KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? TOP 5 NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT KHI LÀM VIỆC

Ngày nay, chỉ có kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ để thành công trong cuộc sống. Kỹ năng mềm đã trở thành một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Nhưng kỹ năng mềm là gì và tại sao chúng lại quan trọng đến vậy? Langmaster sẽ bật mí cho bạn top những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong công việc trong bài viết dưới đây!

I. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm (soft skills) là các kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn. Đây là những khả năng mang tính chất phổ thông và áp dụng được trong nhiều lĩnh vực và ngữ cảnh khác nhau. 

Kỹ năng mềm tập trung vào những đặc điểm cá nhân và hành vi giúp tương tác, giao tiếp, hợp tác với người khác và giải quyết vấn đề hiệu quả. Trong công việc, kỹ năng mềm được xem như công cụ bổ trợ để chúng ta tận dụng tối ưu kỹ năng cứng của bản thân.

Ví dụ về kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lý cảm xúc,....

II. Phân biệt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng (Hard skills) là những kỹ năng cần thiết và liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn, quy trình công việc, hoặc kỹ thuật cụ thể. Đây là những kỹ năng đo lường được, có thể được học và đào tạo thông qua bài học, khóa học, chứng chỉ, hoặc kinh nghiệm làm việc. Ví dụ như kỹ năng cứng của kỹ sư cơ khí là kiến thức về lý thuyết cơ khí, kỹ thuật đo lường, hay các kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế,... Trong khi đó, người giáo viên được yêu cầu có các kỹ năng cứng về nghiệp vụ sư phạm. 

null

Như đã phân tích ở trên, kỹ năng mềm không liên quan đến kiến thức chuyên môn mà có hỗ trợ chúng ta  trong giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, và tư duy linh hoạt. Khác với kỹ năng cứng, những kỹ năng này khó đo lường một cách chính xác, thường phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân và khả năng tương tác xã hội. Tuy nhiên, điểm giống nhau của hai loại kỹ năng này là đều có thể có được nhờ rèn luyện và đều có tác dụng giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc.

Quá trình làm việc đòi hỏi cá nhân sở hữu cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Điều này là do thiếu một trong hai kỹ năng này đều không thể dẫn đến kết quả công việc tốt. Một người giỏi chuyên môn nhưng không thể làm việc nhóm và một người giỏi giao tiếp nhưng thiếu kiến thức chuyên môn đều không được trọng dụng ở môi trường làm việc. 

Xem thêm: KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ? KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT

III. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Không chỉ cần thiết trong công việc, mọi khía cạnh trong cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta có kỹ năng mềm tốt. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm ngày càng được nhận thức và đánh giá cao. Mỗi kỹ năng mềm đều mang đến cho chúng ta những lợi ích và giá trị nhất định. Vai trò của kỹ năng mềm được thể hiện qua những khía cạnh sau:

null

3.1. Nâng cao hiệu suất công việc

Điều này được thể hiện qua việc nhờ có các kỹ năng mềm như Giao tiếp & làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian, kỹ năng quản lý stress,...  chúng ta có thể tối ưu được kiến thức chuyên môn của mình, xử lý công việc với hiệu suất và chất lượng cao hơn. 

3.2. Phát triển và hoàn thiện bản thân

Trong quá trình khám phá và phát triển mình, kỹ năng mềm và yếu tố không thể thiếu. Chúng giúp bạn tự nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu, tự phát triển và học hỏi liên tục, từ đó tăng cường sự tự tin. Cũng nhờ các kỹ năng mềm như tự học, quản lý thời gian mà chúng ta có thể học hỏi được nhiều kiến thức mới và mở mang tầm hiếu biết.

3.3. Tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp

Bằng cách sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng, bạn có thể tạo dựng nhiều mối quan hệ chất lượng. Kỹ năng mềm cũng giúp bạn hiểu và đáp ứng tốt hơn mong muốn của người khác. Một con người biết cách đối nhân xử thế và cư xử khéo léo chắc chắn sẽ được lòng của mọi người xung quanh. 

3.4. Thiết lập sự cân bằng cho cuộc sống

Để nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta cần biết cách cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân. Các kỹ năng như quản lý cảm xúc, tự chăm sóc bản thân, kỹ năng thư giãn,.. đều giúp chúng ta đảm bảo được sức khỏe tinh thần và thể chất. Khi đạt được sự cân bằng này, bạn sẽ có được nhiều thời gian hơn dành cho bản thân và gia đình, bạn bè. 

IV. Cách rèn luyện kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm có thể được rèn luyện thông qua học tập và thực hành. Langmaster gợi ý cho bạn các bước để làm chủ một kỹ năng mới nhé!

Bước 1: Tự nhận thức

Bắt đầu bằng việc tự nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Hãy đặt câu hỏi về những kỹ năng bạn muốn phát triển và những khía cạnh mà bạn muốn cải thiện. Điều này giúp bạn tập trung vào việc phát triển những khía cạnh cần thiết.

Bước 2: Học hỏi và trau dồi

Tìm kiếm cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng mềm thông qua việc tham gia khóa học, đọc sách, tham khảo chứng chỉ kỹ năng mềm, và tham gia các hoạt động liên quan. 

Bước 3: Thực hành và áp dụng

 Hãy thực hành kỹ năng mềm trong mọi cơ hội có thể. Hãy tham gia vào các dự án, nhóm làm việc, hoặc các tình huống thực tế để áp dụng và rèn kỹ năng của mình. Thông qua việc thực hành, bạn sẽ trải nghiệm thực tế và rút ra bài học quý báu.

Bước 4: Tự đánh giá và phản hồi

 Đánh giá thường xuyên về tiến trình của bạn và nhận phản hồi từ người khác. Hãy tự đặt mục tiêu và đánh giá tiến bộ của mình. Sẵn lòng nhận phản hồi và sửa đổi hành vi để hoàn thiện kỹ năng.

V. Top 5 kỹ năng mềm cần thiết khi làm việc

Câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra là các kỹ năng mềm trong CV mà nhà tuyển dụng yêu cầu là gì. Cùng Langmaster tìm hiểu đâu là các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc nhé!

null

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Để giỏi kỹ năng giao tiếp, bạn cần có khả năng nghe và hiểu người khác, cũng như khả năng diễn đạt ý kiến của mình một cách hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp tạo ra sự hiểu biết, tương tác và cộng tác tốt trong môi trường làm việc.

Xem thêm: KỸ NĂNG GIAO TIẾP: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN

2. Kỹ năng làm việc nhóm

Trong môi trường làm việc, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều tình huống yêu cầu làm việc nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm khả năng lắng nghe ý kiến của người khác, chia sẻ thông tin và trao đổi ý tưởng,từ đó đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất. Kỹ năng làm việc nhóm giúp tăng cường sự hiệu quả và đạt được thành công trong các dự án và nhiệm vụ nhóm.

Xem thêm: LÀM SAO ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ?

3. Kỹ năng tư duy phản biện

Để suy nghĩ và phân tích một cách logic và khách quan, bạn cần đến kỹ năng tư duy phản biện. Bạn sẽ biết cách đặt câu hỏi, đánh giá thông tin và đưa ra luận điểm một cách logic. Kỹ năng tư duy phản biện giúp bạn hiểu sâu vấn đề, nhận thức về các giả định và mở ra các khả năng giải quyết.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỂ CÓ KỸ NĂNG BÁN HÀNG TUYỆT ĐỈNH

4. Kỹ năng tổ chức

Tổ chức ở đây bao gồm tổ chức và quản lý cách làm việc của bản thân và đội nhóm. Biết cách lên kế hoạch và triển khai theo quy trình logic chắc chắn sẽ đem lại hiệu suất cao cho công việc. Thiếu kỹ năng này rất dễ dẫn đến tình trạng mất phương hướng khi làm việc, tốn thời gian của mình và đồng nghiệp.

Xem thêm: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO LÀ GÌ? CÁCH ĐỂ SỞ HỮU KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TỐT

5. Kỹ năng linh hoạt và thích ứng

Kỹ năng linh hoạt và thích ứng là khả năng thích nghi với sự thay đổi trong môi trường làm việc. Khả năng thích ứng với công việc mới, đối tác mới, cũng như các thay đổi trong quy trình làm việc và yêu cầu của dự án đều giúp bạn ghi điểm khi làm việc.

Xem thêm: TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

Kết luận

Nói tóm lại, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Bạn hãy nhớ luôn giữ thái độ cầu tiến để học hỏi và không ngừng phát triển các kỹ năng mềm của mình nhé! Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác