BÍ KÍP PHỎNG VẤN TIẾNG ANH KHIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG ẤN TƯỢNG
Mục lục [Ẩn]
- 1. Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh phổ biến nhất.
- 1.1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân - Tell me little about yourself
- 1.2. Điểm mạnh của bạn là gì? - What are your strengths?
- 1.3. Điểm yếu của bạn là gì? - What are your weaknesses?
- 1.4. Lý do bạn ứng tuyển công việc này? - Why do you want this job?
- 1.5. Lý do bạn rời công ty cũ là gì? - Why did you leave your last job?
- 1.6. Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì? - What are your short term goals?
- 1.7. Mục tiêu dài hạn của bạn là gì? - What are your long term goals?
- 1.8. Bạn biết gì về công ty chúng tôi? - What do you know about my company?
- 1.9. Hãy nói cho tôi về những kinh nghiệm làm việc của bạn? - Tell us about your experience?
- 1.10. Bạn có làm việc tốt dưới áp lực không? - Do you work well under pressure?
- 1.11. Bạn mong đợi gì từ sếp của mình? - What do you expect from your manager?
- 1.12. Bạn dự định sẽ làm việc tại công ty trong thời gian bao lâu? - How long do you plan on staying with thí company?
- 1.13. Tại sao chúng tôi nên thuê bạn? - Why should I hire you?
- 1.14. Mức lương bạn mong muốn? - What kind of salary do you expect?
- 1.15. Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không? - Do you have any question for us?
- 2. Một số câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh khác.
- 2.1. Một số câu hỏi mang tính nhận thức/kỹ năng cá nhân.
- Bạn là người chấp nhận rủi ro hay bạn là người tránh xa những rủi ro? - Are you a risk taker or do you like to stay away from risks?
- 2.2. Một số các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn bằng tiếng Anh.
- 3. Mẹo thông minh khi trả lời phỏng vấn tiếng Anh.
Làm sao để có thể tự tin, cũng như gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn tiếng Anh. Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay trong bài này các bạn nhé!
1. Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh phổ biến nhất.
1.1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân - Tell me little about yourself
Chắc chắn khi phỏng vấn bằng tiếng Anh thì bạn sẽ được yêu cầu giới thiệu bản thân đầu tiên. Đối với câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ muốn nhìn thấy sự tự tin, khả năng tổng hợp và thể hiện thông tin cũng như niềm đam mê của bạn với vị trí ứng tuyển. Đây sẽ là cơ hội tốt nhất để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Xem thêm: CẨM NANG GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG ANH HAY NHẤT
Cách giới thiệu bản thân dành cho sinh viên đi thực tập:
I’m Huy. I’m 22 years old. I am a final year student at Hanoi University of Science and Technology where I majored in Information Technology. I am a progressive person, ready to take on new challenges. I really want to get an internship in IT position.
Tôi là Huy. Tôi 22 tuổi. Tôi là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tôi là người cầu tiến, sẵn sàng đón nhận những thử thách mới. Tôi rất mong muốn được thực tập ở vị trí IT.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 1: Tên và tuổi [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Cách giới thiệu bản thân dành cho sinh viên mới ra trường:
Hello. My name is Thu. I’m 22 years old. I graduated from National Economics University where I majored in International Economics. I have an internship as an international market researcher at VietNam International Bank last year. I am an avid learner and a fast learner. I have teamwork skills and can also manage my schedule well.
Xin chào. Tôi là Thu. Năm nay tôi 22 tuổi. Tôi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân ngành Kinh tế quốc tế. I đã có kỳ thực tập vị trí nhân viên tư vấn đầu tư quốc tế tại ngân hàng Quốc tế Việt Nam năm ngoái. Tôi là một người ham học hỏi và tiếp thu nhanh. Tôi có kĩ năng làm việc nhóm cũng như quản lý bản thân khá tốt.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 2: Địa chỉ và quê quán [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Cách giới thiệu bản thân dành cho người đã có kinh nghiệm:
My name is Du. I am 30 years old. I have a bachelor's degree in Commercial Business from the HaNoi Financial and Banking University. I have worked for 5 years at HBR Group, from the position of Marketing Advertising to Marketing Manager. My years of experience have prepared me well for this position.
Tên tôi là Du. Tôi 30 tuổi. Tôi có bằng cử nhân ngành Kinh tế thương mại của đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội. Tôi đã làm việc 5 năm tại tập đoàn HBR, từ vị trí nhân viên quảng cáo đến trưởng phòng Marketing. Tôi tin rằng kinh nghiệm làm việc của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí này.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 7: Sở thích [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
1.2. Điểm mạnh của bạn là gì? - What are your strengths?
Đối với câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh về thế mạnh thì đây chính là cơ hội để bạn chứng minh rằng mình thực sự phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn cần trả lời thật khéo léo, ngắn gọn nhưng vào đúng trọng tâm.
Bạn nên liệt kê ra các ưu thế của mình một cách rõ ràng, sau đó sẽ giải thích thêm tại sao đó lại là thế mạnh của bạn.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 8: Năng lực [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Một số từ vựng về các thế mạnh của bản thân:
- To be punctual – to be on time: Đúng giờ
Ví dụ: I am a punctual person. I always complete my work on time. My previous job had a lot of deadlines and I made sure I got the job done on schedule. (Tôi là một người đúng giờ. Tôi luôn hoàn thành công việc đúng thời gian. Công việc trước đây của tôi có nhiều yêu cầu về thời gian và tôi cần đảm bảo công việc xong xuôi theo kế hoạch.)
- To be ambitious - to have goals: Có tham vọng, mục tiêu
I am ambitious. Always setting goals keeps me motivated to work effectively. I always try to learn and gain experience to develop myself. (Tôi là một người có tham vọng. Việc luôn đặt ra mục tiêu giúp tôi có động lực để làm việc thật hiệu quả. Tôi luôn nỗ lực học tập và tích lũy kinh nghiệm để phát triển bản thân.)
- To be a team - player - to work well with others: Kĩ năng làm việc nhóm tốt
I consider myself to be a team player. I find teamwork makes goals easier to achieve. (Tôi là một phần của tập thể. Tôi nhận thấy làm việc nhóm khiến cho các mục tiêu trở nên dễ thực hiện hơn.)
- To take initiative – to do something without having to be told to do it (chủ động, làm gì đó mà không cần được yêu cầu)
I always take initiative. I am willing to do tasks even though you are not required. (Tôi luôn chủ động trong công việc. Tôi sẵn sàng làm những công việc mặc dù bạn không yêu cầu.)
- Một số từ vựng khác về thế mạnh của bản thân: trustworthy (trung thực), responsible (trách nhiệm), enthusiastic (nhiệt tình), focused (tập trung), confident (tự tin), to keep your cool (bình tĩnh)...
I consider myself to be trustworthy, responsible and enthusiastic. So when I get a task I always try to complete it in the best way. (Tôi là người trung thực, trách nhiệm và nhiệt tình. Khi nhận một yêu cầu công việc tôi sẽ luôn cố gắng hoàn thành nó một cách tốt nhất.)
1.3. Điểm yếu của bạn là gì? - What are your weaknesses?
Một điều bạn cần chú ý khi phỏng vấn tiếng Anh đó chính là đừng trốn tránh hay lúng túng khi được đặt câu hỏi về nhược điểm của bản thân. Hãy thẳng thắn chia sẻ và quan trọng là cần đưa ra các ví dụ về giải pháp bạn đang làm để khắc phục ưu điểm đó.
Bạn cần có cách nói khéo léo để khiến cho những điểm yếu đó trở nên nhẹ nhàng, tích cực và dễ chấp nhận hơn: No one is perfect (Không ai là hoàn hảo), Everyone has weaknesses (Ai cũng có điểm yếu),...
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 14: Kỹ năng quản lý thời gian [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Bạn có thể tham khảo cách trình bày theo hướng như sau.
Hãy khiến cho điểm yếu trở thành điểm mạnh của bạn:
Sometimes I act emotional and impulsive. However, this also helps me generate creative, risky but effective ideas.
=> Đôi khi tôi có những hành động theo cảm xúc và hơi bồng bột. Tuy nhiên, điều này cũng giúp tôi có những ý tưởng sáng tạo, mạo hiểm nhưng lại hiệu quả.
Đừng quên đưa ra những giải pháp để khắc phục, hạn chế khuyết điểm này:
I will try to stick to the goals in the master plan so that I can ensure that my actions and ideas are appropriate. I will also listen to everyone's opinions.
=> Tôi sẽ bám sát các mục tiêu của kế hoạch tổng được đưa ra để đảm bảo mọi hành động, ý tưởng của mình phù hợp. Tôi cũng sẽ luôn lắng nghe ý kiến của mọi người.
Một số ví dụ cách nói về điểm yếu của bản thân:
- I see my weakness is not having a clear direction. I am person who wants to accomplish as much as possible. I realize this affects quality and I'm currently trying to find a balance between quantity and quality. (Tôi nhận thấy điểm yếu của mình là chưa có định hướng rõ ràng. Tôi là người muốn hoàn thành càng nhiều công việc càng tốt. Tôi nhận ra việc này ảnh hưởng đến chất lượng của công việc, tôi đang cố gắng cần bằng giữa số lượng và chất lượng.
- I tend to work individually. This affects the common goals, so I'm trying to improve it. I will make a to-do list and think about who I can discuss. (Tôi có xu hướng làm việc cá nhân. Điều này ảnh hưởng đến các mục tiêu chung, vì vậy tôi đang cố gắng cải thiện nó. Tôi sẽ lập danh sách công việc và suy nghĩ xem có thể thảo luận với ai trong team.)
- My weakness is that I am not confident when communicating in English. And I'm definitely practicing a lot to improve it. This interview also shows my efforts.(Điểm yếu của tôi là tôi chưa tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Và chắc chắn tôi sẽ luyện tập rất nhiều để cải thiện nó. Buổi phỏng vấn hôm nay cũng thể hiện phần nào những nỗ lực của tôi.)
Thay vì hỏi thẳng về khuyết điểm nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi: If you could change one thing about your personality, what would it be and why? (Nếu có thể thay đổi một điểm trong tính cách của bạn, thì đó là gì và tại sao?
Bạn có thể trả lời tượng tự về khuyết điểm của mình và hướng cải thiện.
Xem thêm:
=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV TIẾNG ANH CHUYÊN NGHIỆP, ẤN TƯỢNG
1.4. Lý do bạn ứng tuyển công việc này? - Why do you want this job?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn thể hiện được mong muốn làm việc tại công ty cho các nhà tuyển dụng thấy được. Bên cạnh việc đưa ra sự yêu thích với công việc bạn có thể chia sẻ thêm về các kinh nghiệm của mình để chứng minh bạn là người phù hợp với công ty.
Ví dụ:
Ứng tuyển vào vị trí Content Viral của công ty trong lĩnh vực giáo dục
I have 3 years of experience in creating content on big news fan pages. All my articles have very good organic reach. It is known that the company's social networking platforms have a huge following. I look forward to the opportunity to showcase my content creation skills on such major platforms.
(Tôi có 3 năm kinh nghiệm làm content trên các trang tin tức lớn. Các bài viết của tôi đều đạt lượt tiếp cận tự nhiên rất tốt. Được biết các nền tảng mạng xã hội của công ty có lượng theo dõi rất lớn. Tôi mong muốn có cơ hội được thể hiện khả năng sáng tạo nội dung trên các nền tảng lớn như vậy.)
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 12: Lý do xin việc [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
1.5. Lý do bạn rời công ty cũ là gì? - Why did you leave your last job?
Đây là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn xin việc. Vậy bạn cần trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh như thế nào cho phù hợp? Bạn cần chú ý một vài điểm sau nhé:
- Không đưa những thông tin xấu quá tiêu cực về công ty cũ, sếp cũ hay đồng nghiệp cũ.
- Hãy nói mọi thứ dựa trên mục tiêu cá nhân của bạn: mong muốn thay đổi, tìm môi trường mới,...
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 11: Lý do nghỉ việc [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Bạn có thể tham khảo một số cách nói sau nha:
- I am looking for new working environment (Tôi tìm kiếm môi trường làm việc mới.)
- My old job has not helped me to bring into full play my strengths (Công việc cũ chưa giúp tôi phát huy hết điểm mạnh của bản thân.)
- I want to do a job with more creativity (Tôi muốn làm việc sáng tạo hơn.)
- I want to challenge myself in a new environment (Tôi muốn thử thách bản thân trong một môi trường mới.)
- I need change to develop myself (Tôi cần thay đổi để phát triển bản thân.)
Xem thêm:
=> TRẢ LỜI 3 CÂU HỎI KINH ĐIỂN KHI ĐI PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG ANH
=> Những mẫu câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh khi xin việc
1.6. Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì? - What are your short term goals?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này vì muốn biết những mục tiêu, dự định của bạn có phù hợp với định hướng của công ty hay không.
Khi trả lời hãy bám sát theo quy tắc S.M.A.R.T bạn nhé (Specific – cụ thể, Measurable – đo đếm, tính toán được, Achievable – khả thi, Relevant – phù hợp với cả 2 bên và Time-bound – có thể kiểm soát được về thời gian)
Ví dụ:
- Initially, I wanted to grow into a position that would allow me to use my entire skill set instead of just a few. In my previous roles, I was not able to use my full potential. In the near future, I would also like to have the opportunity to learn and master new skills in my field.
(Bước đầu, tôi muốn phát triển ở vị trí mà tôi được sử dụng toàn bộ bộ kỹ năng của mình thay vì chỉ một vài kỹ năng. Trong những vai trò trước đây, tôi không thể sử dụng hết khả năng của tôi. Trong tương lai gần, tôi cũng muốn có cơ hội học hỏi và thuần thục các kỹ năng mới trong lĩnh vực của mình.)
- My short-term goal is to learn new software applications to improve work efficiency.
Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm hiểu những ứng dụng phần mềm mới để cải thiện được hiệu suất công việc.
1.7. Mục tiêu dài hạn của bạn là gì? - What are your long term goals?
Câu hỏi này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy bối rối, vì đôi khi rất khó để xác định được mục tiêu của bản thân trong 5 - 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ luôn đánh giá cao những ứng viên có lộ trình và mục tiêu rõ ràng. Vì vậy hãy suy nghĩ về mục tiêu xa trong tương lai để có cách trả lời ấn tượng khi phỏng vấn tiếng Anh.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 16: Mục tiêu công việc [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Một số từ vựng về mục tiêu dài hạn:
- Improved my skills. => Phát triển kỹ năng sự nghiệp.
- Become more independent in what I do and productive (doing more). => Độc lập và có năng suất cao trong công việc.
- Achieved a higher position. => Đạt được vị trí cao hơn trong công việc.
- Become a team leader… => Trở thành nhóm trưởng…
- Become an outstanding individual in the company => Trở thành cá nhân xuất sắc trong công ty
Ví dụ:
- Three years from now, I want to be a marketing manager. I am willing to learn and work hard to achieve this goal.
Trong ba năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng marketing. Tôi sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này.
- I want to be a valued employee of the company. I want to have outstanding results while working here.
Tôi muốn trở thành một nhân viên được trọng dụng của công ty. Tôi muốn có những thành quả nổi bật khi làm việc tại đây.
- I will not stop at the position of Marketing Manager. I want to be a CMO. I believe that I am hard-working and smart enough.
Tôi sẽ không dừng lại ở vị trí trưởng phòng. Tôi muốn trở thành giám đốc Marketing và tôi tin rằng mình đủ chăm chỉ, thông minh.
Trong một số trường hợp nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi bạn câu hỏi như: Where do you see yourself 5/10 years from now? (Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5/10 năm tới?), thì bạn cũng có thể trả lời tương tự với câu hỏi về mục tiêu dài hạn.
1.8. Bạn biết gì về công ty chúng tôi? - What do you know about my company?
Đưa ra câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ quan tâm của bạn với công việc bạn ứng tuyển. Chính vì vậy bạn cần chứng minh bạn đã dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về công ty cũng như JD của vị trí mà bạn đã ứng tuyển. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những thông tin nổi bật, trình bày ngắn gọn nhưng đúng trọng tâm.
Ví dụ:
Langmaster is a leading English communication center system. With a system of social networking channels with a large following. That's what I really admire and look forward to having the opportunity to work here.
Langmaster là một hệ thống trung tâm tiếng Anh giao tiếp hàng đầu. Với hệ thống các kênh mạng xã hội có lượng theo dõi lớn. Đó là điều tôi rất ngưỡng mộ và mong muốn có cơ hội được làm việc tại đây.
1.9. Hãy nói cho tôi về những kinh nghiệm làm việc của bạn? - Tell us about your experience?
Khi nhận được câu hỏi này khi phỏng vấn tiếng Anh thì bạn có thể nói theo các ý như sau:
Quá trình học tập, các bằng cấp bạn đang sở hữu:
Nếu bạn sở hữu rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ thì không nên liệt kê hết tất cả, hãy chọn lọc từ 2-3 loại phục vụ trực tiếp cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ:
I graduated in International Economics from Foreign Trade University. Besides, I have an international audit certificate.
Tôi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế của đại học ngoại thương. Bên cạnh đó tôi có 1 chứng chỉ kiểm toán quốc tế.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 3: Trình độ học vấn [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Kinh nghiệm làm việc của bạn:
Khi nói đến phần này bạn cần đặc biệt chú ý vì đây sẽ là những thông tin mà nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm.
Đối với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa tích lũy được quá nhiều kinh nghiệm làm việc thì nên nói tập trung vào những kỹ năng mà bạn đang có theo sau đó là cam kết về sự nỗ lực, ham học hỏi trong quá trình làm việc.
Còn đối với những bạn đã đi làm được một thời gian và có vốn kinh nghiệm nhất định thì nên chọn lọc những thông tin đắt giá nhất, những kinh nghiệm cần liên quan mật thiết đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Để nhà tuyển dụng có thể thấy được những kinh nghiệm bạn đã có sẽ giúp ích khi bạn làm việc tại công ty của họ.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 4: Kinh nghiệm làm việc [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 5: Thành tựu [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Ví dụ 1:
Before graduating, I had the opportunity to do an internship at HBR Holding. My job is as an advertising executive. I have learned a lot from my leader and have made significant progress. The results of the advertising campaigns have been clearly stated in my CV. With my experience, curiosity, and serious attitude at work, I believe that I can take on the position of advertising officer.
Trước khi tốt nghiệp, tôi đã có cơ hội thực tập tại tập đoàn HBR. Công việc của tôi là nhân viên chạy quảng cáo. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ người lãnh đạo của mình và có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả các chiến dịch quảng cáo đã được tôi ghi rõ trong CV. Với những kinh nghiệm đã có cùng với sự ham học hỏi, thái độ nghiêm túc trong công việc, tôi tin rằng mình có thể đảm nhận tốt vị trí nhân viên quảng cáo của công ty.
Ví dụ 2:
I have 5 years of experience working in PR position in two big companies, X and Y. The big media campaigns that I have done can be followed as: A, B, C, D... All campaigns have exceeded their goals.
Tôi đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí PR ở hai công ty lớn là X và Y. Các chiến dịch truyền thông lớn mà tôi đã thực hiện có thể kế đến như: A, B,C, D... Tất cả các chiến dịch đều có kết quả vượt mục tiêu đặt ra.
Một số câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm học tập, làm việc khác:
- What extracurricular activities were you involved in? - Bạn có từng tham gia hoạt động ngoại khoá nào không?
- During college, how did you spend your summer vacations? - Khi học đại học, bạn trải qua kì nghỉ hè thế nào? => Câu hỏi này thường được đặt ra cho các bạn sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng muốn biết về những hoạt động trong kỳ nghỉ của bạn để đánh giá về sự năng động, ham học hỏi cũng như một vài sở thích của bạn.
- Did you do any internships? Where do you intern? - Bạn có đi thực tập không, nếu có thì bạn thực tập ở đâu? => Đối với câu hỏi này thì sẽ là một phần nhỏ của câu hỏi về kinh nghiệm làm việc của bạn, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này trước thì khi chia sẻ về kinh nghiệm làm việc bạn không cần nhắc lại những thông tin này nữa.
1.10. Bạn có làm việc tốt dưới áp lực không? - Do you work well under pressure?
Các công ty luôn mong muốn có thể tìm những nhân sự có khả năng làm việc với cường độ cao, chịu được áp lực, deadline và có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt là với những vị trí quan trọng, chủ chốt thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ở bạn. Chính vì vậy khi trả lời phỏng vấn tiếng Anh bạn cần thật khéo léo.
Ví dụ:
Deadlines or big projects are the driving force behind me to be more productive. Of course, there will be times when I feel stressed. But I am confident that I can balance my emotions and ensure the quality of my work.
Deadline hay những dự án lớn là động lực thúc đẩy tôi làm việc năng suất hơn. Đương nhiên sẽ có đôi lúc tôi cảm thấy stress. Nhưng tôi tự tin rằng mình có thể cân bằng cảm xúc và đảm bảo chất lượng công việc.
1.11. Bạn mong đợi gì từ sếp của mình? - What do you expect from your manager?
Đối với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết được sự ỳ vọng của bạn về cách quản lý, cách làm việc cũng như phẩm chất của Sếp của bạn. Bên cạnh đó câu hỏi này cũng sẽ bộc lộ phần nào cá tính của bạn. Từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với môi trường làm việc của công ty hay không?
Đối với câu hỏi này bạn nên chia sẻ một cách thẳng thắn những mong muốn, kỳ vọng của bản thân, vì đây cũng chính là một bước để bạn đánh giá xem liệu rằng công ty này có phù hợp với minh hay không.
Ví dụ:
The most important thing I want from my manager is constructive feedback so I know where I need to improve. I also desire fairness and objectivity when working.
Điều quan trọng nhất mà tôi muốn từ Sếp của mình là những phản hồi mang tính xây dựng để tôi biết mình cần phải cải thiện điều gì. Bên cạnh đó tôi cũng mong muốn về sự công bằng, khách quan khi làm việc.
1.12. Bạn dự định sẽ làm việc tại công ty trong thời gian bao lâu? - How long do you plan on staying with thí company?
Khi phỏng vấn tiếng Anh hay tiếng Việt thì chắc chắn đây cũng sẽ là một câu hỏi bạn dễ gặp. Công ty nào cũng mong muốn có được những nhân sự làm việc lâu dài và có tính cam kết.
Trong trường hợp này bạn cần trả lời thật khôn khéo, chú ý đừng đưa ra một mốc thời gian cụ thể mà hãy thể hiện tính trách nhiệm, cam kết làm việc của bạn.
Ví dụ:
Through the interview, I realized that the company has all the things I want: a great environment, growth opportunities... I believe that I can develop myself as well as prove my ability through many successful projects if I have the opportunity to work for this company. I plan on staying a long time.
Thông qua buổi phỏng vấn tôi nhận thấy công ty có tất cả những điều tôi cần: môi trường làm việc tuyệt vời, cơ hội phát triển… Tôi tin rằng tôi có thể phát triển bản thân cũng như chứng minh năng lực của mình thông qua nhiều dự án thành công nếu có cơ hội làm việc tại đây. Tôi dự định sẽ làm việc tại công ty lâu dài.
1.13. Tại sao chúng tôi nên thuê bạn? - Why should I hire you?
Chắc hẳn câu hỏi này dễ khiến bạn lúng túng khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh. Nhưng đừng lo lắng hãy một lần nữa khẳng định những ưu thế, sự phù hợp của bản thân với vị trí bạn đang ứng tuyển cũng như văn hoá của công ty.
Ví dụ:
You should hire me. First, my experience is perfectly aligned with the requirements you asked for in your job listing. Second, I am progressive and will always strive to learn and work to achieve the best results.
Anh nên thuê tôi. Đầu tiên, kinh nghiệm của tôi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu anh đưa ra cho vị trí này. Thứ hai, tôi cầu tiến và sẽ luôn nỗ lực học tập và làm việc để có được thành quả tốt nhất.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 18: Khả năng nhận việc [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
1.14. Mức lương bạn mong muốn? - What kind of salary do you expect?
Đây sẽ là câu hỏi khá nhạy cảm nếu bạn không có cách đáp lại khôn khéo. Trong trường hợp này bạn cần tìm hiểu xem mức lương trung bình cho vị này là bao nhiêu. Sau đó kết hợp với năng lực, kinh nghiệm của bạn để đưa ra một mức phù hợp.
Chắc hẳn phía công ty cũng đã có sẵn một con số cho vị trí họ đang tuyển dụng, tuy nhiên họ cũng cần biết mong muốn của bạn để cân đối sao cho phù hợp.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 15: Tiền lương [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Ví dụ:
I want the salary to match my ability and experience, it will be around X- Y.
Tôi mong muốn mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của mình, nó sẽ khoảng X- Y.
1.15. Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không? - Do you have any question for us?
Đối với câu hỏi này bạn nên trả lời là có, vi đây là cơ hội để hỏi những điều bạn băn khoăn cũng như là cơ hội để nói lên những suy nghĩ của bản thân. Đây cũng là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có nghiêm túc với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển hay không?
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 20: Kết thúc cuộc phỏng vấn [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo:
- Does the company have training programs for new employees? => Công ty có các chương trình đào tạo dành cho nhân viên mới không?
- What is the next step? => Bước tiếp theo là gì?
- I want to know more about the working process in detail. => Tôi muốn biết cụ thể hơn về quy trình làm việc.
- What are the company's policies for employees? => Các chính sách của công ty dành cho nhân viên thì như thế nào?
2. Một số câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh khác.
2.1. Một số câu hỏi mang tính nhận thức/kỹ năng cá nhân.
Bạn có phải người có óc tổ chức không? - Are you an organized person?
Bạn nên trả lời và đưa ra dẫn chứng để khẳng định với nhà tuyển dụng bạn là người có óc tổ chức.
Ví dụ:
I think I’m quite organized. I always plan out the tasks, so I can track the progress.
Tôi nghĩ tôi là người có tổ chức. Tôi luôn lên kế hoạch cho các đầu việc để đảm bảo có thể theo dõi tiến độ.
Bạn quản lý thời giản của mình như thế nào? - How do you manage your time?
Nhà tuyển dụng đôi khi muốn nhìn nhận về tính kỉ luật, cách sắp xếp thời gian của bạn. Hãy đảm bảo bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có tính kỉ luật và biết cách sắp xếp thời gian phù hợp dành cho công việc.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh - Bài 14: Kỹ năng quản lý thời gian [Học tiếng Anh giao tiếp #4]
Ví dụ:
I am a punctual person and I always plan the tasks so that I can arrange the time to meet the deadline.
Tôi là người đúng giờ và tôi luôn lên kế hoạch cho các công việc để có thể sắp xếp thời gian hoàn thành đúng deadline.
Bạn là người chấp nhận rủi ro hay bạn là người tránh xa những rủi ro? - Are you a risk taker or do you like to stay away from risks?
Câu hỏi này tuỳ thuộc vào tính cách của bạn. Bạn có thể tham khảo câu trả lời theo hai cách sau:
- I'm a daredevil. I think risks easily create opportunities. (Tôi là người liều lĩnh. Tôi nghĩ rủi ro sẽ tạo ra nhiều cơ hội.)
- I will stay away from the risks. I think this is a necessary quality of an accountant. (I will stay away from the risks. I think this is a necessary quality of an accountant.)
Hãy nói về một lần bạn mắc sai lầm của bạn - Tell me about a time you made a mistake.
Đây là câu hỏi để đánh giá sự nhận thức của bạn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người nhìn nhận lỗi sai và có hướng sửa chữa.
Ví dụ:
I was once assigned to organize an event. At that time, I had a question about what the customer wanted. But I was subjective and did not ask again. At rehearsal, the customer was not satisfied. I learned not to assume through the mistake I made.
Tôi từng được giao tổ chức một sự kiện. Khi đó tôi có một thắc mắc về điều khách hàng muốn. Nhưng tôi đã chủ quan và không hỏi lại. Vào buổi tổng duyệt khách hàng đã không đúng ý. Tôi đã học được bài học là không nên tự giả định và chủ quan.
Nếu bạn được học một kĩ năng mới đó sẽ là gì? - If you could learn a new skill, what would it be?
Bạn nên trả lời theo mong muốn thực tế của bản thân nhưng nên đảm bảo những kĩ năng đó sẽ phục vụ cho công việc của bạn tại công ty.
Ví dụ:
I want to learn how to optimize the budget and still be effective.
Tôi muốn học cách lập kế hoạch để tối ưu ngân sách mà vẫn mang lại hiệu quả.
2.2. Một số các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn bằng tiếng Anh.
Nếu bạn chưa hiểu về công việc mà không liên lạc được với quản lý thì bạn sẽ làm gì? - If you don’t understand your tasks and you can’t connect your boss, what would you do?
Tình huống này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự linh hoạt, chủ động và sự khéo léo khi xử lý công việc của bạn.
Khi không thể hỏi quản lý bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp đã làm việc lâu năm.
I would first see what the deadline is and if my manager will be back before the deadline. If not, I would leave a message on my manager’s phone. Afterward, I would ask my peers or other managers to see if they know the assignment.
Trước tiên tôi sẽ xem khi nào là hạn chót xử lý và liệu Quản lý có kịp về trước thời hạn này không. Nếu không, tôi sẽ để lại tin nhắn thoại cho Quản lý. Sau đó, tôi sẽ hỏi đồng nghiệp hoặc Quản lý khác để xem có ai biết về công việc này không.
Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm việc gì mà bạn cho rằng mình có thể làm nó theo cách khác, bạn sẽ làm gì? - How If your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do?
Tình huống này dùng để thử khả năng phản ứng và xử lý tình huống của bạn. Bạn có thể tham khảo cách trả lời như sau:
I will present my ideas and explain the benefits. If Manager still thinks it's not feasible, I’ll follow his instructions.
Tôi sẽ trình bày ý tưởng của mình và giải thích về những điểm thuận lợi của nó. Nếu như Sếp vẫn nghĩ nó không khả thì thì tôi sẽ làm theo chỉ thị.
Nếu khi làm việc nhóm có xảy ra mâu thuẫn bạn sẽ giải quyết như thế nào? - If there is a conflict when working in a group, how will you resolve it?
Tương tự với tình huống trên, tình huống này cũng sẽ thể hiện sự khéo léo của bạn khi xử lý vấn đề. Hãy trả lời để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người linh hoạt và luôn đặt công việc là ưu tiên chứ không phải những vấn đề cá nhân.
Ví dụ:
I will pause the discussion and talk to resolve the conflict... And of course, I need to explain that what we need to prioritize is the progress of the work.
Tôi sẽ tạm dừng cuộc thảo luận và nói chuyện để giải quyết mâu thuẫn. Và đương nhiên tôi cũng sẽ giải thích là điều chúng tôi cần ưu tiên là tiến độ công việc.
3. Mẹo thông minh khi trả lời phỏng vấn tiếng Anh.
Để buổi phỏng vấn được thành công, chắc chắn bạn cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như phong thái tự tin, cách ứng xử thông minh. Cùng tham khảo một số tips sau nha:
- Luôn tìm hiểu kĩ về công ty và vị trí mà mình ứng tuyển.
- Chuẩn bị một phần giới thiệu bản thân thật ấn tượng.
- Tự đặt ra những câu hỏi nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn và chuẩn bị những câu trả lời.
- Khi tham gia phỏng vấn đừng quên sử dụng ngôn ngữ hình thể và kiểm soát tốc độ nói phù hợp.
- Tập trung nói những điều mình chắc chắn một cách tự tin và đừng quên thể hiện cá tính bản thân trong buổi phỏng vấn.
- Hạn chế nói lan man, dài dòng hay trả lời lòng vòng không đúng trọng tâm.
- Trả lời quá dài dòng tại sao bạn nghỉ việc hay mất việc.
- Đừng nói những điều bạn không biết hay những việc bạn chưa từng làm.
- Đừng tập trung nói quá nhiều vào bản thân. Hãy thể hiện bạn còn quan tâm tới những vấn đề xoay quanh công việc, công ty bạn đang ứng tuyển.
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
Đến đây chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều TIPs để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tiếng Anh của mình rồi đúng không nào? Đừng quên rằng sự tự tin vào bản thân luôn là yếu tố quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn bạn nhé. Chúc bạn sẽ thật thành công và đừng quên theo dõi website của Langmaster để có thêm nhiều thông tin hữu ích nha.
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
- Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
- Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo
Bài viết khác
Luyện viết tiếng Anh theo chủ đề là một trong các cách đơn giản để có thể cải thiện kỹ năng viết. Cùng tìm hiểu 33 chủ đề đơn giản và thú vị nhất trong bài sau nhé!
Mở đầu bài thuyết trình ấn tượng là cách để bạn dễ dàng thu hút sự chú ý của người nghe. Cùng theo chân Langmaster nắm ngay những bí quyết để mở đầu một bài thuyết trình hấp dẫn nhé!
Cách xưng hô trong tiếng Anh như thế nào cho đúng nhất? Tìm hiểu ngay chủ đề thú vị này cùng với Langmaster nhé!
Bằng B1 tiếng Anh là một trong những trình độ cơ bản trong thang năng lực tiếng Anh. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay về thông tin này nhé!
Khung giờ vàng để học tập hiệu quả nhất là thời điểm nào? Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster khám phá ngay phần kiến thức này nhé!