Tiếng anh giao tiếp online
Cách mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh chuyên nghiệp và ấn tượng nhất
Mục lục [Ẩn]
- 1. Mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh chuyên nghiệp có lợi như thế nào?
- 2. Nguyên tắc cần nhớ khi mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh
- 3. Các mẫu câu mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh thông dụng
- 3.1. Chào hỏi và giới thiệu bản thân
- 3.3. Giới thiệu các thành phần tham gia cuộc họp
- 3.4. Giới thiệu mục đích cuộc họp
- 3.5. Thông báo sự vắng mặt
- 3.6. Đưa ra nội quy hoặc cách điều hành cuộc họp
- 3.7. Kết thúc phần mở đầu
- 4. 3 cách mở đầu cuộc họp chuyên nghiệp và ấn tượng nhất
Biết cách mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh một cách rõ ràng và chuyên nghiệp là kỹ năng ngày càng cần thiết trong môi trường làm việc hiện đại. Dù bạn đang làm việc tại doanh nghiệp trong nước hay công ty đa quốc gia, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh trong cuộc họp sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt và tự tin hơn khi trình bày. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh sao cho tự nhiên, chuyên nghiệp nhất.
1. Mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh chuyên nghiệp có lợi như thế nào?
Mở đầu một cuộc họp bằng tiếng Anh một cách chỉn chu không chỉ là một kỹ năng ngôn ngữ, mà còn là yếu tố thể hiện tư duy tổ chức và khả năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Việc bạn biết cách chào hỏi, giới thiệu mục tiêu và định hướng buổi họp sẽ tạo nên nhiều lợi ích rõ ràng trong công việc hàng ngày.
- Thứ nhất, đó là cơ hội để tạo thiện cảm và gây ấn tượng tích cực. Khi bạn bắt đầu cuộc họp bằng một lời chào lịch sự, thái độ tự tin cùng phần mở bài rõ ràng, người nghe sẽ đánh giá cao sự chuẩn bị và thái độ chuyên nghiệp của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn làm việc với cấp trên, đối tác hoặc đồng nghiệp quốc tế.
- Thứ hai, phần mở đầu đúng cách giúp định hướng và kiểm soát nội dung cuộc họp hiệu quả. Khi mục tiêu được nêu rõ ngay từ đầu, mọi người sẽ tập trung hơn và các trao đổi sau đó cũng trở nên mạch lạc, tiết kiệm thời gian. Đối với người điều phối hoặc chủ trì, điều này càng quan trọng để đảm bảo buổi họp đạt được mục tiêu đề ra.
- Thứ ba, sử dụng tiếng Anh trong tình huống thực tế như họp hành là một hình thức luyện tập ngôn ngữ rất hiệu quả. Bạn sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phát âm, sử dụng từ vựng đúng ngữ cảnh và tăng phản xạ khi giao tiếp – những yếu tố cốt lõi để cải thiện kỹ năng tiếng Anh một cách bền vững.
- Cuối cùng, việc bạn có thể mở đầu một cuộc họp bằng tiếng Anh một cách tự nhiên và chuyên nghiệp cũng chính là minh chứng cho khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Điều này mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp, đặc biệt với những ai hướng đến vị trí quản lý, điều phối hoặc làm việc với khách hàng nước ngoài.
>> Xem thêm: Mẫu email mời họp bằng tiếng Anh chuyên nghiệp cho dân công sở
2. Nguyên tắc cần nhớ khi mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh
Mở đầu một cuộc họp bằng tiếng Anh đúng không chỉ đơn thuần là sử dụng đúng từ vựng hay cấu trúc câu mà còn là dịp để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và năng lực giao tiếp. Để phần mở đầu diễn ra trôi chảy, rõ ràng và để lại ấn tượng tốt, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng sau:

- Ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm
TTrong môi trường làm việc, cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng luôn được đánh giá cao vì giúp người nghe dễ nắm bắt thông tin và giữ cho cuộc họp diễn ra đúng trọng tâm. Vì vậy, hãy đảm bảo phần mở đầu chỉ tập trung vào hai điều: chào hỏi và nêu mục tiêu cuộc họp. Tránh lan man hoặc đưa thông tin không cần thiết. Một lời chào ngắn gọn, kết hợp với định hướng rõ ràng sẽ giúp người nghe dễ dàng nắm bắt nội dung và tập trung ngay từ đầu.
Ví dụ: “Good morning, everyone. Thank you for joining today. The purpose of this meeting is to review our Q2 performance.”
- Sử dụng cấu trúc câu đơn giản, dễ hiểu
Nếu bạn chưa thực sự thành thạo tiếng Anh, hãy ưu tiên những cấu trúc câu quen thuộc, dễ sử dụng. Không cần cố gắng sử dụng từ vựng chuyên sâu hay cách diễn đạt phức tạp; điều quan trọng là diễn đạt trôi chảy, đúng ý và phù hợp với bối cảnh công việc. Càng rõ ràng, người nghe càng dễ hiểu và đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn.
Đây cũng là cách giúp bạn giữ sự tự tin trong quá trình trình bày, giảm thiểu lỗi ngữ pháp hoặc ngập ngừng khi nói.
- Giữ giọng điệu lịch sự, chuyên nghiệp
Dù là cuộc họp nội bộ hay với khách hàng, bạn đều nên thể hiện thái độ tôn trọng và nghiêm túc. Giọng điệu nên trung tính, rõ ràng, không quá cứng nhắc nhưng vẫn đủ trang trọng. Việc phát âm rõ ràng, sử dụng từ ngữ lịch sự sẽ giúp bạn tạo thiện cảm và khẳng định hình ảnh cá nhân trong môi trường làm việc.
Ví dụ: “I appreciate everyone taking the time to be here today. Let’s begin.”
- Chuẩn bị trước nội dung sẽ trình bày
Ngay cả khi chỉ phát biểu vài câu mở đầu, bạn vẫn nên chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc viết ra kịch bản ngắn gọn và luyện tập trước sẽ giúp bạn trình bày tự tin hơn, phát âm tốt hơn và kiểm soát được ngữ điệu khi nói. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn còn đang trong giai đoạn làm quen với việc sử dụng tiếng Anh trong công việc.
Chuẩn bị trước còn giúp bạn tránh được các tình huống lúng túng, quên ý, hoặc nói sai ngữ pháp – những lỗi phổ biến khi chưa quen giao tiếp tiếng Anh.
- Điều chỉnh cách nói dựa trên người nghe và bối cảnh
Mỗi cuộc họp có thể khác nhau về đối tượng và tính chất. Nếu bạn họp với đồng nghiệp trong nhóm, bạn có thể dùng giọng điệu thân thiện, gần gũi hơn. Nhưng nếu cuộc họp có sự tham gia của ban giám đốc, khách hàng hoặc đối tác quốc tế, thì giọng điệu, ngôn ngữ và cách trình bày nên trang trọng và chuẩn mực hơn.
>> Xem thêm:
- 200+ Từ vựng tiếng Anh công sở thông dụng nhất cho người đi làm
- 100+ Tình huống giao tiếp tiếng Anh công sở thông dụng nhất cho người đi làm
3. Các mẫu câu mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh thông dụng
3.1. Chào hỏi và giới thiệu bản thân
Mở đầu là bước quan trọng để thiết lập không khí cho cuộc họp: trang trọng, tập trung và đúng định hướng. Việc sử dụng những câu chào hỏi và khởi động phù hợp sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, đồng thời tạo cảm giác sẵn sàng và chủ động cho tất cả người tham dự:
- Good morning/afternoon, everyone. If we’re all here, let’s get started.
(Chào buổi sáng/chiều, mọi người. Nếu tất cả đã có mặt, chúng ta hãy bắt đầu.) - Welcome, everyone. I’m glad we’re all here. Let’s begin our meeting.
(Chào mừng mọi người. Rất vui vì chúng ta đã cùng có mặt. Hãy bắt đầu cuộc họp.) - Thank you all for being on time. Let’s go through today’s agenda together.
(Cảm ơn mọi người đã đến đúng giờ. Chúng ta cùng điểm qua nội dung hôm nay.) - Before we begin, I’d like to thank you for your presence today.
(Trước khi bắt đầu, tôi xin cảm ơn sự có mặt của mọi người ngày hôm nay.) - Let’s officially start the meeting now.
(Chúng ta hãy chính thức bắt đầu cuộc họp ngay bây giờ.) - I hope everyone is doing well. Let’s get into today’s discussion.
(Hy vọng mọi người đều ổn. Chúng ta cùng bắt đầu phần thảo luận hôm nay.)
Với các cuộc họp có yếu tố liên phòng ban, liên chi nhánh hoặc có thành viên mới, việc giới thiệu bản thân là điều cần thiết. Điều này giúp xác lập vai trò của bạn trong buổi họp, đồng thời tạo cảm giác gần gũi và tin tưởng hơn giữa người chủ trì và người tham gia, đặc biệt với những ai lần đầu làm việc cùng nhau.
- Good morning, everyone. My name is David Nguyen, and I’ll be leading today’s meeting.
(Chào buổi sáng, tôi là David Nguyen và tôi sẽ điều phối cuộc họp hôm nay.) - Hello, everyone. I’m Sarah Tran from the Marketing Department. I’ll be presenting the campaign results today.
(Chào mọi người, tôi là Sarah Tran từ phòng Marketing. Hôm nay tôi sẽ trình bày kết quả chiến dịch.) - For those I haven’t met before, I’m Minh Le, Project Manager at our Ho Chi Minh office.
(Với những ai chưa từng gặp tôi, tôi là Minh Lê, Quản lý dự án tại văn phòng TP. HCM.) - Let me briefly introduce myself. I’m Trang Vo, and I work in Business Development.
(Cho phép tôi giới thiệu nhanh. Tôi là Trang Võ, hiện đang làm việc tại bộ phận Phát triển Kinh doanh.) - I’d like to start by introducing myself. I’m Kevin Pham, overseeing the finance operations for this region.
(Tôi xin phép mở đầu bằng cách giới thiệu bản thân. Tôi là Kevin Phạm, phụ trách hoạt động tài chính khu vực này.) - Hi everyone, I’m Linh from the Product Team. I’ll be facilitating today’s discussion.
(Chào mọi người, tôi là Linh từ nhóm Sản phẩm. Tôi sẽ điều phối buổi thảo luận hôm nay.) - I’m Anh Dao, and it’s my pleasure to welcome you all to this session.
(Tôi là Ánh Đào, rất hân hạnh được chào đón mọi người đến với buổi họp hôm nay.)
>> Xem thêm:
- Thời gian biểu học tiếng Anh cho người đi làm bận rộn hiệu quả
- 8 Cách học tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả nhất cho người đi làm
3.3. Giới thiệu các thành phần tham gia cuộc họp
Khi có khách mời, thành viên mới hoặc người giữ vai trò quan trọng trong cuộc họp, việc giới thiệu một cách lịch thiệp và trang trọng là điều nên làm. Điều này thể hiện sự tôn trọng và giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của từng người trong buổi họp.
- Please join me in welcoming Mr. John Carter, our new Regional Sales Manager.
(Hãy cùng tôi chào đón ông John Carter, Giám đốc Kinh doanh khu vực mới của chúng ta.) - It’s a pleasure to welcome Ms. Laura Nguyen, who is joining our meeting for the first time.
(Rất hân hạnh được chào đón cô Laura Nguyen, người lần đầu tham gia cuộc họp cùng chúng ta.) - I’d like to introduce Mr. Daniel Tran. He will be updating us on the progress of the IT project.
(Tôi xin giới thiệu ông Daniel Tran. Anh ấy sẽ cập nhật tiến độ dự án CNTT.) - We’re pleased to welcome Ms. Haruka Mori from our Tokyo office.
(Chúng tôi rất vui được chào đón cô Haruka Mori từ văn phòng Tokyo.) - Before we begin, I’d like to acknowledge the presence of Mr. Thomas Le, our Head of Strategy.
(Trước khi bắt đầu, tôi muốn ghi nhận sự hiện diện của ông Thomas Le, Trưởng bộ phận Chiến lược.)
3.4. Giới thiệu mục đích cuộc họp
Một cuộc họp hiệu quả luôn cần được bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng. Khi người tham dự hiểu được lý do có mặt, họ sẽ tập trung hơn và dễ dàng theo sát tiến trình thảo luận. Việc trình bày mục đích cũng cho thấy bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiểm soát tốt cuộc họp ngay từ đầu.
- The purpose of today’s meeting is to finalize the Q3 marketing plan and align on the next steps.
(Mục đích của cuộc họp hôm nay là chốt kế hoạch marketing quý III và thống nhất các bước tiếp theo.) - Our main goal today is to review the client feedback and discuss improvements for the next release.
(Mục tiêu chính hôm nay là xem lại phản hồi của khách hàng và thảo luận các cải tiến cho đợt ra mắt tiếp theo.) - We’re here to evaluate the budget proposal for 2025 and reach a consensus before submission.
(Chúng ta có mặt để đánh giá đề xuất ngân sách năm 2025 và đạt được đồng thuận trước khi gửi đi.) - Today, we aim to resolve the current delays in project delivery and agree on a revised timeline.
(Hôm nay, chúng ta sẽ giải quyết tình trạng chậm tiến độ của dự án và thống nhất lại mốc thời gian.) - I’ve called this meeting to align our departments on the upcoming product launch strategy.
(Tôi tổ chức cuộc họp này để thống nhất giữa các phòng ban về chiến lược ra mắt sản phẩm sắp tới.)
>> Xem thêm:
- Bỏ túi mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong cuộc họp thông dụng nhất
- Cách viết biên bản cuộc họp bằng tiếng Anh (meeting minutes)
3.5. Thông báo sự vắng mặt
Nếu có thành viên quan trọng không thể tham dự, bạn nên thông báo để mọi người nắm bắt được thông tin, đồng thời cho thấy sự tôn trọng với người vắng mặt và sự minh bạch trong cách điều hành cuộc họp.
- I’m afraid Mr. William Chen won’t be joining us today. He is currently attending a client meeting in Singapore.
(Tôi e rằng ông William Chen sẽ không tham gia cuộc họp hôm nay. Ông ấy đang họp với khách hàng tại Singapore.) - I’ve received apologies from Ms. Anna Pham, who is unable to join due to a scheduling conflict.
(Tôi đã nhận được lời xin lỗi từ cô Anna Pham, người không thể tham dự do trùng lịch làm việc.) - Unfortunately, Mr. David Nguyen is absent today because of a personal emergency.
(Thật tiếc, ông David Nguyen vắng mặt hôm nay vì có việc cá nhân khẩn cấp.) - It’s regrettable that Ms. Emily Tran won’t be able to attend today’s meeting due to illness.
(Thật đáng tiếc, cô Emily Tran không thể tham dự cuộc họp hôm nay vì lý do sức khỏe.) - In the absence of Mr. Michael Do, we will cover his section and follow up with him later.
(Do ông Michael Do vắng mặt, chúng ta sẽ trình bày phần của ông ấy và trao đổi lại sau.)

3.6. Đưa ra nội quy hoặc cách điều hành cuộc họp
Đặt ra các nguyên tắc cơ bản giúp đảm bảo cuộc họp diễn ra trật tự, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Người điều phối nên nêu rõ cách điều hành, thời lượng dự kiến và hình thức trao đổi để mọi người nắm bắt và phối hợp tốt hơn trong suốt buổi họp.
- Let’s try to keep this meeting within 45 minutes, so I’d appreciate it if we could stay focused.
(Chúng ta sẽ cố gắng giữ cuộc họp trong 45 phút, vì vậy mong mọi người tập trung.) - Please feel free to raise your hand or use the chat if you have questions during the discussion.
(Mọi người cứ thoải mái giơ tay hoặc dùng khung chat nếu có câu hỏi trong lúc thảo luận.) - To ensure everyone gets a chance to speak, let’s avoid interrupting each other.
(Để đảm bảo ai cũng có cơ hội phát biểu, chúng ta hãy tránh ngắt lời nhau.) - We’ll go through each agenda item, then open the floor for questions and comments at the end.
(Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng mục nội dung, sau đó dành thời gian cho phần hỏi đáp.) - Kindly keep your contributions concise so we can cover all points within the allocated time.
(Vui lòng trình bày ngắn gọn để chúng ta có thể xử lý hết các nội dung trong thời gian dự kiến.)
3.7. Kết thúc phần mở đầu
Sau khi đã chào hỏi, giới thiệu và định hướng xong, bạn cần chuyển sang nội dung chính một cách tự nhiên và mạch lạc. Những câu chuyển đoạn ngắn gọn nhưng rõ ràng sẽ giúp cuộc họp bước vào phần thảo luận chính mà không bị ngắt quãng về mặt tâm lý hay nhịp độ.
- With the objectives now clear, let’s move on to our first discussion point.
(Vì mục tiêu đã rõ ràng, chúng ta hãy chuyển sang nội dung thảo luận đầu tiên.) - Now that everyone is up to speed, let’s begin with today’s main topic.
(Giờ khi mọi người đã nắm được thông tin, chúng ta bắt đầu với chủ đề chính của hôm nay.) - Let’s dive into the first item on the agenda, which is the performance review.
(Chúng ta hãy bắt đầu với mục đầu tiên trong chương trình họp – phần đánh giá hiệu suất.) - Having set our direction, we can now proceed to the detailed updates.
(Sau khi đã xác định hướng đi, chúng ta có thể tiếp tục với phần cập nhật chi tiết.) - If there are no initial questions, let’s get started with the first presentation.
(Nếu không có câu hỏi ban đầu, chúng ta hãy bắt đầu với phần trình bày đầu tiên.)
4. 3 cách mở đầu cuộc họp chuyên nghiệp và ấn tượng nhất
Bên cạnh những mẫu câu cơ bản, phổ biến để mở đầu một cuộc họp bằng tiếng Anh đã được gợi ý phía trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm 3 cách mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh sau đây giúp phần mở đầu của bạn trở nên ấn tượng và thu hút hơn.

4.1. Mở đầu bằng một câu chuyện thực tế
Một trong những cách tự nhiên và hiệu quả nhất để thu hút người nghe là kể một câu chuyện thực tế, đó có thể là trải nghiệm từ khách hàng, tình huống nhóm đã gặp phải, hoặc một vấn đề gần đây liên quan đến nội dung cuộc họp. Câu chuyện càng cụ thể, càng dễ tạo kết nối.
Áp dụng khi: Chủ đề cuộc họp liên quan đến giải quyết vấn đề, chia sẻ kinh nghiệm, cải tiến quy trình, hoặc học hỏi từ các tình huống cụ thể đã xảy ra.
Ví dụ mẫu câu:
- Last week, we received unexpected feedback from one of our major clients. It brought up a few points worth discussing today.
(Tuần trước, chúng tôi đã nhận được phản hồi bất ngờ từ một khách hàng lớn. Điều này gợi mở một số điểm rất đáng thảo luận hôm nay.)
- Just yesterday, a team member faced a challenge while using our new CRM system. I think it highlights something we all need to look at more closely.
(Chỉ mới hôm qua, một thành viên trong nhóm gặp khó khăn khi sử dụng hệ thống CRM mới. Tôi nghĩ điều này cho thấy có vấn đề chúng ta nên xem xét kỹ hơn.)
4.2. Mở đầu bằng một câu hỏi tương tác
Thay vì trình bày một chiều, bạn có thể bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản để tạo sự tham gia chủ động từ người nghe, khuyến khích chia sẻ quan điểm ngay từ những phút đầu tiên. Câu hỏi có thể là để khảo sát nhanh quan điểm, kinh nghiệm hoặc kiểm tra mức độ đồng thuận trước khi thảo luận sâu hơn.
Áp dụng khi: Cuộc họp cần có sự đóng góp ý kiến, khảo sát nhanh tình hình hoặc trao đổi đa chiều.
Ví dụ mẫu câu:
- How many of you have noticed a slowdown in the last stage of our sales process?
(Bao nhiêu người trong số các bạn nhận thấy có sự chậm trễ ở giai đoạn cuối của quy trình bán hàng?)
- Before we dive in, I’d like to hear from you: What do you think was the biggest challenge last month?
(Trước khi bắt đầu, tôi muốn nghe từ mọi người: Điều gì là thách thức lớn nhất trong tháng trước theo bạn?)
- Let me start with a quick poll: Have you ever felt confused about our current task assignment system?
(Cho phép tôi bắt đầu bằng một câu hỏi nhanh: Đã bao giờ bạn cảm thấy bối rối với hệ thống phân công công việc hiện tại chưa?)
4.3. Mở đầu bằng số liệu hoặc thông tin cập nhật nổi bật
Đây là cách mở đầu thường được sử dụng trong các cuộc họp chiến lược, báo cáo, đánh giá hoặc khi bạn muốn thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tư duy phân tích. Số liệu rõ ràng sẽ ngay lập tức thiết lập trọng tâm buổi họp và thể hiện mức độ nghiêm túc của nội dung.
Áp dụng khi: Bắt đầu các cuộc họp liên quan đến báo cáo, đánh giá hiệu quả công việc, phân tích dữ liệu hoặc lập kế hoạch.
Ví dụ mẫu câu:
- In the past 30 days, our website traffic increased by 18%, but conversion dropped by 6%. Let’s find out why.
(Trong 30 ngày qua, lượng truy cập website của chúng ta tăng 18%, nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại giảm 6%. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân.)
- According to the latest customer survey, satisfaction dropped from 82% to 74% within one quarter. This is a signal we can’t ignore.
(Theo khảo sát khách hàng mới nhất, mức độ hài lòng đã giảm từ 82% xuống còn 74% chỉ trong một quý. Đây là tín hiệu chúng ta không thể bỏ qua.)
- As of this morning, we’ve reached 92% of our monthly sales target — great job, everyone! Now let’s look at how we can maintain this momentum.
(Tính đến sáng nay, chúng ta đã đạt 92% chỉ tiêu doanh số tháng — làm rất tốt, mọi người! Bây giờ hãy cùng xem cách để duy trì đà tăng trưởng này.)
Như vậy, qua bài viết này, bạn không chỉ học được các mẫu câu mở đầu cuộc họp bằng tiếng Anh một cách rõ ràng và chuyên nghiệp, mà còn hiểu được cách lựa chọn cách dẫn dắt phù hợp với từng bối cảnh để tạo ấn tượng ngay từ phút đầu.
>> Xem thêm:
- Cách viết mở đầu email tiếng Anh chuyên nghiệp trong mọi tình huống
- Cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh ấn tượng nhất
Nâng cao kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp trong môi trường công sở với khóa học tiếng Anh giao tiếp Online tại Langmaster!
Bạn có thể đã ghi nhớ hàng loạt mẫu câu, đã học thuộc cách mở đầu một cuộc họp bằng tiếng Anh... nhưng vẫn thấy loay hoay khi thật sự phải lên tiếng trong phòng họp? Vẫn bối rối khi cần phản hồi email, báo cáo với sếp hay xử lý phàn nàn từ khách hàng bằng tiếng Anh? Câu trả lời là bạn cần phải có sự tự tin và kỹ năng áp dụng đúng trong hoàn cảnh thực tế.
Và để làm được điều đó, bạn cần một chương trình học không chỉ dạy tiếng Anh, mà còn rèn cho bạn tư duy giao tiếp công sở hiện đại bằng tiếng Anh. Đó chính là lý do vì sao hàng nghìn người đi làm đã lựa chọn khóa học Tiếng Anh giao tiếp online tại Langmaster – một giải pháp toàn diện cho những ai muốn nói tiếng Anh rõ ràng – đúng ngữ cảnh – đúng mục tiêu công việc.
- Học 100% online, linh hoạt thời gian học tập: Bạn có thể tham gia các buổi học trực tuyến qua Zoom ngay tại nhà, mà vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy chuẩn quốc tế – không ảnh hưởng đến công việc hay lịch cá nhân.
- Tình huống thực tế – phản xạ tự nhiên: Giáo trình tập trung vào các tình huống phổ biến trong môi trường doanh nghiệp như mở đầu cuộc họp, trao đổi công việc, xử lý khiếu nại, viết email,... giúp bạn phản xạ nhanh, nói đúng ngữ cảnh và tự tin hơn khi giao tiếp thực tế.
- Lớp học tương tác cao: Sĩ số giới hạn (8–10 học viên) giúp bạn có nhiều cơ hội thực hành, được giáo viên theo sát, sửa lỗi kịp thời và cải thiện từng buổi.
- Cam kết đầu ra: Học viên được kiểm tra trình độ đầu vào miễn phí trước khi học và được học với đúng trình độ, khả năng tiếp thu của bản thân theo lộ trình rõ ràng, có cam kết đạt chuẩn CEFR trong thời gian học cụ thể.
- Giảng viên chuyên môn cao, hỗ trợ tận tâm: Đội ngũ giảng viên đạt IELTS từ 7.0+ hoặc TOEIC 900+, có chứng chỉ giảng dạy quốc tế như CELTA. Không chỉ truyền đạt kiến thức ngôn ngữ, họ còn giúp bạn xử lý tình huống thực tế một cách chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm Khóa tiếng Anh giao tiếp Online 1 kèm 1 nếu muốn có lộ trình học cá nhân hóa hoàn toàn theo mục tiêu và năng lực cá nhân. Với hình thức học 1 thầy 1 trò sẽ giúp bạn được rèn kỹ năng giao tiếp ở mức tối đa, hiệu quả rõ rệt sau mỗi buổi học
Đăng ký học thử miễn phí tại đây để trải nghiệm sự khác biệt trước khi bạn thực sự quyết định đầu tư cho chính mình!
Bài viết trên đây đã giới thiệu và gợi ý tới bạn những mẫu câu và cách mở đầu một cuộc họp bằng tiếng Anh chuyên nghiệp, hiệu quả và ấn tượng. Đừng quên luyện tập thường xuyên để có thể giao tiếp tự tin và trôi chảy trong bất kỳ trường hợp nào nhé!
Nội Dung Hot
KHÓA TIẾNG ANH GIAO TIẾP 1 KÈM 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA TIẾNG ANH GIAO TIẾP ONLINE
- Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
- Học online chất lượng như offline.
- Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
- Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí
KHÓA TIẾNG ANH TRẺ EM
- Giáo trình Cambridge kết hợp với Sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT hiện hành
- 100% giáo viên đạt chứng chỉ quốc tế IELTS 7.0+/TOEIC 900+
- X3 hiệu quả với các Phương pháp giảng dạy hiện đại
- Lộ trình học cá nhân hóa, con được quan tâm sát sao và phát triển toàn diện 4 kỹ năng
Bài viết khác

Bạn sắp chia tay công ty cũ nhưng không biết gửi lời chúc tới đồng nghiệp như thế nào? Cùng tham khảo 60+ lời chúc chia tay đồng nghiệp tiếng Anh hay nhất sau nhé!

Nhắc nhở thanh toán là một việc có thể ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ hợp tác. Vậy làm sao để viết thư nhắc nhở thanh toán bằng tiếng Anh lịch sự, hiệu quả?

Viết thư là một phần quan trọng mà các thí sinh cần vượt qua ở mọi kỳ thi tiếng Anh B1. Cùng tham khảo các mẫu viết thư bằng tiếng Anh B1 hay nhất theo chủ đề nhé!

Khi gửi lời mời đến bất kỳ vị khách nào dù trong công việc hay hoạt động thường ngày đều cần sự chuyên nghiệp. Vậy làm sao để viết một thư mời tiếng Anh đúng chuẩn?

Bạn cần gửi email báo giá bằng tiếng Anh tới khách hàng tiềm năng? Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu mẫu email báo giá bằng tiếng Anh nhé!