TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRỌNG ÂM ÔN THI THPT QUỐC GIA
Mục lục [Ẩn]
- A. Những quy tắc nhấn trọng âm
- 1. Đối với động từ có 2 âm tiết
- 2. Đối với danh từ và tính từ có 2 âm tiết
- 3. Đối với danh động từ
- 4. Đối với danh từ ghép
- 5. Đối với tính từ ghép
- 6. Đối với tính từ ghép đặc biệt
- B. Quy tắc trọng âm đối với các từ vựng đi kèm tiền/ hậu tố
- 1. Đối với từ vựng đi kèm tiền tố
- 2. Đối với từ có hậu tố
- 3. Các danh từ đi kèm hậu tố sion, tion và cian
- 4. Các danh từ đi kèm hậu tố ity, logy và graphy
- C. Bài tập nhấn trọng âm
Để giao tiếp một cách thành thạo và chuyên nghiệp, nhất là khi nói chuyện với người bản xứ, bạn cần nắm vững các nguyên tắc trọng âm của từ vựng. Riêng đối với những bạn đang có nhu cầu ôn luyện cho kỳ thi IELTS hoặc thi THPT Quốc gia thì đây là phần ngữ pháp rất quan trọng. Học ngay lý thuyết và thực hành các bài tập trọng âm cùng Langmaster nhé.
A. Những quy tắc nhấn trọng âm
Với từ vựng Tiếng Anh có từ 2 âm tiết trở lên, luôn có 1 âm tiết được phát âm với cao độ lớn hơn những âm tiết còn lại. Đó là trọng âm của từ vựng đó. Trong một số trường hợp từ vựng 3 âm tiết trở lên sẽ có một số từ kèm theo trọng âm phụ. Trọng âm phụ sẽ được nhấn nhẹ hơn với trọng âm chính. Tham khảo ngay một số quy tắc nhấn trọng âm trong Tiếng Anh và làm bài tập trọng âm online bên dưới đây nhé.
1. Đối với động từ có 2 âm tiết
Với các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
- collect: /kəˈlekt/ : sưu tầm.
- record: /rɪˈkɔːd/ : ghi âm.
- relax: /rɪˈlæks/ : thư giãn.
Tuy nhiên vẫn có các ngoại lệ một số động từ có trọng âm nằm ở âm tiết thứ nhất. Đó là các từ có âm thứ hai là nguyên âm ngắn và kết thúc bằng phụ âm như er, en, ish, age.
Ví dụ:
- listen: /ˈlɪs.ən/: lắng nghe.
- damage: /ˈdæm.ɪdʒ/: bị thương.
- finish: /ˈfɪn.ɪʃ/: kết thúc.
=> TỔNG HỢP 15 QUY TẮC BẤT BẠI NHẤN TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH
2. Đối với danh từ và tính từ có 2 âm tiết
Trong hầu hết trường hợp, các danh từ và tính từ có 2 âm tiết thường sẽ có trọng âm nằm ở âm tiết đầu tiên. Đây là cách làm bài tập trọng âm đơn giản và khá chính xác mà bạn cần ghi nhớ.
Ví dụ:
- angel: /ˈeɪn.dʒəl/: thiên thần.
- happy: /ˈhæp.i/: hạnh phúc.
- circle: /ˈsɜː.kəl/: vòng tròn.
Khi làm bài tập về trọng âm, bạn cần lưu ý một số từ vựng ngoại lệ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai như sau:
- alone: /əˈləʊn/: cô đơn.
- design: /dɪˈzaɪn/: thiết kế.
- today: /təˈdeɪ/: hôm nay.
3. Đối với danh động từ
Một trường hợp đặc biệt mà bạn cần lưu ý khi làm bài tập trọng âm là các từ vừa là danh từ, vừa là động từ. Nếu được sử dụng như một danh từ, chúng sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, còn nếu sử dụng như một động từ, thì trọng âm của chúng sẽ nằm ở âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
- export: /ˈek.spɔːt/: hàng hóa xuất khẩu - /ɪkˈspɔːt/: xuất khẩu.
- present: /ˈprez.ənt/: quà tặng - /ˈprez.ənt/: thuyết trình.
Ngoại lệ một số bài tập trọng âm Tiếng Anh sẽ có một số từ vừa là danh từ, vừa là động từ nhưng trọng âm của chúng trong 2 trường hợp vẫn không thay đổi.
Ví dụ:
- promise: /ˈprɒm.ɪs/: câu hứa - /ˈprɒm.ɪs/: hứa.
- travel: /ˈtræv.əl/: chuyến đi - /ˈtræv.əl/: du lịch.
- visit: /ˈvɪz.ɪt/: chuyến thăm - /ˈvɪz.ɪt/: đến thăm.
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
4. Đối với danh từ ghép
Các danh từ ghép được viết liền nhau thường có trọng âm nằm ở âm tiết đầu tiên. Đây là một trong những mẹo giúp bạn dễ dàng “ăn trọn” điểm trong các bài tập trọng âm thi THPT Quốc gia.
Ví dụ:
- airport: /ˈeə.pɔːt/: sân bay.
- birthday: /ˈbɜːθ.deɪ/: ngày sinh nhật.
Đối với danh từ ghép tạo thành một cụm động từ (phrasal verbs) thì trọng âm sẽ nằm ở thành phần thứ nhất, còn cụm động từ tương ưng sẽ có trọng âm nằm ở thành phần thứ hai. Đây cũng là một mẹo ghi nhớ rất hữu ích trong cách làm bài tập trọng âm trong Tiếng Anh.
Ví dụ:
- walkout: /ˈwɔːkaʊt/: sự đình công - /ˈwɔːk.aʊt/: đình công.
- breakdown: /ˈbreɪk.daʊn/: sự phá vỡ - /ˈbreɪkˌdɑʊn/: hỏng hóc.
Xem thêm:
=> LỘ TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN TIẾNG ANH ĐẠT ĐIỂM 8+ DỄ DÀNG NHẤT
=> 7 APP ÔN THI THPT QUỐC GIA TỔNG HỢP KIẾN THỨC CHUẨN NHẤT 2022
=> CHIẾN LƯỢC ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH ĐẠT ĐIỂM CAO
5. Đối với tính từ ghép
Đa số các tính từ ghép sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.
Ví dụ:
- homesick: /ˈhəʊm.sɪk/: nỗi nhớ nhà.
- waterproof: /ˈwɔː.tə.pruːf/: chống thấm nước.
Một số tính từ ghép có cách nhấn âm ngoại lệ:
- old-fashioned: /ˌəʊldˈfæʃ.ənd/: lỗi thời.
- duty-free: /ˌdʒuː.tiˈfriː/: miễn thuế.
6. Đối với tính từ ghép đặc biệt
Một số tính từ ghép có thành phần đầu tiên là một tính từ hoặc một trạng từ, đi kèm thành phần thứ hai kết thúc bằng đuôi ed thì trọng âm sẽ nằm ở thành phần thứ hai.
Ví dụ:
- well-done: /ˌwel ˈdʌn/: làm tốt.
- well-known: /ˌwel ˈnəʊn/: danh tiếng, nổi tiếng.
B. Quy tắc trọng âm đối với các từ vựng đi kèm tiền/ hậu tố
1. Đối với từ vựng đi kèm tiền tố
Với các từ vựng đi kèm tiền tố thì trọng âm của từ sẽ không thay đổi so với từ gốc. Cũng có nghĩa là khi làm bài tập đánh dấu trọng âm trong trường hợp này, trọng âm thường không nằm ở tiền tố.
Ví dụ:
- legal: /ˈliː.ɡəl/: hợp lệ - illegal: /ɪˈliː.ɡəl/: không hợp lệ.
- visible: /ˈvɪz.ə.bəl/: có thể thấy - invisible: /ɪnˈvɪz.ə.bəl/: vô hình.
- connect: /kəˈnekt/: kết nối - disconnect: /ˌdɪs.kəˈnekt/: mất kết nối.
Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ trọng âm nằm ở tiền tố, nhất là các từ đi kèm với tiền tố under, auto, co…
Ví dụ:
- underground: /ˈʌn.də.ɡraʊnd/: ngầm, bí mật.
- co-worker: /ˈkoʊˌwɜr·kər/: đồng nghiệp.
2. Đối với từ có hậu tố
Với các từ đi kèm hậu tố thì trọng âm cũng không có sự thay đổi. Nếu thay đổi về trọng âm thì cũng sẽ kéo theo sự thay đổi về phát âm của từ. Một số hậu tố sẽ không làm thay đổi trọng âm của từ như ment, ship, ness, hood, ing, ies, ful, less, able, ous…
Ví dụ:
- agree: /əˈɡriː/: đồng ý - agreement: /əˈɡriː.mənt/: sự đồng tình.
- relation: /rɪˈleɪ.ʃən/: quan hệ - relationship: /rɪˈleɪ.ʃən.ʃɪp/: mối quan hệ.
- neighbour: /ˈneɪ.bər/: ở gần - neighbourhood: /ˈneɪ.bə.hʊd/: hàng xóm.
3. Các danh từ đi kèm hậu tố sion, tion và cian
Với những danh từ đi kèm hậu tố sion, tion và cian thì trọng âm chính sẽ nằm ở âm tiết ngay phía trước nó (âm tiết thứ hai tính từ cuối từ lên). Hãy ghi nhớ điều này khi làm các bài tập nhấn trọng âm nhé.
Ví dụ:
- communication: /kəˌmjuː.nɪˈkeɪ.ʃən/: truyền thông.
- mathematician: /ˌmæθ.məˈtɪʃ.ən/: nhà toán học.
4. Các danh từ đi kèm hậu tố ity, logy và graphy
Với những danh từ đi kèm hậu tố ity, logy và graphy thì trọng âm chính sẽ nằm ở âm tiết thứ ba tính từ cuối từ lên. Ghi nhớ mẹo này để làm các bài tập trọng âm dễ dàng hơn nhé.
Ví dụ:
- technology: /tekˈnɒl.ə.dʒi: công nghệ.
- geography: /dʒiˈɒɡ.rə.fi/: địa lý.
=>> BÍ KÍP ĐÁNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH CHUẨN 100%
C. Bài tập nhấn trọng âm
Bạn đã ghi nhớ các lý thuyết ở trên chưa? Thử sức với các bài tập trọng âm có đáp án sau đây nhé:
- Chọn cách đánh trọng âm đúng nhất của từ:
1.1. a. docu’mentary b. do’cumentary c. ‘documentary d. documen’tary
1.2. a. unde’rstand b. un’derstand c. und’erstand d. under’stand
1.3. a. e’quipment b. equip’ment c. ‘equipment d. equipm’ent
1.4. a. ‘airsick b. air’sick c. a’irsick d. airs’ick
1.5. a. waterp’roof b. water’proof c. wa’terproof d. ‘waterproof
1.6. a. gor’geous b. ‘gorgeous c. gorge’ous d. gorgeo’us
1.7. a. re’sponsible b. ‘responsible c. respon’sible d. res’ponsible
1.8. a. convin’ce b. con’vince c. ‘convince d. convin’ce
1.9. a. ‘computer b. compu’ter c. c’omputer d. com’puter
1.10. a. a’nnoying b. an’noying c. annoy’ing d. anno’ying
Đáp án: 1-a, 2-d, 3-a, 4-a, 5-d, 6-b, 7-a, 8-b, 9-d, 10-a
- Chọn đáp án có cách đánh trọng âm khác những từ còn lại:
2.1. a. generous b. alone c. constancy d. sympathy
2.2. a. detective b. romantic c. listen d. adventure
2.3. a. design b. furniture c. opposite d. fortunate
2.4. a. prefer b. themselves c. damage d. mature
2.5. a. collect b. company c. technical d. interview
2.6. a. neighbour b. lecturer c. circle d. researcher
2.7. a. family b. duty-free c. obedient d. solution
2.8. a. happy b. pioneer c. somehow d. essential
2.9. a. family b . competition c. imagine d. resident
2.10. a. envious b. assistance c. vision d. compliment
Đáp án: 1-b, 2-c, 3-a, 4-c, 5-a, 6-d, 7-a, 8-d, 9-b, 10-b
Trên đây là các phần lý thuyết cũng như bài tập trọng âm trong Tiếng Anh. Tham khảo thêm nhiều điểm ngữ pháp khác và chinh phục Tiếng Anh với các bài viết của Langmaster nhé!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
- Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
- Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!