KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO LÀ GÌ? CÁCH ĐỂ SỞ HỮU KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TỐT

Trong số các kỹ năng mềm thì kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng được nhiều người quan tâm nhất. Bởi có được kỹ năng này bạn sẽ có thể điều khiển được một nhóm hay nhiều nhóm người vận hành công việc. Đây dường như là chìa khóa vàng giúp cho bạn thành công. Vậy kỹ năng lãnh đạo là gì? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay nhé!

Xem thêm: KỸ NĂNG GIAO TIẾP: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN

1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là công việc sử dụng kiến thức, tư duy và kinh nghiệm của bản thân để tạo ra định hướng có ảnh hưởng đối với một nhóm người. Việc này nhằm thúc đẩy để đạt được mục tiêu chung đã đề ra trước đó. Người sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt là người mang tố chất như có tầm nhìn xa, có kỹ năng quản lý, quản lý nhân sự hiệu quả để đạt được thành công.

null

Tìm hiểu kỹ năng lãnh đạo

Xem thêm:

=> KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ? KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT

2. Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo

Qua thông tin tìm hiểu kỹ năng lãnh đạo là gì chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo. Một tổ chức hay doanh nghiệp sở hữu người lãnh đạo tốt sẽ được định hướng và thúc đẩy làm việc hiệu quả. Ở đó nhân viên hay thành viên biết được họ cần làm gì, họ bị thuyết phục với tầm nhìn rõ ràng hay tinh thần nhiệt huyết của lãnh đạo. Người lãnh đạo trong một tổ chức đóng vai trò như ngọn đuốc ban đêm nhằm dẫn tới con đường đúng đắn, hạn chế rủi ro và mang đến lợi ích.

null

Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo

3. Các kỹ năng lãnh đạo để phát triển

Kỹ năng lãnh đạo bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để được hoàn thiện. Ở mỗi tổ chức hay doanh nghiệp thì cần sử dụng linh hoạt các yếu tố đó để phù hợp. Dưới đây là một số kỹ năng cốt lõi giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo.

3.1. Kỹ năng đưa ra quyết định

Có thể bạn đã biết ở vị trí lãnh đạo thường xuyên phải quyết định rất nhiều dự án và công việc. Tưởng chừng đây chỉ là một kỹ năng đương nhiên của lãnh đạo tuy nhiên để quyết định sao cho đúng đắn thì nhà lãnh đạo luôn cần phải có kỹ năng. Sự quyết định của lãnh đạo đều ảnh hưởng tới chất lượng hay thậm chí là sự thành bại của doanh nghiệp hay tổ chức. Vì vậy để ra một quyết định nào đó chính thức thì nhà lãnh đạo cần phải có sự đánh giá, phân tích và nghiên cứu thông tin thật chi tiết từ nhiều nguồn khác nhau.

Kỹ năng này đòi hỏi một nhà lãnh đạo phải thể hiện được năng lực của mình nhanh chóng để đưa tới quyết định chính thức cho nhân viên hay thành viên cùng triển khai. Như vậy thì công việc mới có nhiều thời gian lên kế hoạch và thực hiện.

3.2. Kỹ năng xử lý vấn đề

Đối với một nhà lãnh đạo thì kỹ năng xử lý vấn đề là kỹ năng cơ bản mà họ cần có. Bởi lẽ bất cứ hoạt động nào cũng có thể xảy ra các vấn đề phát sinh hay các rủi ro không đáng có. Đứng ở vị trí nhà lãnh đạo luôn phải hứng mũi chịu sào trước tiên các vấn đề này. Trước những vấn đề như vậy đòi hỏi nhà lãnh đạo phải trải qua quá trình đánh giá, phân tích và nhìn nhận sự kiện hay hiện tượng phù hợp. Các vấn đề xảy ra với tổ chức hay doanh nghiệp đặc biệt ở quy mô lớn thường xảy ra mỗi ngày. Nếu như không biết cách xử lý kịp thời thì sẽ gây ra rất nhiều tổn thất đối với doanh nghiệp hay tổ chức.

Việc đưa ra phương án xử lý kịp thời hoặc thông minh sẽ giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Nếu như cách xử lý thông minh thì ở một trong vài trường hợp lại có phản ứng tích cực hơn.

null

Các kỹ năng lãnh đạo để phát triển

3.3. Kỹ năng tư duy chiến lược

Như đã đề cập người lãnh đạo chính là người mang đến định hướng cho tổ chức hay doanh nghiệp. Vì thể kỹ năng tư duy chiến lược là một trong những yếu tố đánh giá việc bạn là một nhà lãnh đạo giỏi hay không. Chiến lược mang đến con đường trong phạm vi dài hạn, nó xác định cách thức để kết hợp kỹ năng, nguồn lực, năng lực để tạo ra thế cạnh tranh trong một khoảng thời gian. Một chiến lược rõ ràng và giảm thiểu rủi ro phải được thiết lập trên quy trình chặt chẽ để phù hợp với lối đi của tổ chức hay doanh nghiệp.

Đây là cái phân biệt một nhà lãnh đạo giỏi hay không, họ có tư duy chiến lược tốt sẽ đề ra những đề án thông minh và nhạy bén. Một nhà lãnh đạo cần phải rèn luyện kỹ năng này để tạo ra những dấu ấn cho hoạt động của doanh nghiệp của mình mạnh mẽ hơn.

3.4. Kỹ năng giao tiếp

Ở vị trí là người lãnh đạo thường xuyên phải gặp gỡ các đối tác hay khách hàng. Việc cần có một kỹ năng giao tiếp tốt chính là một điều căn bản mà nhà lãnh đạo nào cũng cần có. Khi bạn có sự linh hoạt và tự tin trong giao tiếp thì có khả năng cao mang về lợi ích tốt cho doanh nghiệp hay tổ chức của mình. 

Ngoài ra người lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng có được niềm tin và sự tín nhiệm từ khách hàng hay đổi tác. Hơn cả, việc lãnh đạo tốt không chỉ đơn giản là ăn nói tự tin lưu loát mà còn là sự lắng nghe ý kiến của người khác để đạt được hiệu quả tốt sau cuộc nói chuyện. 

Nếu như kỹ năng này kém sẽ khiến bạn khó khăn trong việc trình bày với nhân viên hay triển khai ý tưởng. Nếu nhưng sau mỗi lần giao tiếp không đạt được như mục đích sẽ khiến cho đồng nghiệp không hiểu nhau và công việc không hiệu quả. 

null

Các kỹ năng lãnh đạo để phát triển

3.5. Kỹ năng quản lý nhân sự

Từ xa xưa ông cha ta đã hiểu quân và dùng quân từ đó mang lại cuộc chiến thắng lợi. Điều này tương tự như kỹ năng quản lý nhân sự, nhà lãnh đạo phải có sự am hiểu đối với nhân sự của mình. Hiểu được điểm mạnh điểm yếu của họ là gì từ đó phân bổ công việc sao cho hợp lý. Việc này giúp cho các công việc vì thế mà trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Ngoài ra việc hiểu được nhân sự của mình cũng là cách để quản trị nội bộ sẽ tránh được những rủi ro như mâu thuẫn nội bộ. 

Mặc dù ở mỗi công ty đều có Phòng hay Bộ phận Nhân sự riêng tuy nhiên ở vị trí là một nhà lãnh đạo cần phải trang bị các nguyên tắc và tư duy cơ bản trong quản trị nhân sự. Như thế sẽ giúp cho nhà lãnh đạo nắm đầu được hết các sự kiện hay hiện tượng đang và sẽ xảy ra trong tổ chức hay doanh nghiệp của mình.

3.6. Kỹ năng tạo động lực 

Như bạn đã biết thì người lãnh đạo không khác nào một đầu tàu, hình ảnh của một nhà lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần làm việc của nhân viên. Đôi khi một nhân viên hay thành viên gắn bó với tổ chức là vì sự mến mộ đến từ vị trí nhà lãnh đạo của họ. Vì vậy một nhà lãnh đạo giỏi cần phải biết cách truyền những cảm hứng tích cực từ đó mang đến sinh lực, đoàn kết và thúc đẩy tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động năng suất hơn. Việc trao truyền động lực mang tính chất tinh thần nhưng lại vô hình tạo nên một định hướng về cảm giác làm việc. 

Từ việc đó có thể xây dựng một tinh thần nội bộ mạnh mẽ tạo nên một nền tảng tinh thần vững chãi để vận hành công việc. Thế nên không có gì lạ lùng khi ngày nay các tổ chức hay doanh nghiệp thường chú trọng vào văn hóa doanh nghiệp hay truyền thông nội bộ. Điều này nhằm giúp cho tổ chức hay doanh nghiệp hiểu được vấn đề của nhau để cùng nhau cố gắng. Trong đó nhà lãnh đạo là yếu tố cốt lõi nhất là khi gặp các vấn đề khó khăn thì sự truyền động lực từ phía ban lãnh đạo là cực kỳ quan trọng.

null

Các kỹ năng lãnh đạo để phát triển

Xem thêm:

=> LÀM SAO ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ?

4. Cách để phát triển kỹ năng lãnh đạo

Không phải tự nhiên sẽ có được kỹ năng lãnh đạo, dù một số người có được tài năng thiên bẩm này. Nhưng dù là bất kỳ ai để đạt được xuất sắc cũng cần có sự rèn luyện mới có thể thành thục được. Vậy cách để phát triển kỹ năng lãnh đạo gồm những việc gì? Hãy tham khảo ngay phần thông tin dưới đây để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo của mình tốt nhất nhé.

4.1. Học kiến thức chung và đào tạo chuyên môn

Đa số những người hướng đến vị trí lãnh đạo đều phải trải qua quá trình đào tạo chuyên môn và có kiến thức làm cơ sở. Để điều hành cả một doanh nghiệp hay tổ chức cần đòi hỏi nhà lãnh đạo phải am hiểu kiến thức vận hành được doanh nghiệp hiệu quả. Nếu như không thể học tập điều này trên giảng đường thì hoàn toàn có thể học tập các khóa học về đào tạo nhân sự, quản lý hay tâm lý học ứng dụng quản trị đều mang đến các kiến thức hỗ trợ. 

4.2. Tích lũy kinh nghiệm

Để điều hành được một doanh nghiệp hay tổ chức không chỉ đòi hỏi có kiến thức chuyên môn cao mà còn là kinh nghiệm. Đôi khi chính kinh nghiệm dày dặn hay không lại quyết định được sự thành bại trong quá trình quản trị. Đối với những việc bất ngờ cần xử lý luôn đòi hỏi nhà lãnh đạo áp dụng các kinh nghiệm đã thực chiến để quyết định. Các vấn đề vì thế mà được giải quyết triệt để hơn và giảm thiểu xảy ra rủi ro. Vì vậy nhà lãnh đạo luôn cần phải tích lũy các kinh nghiệm thực chiến để ứng phó với các vấn đề bất ngờ có thể xảy ra.

null

Cách để phát triển kỹ năng lãnh đạo

4.3. Phát triển kỹ năng lãnh đạo bản thân

Không ai có thể hiểu bản thân hơn chính mình vì vậy nhà lãnh đạo cần xác định được rõ các ưu nhược điểm của bản thân. Từ đó có thể tìm ra vấn đề để giải quyết và tận dụng các ưu điểm sẵn có. Chẳng hạn như trong tổ chức hay doanh nghiệp của bạn đang làm về lĩnh vực gì, thường xuyên phải làm công việc gì để điều chỉnh hành vi và kỹ năng của mình. 

Xem thêm: 9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Như vậy bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng lãnh đạo. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức giúp bạn rèn luyện để có khả năng lãnh đạo ngày càng cải thiện hơn. Hãy truy cập Langmaster nhiều hơn để có thêm những tin tức bổ ích hơn nhé!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác