CÁCH ĐỂ CÓ KỸ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ

Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho bạn trong cuộc sống. Có kỹ năng mềm sẽ giúp cho các trở ngại trong bạn được dễ dàng hơn. Một trong những kỹ năng được coi là quan trọng bậc nhất đó chính là kỹ năng lắng nghe. Bạn đã biết cách để lắng nghe một cách hiệu quả chưa. Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé!

1. Kỹ năng lắng nghe là gì

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu kỹ năng lắng nghe là gì? Lắng nghe chính là quá trình tiếp nhận và giải mã các thông điệp mà đối phương gửi đến thông qua lời nói và cả ngôn ngữ cơ thể. Lắng nghe có nghĩa là phải lắng thì mới nghe được, tức là ta phải thực sự tiếp nhận thông điệp một cách đón nhận.

Kỹ năng lắng nghe là một trong những yếu tố vàng để đạt được một cuộc trò chuyện hiệu quả. Nếu không thật sự lắng nghe thì các thông điệp truyền tải sẽ không chính xác và rõ ràng khi các chủ đề truyền tải với nhau. 

Việc không lắng nghe rất dễ khiến đối phương hiểu lầm từ đó khiến các bất đồng trở nên mạnh mẽ hơn. Các mối quan hệ cũng vì thế mà khó thấu hiểu nhau hơn. 

null

Tìm hiểu kỹ năng lắng nghe

Xem thêm:

=> KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ? KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT

2. Tầm quan trọng của việc lắng nghe

Việc học nói của con người chỉ diễn ra trong vài năm để hoàn thiện nhưng phải dùng cả đời để học cách lắng nghe. 

Kỹ năng lắng nghe vốn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, chiếm dung lượng thời gian giao tiếp lên đến 53%. Đó là một quá trình chủ động tiếp nhận, tập trung và có khao khát thấu hiểu thông điệp của đối phương. Đây cũng là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn trong một thời gian dài mới thật sự thành thạo. 

Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả trong tất cả các mặt trong đời sống từ công việc cho đến gia đình, yêu đương hay bạn bè. Đặc biệt kỹ năng này được nhà tuyển dụng yêu cầu rất cao ở ứng viên của mình. Không chỉ thế trong việc học ngoại ngữ nếu kỹ năng lắng nghe của bạn thực hiện tốt sẽ hỗ trợ cho bạn giao tiếp ngoại ngữ tốt. 

null

Tầm quan trọng của việc lắng nghe

3. Vai trò của kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe tốt sẽ giúp bạn đạt được 90% hiệu quả sau khi giao tiếp với người khác. Hay xưa kia người ta vẫn hay truyền tai nhau, nói ít đi lắng nghe nhiều hơn, điều này càng làm rõ vai trò quan trọng của lắng nghe từ xa xưa cho đến bây giờ. Vậy vai trò của lắng nghe trong các mặt của đời sống thể hiện như thế nào, dưới đây là một số thông tin:

3.1. Vai trò trong công việc

Trong công việc thường đòi hỏi rất cao về kỹ năng lắng nghe. Bởi lẽ khi làm việc chúng ta thường phải làm việc nhóm, tiếp xúc với rất nhiều người. Có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sẽ giúp bạn hòa nhập được ý kiến của mọi người tránh được bất đồng quan điểm khi thiếu thấu hiểu nhau. 

Ngoài ra việc lắng nghe sẽ giúp bạn tiếp nhận được vấn đề nhanh hơn, thu thập được nhiều thông tin từ có có thể tương tác dễ hơn với đồng nghiệp. Dù ở bất cứ lĩnh vực nào có làm việc nhóm nhiều hay không thì lắng nghe vẫn là một yếu tố cốt yếu. Vì bạn sẽ đón nhận được nhiều ý kiến tốt đóng góp cho công việc của mình thông qua việc lắng nghe. Trong một doanh nghiệp nếu như lãnh đạo lắng nghe thì sẽ thấu hiểu được cảm nghĩ của nhân viên và ngược lại nhân viên sẽ hiểu được áp lực từ vị trí của lãnh đạo.

null

Vai trò của kỹ năng lắng nghe

3.2. Vai trò trong cuộc sống

Có thể bạn không tin nhưng kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp chính là biện pháp hiệu quả giúp bạn giải quyết gần như tất cả các xung đột trong cuộc sống. Bởi lắng nghe sẽ cho ra được vấn đề, thắt nút từ đó giúp bạn tìm được con đường tháo gỡ các khúc mắc.

Thay vì ngồi yên bạn hãy luyện tập để bản thân là một người biết lắng nghe khi cần và phát biểu. Ngay cả một em bé cũng cần lắng nghe, khi sự hiếu động lấn át tâm trí chúng sẽ khiến chúng bướng bỉnh một cách không cần thiết. Không chỉ lắng nghe để tiếp nhận mà còn là sự thấu hiểu, từ đó có thể gắn với với nhau hơn khích lệ và ủng hộ cho nhau. Đặc biệt trong mối quan hệ gia đình, bạn bè hay tình yêu thì vai trò này làm cho sự gắn kết trở nên tốt đẹp hơn.

3.3. Vai trò với việc học ngoại ngữ

Ngoài các vai trò trên thì đối với việc học tập, lắng nghe là một trong những yếu tố cốt lõi để học tập hiệu quả. Có thể bạn sẽ thấy bất ngờ bởi đương nhiên học tập sẽ phải lắng nghe. Tuy nhiên lắng nghe hiệu quả như thế nào lại là vấn đề đặt ra lớn cho các bạn học. 

Việc lĩnh hội kiến thức đương nhiên cần phải lắng nghe để thu thập thông tin quan trọng, nắm được những ý chính của bài học. Nhưng lắng nghe có nhiều mức độ, để nghe và hiểu được và nhớ được thì cần đạt được độ tập trung nhất định. Thông thường việc lắng nghe cần đạt được trạng thái tinh thần ổn định nhất như thế thì kiến thức vào tai sẽ lưu lại trong trí nhớ.

Đặc biệt trong giao tiếp hay nghe ngoại ngữ, để luyện tập tốt bạn cần có một tinh thần tốt trước khi học, như thế thì kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ giúp bạn kích thích được trí nhớ. Ngoài ra kỹ năng nghe phát âm và giao tiếp tốt sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình luyện nói thành thạo. 

null

Vai trò của kỹ năng lắng nghe

Xem thêm:

=> TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

=> KỸ NĂNG LẮNG NGHE LÀ GÌ? 7+ CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP

4. Các nguyên tắc để rèn luyện kỹ năng nghe

Để rèn luyện được kỹ năng lắng nghe không phải là ngày một ngày hai mà cần đòi hỏi quá trình luyện tập kiên nhẫn. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn luyện tập được kỹ năng nghe tích cực hiệu quả hơn:

4.1. Kỹ năng tập trung vào giao tiếp

Nguyên tắc đầu tiên muốn nói tới đó chính là sự tập trung, việc này sẽ khiến cho đối phương cảm thấy được tôn trọng hơn hết. Và tác dụng chính của nó chính là việc tiếp nhận thông tin của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Quá trình giao tiếp chính là quá trình tương tác nhiều chiều giữa các bên, nếu như bạn không tập trung vào giao tiếp thì thông tin có thể bị cắt đoạn dễ hiểu lầm. 

Trong cuộc nói chuyện hãy hạn chế sử dụng điện thoại để cuộc nói chuyện có chiều sâu hơn. Như vậy người đối diện cũng cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe hơn.

null

Các nguyên tắc để rèn luyện kỹ năng nghe

4.2. Không nên ngắt lời

Việc không ngắt lời người khác thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với đối phương. Chúng ta lắng nghe người khác truyền đạt một cách đầy đủ và hoàn chỉnh. Việc ngắt lời người khác thể hiện sự vô duyên, mất lịch sự. 

Ngoài ra những người đang nói mà bị ngắt lời cũng sẽ có cảm giác rất khó chịu vì không được lắng nghe và không có tâm trạng muốn được chia sẻ nữa. Khi có dự định ngắt lời ai đó hãy đặt vị trí của mình vào họ để thấu hiểu. Vì thế hãy hạn chế làm điều này khi bạn đang có một cuộc nói chuyện với ai đó. 

4.3. Có sự thấu hiểu

Khi giao tiếp không phải ai cũng sẵn sàng nói ra những lời đang có ở trong lòng. Vì thế khi tham gia vào bất cứ cuộc trò chuyện nào hãy sử dụng tư duy của mình tìm ra ý nghĩa đằng sau lời nói mà đối phương truyền tải. 

Hãy thể hiện bản thân là một người có sự thấu hiểu và đồng cảm với cảm xúc của họ. Người đối diện cũng vì thế mà có cảm giác được lắng nghe nhiều hơn cả lời nói. Thấu hiểu không chỉ thế mà còn tránh được những lời nói làm mất lòng nhau hoặc gây tổn thương cho đối phương.

null

Các nguyên tắc để rèn luyện kỹ năng nghe

4.4. Nói không với phán xét và áp đặt 

Để bắt đầu có một kỹ năng lắng nghe tốt hãy bằng đầu bằng việc cởi mở đón nhận các ý kiến. Tức ngừng phán xét và áp đặt quan điểm của mình lên người khác, học cách đặt vị trí của mình trong hoàn cảnh của họ. Để thực hiện được điều này bạn hãy hạn chế việc đặt cái tôi của bản thân ra bằng cách tôn trọng ý kiến quan điểm của đối phương. Thông thường người ta rất ghét nói chuyện với người bảo thủ, luôn áp đặt quan điểm của mình lên người khác và bắt họ phải đồng ý với nó.

Bạn nên đón nhận câu chuyện bằng một tinh thần cởi mở và hòa đồng hơn hết. Tuy nhiên trong sự hòa đồng cũng cần có sự lựa chọn các quan điểm xem có đúng đắn hay không.

4.5. Nguyên tắc đặt câu hỏi

Nếu như trong khi giao tiếp nếu như bạn chỉ lặng im nghe đối phương nói cũng thể hiện rằng bạn không chú tâm vào câu chuyện. Mà thay vào đó hãy biết đặt câu hỏi vào mỗi lúc cần và câu hỏi phù hợp. 

Bạn có thể thể hiện sự đồng ý hay không đồng tình thông qua các câu hỏi ngắn như: “Thật vậy sao?” “Thật ư”...để đối phương biết được bạn đang chú tâm vào cuộc trò chuyện với họ,

Ngoài ra việc đặt câu hỏi còn làm tăng hiệu quả của cuộc giao tiếp. Bởi lẽ đặt câu hỏi không chỉ để đối phương biết mình đang chú tâm mà còn để biết được những thắc mắc của mình với đối phương. 

4.6. Ngôn ngữ cơ thể

Không chỉ lời nói mà cử chỉ cơ thế cũng sẽ giúp bạn thể hiện là một người đang chú ý lắng nghe. Trong mỗi sắc thái câu chuyện đều có cử chỉ hình thể khác nhau giúp bạn làm sinh động hơn cuộc nói chuyện. 

Nếu như một câu chuyện buồn hãy thể hiện các cử chỉ thể hiện sự thông cảm đối phương như xoa lưng, lau nước mắt hay một cái ôm ấm áp. 

Đứng im hay ngồi im suốt cả buổi khiến cho cuộc trò chuyện trở nên cứng nhắc đặc biệt khi nói chuyện với bạn bè hay gia đình. Hãy thể hiện cơ thể của mình một cách thoải mái phù hợp với từng câu chuyện. Bằng cách đó cũng khiến cho bạn diễn đạt được rõ ràng ý kiến của mình đồng thời khiến cho đối phương thoải mái.

Xem thêm:

=> NẮM GỌN BÍ KÍP THÀNH THẠO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

=> KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ & CÁCH RÈN LUYỆN

Như vậy bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng lắng nghe. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức giúp bạn có những cuộc nói chuyện hiệu quả hơn. Hãy truy cập Langmaster nhiều hơn để có thêm những tin tức bổ ích hơn nhé!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác