn trong một mối quan hệ, cố gắng loại trừ những từ tiêu cực trong giao tiếp hàng ngày mà thay vào đó sử dụng các từ trong sáng, lời khen.
.Người ta vẫn thường hay nói “Cảm xúc là kẻ thù của thành công”. Vì vậy một người thành công sẽ là người có kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân cực kỳ tuyệt vời. Họ sẽ là người ý thực được cảm xúc bên trong của mình. Bởi vậy hãy học cách rèn luyện kỹ năng để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.
Rèn luyện các kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
Xem thêm:
=> KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN
=> KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO LÀ GÌ? CÁCH ĐỂ SỞ HỮU KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TỐT
4. Các phương pháp để quản lý cảm xúc
Để quản lý được cảm xúc của bản thân, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Thực hành thiền
Thiền chính là phương pháp rèn luyện tâm trí được nhiều người sử dụng. Bằng cách thực hành thiền sẽ giúp cho bạn tách khỏi những suy tư khi bạn thấy căng thẳng hay lo sợ. Nhờ đó bạn có thể dừng lại, chọn cách phản ứng phù hợp thay vì sợ hãi hay hoảng sợ. Khi thiền cơ thể bạn cũng được thư giãn và giảm thiểu căng thẳng. Thiền sẽ trả lại cho bạn những nỗ lực thực hành khi hạn chế căng thẳng, tâm trí lưu thông.
4.2. Thực hành viết nhật ký
Khi viết ra bạn sẽ liệt kê được những cảm xúc của mình một cách vật lý học. Từ đó bạn có thể dễ dàng sắp xếp lại cảm xúc của mình, hiểu được mình đang cảm thấy như thế nào. Như vậy cũng khiến cho bạn suy nghĩ về những giải pháp cho các vấn đề gặp phải.
4.3. Thực hành suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực không chỉ là một phương pháp mà còn là một liệu pháp chữa lành. Đương nhiên suy nghĩ tích cực không phải là phớt lờ các vấn đề của bạn mà là có một nguồn năng lượng tích cực khi đối mặt với các vấn đề.
Các phương pháp để quản lý cảm xúc
4.4. Thực hành nhìn ở nhiều góc độ khác nhau
Nếu như bạn thực hành được việc nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau thì sẽ thấy vấn đề đơn giản hơn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được cả cảm xúc của bản thân lẫn cảm xúc cả những người xung quanh.
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
4.5. Thực hành nói ra
Nói ra không phải than vãn về nỗi đau của mình mà đơn giản là trải lòng được những vấn đề. Đương nhiên không phải lúc nào nói ra cũng giải quyết được vấn đề nhưng việc nói ra với những người đáng tin cậy có thể khiến cho bạn cảm thấy được chia sẻ hơn. Đặc biệt với những người thân thiết cũng có thể đưa ra cho bạn những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
Xem thêm:
=> TÌM HIỂU KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ?
=> KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? TOP 5 NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT KHI LÀM VIỆC
Như vậy bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng quản lý cảm xúc. Hy vọng đây với những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình giao tiếp cũng như làm việc. Hãy truy cập Langmaster nhiều hơn để có thêm những tin tức bổ ích hơn nhé!
Nội Dung Hot
KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM
- Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
- Học online chất lượng như offline.
- Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
- Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí
Bài viết khác
Bạn muốn thiết kế một slide thuyết trình, báo cáo vừa đẹp, vừa nhanh vậy thì chắc chắn bạn cần tìm hiểu về những trang web làm powerpoint miễn phí.
Tham khảo và tải ngay bộ đề thi đánh giá năng lực 2023 của các trường để ôn tập bạn nhé!
Các app nói chuyện với người nước ngoài ngày càng phổ biến, giúp bạn luyện tập kỹ năng nghe nói tiếng Anh dễ dàng. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Cùng tìm hiểu Cố lên tiếng Anh là gì? Một số cách nói cố lên trong tiếng Anh chuẩn xác nhất nhé!
Để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, học cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!