TOP NHỮNG CÂU HỎI NÊN HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG KHI PHỎNG VẤN XIN VIỆC

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Vì sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn?
  • 2. Top những câu nên hỏi nhà tuyển dụng
    • 2.1 Đặt các câu hỏi liên quan đến vị trí, chuyên môn công việc
    • 2.2 Đặt các câu hỏi liên quan đến công ty
    • 2.3 Đặt các câu hỏi liên quan đến lương thưởng, phúc lợi 
    • 2.4 Đặt câu hỏi về quy trình tiếp theo sau buổi phỏng vấn
  • 3. Lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
    • 3.1 Không đặt câu hỏi dạng trả lời “có” hoặc “không”
    • 3.2 Tìm hiểu kỹ trước khi đặt câu hỏi
    • 3.3 Đặt câu hỏi hợp lý, có chừng mực
    • 3.4 Thái độ chân thành 
    • 3.5 Hỏi đúng trọng tâm 
    • 3.6 Nội dung nên xoay quanh công việc 
    • 3.7 Cảm ơn sau khi được giải đáp
    • 3.8 Chú ý lắng nghe câu trả lời

Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi ứng viên rằng: “Bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì hay không?” Vậy trong tình huống đó chúng ta nên đặt câu hỏi như thế nào để tạo ấn tượng tốt với họ? Cùng tìm hiểu tất tần tật những câu nên hỏi nhà tuyển dụng qua bài viết tổng hợp chi tiết bên dưới nhé!

1. Vì sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn?

  • Có khá ít người biết rằng việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng chính là cách giúp ứng viên tạo được ấn tượng khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn thật sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển, công ty… 
  • Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, ứng viên vừa thể hiện được cá tính của bản thân, vừa giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển một cách khách quan. 
  • Ứng viên có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa, các quy định, bộ máy hoạt động của công ty.
  • Ứng viên nắm được đặc thù công việc để không bị bỡ ngỡ, sai sót khi nhận nhiệm vụ.
  • Cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn ứng tuyển vào vị trí hiện tại của bạn.

null

2. Top những câu nên hỏi nhà tuyển dụng

Hãy tận dụng cơ hội đặt câu hỏi ngay khi nhà tuyển dụng hỏi “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?” ở cuối buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, không phải cứ hỏi bừa là được mà cần phải có sự chọn lọc cẩn thận. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi này trước buổi phỏng vấn để luôn trong tâm thế sẵn sàng. 

Hãy cân nhắc lựa chọn những câu nên hỏi nhà tuyển dụng trong số các chủ đề sau đây để ghi điểm và tạo ấn tượng tốt nhất nhé! 

2.1 Đặt các câu hỏi liên quan đến vị trí, chuyên môn công việc

Việc đặt các câu hỏi về vị trí ứng tuyển, chuyên môn công việc chắc chắn là cần thiết. Vì ứng viên có thể hiểu rõ hơn vị trí mình đang ứng tuyển, cũng như xem xét bản thân có thể đóng góp những gì cho công ty và học hỏi được điều gì mới trong quá trình làm việc. Một số mẫu câu hỏi bạn có thể tham khảo như:

  • Vị trí này có yêu cầu những kỹ năng đặc biệt nào hỗ trợ cho công việc hay không?
  • Ngoài những điều mô tả trong JD (Job Description), tôi có cần phải làm thêm công việc nào khác nữa không? Nếu có, phần việc đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong khối lượng công việc tôi sẽ đảm nhận?
  • Lộ trình thăng tiến với vị trí này như thế nào?
  • Từ kinh nghiệm của những người đi trước, tôi cần duy trì thói quen nào hoặc trau dồi kỹ năng nào trong công việc để làm tốt hơn?
  • Thử thách lớn nhất khi ở vị trí này là gì?
  • Vị trí này sẽ thường xuyên hợp tác với những bộ phận nào trong công ty?
  • Một ngày làm việc điển hình của vị trí này sẽ như thế nào?

Xem thêm: 

=> 100+ CÂU PHỎNG VẤN XIN VIỆC BẰNG TIẾNG ANH THEO NGÀNH CỰC ẤN TƯỢNG

=> CẨM NANG GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG ANH HAY NHẤT

2.2 Đặt các câu hỏi liên quan đến công ty

Công ty nào cũng mong muốn tìm được những ứng viên tài năng và có thể gắn bó lâu dài. Qua những câu hỏi liên quan đến công ty và phòng ban làm việc, người phỏng vấn sẽ đánh giá được ứng viên đó có thật sự phù hợp với văn hóa, môi trường làm việc của công ty hay không. 

Ngoài ra còn giúp ứng viên xem xét những mục tiêu của công ty có gắn liền với mục đích nghề nghiệp của bản thân hay không. Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng ở chủ đề này có thể là:

  • Xu hướng phát triển của công ty trong 5 – 10 năm tới như thế nào?
  • Văn hóa công ty có những đặc trưng nào tôi cần lưu ý? 
  • Nếu được tuyển, phòng ban nào sẽ trực tiếp quản lý tôi?
  • Phòng ban tôi làm việc chịu trách nhiệm với những công việc cụ thể nào?
  • Quy mô nhân sự của phòng ban hiện tại như thế nào?
  • Quản lý đánh giá về môi trường làm việc tại phòng ban cũng như chất lượng nhân sự ra sao?

null

2.3 Đặt các câu hỏi liên quan đến lương thưởng, phúc lợi 

Khi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, việc hỏi về tiền lương và phúc lợi là điều rất quan trọng với mỗi ứng viên. Dưới đây là một số những câu nên hỏi nhà tuyển dụng để hiểu rõ hơn về những quyền lợi bạn được nhận khi đi làm:

  • Mức lương chính thức cho 1 tháng làm việc của tôi là bao nhiêu?
  • Mức lương dành cho thời gian thử việc là bao nhiêu? Bằng bao nhiêu phần trăm lương chính thức?
  • Tôi có được nhận lương thưởng nếu hoàn thành tốt công việc hay không?
  • Công ty có kế hoạch thưởng lễ, Tết không? Cụ thể như thế nào?
  • Công ty có hỗ trợ nhân viên đóng bảo hiểm y tế không?
  • Công ty thanh toán tiền lương thông qua hình thức nào, tiền mặt hay chuyển khoản? 

2.4 Đặt câu hỏi về quy trình tiếp theo sau buổi phỏng vấn

Đây chắc chắn là phần mà bất cứ ứng viên nào cũng không nên bỏ qua ở cuối mỗi buổi phỏng vấn. Hãy tranh thủ cơ hội và hỏi người phỏng vấn một số câu như:

  • Kết thúc buổi phỏng vấn thì bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng là gì?
  • Tôi sẽ nhận được kết quả phỏng vấn sau bao lâu?
  • Tôi có thể liên lạc với ai để biết các thông tin sau buổi phỏng vấn này?

null

Xem thêm: BÍ KÍP PHỎNG VẤN TIẾNG ANH KHIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG ẤN TƯỢNG

3. Lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Để không mất điểm cho phần thể hiện khi phỏng vấn, bạn cần nhớ một số điểm sau khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: 

3.1 Không đặt câu hỏi dạng trả lời “có” hoặc “không”

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự thông minh, khéo léo của ứng viên thông qua việc đặt câu hỏi cho họ. Vì vậy, lời khuyên là bạn nên đặt các câu hỏi mang tính gợi mở, có tính mô tả cụ thể vấn đề và tạo cơ hội để nhà tuyển dụng có thể trả lời chi tiết, chia sẻ nhiều hơn về công việc. 

Nếu chỉ đặt những câu hỏi chỉ trả lời “có” hoặc “không” thì sẽ khiến cuộc đối thoại nhanh kết thúc, cũng như khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có vẻ không thật sự muốn tìm hiểu về công việc này. Vậy nên, hãy chọn lọc những câu hỏi thông minh, để vừa giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích vừa tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng khi bạn thể hiện sự quan tâm đến công việc. 

3.2 Tìm hiểu kỹ trước khi đặt câu hỏi

Tiếp theo, hãy chắc chắn rằng những câu hỏi bạn đặt ra cho nhà tuyển dụng đều đã được chọn lọc kỹ và câu trả lời không có sẵn ở trên mạng. Vì nếu bạn không tìm hiểu kỹ mà lại hỏi nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản, ví dụ lĩnh vực kinh doanh, sứ mệnh… của công ty thì rất có thể bạn sẽ mất điểm trong mắt họ. 

Thêm nữa, việc đặt những câu hỏi như thế này không chỉ khiến người phỏng vấn đánh giá thấp sự quan tâm và mong muốn của ứng viên với vị trí công việc, công ty mà còn làm mất thời gian của hai bên. 

3.3 Đặt câu hỏi hợp lý, có chừng mực

Ngoài ra, ứng viên cũng không nên đặt ra những câu hỏi liên quan quá sâu đến hoạt động nội bộ của công ty. Tốt hơn hết trong những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng chỉ nên đề cập những vấn đề như văn hóa, môi trường làm việc. 

Thêm nữa, bạn cũng không nên đề cập quá nhiều đến vấn đề lương thưởng nếu người phỏng vấn chưa nhắc đến. Đừng quá nôn nóng khi nhắc đến tiền lương sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao tác phong chuyên nghiệp của bạn hơn đấy!

3.4 Thái độ chân thành 

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, bạn cũng cần chú ý vào thái độ cũng như cách biểu đạt của bản thân. Vì điều đó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nhìn thấy được sự chân thành cũng như mong muốn được tuyển dụng của ứng viên. 

null

Việc chú ý đến thái độ khi đặt câu hỏi sẽ giúp bạn có thể chiếm được thiện cảm của người phỏng vấn và cho họ thấy được sự thoải mái, tự tin và hoạt ngôn ở bạn. Để làm được như vậy, bạn nên tập luyện trước việc đặt câu hỏi khi ở nhà để có thể điều chỉnh thái độ sao cho phù hợp và thể hiện tốt trước nhà tuyển dụng.

3.5 Hỏi đúng trọng tâm 

Một câu hỏi lan man, dài dòng sẽ chỉ làm mất thời gian của cả người tuyển dụng lẫn ứng viên. Do đó, nếu muốn hỏi về vấn đề gì, lời khuyên là bạn nên trực tiếp đi thẳng vào trọng tâm, tránh nói dông dài, lạc đề. Ví dụ nếu muốn hỏi về mức lương: 

Câu hỏi đúng trọng tâm: “Mức lương chính thức của vị trí này tại công ty mình là bao nhiêu? Nếu là lương thử việc thì sẽ được trả bao nhiêu % lương chính thức ạ?”

3.6 Nội dung nên xoay quanh công việc 

Vì đang phỏng vấn xin việc nên bất kỳ câu hỏi nào ứng viên đặt ra đều chỉ nên tập trung vào chuyên môn, tính chất công việc. Dù sao thì mục đích chính vẫn là hai bên trao đổi, tìm hiểu để nắm được nhiều thông tin nhất về khả năng phù hợp với vị trí công việc. Do đó, những vấn đề cá nhân khác sẽ không được khuyến khích hỏi. 

3.7 Cảm ơn sau khi được giải đáp

Cuối cùng, thái độ lịch sự sẽ là điểm nhấn để kết thúc buổi phỏng vấn. Ngoài cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội cho bạn đến phỏng vấn, cũng như giải đáp những thắc mắc, câu hỏi đã đặt ra, đừng quên gửi lời chúc sức khỏe và lời chào đến họ để thể hiện tác phong chuyên nghiệp của mình nhé!

3.8 Chú ý lắng nghe câu trả lời

Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu trả lời sau khi được hỏi và bạn cần phải chú ý lắng nghe để nắm được những gì họ chia sẻ. Dù là những thông tin đã biết trước, thì vẫn phải tập trung lắng nghe để có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan khác.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng khi nhận ra bạn tập trung vào những gì họ nói thì sẽ cảm thấy được tôn trọng và có thiện cảm với bạn. Vì vậy, đừng bỏ qua bất kỳ thông tin nào mà nhà tuyển dụng chia sẻ với bạn, biết đâu lại rất hữu ích đấy nhé!

Trên đây là bài viết tổng hợp khá chi tiết những câu nên hỏi nhà tuyển dụng khi đi xin việc. Dù những vấn đề nên hỏi khi phỏng vấn được đề cập khá nhiều ở trên nhưng bạn cũng cần cân nhắc, lựa chọn các câu hỏi bản thân thấy quan tâm nhất và phù hợp với tình hình. Chúc các bạn thành công vượt qua vòng phỏng vấn!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác