5 LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH NGƯỜI VIỆT THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Do những khác biệt nhất định giữa hai ngôn ngữ, người Việt khi nói tiếng Anh thường xuyên gặp những lỗi sai nhất định. Phát âm không chuẩn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bạn trong việc nghe, nói tiếng Anh. Hôm nay, Langmaster sẽ tổng hợp 5 lỗi phát âm tiếng Anh thường gặp nhất và chỉ ra cách khắc phục hiệu quả. 

I. 5 lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt

1. Bỏ quên ending sound (âm cuối)

Lỗi bỏ quên âm cuối có thể là lỗi phổ biến nhất người Việt thường mắc phải khi nói tiếng Anh. Lí do cho sự phổ biến của sai sót trong phát âm này có lẽ là vì trong tiếng Việt, các từ không hề có âm cuối. 

Lỗi sai này tưởng chừng như vô hại, nhưng thực chất, việc bỏ qua hay nhầm lẫn các phụ âm cuối có thể gây ra rất nhiều nhầm lẫn. Việc ‘phớt lờ’ âm cuối có thể gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người khác. 

Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Like /laik/ (thích), light /lait/ (đèn), life /laif/ (cuộc đời), line /lain/ (đường thẳng) phiên âm sang tiếng Việt đều “na ná" nhau - bắt đầu bằng /l/ và kết thúc bằng /ai/. Nếu bỏ qua âm cuối, người sẽ ngay lập tức nhầm sang từ lie /lai/ (lừa dối). 

null

  • Tương tự với các từ nine /nain/ (số chín), night /nait/ (đêm), nice /nais/ (tốt bụng), nếu phát âm sai âm cuối sẽ tạo ra câu với nghĩa hoàn toàn khác: 
    • He is nine. (Anh ấy chín tuổi.)
    • He is nice. (Anh ấy tốt bụng.)
    • He is night. (Anh ấy là buổi đêm.) => Gây khó hiểu cho người đối thoại. 

Vì vậy, để tránh những hiểu lầm không đáng có, hãy cố gắng chú ý đến cả âm cuối của từ. Thêm một điều nữa: nhớ đừng quen miệng thêm âm /s/ tuỳ tiện vào sau tất cả mọi từ tiếng Anh. Đây là một lỗi sai cũng hết sức phố biến đấy!

Xem thêm:

=> HỌC PHÁT ÂM BẢNG PHIÊN ÂM IPA CHUẨN QUỐC TẾ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

=> TỔNG HỢP 4 NGUỒN TÀI LIỆU CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHUẨN IPA

2. Bỏ quên trọng âm 

Đây cũng là một trong các lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt khác mà có cùng nguyên nhân là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ không có thanh điệu, tiếng Việt lại có thanh bằng, trắc, ngã, nặng, khiến các từ dù có vần khác nhau nhưng lại thể hiện nghĩa khác nhau. 

Nhiều người Việt khi nói tiếng Anh thường không chú ý đến trọng âm, mà chỉ tìm cách ghép các âm tiết lại sao cho đúng, chẳng hạn như: purpose (mục đích) thì đọc là /pơ-pớt/ hay library là /lai-bờ-rơ-ry/. 

Trọng âm rất quan trọng nếu bạn muốn phát âm chuẩn như người bản xứ, còn nếu bỏ qua phát âm, bạn sẽ chỉ mãi dừng lại ở mức “Vietlish"! Bên cạnh đó, việc nói sai trọng âm cũng có thể gây hiểu lầm hoặc khiến câu trở nên sai ngữ pháp trong giao tiếp.

Ví dụ: Từ increase khi đánh trọng âm thứ hai /ɪnˈkriːs/ thì sẽ được hiểu là động từ (tăng thêm), còn khi đánh trọng âm thứ nhất /ɪnˈkriːs/ thì trở thành danh từ (sự gia tăng). Chẳng hạn có câu:
The modernization rate and industrialization rate increase in Vietnam. (Tốc độ hiện đại hoá và tốc độ toàn cầu hoá gia tăng ở Việt Nam.)
Nếu bạn đánh sai trọng âm thì sẽ biến câu trên trở thành câu sai ngữ pháp!

3. Đánh vần để “đoán” cách phát âm các từ

Tiếng Anh không giống như tiếng Việt ở chỗ không có một “quy tắc” đánh vần chung cho những từ có chữ cái tương đồng. 

Nếu như trong tiếng Việt, chữ “u" các từ “bút”, “lũ", “cú" đều được phát âm giống nhau là /u/, điều này lại không thể áp dụng tương tự với các từ “put" /put/ và “but” /bʌt/ trong tiếng Anh. 

Tương tự với các từ: mood /mu:d/, blood /blʌt/, food /gud/.  Cách làm này không hề khả thi bởi chỉ có 40% số từ trong tiếng Anh có cách đọc giống cách viết thôi!

4. Không biết cách nối âm (linking sounds)

Nối âm cũng là một hiện tượng không hề xuất hiện trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Tuy nhiên, khi học tiếng Anh, người học cũng cần lưu ý điều này để tránh phát âm rời rạc, cứng nhắc và thiếu tự nhiên. 

Do không biết nối âm hay nuốt âm, có những người luyện tập nói mãi nhưng vẫn không thể nói trôi chảy và tự nhiên như người bản xứ. 

Học cách nối âm sẽ giúp bạn nói lưu loát và chính xác hơn. Khi làm bài nghe, điều này cũng rất hữu ích bởi trong những audio nghe của người bản xứ, họ sẽ nối âm trong hầu hết các câu mà họ nói ra. 

Ví dụ: 

  • hold on /həʊldɒːn/
  • Where’s he? /wers hi/
  • give up /ɡɪvʌp/

null

II. Cách sửa lỗi phát âm tiếng Anh

1. Học theo bảng ký hiệu phiên âm quốc tế IPA (International Phoenix Alphabet)

Vì đây là bảng tổng hợp được sử dụng chung trên toàn thế giới, học theo bảng phiên âm IPA là bước tiên quyết để có thể phát âm chuẩn ngôn ngữ này. Hãy học kĩ bảng phiên âm này ngay từ những bước đầu, tập thói quen kiểm tra phát âm chính xác của từ trong từ điển để bỏ được lỗi đánh vần từ như với tiếng Việt. 

Như đã nêu bên trên, hầu hết các lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến đều có nguồn gốc từ việc áp dụng quá nhiều những cách thức ngôn ngữ mẹ đẻ với những suy nghĩ, hiểu biết, thói quen riêng lên tiếng Anh. 

Hình thành thói quen học ký hiệu, phát âm, phiên âm chuẩn ngay từ đầu sẽ cải thiện tình trạng này rất nhiều đó!

Xem thêm: PHÂN BIỆT CÁCH PHÁT ÂM /tʃ/ VÀ /dʒ/ TRONG TIẾNG ANH CHUẨN NHẤT

2. Luyện nghe thường xuyên mỗi ngày

null

Bạn cần phải tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày! Hãy nghe nhạc, nghe podcast hay xem bộ phim yêu thích của bạn - miễn là tạo ra được môi trường có thật nhiều tiếng Anh để tai bạn quen dần và cảm nhận những âm thanh đó. 

Kể cả những khi không có chủ đích nghe như nấu ăn, lau nhà, dọn nhà, tập thể dục, hãy để tai đón âm thanh một cách bị động - hay thường gọi là “nghe bị động", từ đó kỹ năng nghe và khả năng nói của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn. 

3. Sử dụng các phần mềm sửa lỗi phát âm tiếng Anh

Thay vì phải tự mày mò tìm file nghe hay tìm bạn luyện tập, sửa lỗi giúp bạn, giờ đây có rất nhiều các app sửa lỗi phát âm tiếng Anh tiện lợi, hữu ích sẽ tiết kiệm cho bạn kha khá thời gian. Các phần mềm phổ biến và uy tín nhất gồm có: 

  • ELSA Speak - một ứng dụng kiểm tra phát âm tiếng Anh chuẩn, miễn phí với công nghệ nhận dạng giọng nói hiện đại. ELSA cũng có thể nghe cách phát âm của người dùng, qua đó đánh giá mức độ tương ứng cho mỗi người.
  • Speak English Fluently - phần mềm giúp người sử dụng nghe và nói tiếng Anh tốt hơn, luyện phát âm giọng Mỹ lưu loát hơn nhờ tích hợp danh sách các từ, cụm từ phổ biến được dùng trong những cuộc hội thoại hàng ngày cùng các bài học được cập nhật thường xuyên.
  • eJOY English - cũng là một ứng dụng giúp bạn luyện nói, viết và nghe tiếng Anh. App này sở hữu kho ứng dụng chứa hơn 50.000 clip và phim với đa dạng chủ đề và cấp độ.

III. Kết luận

Trên đây là 5 trong rất nhiều lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến của người Việt Nam. Để nghe nói trôi chảy, từ đó có thể nâng cao trình độ ngôn ngữ của mình, điều quan trọng là bạn phải phát âm chuẩn và tốt. 

Nếu gặp khó khăn khi tự luyện phát âm và không thấy các cách nêu trên hiệu quả, bạn cũng có thể tham khảo lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu hay những Youtube video về phát âm cơ bản của Langmaster để cải thiện khả năng của mình. 

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác