ĐỘNG TỪ GHÉP TRONG TIẾNG ANH VÀ TOÀN BỘ KIẾN THỨC BẠN CẦN BIẾT
Động từ ghép trong tiếng Anh chắc hẳn là một phần ngữ pháp rất cơ bản và quan trọng mà người học tiếng Anh nào cũng không thể bỏ qua. Nếu bạn còn mơ hồ về khái niệm, các cấu trúc của động từ ghép thì bài viết này chính xác là dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ những kiến thức cực kỳ hữu ích trong bài viết này của Langmaster nhé!
1. Động từ ghép trong tiếng Anh là gì?
Chúng ta đã nghe rất nhiều về danh từ ghép, tính từ ghép trong tiếng Anh nhưng còn động từ ghép thì sao? Đúng như tên của nó thì động từ ghép sẽ gồm những thành phần khác ghép lại với nhau.
Cụ thể, động từ ghép chính là một cụm từ bao gồm một động từ chính + một giới từ (proposition) hoặc một trạng từ (adverb). Trong đó, chúng ta gọi chung phần giới từ hoặc trạng từ trong động từ ghép là hậu vị từ (particles).
Như vậy, chúng ta có:
Động từ ghép (Phrasal Verbs) = Động từ (Verb) + Hậu vị từ (Proposition/ Adverb).
2. Tất tần tật cấu trúc của động từ ghép
Động từ ghép có thể được hình thành từ những thành phần nào? Sau đây là 4 dạng cấu trúc cơ bản của động từ ghép mà bạn cần nhớ:
2.1 Verb + Adverb
Dạng động từ ghép hình thành từ Verb (động từ) và Adverb (trạng từ) là không thể tách rời nhau và chúng không tồn tại dạng bị động. Khi đọc cụm động từ ghép này, chúng ta sẽ nhấn trọng âm vào vị trí của trạng từ.
Ví dụ: To break down: hư hại, không hoạt động.
The TV broke down and we couldn't watch our favorite movie. (Chiếc tivi bị hư và chúng tôi không thể xem bộ phim yêu thích của mình.)
2.2 Verb + Adverb + Object
Ở dạng này thì động từ ghép sẽ được hình thành từ động từ chính, trạng từ và tân ngữ. Lúc này, động từ và trạng từ có thể tách rời nhau được.
Cụ thể, trong trường hợp tân ngữ là danh từ thì trạng từ có thể đứng ở trước danh từ hoặc sau danh từ. Nếu tân ngữ là đại từ thì tân ngữ bắt buộc phải đứng ở giữa trạng từ và động từ chính. Khi phát âm, chúng ta sẽ nhấn trọng âm ở vị trí của trạng từ.
Ví dụ: put off: hoãn lại
Câu đúng:
Our leader wants to put off the meeting for another day. (Lãnh đạo của chúng tôi muốn hoãn cuộc họp vào ngày khác.)
Our leader wants to put the meeting off for another day.
Our leader wants to put it off for another day.
Câu sai:
Our leader wants to put it off for another day.
2.3 Verb + Proposition + Object
Động từ ghép bao gồm động từ chính, giới từ và tân ngữ thì giới từ sẽ không thể tách rời động từ. Đồng thời, tân ngữ sẽ luôn đứng ở vị trí phía sau giới từ.
Ví dụ: take after: giống
Câu đúng:
Mary takes after his mother.
Câu sai:
Mary takes his mothể after.
2.4 Verb +Adverb + Proposition + Object
Ở trường hợp này thì động từ ghép sẽ bao gồm động từ chính + trạng từ + giới từ + tân ngữ. Trong một câu thì trạng từ và giới từ sẽ đều không thể tách rời khỏi động từ và chúng không hoán đổi vị trí cho nhau. Khi phát âm thì bạn sẽ phải nhấn trọng âm vào trạng từ.
Ví dụ:
Put up with: chịu đựng nổi
My sister can’t put up with me.
3. Các động từ ghép thường gặp trong tiếng Anh
Call for something: cần cái gì
Call for someone: gọi cho ai đó, yêu cầu gặp ai đó
Break up with someone: chia tay với ai đó
Catch up with someone: đuổi theo kịp ai đó
Come off: bong ra, tróc ra
Come up against something: đối mặt với
Come up with: nghĩ ra
Count on someone: tin cậy ai đó
Cut down on something: cắt giảm cái gì đó
Cut off: cắt giảm
Do without something: chấp nhận làm mà không có cái gì đó
Figure out: hiểu ra, suy ra
Find out: tìm ra
Give up something: từ bỏ một cái gì đó
Get along/get along with someone: hợp với ai
Grow up: lớn lên
Help someone out: giúp đỡ ai đó
Hold on: đợi tí
Keep on doing s.th: tiếp tục làm gì đó
Keep up something:tiếp tục phát huy
Let someone down: làm ai đó buồn, thất vọng
Look after someone: chăm sóc ai
Look around: nhìn quanh
Look at something: nhìn vào cái gì đó
Look down on someone: coi thường ai đó
Look for someone/something: tìm ai đó/ tìm cái gì đó
Look forward to something/Look forward to doing something: mong chờ đến điều gì đó
Look into something: nghiên cứu cái gì đó, xem xét cái gì đó
Look something up: tra cứu nghĩa có cái gì đó
Look up to someone: ngưỡng mộ ai đó
Show off: khoe
Show up: xuất hiện
Slow down: chậm lại
Speed up: tăng tốc độ
Như vậy bài viết này của Langmaster đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm về động từ ghép, các dạng cấu trúc của động từ ghép cũng như các động từ ghép thường gặp trong tiếng Anh. Đây là một trong những kiến thức quan trọng nên bạn cần ôn luyện để sử dụng thành thạo chúng. Langmaster chúc bạn học tập thật tốt nhé!
Nội Dung Hot
HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Mô hình học 4CE: Class - Club - Conference - Community - E-learning độc quyền của Langmaster
- Đội ngũ giảng viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy (NLP), TPR (Phản xạ toàn thân), ELC (Học thông qua trải nghiệm).
- Môi trường học tập tích cực, cởi mở và năng động giúp học viên được thỏa sức “đắm mình” vào tiếng Anh và liên tục luyện tập giao tiếp."
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học trực tiếp 1 thầy 1 trò suốt cả buổi học.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình được thiết kế riêng cho từng học viên khác nhau.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh động.
KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN
- Mô hình học trực tuyến, cùng học tập - cùng tiến bộ
- Giao tiếp liên tục giữa thầy và trò, bạn cùng lớp với nhau giúp sửa lỗi, bù lỗ hổng kiến thức kịp thời
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm
- Lộ trình học thiết kế theo đúng quy chuẩn của Châu Âu
- Không đổi - ghép lớp suốt quá trình học
Bài viết khác

Cấu trúc so sánh nhất và so sánh hơn không khó như bạn nghĩ. Đây là những cấu trúc đơn giản bạn có thể áp dụng ngay sau khi đọc xong bài viết này. Tham khảo ngay!

Tổng hợp công thức, cách dùng, dấu hiệu và bài tập có đáp án về thì quá khứ đơn (Past simple) giúp bạn thành thạo chỉ trong nháy mắt thì cơ bản trong tiếng Anh!

Cấu trúc Neither nor và Either or không thể thiếu trong tiếng Anh. Nhưng làm thế nào để phân biệt được chúng? Tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cùng Langmaster nhé!

Cấu trúc So that such that (Quá… đến nỗi mà) khá phổ biến, thường xuất hiện trong các kỳ thi. Nhưng không phải ai cũng biết cách dùng. Tìm hiểu ngay.

Học cách nhận biết danh từ, động từ, tính từ, trạng từ trong tiếng Anh là một vấn đề vô cùng quan trọng, đóng vai trò là kiến thức nền tảng. Cùng tìm hiểu ngay nào!