BÍ KÍP ĐÁNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH CHUẨN 100%
Để có thể phát âm tiếng Anh chuẩn thì chắc chắn bạn phải đọc đúng trọng âm của các từ trong câu. Các quy tắc trọng âm trong tiếng Anh chắc hẳn nhiều bạn còn chưa nắm rõ. Trong bài viết này Langmaster sẽ mách bạn BÍ KÍP để chinh phục các trọng âm trong tiếng Anh.
1. Trọng âm trong tiếng Anh là gì?
1.1 Âm tiết và trọng âm trong tiếng Anh là gì?
1.1.1 Âm tiết trong tiếng Anh
Trước khi tìm hiểu về cách đánh trọng âm trong tiếng Anh, hãy hiểu rõ về khái niệm âm tiết. Âm tiết là 1 âm thanh, trong âm tiết chắc chắn sẽ có 1 nguyên âm và có thể có (hoặc không) các phụ âm đi cùng.
Các từ dù ngắn hay dài đều được tạo nên bởi các âm tiết, 1 từ tiếng Anh có thể có 1, 2, 3 hoặc nhiều âm tiết hơn. Để nhận biết được trọng âm của một từ, trước tiên ta phải biết nó có mấy âm tiết.
1.1.2 Trọng âm của từ
Trọng âm của từ là âm tiết được nhấn mạnh, cần phát âm nó to và rõ ràng hơn các âm tiết khác trong từ. Âm nào có chứa trọng âm thì sẽ được đánh dấu phẩy trên ‘ để phân biệt với các âm tiết còn lại.
Ví dụ:

1.2 Tại sao phải đánh trọng âm tiếng Anh?
Hiểu đơn giản thì trọng âm trong tiếng Anh tương tự như các thanh dấu sắc, huyền, ngã trong tiếng Việt. Nó giúp bạn nhấn nhá đúng âm cần thiết, nhờ đó người nghe nhận biết được đúng từ bạn đang nói.
Việc thay đổi trọng âm của 1 từ có thể khiến từ đó mang nghĩa khác đi. Vì thế để tránh các hiểu lầm không đáng có trong giao tiếp bạn cần đọc từ với đúng trọng âm.
Thêm vào đó, khi nói chuyện, người bản xứ có thói quen nhấn nhá từ, giọng lên xuống liên tục giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Xác định đúng các trọng âm trong tiếng Anh là yếu tố then chốt để bạn có thể giao tiếp tự nhiên như Tây.
=>> TỔNG HỢP 15 QUY TẮC BẤT BẠI NHẤN TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH: TẠI ĐÂY
2. Các quy tắc trọng âm trong tiếng Anh
2.1 Trọng âm trong tiếng Anh của các từ có 2 âm tiết
Quy tắc 1: Danh từ có 2 âm tiết thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ngoại lệ: hotel, advice, extreme, guitar, police,... có trọng âm rơi vào âm tiết số 2.
=>> 13 QUY TẮC ĐÁNH TRỌNG ÂM TIẾNG ANH: TẠI ĐÂY
Quy tắc 2: Động từ có 2 âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
- destroy /dɪˈstrɔɪ/: phá hủy
- begin /bɪˈɡɪn/: bắt đầu
- design /dɪˈzaɪn/: thiết kế
- invent /ɪnˈvent/: phát minh
- forgive /fərˈɡɪv/: tha thứ
Ngoại lệ: listen, cover, visit, follow, … có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên
Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết sẽ có trọng âm ở âm tiết thứ nhất.
- funny/ˈfʌni/: hài hước
- lazy/ˈleɪzi/: lười biếng
- friendly/ˈfrendli/: thân thiện
- easy/ˈiːzi/: dễ dàng
- careful/ˈkerfl/: cẩn thận
Ngoại lệ: above, alone, mature, … có trọng âm rơi vào âm tiết số 2.
=>> Tổng hợp quy tắc đánh dấu trọng âm cơ bản trong tiếng Anh giao tiếp: TẠI ĐÂY
2.2 Trọng âm trong tiếng Anh với các từ ghép
Quy tắc 4: Động từ ghép có trọng âm là trọng âm của từ thứ 2
- understand/ˌʌndərˈstænd/: thấu hiểu
- become/bɪˈkʌm/: trở thành
- overdo/ˌəʊvərˈduː/: làm quá lên
Quy tắc 5: Danh từ ghép có trọng âm là trọng âm của từ thứ nhất
- greenhouse/ˈɡriːnhaʊs/: nhà kính
- donut/ˈdəʊnʌt/: bánh rán vòng
- firefighter/ˈfaɪərfaɪtər/: lính cứu hỏa
Quy tắc 6: Tính từ ghép có trọng âm là trọng âm của từ thứ nhất
- carsick/ˈkɑːrsɪk/: say ô tô
- waterproof/ˈwɔːtərpruːf/: chống nước
- trustworthy/ˈtrʌstwɜːrði/: đáng tin
=> Đăng ký học thử miễn phí tại Hà Nội: TẠI ĐÂY
2.3 Trọng âm trong tiếng Anh của các từ có 3 âm tiết
Quy tắc 7: Với động từ 3 âm tiết
- Trọng âm rơi vào âm thứ 2 nếu âm tiết 3 có chưa nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm. Ví dụ: consider /kənˈsɪdər/
- Trọng âm rơi vào âm thứ 1 nếu âm thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên. Ví dụ: recognize /ˈrekəɡnaɪz/
Quy tắc 8: Với danh từ 3 âm tiết
- Danh từ có ba âm tiết, khi âm tiết thứ hai có chứa /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1. Ví dụ: exercise /’eksəsaiz/
- Danh từ có âm tiết thứ 1 chứa âm ngắn /ə/, /i/ hoặc có âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: banana /bəˈnænə/
Quy tắc 9: Với tính từ 3 âm tiết
- Tính từ có âm tiết thứ nhất là /ə/ hay /i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: surrounding /səˈraʊndɪŋ/
- Tính từ có âm tiết cuối là nguyên âm ngắn /ə/, /ʌ/, /æ/,... và âm tiết thứ 2 là nguyên âm dài /i:/ /ei/, … thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: integral /ɪnˈteɡrəl/
2.4 Trọng âm trong tiếng Anh của các từ có chứa tiền tố và hậu tố
Quy tắc 10: Từ kết thúc bằng đuôi how, what, where,... trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: nowhere /ˈnəʊwer/, somewhat /ˈsʌmwʌt/, anyhow /ˈenihaʊ/,...
Quy tắc 11: Trọng âm rơi vào chính các âm tiết: sist, cur, tain, tract, self, vent, vert, test. Ví dụ: curly /ˈkɜːrli/, persist /pərˈsɪst/, contract /ˈkɑːntrækt/
=> Phương pháp xác đinh trọng âm trong tiếng Anh: TẠI ĐÂY
Quy tắc 12: Các từ có đuôi , –ety, –ity, –ion, –sion, –cial, –ically, –ious, –eous, –ian, –ior, –iar, –ience, –iency, –ient, –ier, –ic, –ics, –ial, –ical, –ible, –uous, – logy, –graphy;... thì nhấn trọng âm vào âm tiết ngay truớc nó.
Ví dụ:
- fusion: /ˈfjuːʒn/
- society: /səˈsaɪəti/
- iconic: /aɪˈkɑːnɪk/
- relic: /ˈrelɪk/
- dangerous: /ˈdeɪndʒərəs/
Quy tắc 13: Các từ có kết thúc với –ate, –cy, –ty, –phy, –gy nếu có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm thứ nhất. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm rơi vào âm thứ 3 từ cuối đếm lên.
Ví dụ:
- trilogy: /ˈtrɪlədʒi/
- salty: /ˈsɔːlti/
- teammate: /ˈtiːmmeɪt/
Quy tắc 14: Những từ có đuôi –ade, –ee, –ese, –eer, –ette, –oo, –oon, –ain, –esque, –isque, –aire, –mental, –ever, –self thì trọng âm rơi vào các đuôi này.
Ví dụ:
- Vietnamese: /ˌviːetnəˈmiːz/
- balloon: /bəˈluːn/
- complaint: /kəmˈpleɪnt/
- picturesque: /ˌpɪktʃəˈresk/
- billionaire: /ˌbɪljəˈner/
Quy tắc 15: Từ chỉ số lượng có đuôi –teen nhấn trọng âm tại chính nó; từ có đuôi –ty thì trọng âm nhấn vào âm trước nó.
Ví dụ:
- fifteen: /ˌfɪfˈtiːn/
- sixteen: /ˌsɪksˈtiːn/
- sixty: /ˈsɪksti/
- fifty: /ˈfɪfti/
Quy tắc 16: Các tiền tố (prefix) hoặc hậu tố (suffix) như un–, im–, en–, dis–, re–, ir–, –ment, –ship, –ness, –er/or, –hood, –ing, –en, –ful, –able, –ous, –less, … không nhận trọng âm và trọng âm của từ gốc không thay đổi.
- uncover/ʌnˈkʌvər/
- endanger: /ɪnˈdeɪndʒər/
- impossible: /ɪmˈpɑːsəbl/
- disagree: /ˌdɪsəˈɡriː/
- irresponsible: /ˌɪrɪˈspɑːnsəbl/
- player: /ˈpleɪər/
- typewriting: /ˈtaɪpraɪtɪŋ/
- awareness : /əˈwernəs/
- careless: /ˈkerləs/
- cycling: /ˈsaɪklɪŋ/
=>> 13 quy tắc trọng âm tiếng Anh: TẠI ĐÂY
3. Bài tập về cách đánh trọng âm trong tiếng Anh
Hãy tìm từ có phần trọng âm khác với những từ còn lại
Câu 1:
A. perfect |
B. lovely |
C. agree |
Câu 2:
A. computer |
B. citizen |
C. activity |
Câu 3:
A. delete |
B. study |
C. curly |
Câu 4:
A. begin |
B. travel |
C. return |
Câu 5:
A. person |
B. people |
C. release |
Trên đây là toàn bộ các mẹo đánh trọng âm trong tiếng Anh chuẩn không cần chỉnh. Tuy dài nhưng rất đáng để bạn lưu lại đấy nha. Langmaster hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy tắc trọng âm trong tiếng anh. Chúc bạn học tiếng Anh tốt hơn mỗi ngày cùng Langmaster.
Đừng quên chương trình test trình độ tiếng Anh miễn phí vẫn luôn có sẵn cho bạn TẠI ĐÂY. Hoặc đăng ký khóa học online 1 kèm 1 TẠI ĐÂY để nhận quà tặng bất ngờ từ Langmaster.
Nội Dung Hot
HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Mô hình học 4CE: Class - Club - Conference - Community - E-learning độc quyền của Langmaster
- Đội ngũ giảng viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy (NLP), TPR (Phản xạ toàn thân), ELC (Học thông qua trải nghiệm).
- Môi trường học tập tích cực, cởi mở và năng động giúp học viên được thỏa sức “đắm mình” vào tiếng Anh và liên tục luyện tập giao tiếp."
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học trực tiếp 1 thầy 1 trò suốt cả buổi học.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình được thiết kế riêng cho từng học viên khác nhau.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh động.
KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN
- Mô hình học trực tuyến, cùng học tập - cùng tiến bộ
- Giao tiếp liên tục giữa thầy và trò, bạn cùng lớp với nhau giúp sửa lỗi, bù lỗ hổng kiến thức kịp thời
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm
- Lộ trình học thiết kế theo đúng quy chuẩn của Châu Âu
- Không đổi - ghép lớp suốt quá trình học
Bài viết khác

Pretend to V hay V-ing, cấu trúc nào mới đúng? Cùng làm sáng tỏ kiến thức về Pretend trong bài viết sau đây nhé!

Start to V hay Ving mới chính xác? Những cấu trúc Start nào phổ biến? Hãy cùng Langmaster khám phá những kiến thức này qua bài viết dưới đây nhé!

Offer to V hay Ving là đúng? Có những cấu trúc nào về Offer? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu các kiến thức này qua bài viết sau đây nhé!

Khám phá lời giải cho thắc mắc Agree To V hay V-ing trong bài viết chi tiết của Langmaster nhé!

Plan là động từ thường thấy trong tiếng Anh thường khiến các bạn học thắc mắc Plan to V hay Ving? Cùng Langmaster tìm hiểu ngay nhé!