TRẢ LỜI 3 CÂU HỎI KINH ĐIỂN KHI ĐI PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG ANH

Những cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh là thử thách không thể thiếu khi bạn muốn làm việc ở những công ty lớn hay những tập đoàn đa quốc gia. Để có được một cuộc phỏng vấn suôn sẻ ngoài việc có kỹ năng tiếng Anh tốt, bạn còn phải có tư duy logic đồng thời là khả năng ứng biến nhanh. Hãy cùng Langmaster tìm hiểu những mẹo ứng biến hay để vượt qua các buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh ngay.

A. Những tình huống thường gặp trong các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh

1. Chào hỏi và giới thiệu bản thân

Đây là đoạn dạo đầu của cuộc phỏng vấn. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ chào hỏi và yêu cầu bạn giới thiệu hoặc cung cấp một vài thông tin bao quát. Có thể đây chưa phải là phần chính của cuộc phỏng vấn. Những đây là lúc bạn để lại ấn tượng đầu tiên trong mắt họ, nên hãy tự nhiên và làm tốt nhất có thể. 

null

2. Hỏi lý do bạn ứng tuyển vào vị trí này

Để trả lời tốt câu hỏi này bạn nên đưa ra những lý do thuyết phục và logic. Nghĩa là bạn phải trả lời dựa trên những kiến thức và kỹ năng mình đang có phù hợp với các tiêu chỉ trong Job description. Cho nên việc tìm hiểu kỹ công việc và vị trí ứng tuyển là một điều rất cần thiết. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bạn với công việc.

3. Hỏi về công việc cũ

Có hay trường hợp thường xảy ra:

  • Yêu cầu mô tả về công việc cũ: mục đích chủ yếu là để đánh giá kỹ năng nghiệp vụ của bạn. Hãy nghiêm túc và thể hiện sự trân trọng thành quả lao đồng của mình dù đó là công ty cũ.
  • Hỏi lý do bạn nghỉ việc: mục đích chủ yếu là đánh giá thái độ của bạn đối với công việc. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ. Đó không phải là tác phong của một nhân viên tốt. Thay vào đó, hãy nói về những điều bạn kỳ vọng mà công ty cũ chưa đáp ứng được. Đồng thời hãy phân tích về định hướng phát triển của bản thân. 

4. Đàm phán lương

Trong nhiều trường hợp bạn sẽ được hỏi về mức lương kỳ vọng. Hãy đưa ra mức lượng cao hơn 10% mong đợi của bạn. Đồng thời hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng cũng nhưng những cam kết trong công việc.

=> TRẢ LỜI 3 CÂU HỎI KINH ĐIỂN KHI ĐI PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG ANH: TẠI ĐÂY

B. 3 câu hỏi kinh điển trong các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh

1. Giới thiệu về bản thân (Tell me a little about yourself)

  • Chú ý sử dụng các thì cho phù hợp: thông thường diễn tả công việc hãy những kỹ năng trước đây, bạn có thể lựa chọn thì Hiện tại hoàn thành hay Quá khứ đơn cho hợp lý. 
  • Sử dụng các cụm động từ: bạn có thể dùng “interested in” hay “fond of” để thể hiện sở thích hay đam mê của mình.

null

Ví dụ:

I’ve been working as a junior chef at a small Italian restaurant for 2 years. I have always been interested in food and cooking which was why I chose to follow this career path. 

2. Tại sao bạn muốn ứng tuyển công việc này? (Why do you want this job?)

  • Sử dụng thì quá khứ để mô tả lại trạng thái công việc trước đây.
  • Sử dụng các từ nối câu (so, when, …) hay mệnh đề quan hệ (who, whom, which,...) để làm cho câu có tính logic hơn.

Ví dụ:

Although it was a great experience, I felt I had learned everything I could in that position. I didn’t see myself having any promotion opportunities in the company before. I was the type to enjoy challenges, so I thought it was time for me to switch jobs.

3. Đàm phán lương

Bạn có thể sử dụng cấu trúc sau:

Considering my [nêu 2-3 kỹ năng] and [thành tựu từng có], I strongly believe I can contribute more to the development of [công ty]. Therefore, I am looking for something closer to [mức lương mong muốn]. I am confident that my career and contribution at [Tên công ty] will flourish

C. Chuẩn bị tốt trước khi đi phỏng vấn bằng tiếng Anh

1. Chuẩn bị các từ vựng chuyên ngành

Có một vốn từ vựng chuyên ngành tốt bạn sẽ dễ dàng ứng biến trong những câu hỏi quan trọng. Đặc biệt là ở phần đàm phán lương, bạn có thể đưa ra những lập luận thuyết phục về sự am hiểu của mình trong công việc. Sử dụng tốt những từ vựng chuyên ngành còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao trình độ chuyên môn của bạn hơn.

2. Tìm hiểu về công ty

Tìm hiểu về văn hóa công ty không chỉ giúp bạn xác định mình có phù hợp với nó hay không. Mà còn giúp bạn định hướng được câu trả lời của mình sao cho phù hợp. Bên cạnh đó bạn cùng nên đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng và mô tả công việc để có cơ sở trả lời những câu hỏi liên quan đến kỹ năng cá nhân.

=> Những mẫu câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh khi xin việc: TẠI ĐÂY

3. Luyện tập trước

Langmaster vừa gợi ý 3 câu hỏi kinh điển trong các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ở mục tuyển dụng của công ty mà bạn sắp ứng tuyển. Sau đó chuẩn bị trước câu trả lời của mình. Hãy luyện tập để nói thật tự tin và lưu loát.

null

Vậy là Langmaster đã cùng bạn tìm hiểu những cấu trúc hữu dụng ứng biến trong các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh. Hy vọng bài viết đã có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trên con đường tự học hãy để Langmaster đồng hành cùng bạn ngay TẠI ĐÂY.

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác