Tiếng anh giao tiếp online
Giao tiếp tiếng Anh tự tin với sếp nước ngoài: Bí quyết giúp bạn “ghi điểm”
Mục lục [Ẩn]
- 1. Tại sao người đi làm cần giao tiếp tiếng Anh tự tin với sếp nước ngoài?
- 1.1. Giao tiếp tiếng Anh hiệu quả là “chìa khóa” trong môi trường làm việc đa quốc gia
- 1.2. Tự tin giao tiếp giúp bạn ghi điểm và tạo dấu ấn cá nhân
- 1.3. Mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp
- 2. Những rào cản khiến người đi làm mất tự tin khi nói chuyện với sếp nước ngoài
- 2.1. Tâm lý sợ sai và lo lắng bị đánh giá
- 2.2. Thiếu từ vựng và mẫu câu giao tiếp chuyên nghiệp
- 2.3. Không quen với phong cách giao tiếp của người nước ngoài
- 2.4. Thiếu môi trường luyện tập sát với thực tế công việc
- 2.5. Tự ti vì nghĩ “mình không đủ giỏi để nói chuyện với sếp”
- 3. Bí quyết giao tiếp tiếng Anh tự tin với sếp nước ngoài
- 3.1. Chuẩn bị tinh thần và mindset
- 3.2. Trang bị từ vựng và mẫu câu giao tiếp với sếp Tây bằng tiếng Anh
- 3.3. Luyện tập tình huống giao tiếp tự tin với sếp nước ngoài
- 3.4. Học từ chính trải nghiệm thật của bạn
- 4. Những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp với sếp nước ngoài
- 4.1. Lời chào sếp bằng tiếng Anh lịch sự và ấn tượng
- 4.2. Mẫu câu đề nghị hoặc nhờ sếp hỗ trợ trong công việc
- 4.3. Mẫu câu từ chối yêu cầu của sếp vì một lý do chính đáng
- 4.4. Mẫu câu đưa ý kiến, phản biện với sếp một cách khéo léo
- 4.5. Tình huống báo cáo công việc với sếp
- 4.6. Mẫu câu viết email tiếng Anh chuyên nghiệp với sếp nước ngoài
- 5. Langmaster đồng hành cùng dân công sở giao tiếp chuyên nghiệp với sếp Tây
Giao tiếp tiếng Anh tự tin với sếp nước ngoài là kỹ năng không thể thiếu trong môi trường công sở hiện đại, đặc biệt với các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy lo lắng, lúng túng khi phải trao đổi trực tiếp với cấp trên người nước ngoài. Trong bài viết này, Langmaster sẽ giúp bạn tháo gỡ những rào cản ấy và bật mí những bí quyết giúp bạn ghi điểm chuyên nghiệp trong mắt sếp Tây. Cùng khám phá ngay nhé!
1. Tại sao người đi làm cần giao tiếp tiếng Anh tự tin với sếp nước ngoài?
Giao tiếp tiếng Anh với sếp nước ngoài không chỉ là yêu cầu tất yếu trong môi trường làm việc hiện đại, mà còn là yếu tố then chốt quyết định cơ hội phát triển của mỗi nhân sự. Dưới đây là những lý do cho thấy vì sao người đi làm nhất định phải làm chủ kỹ năng này.
1.1. Giao tiếp tiếng Anh hiệu quả là “chìa khóa” trong môi trường làm việc đa quốc gia
Trong thời đại hội nhập, việc làm việc cùng sếp hoặc cấp quản lý người nước ngoài đã không còn là chuyện xa lạ với người đi làm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện có ban lãnh đạo đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore… Điều đó đồng nghĩa với việc tiếng Anh trở thành ngôn ngữ bắt buộc trong báo cáo, các cuộc họp và giao tiếp hàng ngày.
Bạn có thể là người giỏi chuyên môn, nhưng nếu không thể truyền đạt ý tưởng rõ ràng, phản hồi thuyết phục hay đơn giản là báo cáo tiến độ bằng tiếng Anh, thì năng lực của bạn sẽ bị “giới hạn trong im lặng”. Ngược lại, chỉ cần bạn có thể trình bày vấn đề một cách tự tin, súc tích bằng tiếng Anh, bạn không chỉ thể hiện kỹ năng ngôn ngữ, mà còn cho thấy sự chuyên nghiệp, khả năng phối hợp và tư duy quốc tế – điều mà bất kỳ cấp quản lý nào cũng đánh giá cao.

Xem thêm: Tăng 30% thu nhập nhờ giỏi tiếng Anh - Bí quyết thành công của người đi làm
1.2. Tự tin giao tiếp giúp bạn ghi điểm và tạo dấu ấn cá nhân
Trong môi trường làm việc đa văn hóa, sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh không chỉ là kỹ năng – mà là dấu hiệu nhận diện của một nhân sự chủ động và có tiềm năng lãnh đạo. Một lời chào hỏi thân thiện bằng tiếng Anh với sếp nước ngoài, một lời góp ý lịch sự trong cuộc họp, hay một email trình bày mạch lạc… đều là những chi tiết nhỏ nhưng góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của bạn.
Những người biết tận dụng tiếng Anh như một công cụ thể hiện tư duy, phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp, thường được đánh giá cao hơn cả về năng lực lẫn thái độ. Họ không cần nói nhiều, nhưng mỗi lần phát biểu đều thuyết phục và đúng trọng tâm – điều mà sếp nước ngoài luôn trân trọng.

1.3. Mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp
Thực tế cho thấy, nhiều người đi làm bỏ lỡ cơ hội đi công tác nước ngoài, làm việc trong dự án lớn hoặc thăng chức chỉ vì không thể giao tiếp tiếng Anh hiệu quả với sếp hoặc quản lý người nước ngoài. Trong khi đó, những nhân sự có thể thảo luận, trình bày giải pháp hoặc phản biện trực tiếp bằng tiếng Anh lại thường là người được “chọn mặt gửi vàng”.
Có thể thấy, các sếp không chỉ cần người làm được việc, mà còn cần người có thể đại diện tiếng nói của team trước lãnh đạo cấp cao, khách hàng hoặc đối tác quốc tế. Nếu bạn không thể nói rõ mình đang làm gì, gặp vấn đề gì, cần hỗ trợ gì – thì rất khó để được giao trọng trách. Đó là lý do vì sao, giao tiếp tiếng Anh tự tin với sếp nước ngoài không chỉ là kỹ năng mềm – mà là bước đệm chiến lược để bạn nâng tầm vị thế trong công việc.
Xem thêm: VÌ SAO NGƯỜI ĐI LÀM Ở NƯỚC NGOÀI CẦN GIAO TIẾP TIẾNG ANH TỐT?

2. Những rào cản khiến người đi làm mất tự tin khi nói chuyện với sếp nước ngoài
2.1. Tâm lý sợ sai và lo lắng bị đánh giá
Một trong những rào cản lớn nhất của người đi làm khi giao tiếp với sếp nước ngoài là tâm lý sợ nói sai. Nhiều người thường tự hỏi: "Nếu mình nói sai ngữ pháp thì sao? Phát âm chưa chuẩn có bị hiểu nhầm không? Có bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp?".
Chính nỗi sợ này khiến họ tránh giao tiếp, nói ít hoặc hoàn toàn im lặng, dù bản thân có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc cần được giải đáp. Lâu dần, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và cơ hội phát triển bản thân.
Xem thêm: Tại sao học tiếng Anh mãi không giỏi? Nguyên nhân là gì?
2.2. Thiếu từ vựng và mẫu câu giao tiếp chuyên nghiệp
Một trở ngại lớn khác là sự thiếu hụt về vốn từ và mẫu câu phù hợp trong môi trường công sở. Nhiều người học tiếng Anh theo hướng đối phó hoặc tự học không hệ thống, dẫn đến việc khi cần dùng thì không biết phải nói như thế nào cho đúng và lịch sự. Đặc biệt trong những tình huống như báo cáo công việc, đề xuất ý tưởng hay phản hồi với sếp, nếu không có mẫu câu chuyên nghiệp, bạn rất dễ rơi vào tình trạng nói vòng vo hoặc quá đơn giản, gây mất thiện cảm.
Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả giao tiếp mà còn khiến bạn mất điểm trong mắt lãnh đạo. Sếp có thể đánh giá bạn thiếu kỹ năng truyền đạt, không chủ động hoặc không tự tin vào năng lực của mình. Để vượt qua rào cản này, người học cần được tiếp cận với kho từ vựng và mẫu câu sát với bối cảnh công việc thực tế, giúp bạn luôn sẵn sàng trong mọi cuộc trao đổi với cấp trên.

Xem thêm: 40 CHỦ ĐỀ TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI ĐI LÀM TỰ TIN THĂNG TIẾN
2.3. Không quen với phong cách giao tiếp của người nước ngoài
Một trong những rào cản phổ biến khi làm việc với sếp hoặc đồng nghiệp nước ngoài là sự khác biệt trong cách giao tiếp. Người Việt Nam thường có xu hướng giao tiếp theo kiểu mềm mỏng, ngại từ chối trực tiếp hoặc tránh đưa ra ý kiến phản biện. Trong khi đó, văn hóa phương Tây – lại đề cao sự thẳng thắn, minh bạch và chủ động. Sự “lệch pha” này khiến những nỗ lực giao tiếp đôi khi trở nên phản tác dụng, dẫn đến việc bị hiểu sai hoặc đánh giá không đúng năng lực.
Điều đáng tiếc là người đi làm thường không nhận ra rằng mình đang bị “mất điểm” vì khác biệt văn hóa. Khi bạn nói vòng vo hoặc rụt rè trong các buổi họp, sếp có thể nghĩ bạn thiếu chính kiến, không dám chịu trách nhiệm hoặc không đủ quyết đoán. Để khắc phục, ngoài việc học tiếng Anh, bạn còn cần được đào tạo kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, hiểu rõ kỳ vọng của người quản lý quốc tế và cách truyền đạt phù hợp với họ.

2.4. Thiếu môi trường luyện tập sát với thực tế công việc
Không ít người đi làm đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc vào các khóa học tiếng Anh, nhưng vẫn "đứng hình" khi cần giao tiếp với sếp. Lý do là họ chỉ học lý thuyết khô khan, thiếu tình huống thực tế, thiếu tương tác và phản xạ. Những nội dung như báo cáo, họp nhóm, trao đổi 1:1 – vốn là chuyện diễn ra hàng ngày – lại rất hiếm xuất hiện trong chương trình học. Học thì nhiều, nhưng không sát với thực tiễn công việc thì cũng khó áp dụng.
Với người đi làm, thời gian luôn là thứ xa xỉ – nên nếu học mà không thấy tiến bộ, họ dễ mất hứng và bỏ cuộc. Môi trường học không linh hoạt, không cá nhân hóa theo lịch trình và nhu cầu sẽ nhanh chóng bị “loại khỏi cuộc chơi”. Một chương trình hay chưa đủ, mà còn cần phải đúng thứ người học cần – sát công việc, ứng dụng được ngay. Chỉ khi học để dùng được, họ mới đủ lý do để kiên trì và tiến bộ thật sự.
Xem ngay: LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI ĐI LÀM CHI TIẾT NHẤT
2.5. Tự ti vì nghĩ “mình không đủ giỏi để nói chuyện với sếp”
Nhiều người không nói không phải vì không biết – mà vì họ tin rằng mình chưa đủ giỏi để được lắng nghe. Đây là rào cản đến từ bên trong – một kiểu “tự giới hạn bản thân” rất phổ biến. Khi bạn mặc định sếp là “cao hơn”, “tốt hơn”, “thành thạo hơn” – bạn tự đưa mình vào vị trí bị động.
Nhưng thực tế, sếp luôn cần lắng nghe những người hiểu công việc và dám lên tiếng. Việc bạn chia sẻ, đề xuất, phản hồi chính là biểu hiện của người có tư duy làm chủ công việc – điều mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng đánh giá cao.

Xem thêm: 8 Cách vượt qua nỗi sợ nói tiếng Anh, tự tin giao tiếp chuẩn bản xứ
3. Bí quyết giao tiếp tiếng Anh tự tin với sếp nước ngoài
Trong môi trường công sở hiện đại, việc làm việc với sếp là người nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Điều này không chỉ đòi hỏi khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo mà còn yêu cầu người đi làm cần có tư duy đúng và phong thái chuyên nghiệp. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh với cấp trên quốc tế.

3.1. Chuẩn bị tinh thần và mindset
Để giao tiếp hiệu quả, trước tiên bạn cần trang bị cho mình một tư duy tích cực và chuyên nghiệp. Thay vì cảm thấy lo lắng hay sợ hãi, hãy nhìn nhận sếp như một đồng nghiệp cấp cao – người cùng đồng hành với bạn vì mục tiêu chung của tổ chức. Việc đặt sếp vào vị trí quá “quyền lực” sẽ khiến bạn dễ mất tự tin và trở nên thụ động khi giao tiếp.
Một yếu tố quan trọng không kém khi giao tiếp với sếp và đồng nghiệp nước ngoài chính là nguyên tắc “rõ ràng – lịch sự – chuyên nghiệp”. Bạn không cần phải sử dụng những từ ngữ quá phức tạp hay ngữ pháp cầu kỳ. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng cách bạn trình bày thông tin mạch lạc, đúng trọng tâm; thái độ tôn trọng và phong thái thể hiện sự chững chạc, trách nhiệm trong công việc. Đây chính là nền tảng để tạo dựng sự tin tưởng và thiện cảm từ sếp nước ngoài.
3.2. Trang bị từ vựng và mẫu câu giao tiếp với sếp Tây bằng tiếng Anh
Một trong những trở ngại lớn nhất khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp với sếp nước ngoài là thiếu vốn từ và không biết diễn đạt thế nào cho phù hợp. Để khắc phục điều này, bạn nên chủ động học và luyện tập các mẫu câu giao tiếp theo từng tình huống thường gặp trong công việc.
Để cải thiện vấn đề này, người học nên bắt đầu từ các chủ đề từ vựng giao tiếp công sở thông dụng, như:
- Báo cáo tiến độ công việc: progress, timeline, deadline, status update, delay, issue, solution, implementation
- Họp và thảo luận dự án: agenda, proposal, objective, outcome, task assignment, follow-up, feedback
- Đưa ra góp ý và phản hồi: suggest, recommend, concern, approach, clarification, evaluation, performance
- Xin ý kiến và phản hồi từ sếp: opinion, input, insight, suggestion, feedback, approval, alignment
- Từ chối lịch sự và xử lý tình huống tế nhị: unavailable, postpone, delegate, alternative, reconsider, reschedule
Việc nắm vững từ vựng theo từng chủ đề giúp người đi làm phản xạ nhanh hơn trong các tình huống thực tế, tránh được việc “bí từ” hay nói sai gây hiểu lầm không đáng có. Đồng thời, bạn cũng sẽ thấy việc nghe và hiểu các yêu cầu từ sếp trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn rất nhiều.
Ngoài ra, để giúp người học dễ dàng áp dụng từ vựng vào thực tế, Langmaster đã xây dựng riêng một phần tổng hợp các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh với sếp theo từng tình huống cụ thể. Hãy cùng theo dõi trong phần tiếp theo nhé!
Xem thêm: 1000+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO NGƯỜI ĐI LÀM
3.3. Luyện tập tình huống giao tiếp tự tin với sếp nước ngoài
Giao tiếp là một kỹ năng, và mọi kỹ năng đều có thể cải thiện thông qua luyện tập. Hãy chủ động mô phỏng các tình huống giao tiếp mà bạn thường gặp với sếp – chẳng hạn như báo cáo tiến độ, xin ý kiến, trình bày đề xuất hoặc phản hồi một quyết định.
Bạn có thể luyện tập cùng đồng nghiệp, tham gia các khóa học giao tiếp chuyên biệt cho người đi làm, hoặc tự luyện bằng cách ghi âm giọng nói để điều chỉnh phát âm và ngữ điệu. Ngoài ra, nhiều ứng dụng học tiếng Anh hiện nay còn cung cấp các mô phỏng hội thoại công sở rất thực tế, giúp bạn rèn luyện phản xạ ngôn ngữ trong bối cảnh công việc.
Điều quan trọng là bạn cần luyện tập đều đặn và đặt mình vào những tình huống gần với thực tế nhất có thể. Sự chủ động trong việc rèn luyện sẽ giúp bạn tăng khả năng ứng biến, từ đó giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn.
Xem thêm: NHỮNG MẨU HỘI THOẠI TIẾNG ANH THÔNG DỤNG NHẤT THEO TÌNH HUỐNG
3.4. Học từ chính trải nghiệm thật của bạn
Không gì hiệu quả bằng việc học hỏi từ chính những trải nghiệm thực tế trong công việc. Mỗi lần bạn giao tiếp với sếp – dù là qua email, họp trực tuyến hay nói chuyện trực tiếp – đều là một cơ hội học tập quý giá. Hãy quan sát phản ứng của sếp, ghi chú lại những gì bạn làm tốt và những điểm cần cải thiện.
Bạn cũng nên tạo thói quen tổng kết lại sau mỗi cuộc trao đổi quan trọng: bạn đã diễn đạt rõ ràng chưa? Sếp phản hồi như thế nào? Có điểm nào bạn có thể làm tốt hơn? Những bài học rút ra từ chính trải nghiệm cá nhân sẽ giúp bạn tiến bộ bền vững hơn bất kỳ khóa học nào. Đặc biệt, đừng ngại mắc lỗi. Thái độ học hỏi và cải thiện liên tục chính là điều khiến bạn trở thành một nhân viên chuyên nghiệp, tự tin và sẵn sàng phát triển trong môi trường quốc tế.

4. Những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp với sếp nước ngoài
Tổng hợp các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh theo chủ đề thông dụng nhất mà người đi làm có thể áp dụng ngay trong giao tiếp hàng ngày với sếp và đồng nghiệp.
4.1. Lời chào sếp bằng tiếng Anh lịch sự và ấn tượng
Khi gặp sếp vào đầu ngày làm việc:
- Good morning, how are you today?
(Chào buổi sáng, hôm nay sếp thế nào ạ?) - Morning! Hope you had a restful evening.
(Chào buổi sáng! Hy vọng sếp đã có một buổi tối nghỉ ngơi tốt.)
Khi gặp trong thang máy hoặc khu vực chung:
- Hi, good to see you!
(Chào sếp, rất vui được gặp ạ!) - Hello! Hope your day’s going well so far.
(Chào sếp! Hy vọng hôm nay của sếp đang diễn ra suôn sẻ.)
Khi đến phòng làm việc để trao đổi công việc:
- Excuse me, do you have a minute to talk about the project update?
(Xin phép sếp, sếp có thể dành chút thời gian để trao đổi về tiến độ dự án không ạ?) - Good afternoon! I’d like to quickly run something by you if you’re available.
(Chào buổi chiều! Nếu sếp rảnh, em muốn trao đổi nhanh một vấn đề ạ.)
Khi bắt đầu cuộc họp hoặc thuyết trình trước sếp:
- Good morning everyone, especially Mr./Ms. [Name], thank you for joining.
(Chào buổi sáng mọi người, đặc biệt cảm ơn sếp [tên] đã tham dự.) - Thanks for making time to meet today – I’ll keep this brief and to the point.
(Cảm ơn sếp đã dành thời gian họp hôm nay – em sẽ trình bày ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm.)
Khi kết thúc cuộc trò chuyện hoặc rời đi:
- Thank you for your time – I really appreciate it.
(Cảm ơn sếp đã dành thời gian – em rất trân trọng ạ.) - Have a great rest of the day!
(Chúc sếp một ngày làm việc còn lại thật hiệu quả!)
Gợi ý nhỏ: Khi sử dụng lời chào, bạn hãy chú ý đến ngữ điệu, ánh mắt và thái độ – vì điều đó cũng quan trọng không kém câu từ bạn dùng. Một câu chào tự nhiên, kèm theo nụ cười thân thiện luôn tạo cảm giác thoải mái và dễ bắt đầu câu chuyện hơn rất nhiều.
4.2. Mẫu câu đề nghị hoặc nhờ sếp hỗ trợ trong công việc
- Would you mind giving me some guidance on this task?
(Sếp có thể hướng dẫn giúp em một chút về nhiệm vụ này được không ạ?) - I’m facing some difficulties with this part – could I get your input?
(Em đang gặp chút khó khăn ở phần này – sếp có thể cho em ý kiến được không ạ?) - Is it possible to have a quick discussion on this before I proceed?
(Sếp có thể dành chút thời gian trao đổi nhanh với em trước khi em tiếp tục không ạ?) - Could you help me prioritize these tasks? I'm not sure which one should come first.
(Sếp có thể giúp em xác định ưu tiên các đầu việc này không ạ? Em chưa rõ việc nào nên làm trước.) - Can I check with you to make sure I’m on the right track?
(Em xin phép xác nhận lại với sếp để đảm bảo mình đang đi đúng hướng ạ.)
4.3. Mẫu câu từ chối yêu cầu của sếp vì một lý do chính đáng
- I’d love to take that on, but I’m currently at full capacity.
(Em rất muốn đảm nhận việc đó, nhưng hiện tại lịch của em đang kín ạ.) - I’m afraid I won’t be able to meet that deadline due to other urgent tasks.
(Em e là không thể kịp thời hạn đó do đang xử lý một số công việc gấp khác ạ.) - Can we possibly reschedule this for later in the week?
(Mình có thể sắp xếp lại việc này vào cuối tuần được không ạ?)
4.4. Mẫu câu đưa ý kiến, phản biện với sếp một cách khéo léo
- That’s an interesting approach. May I share another perspective?
(Đó là một hướng tiếp cận thú vị ạ. Em xin phép được chia sẻ thêm một góc nhìn khác.) - I understand your point. However, I believe we might achieve better results by trying this alternative.
(Em hiểu ý của sếp. Tuy nhiên, em nghĩ nếu thử phương án này, kết quả có thể sẽ khả quan hơn ạ.) - With all due respect, I’d like to suggest a different direction based on what I’ve observed.
(Với tất cả sự tôn trọng, em muốn đề xuất một hướng đi khác dựa trên những gì em quan sát được ạ.) - I see where you're coming from, but I'm concerned this might not work in practice.
(Em hiểu quan điểm của sếp, nhưng em lo rằng phương án này có thể không phù hợp trong thực tế.) - Do you think we could consider another option that might be more efficient?
(Sếp có nghĩ mình có thể cân nhắc thêm một phương án khác tối ưu hơn không ạ?)
4.5. Tình huống báo cáo công việc với sếp
- Here’s a quick update on the current status of the project.
(Đây là bản cập nhật nhanh về tiến độ hiện tại của dự án ạ.) - So far, we’ve completed around 80% of the assigned tasks.
(Tính đến hiện tại, nhóm em đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng công việc được giao.) - We’re slightly behind schedule due to a delay in material delivery.
(Tiến độ hơi chậm so với kế hoạch do việc giao vật tư bị trễ.) - This issue has been resolved, and we’re now back on track.
(Vấn đề này đã được xử lý xong, và hiện tại tiến độ đã trở lại bình thường.) - The next step will be to finalize the testing phase by Friday.
(Bước tiếp theo là hoàn tất giai đoạn kiểm thử trước thứ Sáu ạ.) - I’ve documented the progress in this report for your review.
(Em đã tổng hợp tiến độ trong báo cáo này để sếp xem qua ạ.)

Xem thêm: BÍ QUYẾT THÀNH THẠO TIẾNG ANH GIAO TIẾP CÔNG SỞ DỄ DÀNG, HIỆU QUẢ
4.6. Mẫu câu viết email tiếng Anh chuyên nghiệp với sếp nước ngoài
Dưới đây là những mẫu câu được sử dụng phổ biến trong các email báo cáo, xin ý kiến hoặc đề xuất kế hoạch:
Mở đầu email:
- Hope this message finds you well.
(Hy vọng sếp vẫn khỏe và mọi việc vẫn suôn sẻ.) - I’m writing to update you on the progress of…
(Em viết email này để cập nhật tiến độ của…) - I’d like to follow up on our last conversation regarding…
(Em muốn trao đổi thêm về cuộc trò chuyện gần đây liên quan đến…)
Trình bày thông tin chính:
- We have completed the first phase as planned.
(Chúng tôi đã hoàn thành giai đoạn đầu đúng theo kế hoạch.) - There’s been a slight delay due to [reason], but we’re working to get back on track.
(Có một chút chậm trễ do [lý do], nhưng chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo đúng tiến độ.) - Please find the attached file for more details.
(Sếp vui lòng xem file đính kèm để biết thêm chi tiết.)
Xem thêm: CÁCH VIẾT EMAIL GỬI BÁO CÁO CÔNG VIỆC BẰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGHIỆP
Xin ý kiến/đề xuất:
- I’d appreciate your feedback on the proposal attached.
(Em rất mong nhận được phản hồi từ sếp về đề xuất đính kèm.) - Let me know if you’d like me to revise or expand on any section.
(Sếp cho em biết nếu cần điều chỉnh hoặc làm rõ phần nào nhé.) - Would you prefer to discuss this further in our next meeting?
(Sếp có muốn trao đổi thêm về nội dung này trong buổi họp tới không ạ?)
Kết thúc email:
- Looking forward to hearing your thoughts.
(Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ sếp.) - Thanks in advance for your time and consideration.
(Cảm ơn sếp trước vì đã dành thời gian xem xét.) - Best regards,
(Trân trọng,)
Xem thêm: Cách kết thúc email tiếng Anh chuyên nghiệp
5. Langmaster đồng hành cùng dân công sở giao tiếp chuyên nghiệp với sếp Tây
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong đào tạo tiếng Anh giao tiếp và hành trình đồng hành cùng hơn 800.000 học viên, Langmaster đã trở thành địa chỉ tin cậy của hàng trăm nghìn người đi làm ở Việt Nam và người đi làm tại nước ngoài. Không chỉ là nơi cung cấp khóa học, Langmaster còn là người bạn đồng hành giúp học viên vượt qua nỗi sợ tiếng Anh, lấy lại sự tự tin và sẵn sàng bứt phá trong môi trường công việc quốc tế.
Chương trình học được thiết kế chuyên biệt cho người đi làm: tối ưu thời gian học, cá nhân hóa lộ trình theo ngành nghề, học tới đâu ứng dụng được tới đó. Với hình thức học online linh hoạt, thực hành tương tác cao và lộ trình rõ ràng, học viên dễ dàng rèn luyện phản xạ và kỹ năng giao tiếp thực tế với sếp và đồng nghiệp nước ngoài. Hiện tại, Langmaster triển khai 2 khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm:
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp online
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp online 1 kèm 1
5.1. Khóa học tiếng Anh giao tiếp online – Linh hoạt, sát thực tế, ứng dụng ngay
Đây là chương trình học nhóm nhỏ (8–10 học viên), tập trung vào các tình huống giao tiếp trong môi trường làm việc thực tế: báo cáo tiến độ, trao đổi trong ca làm, phản hồi góp ý, xin hỗ trợ, xử lý sự cố, đặc biệt là cách trò chuyện cùng sếp nước ngoài một cách tự tin – dù bạn làm việc ở văn phòng, nhà máy hay công trình.
- Môi trường học tương tác liên tục: Không chỉ nghe – đọc – ghi chép, tại Langmaster học viên được tương tác hai chiều với giáo viên và bạn học, mô phỏng tình huống thực tế (họp với sếp, trình bày công việc, phản hồi lỗi sản xuất, xin nghỉ phép, v.v.), từ đó giúp người học xóa bỏ sự tự ti, vượt qua nỗi sợ nói sai và làm chủ phản xạ giao tiếp.
- Học online nhưng chất lượng như học offline: Nhờ lớp học quy mô nhỏ, giáo viên theo sát từng học viên, sửa lỗi ngay tại chỗ, tăng tính cá nhân hóa và giúp bạn tiến bộ thật sự – mà không cần đến trung tâm, đặc biệt phù hợp với người đi làm bận rộn.
- Chi phí tương đối – Chất lượng tuyệt đối: Là khóa học online theo nhóm nhỏ, chương trình này có mức chi phí tiết kiệm hơn đáng kể so với học trực tiếp tại trung tâm hay học 1 kèm 1. Tuy nhiên, người học vẫn được trải nghiệm đầy đủ giá trị: lớp học tương tác cao, giảng viên theo sát, nội dung sát với công việc thực tế. Đây sẽ là lựa chọn thông minh cho người đi làm khi muốn học bài bản mà vẫn tối ưu ngân sách.
- Lộ trình học được xây dựng theo công việc và mục tiêu: Học viên sẽ được kiểm tra trình độ đầu vào và đánh giá nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc thực tế trước khi bắt đầu. Từ đó, Langmaster xây dựng một lộ trình học tập trung vào các kỹ năng cần thiết như báo cáo tiến độ, phản hồi qua email, trình bày ý tưởng, xử lý tình huống giao tiếp với sếp hoặc đồng nghiệp nước ngoài.
- Phương pháp học phù hợp với người trưởng thành: Ứng dụng mô hình Học bằng trải nghiệm (ELC), NLP và Siêu phản xạ giao tiếp – giúp người đi làm học nhanh, nhớ lâu và ứng dụng được ngay sau mỗi buổi học.
5.2. Khóa học tiếng Anh giao tiếp online 1 kèm 1 – Cá nhân hóa, tiến bộ vượt trội
Ngoài ra, nếu bạn là người đi làm cần cải thiện tiếng Anh gấp để báo cáo trực tiếp với sếp nước ngoài, phỏng vấn thăng chức, đi công tác hoặc chuẩn bị đón chuyên gia về nhà máy,... thì khóa học 1 kèm 1 tại Langmaster là giải pháp lý tưởng.
- 100% nội dung cá nhân hóa: Nội dung khóa học được thiết kế riêng theo ngành nghề, vị trí công việc và kỹ năng còn yếu của bạn. Giáo viên sẽ giúp bạn luyện đúng thứ bạn cần – từ cách trả lời câu hỏi của sếp đến cách phản hồi tình huống khẩn cấp bằng tiếng Anh.
- Chủ động thời gian – học theo nhịp sống của bạn: Hiểu rằng người đi làm luôn có lịch trình bận rộn và không cố định, khóa học tại Langmaster được thiết kế để bạn chủ động lựa chọn khung giờ học phù hợp với thói quen sinh hoạt và lịch làm việc cá nhân.
- Tiến bộ rõ rệt chỉ sau 3 tháng: Với sự hướng dẫn sát sao và nội dung “đo ni đóng giày”, học viên thường cải thiện rõ phản xạ, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và tự tin hơn trong các tình huống thực tế chỉ sau thời gian ngắn.
Langmaster hiểu rằng người đi làm luôn cân nhắc kỹ trước khi đầu tư thời gian và chi phí cho việc học. Vì thế, trung tâm mang đến chương trình học thử miễn phí theo nhóm để bạn dễ dàng trải nghiệm trước khi quyết định đăng ký, từ đó cảm nhận phương pháp giảng dạy và không khí lớp học thực tế. Với hình thức học 1 kèm 1, chỉ cần đầu tư 150.000 VNĐ cho một buổi học thử cá nhân hóa, và được hoàn lại học phí nếu đăng ký chính thức – giúp bạn yên tâm lựa chọn, không lo rủi ro.
Ngoài ra, người học còn có thể tham gia chuỗi Zoom “Siêu Phản Xạ” miễn phí vào tối thứ 4 hàng tuần do Langmaster tổ chức. Đây là không gian luyện nói thực tế, nơi bạn được rèn luyện khả năng phản xạ, xử lý tình huống nhanh và nâng cao sự tự tin khi giao tiếp với sếp hoặc đồng nghiệp nước ngoài. Duy trì đều đặn – tiến bộ rõ rệt, đó là cam kết mà chuỗi học này mang lại cho người đi làm.
Giao tiếp tiếng Anh tự tin với sếp nước ngoài không chỉ là một kỹ năng, mà còn là lợi thế cạnh tranh quan trọng giúp bạn ghi điểm, khẳng định năng lực và mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong môi trường làm việc hiện đại. Dù bạn đang làm việc ở văn phòng, nhà máy hay bất kỳ vị trí nào, sự chủ động cải thiện tiếng Anh ngay hôm nay chính là bước đi chiến lược để bứt phá trong tương lai!
Nội Dung Hot
KHÓA TIẾNG ANH GIAO TIẾP 1 KÈM 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA TIẾNG ANH CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA TIẾNG ANH GIAO TIẾP ONLINE
- Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
- Học online chất lượng như offline.
- Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
- Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí
Bài viết khác

Bạn sắp chia tay công ty cũ nhưng không biết gửi lời chúc tới đồng nghiệp như thế nào? Cùng tham khảo 60+ lời chúc chia tay đồng nghiệp tiếng Anh hay nhất sau nhé!

Nhắc nhở thanh toán là một việc có thể ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ hợp tác. Vậy làm sao để viết thư nhắc nhở thanh toán bằng tiếng Anh lịch sự, hiệu quả?

Viết thư là một phần quan trọng mà các thí sinh cần vượt qua ở mọi kỳ thi tiếng Anh B1. Cùng tham khảo các mẫu viết thư bằng tiếng Anh B1 hay nhất theo chủ đề nhé!

Khi gửi lời mời đến bất kỳ vị khách nào dù trong công việc hay hoạt động thường ngày đều cần sự chuyên nghiệp. Vậy làm sao để viết một thư mời tiếng Anh đúng chuẩn?

Bạn cần gửi email báo giá bằng tiếng Anh tới khách hàng tiềm năng? Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu mẫu email báo giá bằng tiếng Anh nhé!