CẨM NANG VIẾT CV TIẾNG ANH CHO THỰC TẬP SINH CHƯA CÓ KINH NGHIỆM

Mục lục [Ẩn]

  • I. Vai trò và thách thức khi viết CV của thực tập sinh
    • 1. Tầm quan trọng của CV khi tìm kiếm cơ hội thực tập
    • 2. Thách thức của thực tập sinh chưa có kinh nghiệm khi viết CV
  • II. 4 bước viết CV cho thực tập sinh ấn tượng và nổi bật 
    • 1. Tìm hiểu về vị trí và công ty muốn ứng tuyển 
    • 2. Chọn định dạng CV phù hợp 
    • 3. Trình bày các thông tin ngắn gọn theo thứ tự 
    • 4. Kiểm tra và chỉnh sửa 
  • III. Mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên thực tập
    • 1. Mẫu CV tiếng Anh cho thực tập sinh ngành Marketing
    • 2. Mẫu CV tiếng Anh cho thực tập sinh ngành Tài chính - Ngân hàng
    • 3. Mẫu CV tiếng Anh cho thực tập sinh ngành Công nghệ Thông tin

Đối với các bạn sinh viên sắp hoặc mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, thường băn khoăn và hoang mang trong việc xây dựng một CV chuyên nghiệp và ấn tượng. Các bạn thường lo lắng vì bản thân kinh nghiệm non trẻ sẽ khiến CV của bạn không thu hút. Vậy hãy cùng Tiếng Anh giao tiếp Langmaster tham khảo ngay cẩm nang viết CV cho thực tập sinh bằng tiếng Anh đảm bảo thu hút nhà tuyển dụng trong bài viết sau.

I. Vai trò và thách thức khi viết CV của thực tập sinh

Vai trò và thách thức khi viết CV của thực tập sinh
Vai trò và thách thức khi viết CV của thực tập sinh

1. Tầm quan trọng của CV khi tìm kiếm cơ hội thực tập

Trong quá trình tìm kiếm cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp, với sự cạnh tranh giữa hàng ngàn ứng viên tiềm năng, CV sẽ là phương tiện tạo ấn tượng đầu tiên cho nhà tuyển dụng và quyết định ứng viên có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp hay không?

CV không chỉ phản ánh thành tích học tập, năng lực làm việc và kỹ năng mà còn thể hiện khả năng trình bày thông tin một cách logic và chuyên nghiệp của ứng viên. Đặc biệt đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc, CV sẽ là cửa sổ duy nhất để thể hiện năng lực và tiềm năng của mình với nhà tuyển dụng.

2. Thách thức của thực tập sinh chưa có kinh nghiệm khi viết CV

Việc viết một CV hiệu quả khi không có kinh nghiệm làm việc có thể là một thách thức đáng kể. Nhiều thực tập sinh cảm thấy khó khăn vì không thể điền bất cứ thông tin nào trong mục kinh nghiệm làm việc. 

Nhưng trên thực tế đối với các nhà tuyển dụng tìm kiếm thực tập sinh thì kinh nghiệm làm việc không phải là yếu tố duy nhất mà họ quan tâm. Các kỹ năng học tập, dự án cá nhân, hoạt động ngoại khóa, các chứng chỉ đặc biệt, cũng như sự nhiệt tình và khả năng học hỏi của ứng viên đều có thể tạo nên sự khác biệt và gây ấn tượng với các doanh nghiệp.

Do đó khi viết cv cho thực tập sinh chưa có kinh nghiệm, đòi hỏi phải có kỹ năng sáng tạo và trình bày nổi bật các khía cạnh khác của mình. Qua đó biến những 'khoảng trống' thành cơ hội thể hiện bản thân một cách độc đáo và thu hút.

khóa học trực tuyến 1 kèm 1

II. 4 bước viết CV cho thực tập sinh ấn tượng và nổi bật 

Cách viết CV thực tập sinh ấn tượng và nổi bật
Cách viết CV thực tập sinh ấn tượng và nổi bật

1. Tìm hiểu về vị trí và công ty muốn ứng tuyển 

  • Xác định rõ vị trí thực tập: Trước khi viết CV, hãy dành thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Dựa trên thông tin bạn thu thập được, hãy nhấn mạnh những kỹ năng và trải nghiệm của bạn bao gồm cả kỹ năng cứng và mềm, cũng như bất kỳ kinh nghiệm học tập hoặc dự án liên quan nào có thể gây ấn tượng bạn là ứng viên phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Phân tích công ty: Bên cạnh các yêu cầu công việc, đồng thời hãy tìm hiểu về văn hóa, môi trường làm việc và các dự án của công ty. Sử dụng thông tin bạn đã thu thập để tùy chỉnh CV của mình nhằm phản ánh được sự hiểu biết và trân trọng đối với công ty cũng như ngành nghề mà bạn chọn. Điều này vừa giúp CV của bạn nổi bật hơn vừa thể hiện rằng bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng và thực sự quan tâm đến cơ hội này.

2. Chọn định dạng CV phù hợp 

Một trong những bước vô cùng quan trọng nhưng không ít ứng viên bỏ qua khi bắt đầu viết CV đó là lựa chọn định dạng CV. Khi viết CV, việc lựa chọn định dạng phù hợp sẽ giúp bạn trình bày thông tin một cách logic và thu hút, đồng thời tạo sự thu hút với nhà tuyển dụng. Dưới đây là ba định dạng chính mà bạn có thể xem xét:

  • Chronological (Theo thời gian): Liệt kê kinh nghiệm làm việc theo trình tự thời gian, từ công việc gần đây nhất đến công việc cũ nhất. 

  • Functional (Theo chức năng): Tập trung vào kỹ năng và nhiệm vụ thay vì theo trình tự thời gian. CV sẽ được tổ chức theo các mục kỹ năng, với ví dụ cụ thể về cách bạn đã áp dụng những kỹ năng đó trong các hoạt động hoặc dự án khác nhau.

  • Combination (Kết hợp): Định dạng kết hợp bao gồm cả hai yếu tố của định dạng theo thời gian và theo chức năng.

Với những người mới bắt đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc như thực tập sinh, sinh viên mới ra trường. Định dạng Functional sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Định dạng này giúp nhấn mạnh cách ứng viên đã sử dụng các kỹ năng vào hoạt động học tập hoặc dự án cá nhiên nào đó và liên kết đến khả năng vận dụng các kinh nghiệm từ các công việc không chính thức vào công việc tại doanh nghiệp trong tương lai.

Lưu ý chung:

  • Luôn cân nhắc tùy chỉnh CV của bạn cho mỗi vị trí bạn ứng tuyển để phù hợp nhất với yêu cầu và mô tả công việc.
  • Dù chọn định dạng nào, hãy đảm bảo rằng CV tiếng Anh của bạn luôn được được trình bày rõ ràng, chuyên nghiệp và không có lỗi chính tả hay ngữ pháp.

3. Trình bày các thông tin ngắn gọn theo thứ tự 

Các thông tin cần có trong CV
Các thông tin cần có trong CV

3.1 Tiêu đề CV (Title)

Tiêu đề là điểm chạm đầu tiên đến nhà tuyển dụng khi xem xét CV của các ứng viên. Do đó hãy chọn một tiêu đề ngắn gọn nhưng phản ánh rõ nét vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển.

Ví dụ: Nguyen Van An - Software Engineer Internship 

3.2 Thông tin cá nhân (Personal Information)

Cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản của bản thân mà nhà tuyển dụng có thể liên lạc trực tiếp với bạn. Bao gồm họ và tên đầy đủ, địa chỉ , số điện thoại và email. Bạn có thể cân nhắc thêm tài khoản LinkedIn hoặc Portfolio trực tuyến để tăng thêm tính chuyên nghiệp, đồng thời doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về bạn.

Ví dụ:

  • Nguyen Van An
  • Address: 123 Ly Thuong Kiet Street, District 10, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • Phone: +84 123 456 7890
  • Email: nguyenvanan@example.com
  • LinkedIn: linkedin.com/in/nguyenvanan

        3.3 Giới thiệu ngắn (About me)

        Giới thiệu ngắn gọn về bản thân với các thông tin về lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng nổi bật và thành tựu hoạt động cá nhân ấn tượng để tạo điểm nhấn đặc biệt của bạn so với các ứng viên khác. Bạn có thể tham khảo cách viết About Me trong CV bằng tiếng Anh đơn giản mà Tiếng Anh Langmaster đã từng chia sẻ để hỗ trợ cho viết CV của bản thân thêm hoàn chỉnh. 

        Ví dụ: A third-year Computer Science student at the National University of Ho Chi Minh City with a solid foundation in programming and software development. Passionate about applying theoretical knowledge to practical projects and eager to enhance practical skills through an internship position. Creative in problem-solving and committed to delivering effective solutions.

        (Sinh viên năm thứ ba ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với nền tảng vững chắc trong lập trình và phát triển phần mềm. Đam mê áp dụng kiến thức lý thuyết vào các dự án thực tế và mong muốn nâng cao kỹ năng thực tiễn thông qua vị trí thực tập. Sáng tạo trong giải quyết vấn đề và cam kết cung cấp các giải pháp hiệu quả.)

        3.4 Mục tiêu nghề nghiệp (Objective)

        Trước khi viết, hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được qua vị trí thực tập này. Mục tiêu của bạn có thể là học hỏi kỹ năng mới, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế hoặc được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

        Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng việc họ chọn bạn không chỉ tốt cho sự phát triển cá nhân của bạn mà còn mang lại lợi ích cho công ty. Mặc dù bạn không có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể nhấn mạnh vào các kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, sự sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, và khả năng học hỏi nhanh có thể là đóng góp vào các dự án sáng tạo, giải quyết vấn đề, hoặc cải thiện quy trình làm việc.

        Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên ngắn gọn, không nên viết quá 2-3 câu. Hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính chủ động và tích cực, đồng thời các thông tin cần được trình bày dễ tiếp nhận và không làm mất đi sự tập trung của người đọc.

        Ví dụ: I’m seeking an internship position in a dynamic software development company where I can utilize my programming skills and gain practical experience. Eager to contribute to innovative projects and further develop my technical expertise in a professional setting.

        (Em đang tìm kiếm một vị trí thực tập tại một công ty phát triển phần mềm năng động, nơi em có thể sử dụng kỹ năng lập trình của mình và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Mong muốn đóng góp vào các dự án sáng tạo và phát triển thêm chuyên môn kỹ thuật trong một môi trường chuyên nghiệp.)

        3.5 Trình độ học vấn (Education)

        Đây là phần quan trọng vì nó cho nhà tuyển dụng biết về nền tảng giáo dục của bạn, điều này có thể liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển. Phần này bạn hãy liệt kê tên trường bạn theo học, ngành học và bằng cấp nếu bạn đã tốt nghiệp. Với bạn sinh viên hoặc mới ra trường, các thành tích học tập như GPA cao và các khóa học liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển sẽ là điểm cộng ấn tượng để bù đắp khoảng trống về kinh nghiệm làm việc. 

        Ví dụ:

        • Bachelor of Science in Computer Science (Expected June 2025)
        • National University of Ho Chi Minh City, Vietnam
        • GPA: 3.7/4.0
        • Relevant Courses: Algorithms and Data Structures, Web Development, Database Management

            3.6 Kỹ năng (Skills)

            Với những ứng viên là người chưa có kinh nghiêm, bên cạnh trình độ học vấn, những kỹ năng mà bạn đã phát triển qua quá trình học tập, các hoạt động ngoại khóa, hoặc thông qua các dự án cá nhân sẽ là điểm thu hút giúp bạn vượt qua các ứng cử viên cạnh tranh.

            Chia thành 2 mục kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, sau đó nêu rõ các kỹ năng mà bạn có thể vận dụng trong công việc nhưng không nên quá dài. Hãy chọn những kỹ năng quan trọng nhất và phù hợp nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển.

            Ví dụ:

            • Technical Skills:
              • Knowledgeable in Java, Python, and C++
              • Web Development: Knowledgeable in HTML, CSS, and JavaScript frameworks like React or Angular.
              • Software Development: Understanding of software development life cycles, including design, development, testing, and deployment of applications.
            • Soft Skills:
              • Strong analytical and problem-solving skills
              • Effective communication and teamwork
              • Time management and project coordination

            3.7 Kinh nghiệm làm việc (Experience)

            Đối với các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, thay vì để trống mục này hãy điền các thông tin về công việc bạn đã tham gia trong các hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ, dự án cá nhân hoặc tổ chức ngoại khóa. Các kinh nghiệm không chính thức mà bạn đã từng trải nghiệm sẽ giúp bạn tăng thêm tính thực tế cho hồ sơ của bản thân.  

            Khi liệt kê mỗi kinh nghiệm, hãy mô tả rõ ràng những gì bạn đã làm, những trách nhiệm mà bạn đã đảm nhận và sử dụng con số để minh họa các thành tựu cụ thể mà bạn đã đạt được. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung được khả năng và sự phù hợp của bạn với công việc mà họ đang tuyển dụng.

            Ví dụ:

            • Volunteer IT Support, Community Tech Help (January 2023 - Present)
              • Assisted local community members with basic IT needs and troubleshooting.
              • Developed user-friendly guides and tutorials to enhance digital literacy.
            • Project Member, University Capstone Project (September 2022 - December 2022)
              • Contributed to the development of a web-based inventory management system.
              • Collaborated in a team to design and implement database solutions using SQL.

            3.8 Thành tựu/ Giải thưởng (Achievement)

            Chỉ nên liệt kê những thành tựu hoặc giải thưởng mà có liên quan đến ngành nghề bạn ứng tuyển hoặc cho thấy kỹ năng và phẩm chất cá nhân nổi bật. 

            Khi liệt kê một giải thưởng hoặc thành tựu, bạn nên bao gồm:

            • Tên của giải thưởng/thành tựu
            • Ngày tháng nhận giải thưởng.
            • Tổ chức cấp giải

            Bạn nên sắp xếp các giải thưởng và thành tựu theo thứ tự thời gian từ mới nhất đến cũ nhất hoặc ngược lại, tùy thuộc vào mức độ ấn tượng của từng giải thưởng.

            Ví dụ:

            • Dean's List, National University of Ho Chi Minh City (2021, 2022)
            • Recognized for exceptional academic performance in consecutive years.
            • Winner, University Programming Contest (March 2023)
            • Led a team of three to develop a winning software solution for real-time student assessment.

              4. Kiểm tra và chỉnh sửa 

              Khi đã hoàn thành CV, bước cuối cùng và cực kỳ quan trọng là kiểm tra toàn diện CV một cách kỹ lưỡng.

              Đọc lại CV của bạn ít nhất ba lần. Lần đầu tiên để nắm bắt tổng quan, lần thứ hai để tập trung vào chi tiết từng câu và lần thứ ba để kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp.

              Hãy rà soát thật chi tiết để đảm bảo rằng cách sử dụng font chữ, kích thước chữ, và các yếu tố trình bày khác nhất quán trong suốt CV. Đồng thời kiểm tra mọi thông tin đều chính xác. Một chiếc CV chỉnh chu sẽ giúp bạn tăng cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và tiến gần hơn đến việc giành được vị trí bạn mong muốn.

              Xem thêm: CÁC MẪU COVER LETTER TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NĂM CUỐI

              III. Mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên thực tập

              1. Mẫu CV tiếng Anh cho thực tập sinh ngành Marketing

              Mẫu viết CV bằng tiếng Anh cho sinh viên thực tập ngành Marketing
              Mẫu viết CV bằng tiếng Anh cho sinh viên thực tập ngành Marketing

              2. Mẫu CV tiếng Anh cho thực tập sinh ngành Tài chính - Ngân hàng

              Mẫu viết CV bằng tiếng Anh cho sinh viên thực tập ngành Tài chính - Ngân hàng
              Mẫu viết CV bằng tiếng Anh cho sinh viên thực tập ngành Tài chính - Ngân hàng

              3. Mẫu CV tiếng Anh cho thực tập sinh ngành Công nghệ Thông tin

              Mẫu viết CV bằng tiếng Anh cho sinh viên thực tập ngành Công nghệ Thông tin
              Mẫu viết CV bằng tiếng Anh cho sinh viên thực tập ngành Công nghệ Thông tin

              TÌM HIỂU THÊM 

              khóa học tiếng anh cho người đi làm

              Trên đây là một số thông tin gợi ý cách viết CV cho thực tập sinh bằng tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn có người cùng đồng hành trong quá trình nâng cao khả năng ngoại ngữ càng sớm càng tốt, hãy đăng ký học giao tiếp online 1 kèm 1 của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster ngay hôm nay. 

              Ms. Vũ Trung Thanh Ngọc
              Tác giả: Ms. Vũ Trung Thanh Ngọc
              • Chứng chỉ giảng dạy Quốc tế CELTA, TESOL
              • Thạc sĩ phương pháp giảng dạy tại Đại học Victoria - Australia
              • 12 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

              Nội Dung Hot

              KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

              Khoá học trực tuyến
              1 kèm 1

              • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
              • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
              • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
              • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
              • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

              Chi tiết

              null

              KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

              • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
              • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
              • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
              • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

              Chi tiết

              null

              KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

              • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
              • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
              • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
              • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

              Chi tiết


              Bài viết khác