TÌM HIỂU KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ?
Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay thì truyền thông là một trong những lĩnh vực được chú trọng hàng đầu. Trong đó không chỉ các doanh nghiệp hay tổ chức mà còn là các cơ quan chính phủ hay cá nhân. Vì vậy kỹ năng truyền thông được rất nhiều người quan tâm để rèn luyện. Vậy kỹ năng truyền thông là gì, rèn luyện như thế nào? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé!
Xem thêm:
- KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? TOP 5 NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT KHI LÀM VIỆC
- GEN Z LÀ GÌ? NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO GEN Z
1. Kỹ năng truyền thông là gì?
Kỹ năng truyền thông là kỹ năng truyền đạt thông tin có giá trị của một tổ chức hay các nhân đến với công chúng để 2 bên có sự thấu hiểu. Trong quá trình này 2 bên có sự tương tác với nhau cùng nhau đưa ra ý kiến đánh giá để phát triển thông tin đó.
2. Các kỹ năng bổ trợ cho kỹ năng truyền thông là gì?
2.1. Kỹ năng giao tiếp trong truyền thông
Ngành truyền thông thực hiện rất nhiều quá trình trao đổi và tương tác 2 chiều vì thế giao tiếp chính là một kỹ năng cần thiết hơn cả. Làm truyền thông chính là cách khéo léo mang đến cho công chúng những thông tin tích cực và ý nghĩa. Trong đó kỹ năng giao tiếp sẽ bổ trợ tốt cho bạn trong khi làm việc để đạt được mục tiêu.
Ngoài ra trong một số tình huống thì phòng truyền thông còn là người đại diện phát ngôn cho cả tổ chức khi có vấn đề xảy ra.
Các kỹ năng bổ trợ cho kỹ năng truyền thông
2.2. Kỹ năng linh hoạt, sáng tạo trong truyền thông
Ngành truyền thông hay nói cách khác đó là một ngành sáng tạo, yêu cầu người làm phải có sự cập nhật thông tin và thiết kế thông điệp sao cho thu hút với công chúng. Cùng là một nội dung nhưng luôn mong muốn có cách truyền tải thu hút độc đáo để thu hút công chúng.
Chính sự sáng tạo và linh hoạt sẽ khiến cho nội dung thông điệp của bạn có sự nổi bật hơn so với hàng ngàn các đối thủ trên thị trường nhằm đạt được sự quan tâm từ mọi người. Bởi vậy tính sáng tạo của người làm truyền thông có thể coi như là yêu cầu tất yếu.
2.3. Kỹ năng lắng nghe trong truyền thông
Truyền thông hiện đại chính là quá trình 2 chiều giữa nguồn phát và công chúng. Sau quá trình gửi thông điệp tới mọi người, bản thân người làm truyền thông sẽ nhận được rất nhiều lời feedback - đánh giá. Bởi vậy khi làm truyền thông hơn ai hết yêu cầu kỹ năng lắng nghe phản hồi từ phía công chúng để phát triển và cải thiện nội dung của mình.
Ngoài ra khi làm việc hay giao tiếp trực tiếp với khách hàng thì đây chính là cơ hội để bạn thấu hiểu được họ.
2.4. Kỹ năng xử lý khủng hoảng trong truyền thông
Trong truyền thông sẽ luôn có một bước đó là dự đoán rủi ro và quản trị khủng hoảng. Vì vậy kỹ năng xử lý khủng hoảng trong truyền thông là một kỹ năng được ưu tiên hàng đầu. Dù có sự đánh giá nội dung trước khi truyền tải nhưng bạn sẽ không thể phán đoán chính xác được phản ứng từ dư luận.
Nếu trong trường hợp dư luận phản ứng trái chiều với thông điệp, hay không hiểu thông điệp thì kỹ năng xử lý khủng hoảng sẽ được tận dụng tối đa.
Các kỹ năng bổ trợ cho kỹ năng truyền thông
Xem thêm:
- TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN
- KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ? KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT
3. Tầm quan trọng của kỹ năng truyền thông
3.1. Tăng độ nhận biết thương hiệu
Hiện ra hầu hết các doanh nghiệp đều có một phòng truyền thông nhằm thực hiện các chiến dịch tiếp cận công chúng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Bằng các phương tiện truyền thông như: Video, radio, text… qua các kênh truyền giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quảng bá được những điểm tích cực.
3.2. Mang đến lòng tin cho công chúng
Nếu như bạn biết cách truyền thông khéo léo mang đến những thông điệp có ích cho cộng đồng thì sẽ không khó khăn gì để lấy được sự tin tưởng và yêu mến từ công chúng. Ngoài ra trong chức năng của truyền thông còn cho phép bạn định hướng được hành vi công chúng nếu nội dung của bạn đủ hấp dẫn với họ.
3.3. Đánh giá được sự quan tâm của công chúng
Với các công cụ số hiện nay đã hỗ trợ rất nhiều cho truyền thông trong việc đo lường và đánh giá mức độ quan tâm của công chúng tới chiến dịch hay thương hiệu. Hiện nay có các kênh truyền thông như các trang MXH là nơi được nhiều doanh nghiệp chọn mặt gửi vàng để truyền tải thông tin.
Nhờ vào các số liệu hiển thị trực tiếp lẫn các công thức tính được mức độ quan tâm hay tích cực của công chúng. Từ đó mà doanh nghiệp có thể nhìn nhận và đánh giá được thông điệp của mình có thực sự tác động đến công chúng của họ không.
Xem thêm: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN
4. Rèn luyện kỹ năng truyền thông
4.1. Quan sát và lắng nghe
Để tạo ra một chiến dịch truyền thông thành công trước hết bạn phải lắng nghe được những mong muốn của công chúng. Từ đó mà nghiên cứu được nội dung thông điệp chạm được vào “nỗi đau” của công chúng. Chính vì thế mà chiến dịch của bạn được quan tâm và thu hút người khác hơn cả.
Ngoài ra việc quan sát phản ứng từ công chúng cùng các chiến dịch thành công trước để rút cho mình kinh nghiệm cũng là yếu tố cần rèn luyện.
4.2. Áp dụng đa dạng hình thức truyền thông
Như đã nói truyền thông rất cần tới sự sáng tạo và linh hoạt vì thế sử dụng nhiều hình thức truyền thông chính là một cách để bạn phát triển đa dạng hơn. Tuy nhiên trước khi sử dụng một hình thức nào đó vẫn đòi hỏi bạn phải có quá trình nghiên cứu sao cho phù hợp với công chúng mục tiêu của mình.
Rèn luyện kỹ năng truyền thông
Xem thêm:
=> KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ? KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT
Như vậy bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng truyền thông. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm những kiến thức để phát triển kỹ năng truyền thông của mình. Hãy truy cập Langmaster nhiều hơn để có thêm những tin tức bổ ích hơn nhé!
Nội Dung Hot
HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Mô hình học 4CE: Class - Club - Conference - Community - E-learning độc quyền của Langmaster
- Đội ngũ giảng viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy (NLP), TPR (Phản xạ toàn thân), ELC (Học thông qua trải nghiệm).
- Môi trường học tập tích cực, cởi mở và năng động giúp học viên được thỏa sức “đắm mình” vào tiếng Anh và liên tục luyện tập giao tiếp."
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học trực tiếp 1 thầy 1 trò suốt cả buổi học.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình được thiết kế riêng cho từng học viên khác nhau.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh động.
KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN
- Mô hình học trực tuyến, cùng học tập - cùng tiến bộ
- Giao tiếp liên tục giữa thầy và trò, bạn cùng lớp với nhau giúp sửa lỗi, bù lỗ hổng kiến thức kịp thời
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm
- Lộ trình học thiết kế theo đúng quy chuẩn của Châu Âu
- Không đổi - ghép lớp suốt quá trình học
Bài viết khác

Bạn là một người yếu tiếng Anh? Bạn đang gặp vấn đề về bài luận tiếng Anh của mình? Cùng khám phá ngay 5 web viết đoạn văn tiếng Anh theo chủ đề dưới đây ngay nhé!

Vì sao nên chọn ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội? Chất lượng đào tạo ở đây ra sao? Xem ngay review Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chi tiết nhất!

Ngày nay, nhu cầu học tiếng Anh tăng cao kèm theo số lượng lớn trung tâm tiếng Anh mọc lên tại Hà Nội. Cùng tham khảo top 12 các trung tâm tiếng Anh uy tín sau nhé!

Học phí tiếng Anh 1 kèm 1 hiện nay là bao nhiêu? Đâu là trung tâm học tiếng Anh 1 kèm 1 học phí tốt, chất lượng cao? Click vào bài viết để có câu trả lời chi tiết.

Bạn đang có nhu cầu học tiếng Anh qua web nhưng chưa thể tìm được địa chỉ ưng ý. Xem ngay 6 trang web tự học học tiếng Anh “siêu xịn sò” dưới đây nhé.