Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh khi phỏng vấn & viết CV

Trong các buổi phỏng vấn hoặc CV xin việc, các ứng viên thường được yêu cầu trình bày điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh, đây là một trong những thông tin quan trọng, giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận năng lực, kỹ năng của bạn. Vì thế, bài viết này Langmaster sẽ chia sẻ tới bạn cách trả lời điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh khi phỏng vấn & viết CV giúp bạn tự tin và tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng.

1. Điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh là gì?

Điểm mạnh (Strengths): Đó là những kỹ năng, phẩm chất, năng lực hoặc đặc điểm cá nhân mà bạn có và chúng giúp bạn đạt được mục tiêu đặt ra. 

Ví dụ:

  • Strong study skills: Kỹ năng học tập tốt
  • Time management: Quản lý thời gian
  • Self-discipline: Kỷ luật tự giác
  • Critical thinking: Tư duy phản biện
  • Strong communication skills: Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Leadership ability: Khả năng lãnh đạo 
  • Problem-solving skills: Kỹ năng giải quyết vấn đề 
  • Creativity: Sự sáng tạo

Điểm yếu (Weaknesses): Là những khía cạnh mà bạn cảm thấy mình cần cải thiện hoặc phát triển thêm. 

Ví dụ:

  • Impatience: Thiếu kiên nhẫn 
  • Perfectionism: Cầu toàn quá mức 
  • Public speaking: Nói trước đám đông 
  • Delegation: Ủy thác công việc 

Tầm quan trọng của điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn & viết CV

Trong quá trình phỏng vấn và viết CV, việc nhận thức rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là yếu tố then chốt giúp bạn xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, điều này còn giúp bạn:

  • Xác định sự phù hợp với công việc
  • Chứng tỏ khả năng phát triển khi khắc phục điểm yếu
  • Tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng
  • Thể hiện kỹ năng mềm thông qua các điểm mạnh
  • Đảm bảo sự chuyên nghiệp trong CV.
Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Xem thêm:

2. Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn tiếng Anh

Để trả lời điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn tiếng Anh, bạn hãy sử dụng các cấu trúc câu và mẫu trả lời dưới đây:

2.1. Cấu trúc giới thiệu điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Anh

2.1.1. Điểm mạnh (Strengths)

Giới thiệu điểm mạnh (Strengths): Đầu tiên bạn hãy giới thiệu điểm mạnh cụ thể của bản thân, giúp người nghe nắm được đâu là điểm mạnh của bạn. Bạn có thể sử dụng các mẫu câu giới thiệu trực tiếp dưới đây:

  • “One of my greatest strengths is…”
    (Một trong những điểm mạnh lớn nhất của tôi là…)
  • “I believe my key strength is…”
    (Tôi tin rằng điểm mạnh chính của mình là…)
  • “A strong point I have is…”
    (Một điểm mạnh của tôi là…)

Mô tả điểm mạnh: Hãy tập trung nói rõ vào các kỹ năng, phẩm chất, hoặc kinh nghiệm phù hợp với mục tiêu hoặc vị trí đang ứng tuyển.

  • Ví dụ: "One of my greatest strengths is my problem-solving ability. I’m able to assess challenges quickly and come up with efficient solutions."
    (Một trong những điểm mạnh lớn nhất của tôi là khả năng giải quyết vấn đề. Tôi có thể đánh giá tình huống nhanh chóng và đưa ra các giải pháp hiệu quả.)

Đưa ra ví dụ cụ thể: Để tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng hãy đưa ra các trường hợp cụ thể mà bạn đã thể hiện tốt điểm mạnh này. 

  • “For instance, in my last role, I…”
    (Ví dụ, trong vai trò trước đây của tôi, tôi…)
  • “An example of this is when…”
    (Một ví dụ cho điều này là khi…)

Liên hệ với công việc mục tiêu: Đây là một điểm mấu chốt khi phỏng vấn, bạn cần giải thích điểm mạnh này sẽ giúp bạn đóng góp cho công việc đang ứng tuyển hoặc đạt mục tiêu như thế nào.

  • Ví dụ: “I believe this strength will help me succeed in this role because…”
    (Tôi tin rằng điểm mạnh này sẽ giúp tôi thành công trong vai trò này vì…)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi "ĐIỂM MẠNH của bạn là gì?"

2.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)

Giới thiệu điểm yếu: Tương tự như khi nói về điểm mạnh, bạn cũng cần giới thiệu về 1 điểm yếu cụ thể của mình. Một số cấu trúc câu bạn có thể áp dụng:

  • One area I’m working on improving is…
    (Một lĩnh vực mà tôi đang cố gắng cải thiện là…)
  • “A skill I’m currently developing is…”
    (Một kỹ năng mà tôi hiện đang phát triển là…)
  • “Something I’m trying to improve is…”
    (Một điều tôi đang cố gắng cải thiện là…)

Mô tả điểm yếu một cách chân thực nhưng tích cực: Hãy một điểm yếu nhỏ không ảnh hưởng quá lớn đến công việc nhưng vẫn là điểm cần cải thiện.

  • Ví dụ: “One area I’m working on improving is my public speaking skills, as I sometimes feel nervous when speaking to large groups.”
    (Một lĩnh vực mà tôi đang cố gắng cải thiện là kỹ năng nói trước đám đông, vì đôi khi tôi cảm thấy lo lắng khi nói trước số đông.)

Thể hiện ý thức và hành động cải thiện: Việc đề cập đến các bước bạn đang thực hiện để cải thiện điểm yếu này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng tự nhận thức và mong muốn phát triển.

  • Ví dụ: “To overcome this, I’ve joined a public speaking group and regularly practice in front of group.”
    (Để khắc phục điều này, tôi đã tham gia một nhóm rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông và thường xuyên thực hành trước nhóm hơn.)

Kết thúc bằng một lời khẳng định tích cực: Để tạo một ấn tượng mạnh mẽ và thể hiện sự tự tin, bạn nên kết thúc phần giới thiệu điểm yếu bằng một lời cam kết tích cực như sau:

  • “I’m dedicated to improving this and am seeing positive progress with practice.”
    (Tôi cam kết cải thiện kỹ năng này và đã thấy những tiến bộ tích cực qua quá trình rèn luyện.)
Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Tìm hiểu thêm: Cách trả lời 3 câu hỏi kinh điển khi phỏng vấn tiếng Anh

2.2. Mẫu câu trả lời điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn tiếng Anh

2.2.1. Câu trả lời mẫu về điểm mạnh 

Mẫu 1: Khả năng làm việc nhóm 

Answer: One of my greatest strengths is my ability to work well in a team. I believe collaboration is key to achieving the best results, and I always try to support my team members and communicate effectively. For example, in my previous role, I worked with a cross-functional team on a project, and we exceeded our goals by 20% due to our strong teamwork.”
Dịch nghĩa: Một trong những điểm mạnh lớn nhất của tôi là khả năng làm việc nhóm tốt. Tôi tin rằng sự hợp tác là yếu tố quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất, và tôi luôn cố gắng hỗ trợ các thành viên trong nhóm cũng như giao tiếp hiệu quả. Ví dụ, trong công việc trước đây, tôi đã làm việc với một nhóm đa chức năng cho một dự án và chúng tôi đã vượt qua mục tiêu đề ra là 20% nhờ vào sự hợp tác mạnh mẽ của cả nhóm.)

Mẫu 2: Khả năng giải quyết vấn đề

Answer: I’m particularly skilled at problem-solving. I enjoy analyzing complex issues and finding creative solutions. In my last position, I was able to reduce operational costs by identifying inefficiencies in our workflow and implementing a more streamlined process.

Dịch nghĩa: Tôi có khả năng giải quyết vấn đề đặc biệt tốt. Tôi thích phân tích các vấn đề phức tạp và tìm ra các giải pháp sáng tạo. Ở vị trí trước đây, tôi đã có thể giảm chi phí hoạt động của công ty bằng cách xác định những điểm không hiệu quả trong quy trình làm việc của chúng tôi và thực hiện quy trình hợp lý hơn.

Mẫu 3: Khả năng học hỏi nhanh

Answer: A strength I have is my ability to learn new concepts quickly. I am adaptable and always eager to improve my skills. For instance, when I joined my previous company, I quickly familiarized myself with their unique systems and procedures, which allowed me to contribute effectively within my first month.

Dịch nghĩa: Điểm mạnh của tôi là khả năng học hỏi các khái niệm mới một cách nhanh chóng. Tôi có khả năng linh hoạt và luôn mong muốn cải thiện kỹ năng của mình. Ví dụ, khi tôi gia nhập công ty trước đây, tôi đã nhanh chóng làm quen với các hệ thống và quy trình độc đáo của họ, giúp tôi đem lại hiệu quả công việc ngay trong tháng làm việc đầu tiên.

Xem thêm: Cách dùng Chat GPT hiệu quả cho buổi phỏng vấn

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

2.2.2 Câu trả lời mẫu về điểm yếu

Mẫu 1: Quản lý thời gian

Answer: Time management was a weakness for me in the past, as I often got caught up in minor details and lost track of the bigger picture. To improve, I began using project management tools to help prioritize tasks and set clear deadlines. This approach has significantly improved my time management skills, allowing me to stay focused on overall project goals and complete tasks more efficiently.

Dịch nghĩa: Quản lý thời gian từng là một điểm yếu của tôi, vì tôi thường bị cuốn vào các chi tiết nhỏ và quên đi mục tiêu tổng thể. Để cải thiện, tôi đã bắt đầu sử dụng các công cụ quản lý dự án để ưu tiên các nhiệm vụ và thiết lập thời gian rõ ràng. Cách làm này đã cải thiện đáng kể kỹ năng quản lý thời gian của tôi, giúp tôi tập trung vào các mục tiêu chung của dự án và hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

Mẫu 2: Thiếu sự tự tin 

Answer: Lack of confidence has been a challenge for me, especially in new situations or when meeting new people. To overcome this, I have been actively pushing myself out of my comfort zone by attending networking events and taking on new challenges at work. These experiences have helped me to build my confidence and become more assertive.

Dịch nghĩa: Thiếu tự tin là một thách thức với tôi, đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp hoặc khi gặp gỡ người mới. Để vượt qua điều này, tôi đã tích cực đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn bằng cách tham gia các sự kiện kết nối và đảm nhận những vai trò mới trong công việc. Những trải nghiệm này đã giúp tôi tự tin và trở nên quyết đoán hơn.

Mẫu 3: Tập trung nhiều vào chi tiết

Answer: I have a tendency to get overly focused on details, which can sometimes distract me from the bigger picture. While I believe attention to detail is important, I’ve learned that balance is key. To improve, I have been setting clear priorities and working to keep the main objectives in mind. This approach has allowed me to complete tasks more effectively and make strategic decisions that benefit the entire project.

Dịch nghĩa: Tôi có xu hướng quá chú trọng vào các chi tiết nhỏ, điều này đôi khi làm tôi mất đi cái nhìn toàn diện. Dù tôi tin rằng chú ý đến chi tiết là quan trọng, nhưng tôi đã nhận ra rằng sự cân bằng mới là “chìa khóa”. Để cải thiện, tôi đã đặt ra các ưu tiên rõ ràng và giữ các mục tiêu chính trong tâm trí. Cách tiếp cận này giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn và đưa ra các quyết định chiến lược có lợi cho toàn bộ dự án.

Xem thêm: Câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

3. Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh 

3.1. Bố cục viết về điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh

Viết về điểm mạnh trong CV

Để làm nổi bật điểm mạnh của mình trong CV, bạn có thể chia chúng thành ba nhóm chính phù hợp với yêu cầu của công việc và trình bày như sau:

  • Dựa trên đặc điểm cá nhân: Friendly( thân thiện), Honesty (Trung thực)
  • Đã học tập và tích lũy được: Fluent English communication (Giao tiếp tiếng Anh lưu loát) 
  • Kỹ năng áp dụng từ công việc này sang công việc khác: Problem-solving skills (Kỹ năng giải quyết vấn đề), Sáng tạo (Creativity)

Viết về điểm yếu trong CV

Khi viết về điểm yếu trong CV tiếng Anh, bạn hãy viết sau điểm mạnh, và nên viết một cách khéo léo để không làm mất điểm trong mắt nhà tuyển:

  • Đầu tiên hãy thành thật về điểm yếu của mình. 
  • Tiếp đó hãy đặt điểm yếu đó trong một ngữ cảnh hay tình huống cụ thể và chỉ ra hướng khắc phục điểm yếu đó

Xem thêm: Cách viết CV tiếng Anh chuyên nghiệp

3.2. Mẫu viết về điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh

3.2.1. Mẫu viết về điểm mạnh trong CV tiếng Anh

Mẫu 1: Kỹ năng giao tiếp

I believe my communication skills are one of my strongest assets. I am able to clearly convey my ideas and actively listen to others, making it easier for me to collaborate with colleagues and clients. This has allowed me to be effective in both team and client interactions.

(Tôi tin rằng kỹ năng giao tiếp của mình là một trong những điểm mạnh lớn nhất. Tôi có thể truyền đạt rõ ràng các ý tưởng của mình và lắng nghe từ người khác, giúp tôi dễ dàng hợp tác với đồng nghiệp và khách hàng. Điều này đã giúp tôi làm việc hiệu quả trong cả môi trường nhóm lẫn với khách hàng.)

Mẫu 2: Kỹ năng làm việc nhóm

One of my strengths is my ability to work well in teams. I believe in the power of collaboration and always ensure that support my colleagues and contribute to achieving collective goals. I find that good communication and mutual respect are the keys to successful teamwork.

(Một trong những điểm mạnh của tôi là khả năng làm việc nhóm tốt. Tôi tin vào sức mạnh của sự hợp tác và luôn cố gắng hỗ trợ đồng nghiệp cũng như đóng góp để đạt được mục tiêu chung. Tôi nhận thấy rằng giao tiếp tốt và tôn trọng lẫn nhau là chìa khóa để thành công trong công việc nhóm.)

Mẫu viết về điểm mạnh trong CV tiếng Anh

3.2.2. Mẫu viết về điểm yếu trong CV tiếng Anh

Mẫu 1: Khả năng ủy thác công việc

I tend to take on too many tasks myself, which can occasionally lead to feeling overwhelmed. Recognizing this, I’ve been working on improving my delegation skills. I now focus on trusting my colleagues more and ensuring that I assign tasks based on strengths, which has helped me distribute work more efficiently.

(Tôi có xu hướng tự mình đảm nhận quá nhiều công việc, điều này đôi khi dẫn đến cảm giác quá tải trong công việc. Nhận thức được điều này, tôi đã tập trung vào việc cải thiện kỹ năng ủy thác công việc của mình. Tôi giờ đây chú trọng vào việc tin tưởng các đồng nghiệp hơn và đảm bảo phân công công việc dựa trên thế mạnh của họ, điều này đã giúp tôi phân bổ công việc hiệu quả hơn.)

Mẫu 2: Cầu toàn quá mức

I tend to be a perfectionist, which sometimes makes it difficult for me to complete tasks because I want everything to be just right. In the past, this tendency led to me spending too much time on certain tasks, but I’ve learned to accept that not everything needs to be perfect. I now focus on completing tasks efficiently while maintaining high standards.

(Tôi có xu hướng quá cầu toàn, điều này đôi khi khiến tôi gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc vì tôi luôn muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo. Trước đây, tính cách này khiến tôi dành quá nhiều thời gian cho một số công việc, nhưng tôi đã học được cách chấp nhận rằng không phải mọi thứ đều cần hoàn hảo. Bây giờ, tôi tập trung vào việc hoàn thành công việc một cách hiệu quả trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn cao.)

Mẫu viết về điểm yếu trong CV tiếng Anh

Xem thêm: 

4. Từ vựng về điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh 

Từ vựng về điểm mạnh 

Từ Vựng

Từ Loại

Dịch Nghĩa

Adaptable

Adjective

Linh hoạt

Detail-oriented

Adjective

Chú ý đến chi tiết

Diligent

Adjective

Siêng năng, chăm chỉ

Efficient

Adjective

Hiệu quả

Creative

Adjective

Sáng tạo

Innovative

Adjective

Đổi mới

Leadership

Noun

Lãnh đạo

Problem-solving

Noun/Adjective

Giải quyết vấn đề

Team-oriented

Adjective

Hướng đến làm việc nhóm

Confident

Adjective

Tự tin

Organized

Adjective

Có tổ chức

Analytical

Adjective

Phân tích tốt

Motivated

Adjective

Có động lực

Persistent

Adjective

Kiên trì

Reliable

Adjective

Đáng tin cậy

Flexible

Adjective

Linh hoạt

Strong communication skills

Noun Phrase

Kỹ năng giao tiếp tốt

Quick learner

Noun Phrase

Học nhanh

Self-disciplined

Adjective

Kỷ luật tự giác

Multitasking

Noun/Adjective

Đảm nhận nhiều công việc cùng lúc

Collaborative

Adjective

Hợp tác tốt

Resourceful

Adjective

Tìm kiếm giải pháp sáng tạo

Strategic thinker

Noun Phrase

Tư duy chiến lược

Tech-savvy

Adjective

Thành thạo công nghệ

 Xem thêm: Các từ vựng miêu tả người trong tiếng Anh

Từ vựng về điểm yếu 

Từ Vựng

Từ Loại

Dịch Nghĩa

Impatient

Adjective

Thiếu kiên nhẫn

Procrastination

Noun

Trì hoãn

Perfectionist

Noun/Adjective

Người cầu toàn

Overthinker

Noun

Người suy nghĩ quá nhiều

Stubborn

Adjective

Cứng đầu

Sensitive

Adjective

Nhạy cảm

Disorganized

Adjective

Thiếu tổ chức

Indecisive

Adjective

Không quyết đoán

Lack of confidence

Noun Phrase

Thiếu tự tin

Impersonal

Adjective

Thiếu tính cá nhân, lạnh lùng

Overloaded

Adjective

Quá tải công việc

Tendency to avoid conflict

Noun Phrase

Có xu hướng tránh đối đầu

Lack of experience

Noun Phrase

Thiếu kinh nghiệm

Inflexible

Adjective

Thiếu linh hoạt

Distracted

Adjective

Dễ bị phân tâm

Insecure

Adjective

Thiếu tự tin, không chắc chắn

Imbalance

Noun

Mất cân bằng

Averse to risk

Adjective

Không thích rủi ro

Lack of attention to detail

Noun Phrase

Thiếu chú ý đến chi tiết

Unassertive

Adjective

Thiếu quyết đoán, dễ chịu

Lack of initiative

Noun Phrase

Thiếu sáng kiến

Từ vựng về điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh

Trạng từ chỉ tần suất khi nói về điểm mạnh điểm yếu

Trạng từ

Nghĩa

Always

Luôn luôn

Frequently

Thường xuyên

Usually

Thường thường

Often

Hay, thường xuyên

Regularly

Đều đặn, thường xuyên

Sometimes

Đôi khi

Occasionally

Thỉnh thoảng

Rarely

Hiếm khi

Seldom

Ít khi

Never

Không bao giờ

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

Cụm từ diễn tả về điểm mạnh điểm yếu

Cụm Từ

Nghĩa

Excel in/at

Vượt trội về / tại

Asset to

Quan trọng với

Bring to the table

Đem lại cho

Good at

Giỏi về

Do well

Làm tốt

Be skilled at

Thành thạo về

Be proficient in

Thành thạo, giỏi về

Have a knack for

Có năng khiếu về

Be talented at

Tài năng trong

Stand out in

Nổi bật trong

Be strong in

Mạnh trong

Be excellent at

Xuất sắc về

Be an expert in

Là chuyên gia về

Have expertise in

Có chuyên môn về

Be capable of

Có khả năng làm

Have a strong command of

Thành thạo về, nắm vững

Be good with

Giỏi trong việc

Be adept at

Rành, giỏi về

Be a fast learner

Học nhanh

Struggle with

Gặp khó khăn với

Have difficulty with

Gặp khó khăn với

Be weak in

Yếu về

Have trouble with

Gặp vấn đề với

Be challenged by

Gặp thử thách bởi

Have room for improvement

Còn có thể cải thiện

5. Lưu ý khi trả lời điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh khi phỏng vấn

Dưới đây là một số lưu ý nói về điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Anh trong phỏng vấn và viết CV để bạn có thể trả lời một cách hiệu quả và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:

Khi Trả Lời Phỏng Vấn:

  • Chọn điểm mạnh liên quan đến công việc: Đảm bảo điểm mạnh của bạn là những kỹ năng, phẩm chất có thể giúp bạn thành công trong vị trí ứng tuyển.
  • Đưa ra ví dụ cụ thể: Chứng minh điểm mạnh và điểm yếu của bạn bằng những ví dụ thực tế từ công việc trước đây.
  • Thừa nhận điểm yếu và cải thiện: Khi nói về điểm yếu, lựa chọn những yếu tố không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và chỉ ra cách bạn đang cải thiện chúng.
  • Tránh điểm yếu quá tiêu cực: Đừng nói về những điểm yếu lớn có thể gây cản trở công việc, như thiếu tự tin hoặc không biết làm việc nhóm.
  • Không nói “không có điểm yếu”: Điều này có thể khiến bạn thiếu tự nhận thức và không thực tế.
  • Tỏ ra cầu tiến: Hãy thể hiện bạn là người luôn nỗ lực học hỏi và cải thiện bản thân.
20 điều nên LÀM và nên TRÁNH khi phỏng vấn tiếng Anh

Khi Viết CV:

  • Điểm mạnh rõ ràng và cụ thể: Trình bày những điểm mạnh có thể giúp bạn thành công trong công việc. Đừng chỉ liệt kê từ ngữ chung chung, mà hãy làm rõ bằng ví dụ và thành tích cụ thể.
  • Lựa chọn từ ngữ chính xác: Sử dụng từ ngữ mạnh mẽ như "Excel in," "Proficient at," "Skilled in," để thể hiện sự tự tin và năng lực.
  • Đưa ra các kỹ năng có thể đo lường: Các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, quản lý dự án, giải quyết vấn đề cần được thể hiện rõ ràng và có thể chứng minh.
  • Điểm mạnh liên quan đến công việc: Hãy đưa ra các điểm mạnh của bạn liên quan đến các yêu cầu công việc mà bạn đang ứng tuyển.
  • “Khôn khéo” khi viết điểm yếu: Nếu bạn đề cập đến điểm yếu trong CV, hãy tránh liệt kê chúng trừ khi có phần liên quan đến việc cải thiện hoặc học hỏi.
Lưu ý khi trả lời điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh

Xem thêm: Bí kíp phỏng vấn tiếng Anh khi xin việc

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm vững cách trình bày điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh trong phỏng vấn & CV xin việc. Đừng quên kiểm tra trình độ tiếng Anh online miễn phí tại Langmaster để cải thiện kỹ năng của mình!

Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
Tác giả: Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
  • Chứng chỉ IELTS 7.5
  • Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Học viện Ngoại Giao
  • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác