CÁCH PHÂN BIỆT MADE OF VÀ MADE FROM ĐƠN GIẢN

Trong khi học tiếng Anh không khó để bạn bắt gặp các cặp từ gây nhầm lẫn bởi hình thức và cách dùng của chúng. Một trong những cặp từ thường khiến bạn học hoang mang nhất có thể kể đến là Made of và Made from. Bởi 2 cụm từ này nếu không dịch kỹ và không chắc kiến thức sẽ sử dụng lẫn lộn với nhau. Vậy hãy cùng Langmaster phân biệt Made of và Made from  ngay nhé!

1. Tìm hiểu Made of là gì?

1.1. Định nghĩa về Made of

Made of trong câu tiếng Anh thường được sử dụng khi nói về phẩm chất cơ bản, chất liệu hay thành phần của một cái gì đó. Cụm từ Made of dịch nghĩa trong câu là “được làm từ, được làm bằng, tạo thành từ, được sản xuất bằng cách sử dụng…”

Ví dụ:

  • This table is made of plastic. (Cái bàn này được làm bằng nhựa).
  • His shirt is made of silk. (Cái áo của anh ấy được làm bằng lụa).
  • The door is made of iron. (Cái cửa được làm bằng sắt).
  • Her heels are made of leather. (Cái đôi giày cao gót của cô ấy được làm bằng da).  

1.2. Cách sử dụng của cụm Made of

Để sử dụng đúng cụm từ Made of trong tiếng Anh, bạn cần xác định được vật liệu tạo ra vật đó mà không bị thay đổi về chất thì mới sử dụng Made of. 

Ví dụ: This table is made of wood. (Cái bàn này được làm từ gỗ)

Giải thích: Đồ vật ở đây chính là cái bàn, chất liệu chính là gỗ. Gỗ có thể bị đẽo gọt hay đánh bóng để tạo hình cái bàn nhưng bản chất thành phần của gỗ vẫn giữ nguyên không thay đổi vì vậy ta có thể sử dụng Made of. 

null

Tìm hiểu Made of là gì

2. Tìm hiểu Made from là gì?

2.1. Định nghĩa về Made from

Made from trong câu tiếng Anh thường được dùng để mô tả về nguồn gốc của vật liệu.

Ví dụ:

  • The beer is made from barley. (Bia được làm từ lúa mạch).
  • Paper is made from wood. (Giấy được làm từ gỗ).
  • yogurt is made from milk. (Sữa chua được làm từ sữa).

2.2. Cách sử dụng của cụm Made from

Như đã nói Made from trong câu được dùng để miêu tả về nguồn gốc của vật liệu. Tuy nhiên xét về chất của đồ vật và nguyên liệu ban đầu thì hoàn toàn khác nhau. Vì vậy trường hợp sử dụng Made from là khi chất liệu ban đầu đã có sự thay đổi nhất định trước khi trở thành đồ vật cuối cùng. 

Ví dụ: Paper is made from wood.

Giải thích: Giấy được làm từ gỗ, để trở thành hình hài của giấy như hiện tại thì gỗ đã phải trải qua nhiều quá trình đẽo gọt, nghiền nát và tẩy trắng để được thành phẩm như giấy. Nói tóm gọn xét về chất thì gỗ đã bị thay đổi rất nhiều để từ cây gỗ lớn biến thành một tờ giấy mỏng. 

null

Tìm hiểu Made from là gì

3. Cách phân biệt Made of và made from

Nếu xét về nghĩa khi dịch ra thì Made of và Made from rất dễ người đọc hiểu lầm là 2 cụm từ này có thể sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng khi giải thích về bản chất thì cách sử dụng của 2 từ này hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là sự phân biệt giữa 2 cụm từ này: 

  • Về quy trình:
  • Made of được sử dụng nếu chất liệu ban đầu không có sự thay đổi về chất, chất liệu này trực tiếp tạo thành đồ vật
  • Made from được sử dụng nếu chất liệu ban đầu bị thay đổi đáng kể sau khi trở thành đồ vật, chất liệu này phải trải qua quá trình nhiều bước thay đổi

  • Về thành phần:
  • Made of được dùng nếu chất liệu cuối và chất liệu ban đầu có chung tính chất hóa học
  • Made from được dùng nếu chất liệu cuối cùng và chất liệu ban đầu không có chung tính chất hóa học

null

Cách phân biệt Made of và made from

Xem thêm:

Langmaster - Từ A-Z cách phân biệt A, An, The cực chuẩn [Học tiếng Anh cho người mất gốc #2]

Langmaster - Phân biệt động từ đi với TO V, V-ING và V BARE [Học tiếng Anh giao tiếp cơ bản #10]

4. Một số giới từ khác đi với Made

Ngoài Made from và Made of thì đi cùng Made còn có rất nhiều giới từ khác nhau như: Made by, made with, made in…

  • Cụm Made by: Được dùng khi muốn nói đến tên của công ty hoặc người đã làm nên cái gì đó, không phải là một chất liệu.

Ví dụ: The soup is made by my sister. (Món súp được làm bởi chị của tôi).

  • Cụm Made with: Được dùng khi nói về một số vật liệu hay thành phần (như trong món ăn)

Ví dụ: The cake is made with flour and milk. (Bánh này được làm từ bột và sữa).

  • Cụm Made in: Được dùng khi nói về xuất xứ, đất nước tạo ra sản phẩm đó. 

Ví dụ: This rice was made in Viet Nam. (Gạo này đến từ Việt Nam).

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

5. Bài tập vận dụng

Bài tập: Điền giới từ of, from, in, by, with vào chỗ trống sao cho thích hợp với câu cho trước:

1. Wine is made … barley.

2. The heels are made … leather.

3. He wore a twinkle necklace made … diamond.

4. This chair is made … wood.

5. The department is made … bricks.

6. This cream is made … milk, sugar and vanilla.

7. This TV was made … Germany.

8. That apple pies are made … Linh.

9. I bought some beauty goods that were made … Thailand.

10. The Cakes were made … hand in Hanoi.

Đáp án:

1. from

2. of

3. of

4. of

5. of

6. with

7. in

8. by

9. in

10. by

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

Xem thêm:

=> CẤU TRÚC BY THE TIME LÀ GÌ? PHÂN BIỆT BY THE TIME VỚI WHEN/ UNTIL

=> CÁCH PHÂN BIỆT SỐ ĐẾM VÀ SỐ THỨ TỰ TRONG TIẾNG ANH CHUẨN 100%

Như vậy bài viết đã đưa ra những thông tin về vấn đề phân biệt Made of và Made from. Hy vọng với kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn học tốt hơn trong quá trình học Tiếng Anh. Để biết được trình độ tiếng Anh của mình, hãy tham gia ngay bài test miễn phí tại đây. Đăng ký ngay khóa học cùng Langmaster để có thêm nhiều bài học bổ ích!

Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
Tác giả: Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
  • Chứng chỉ IELTS 7.5
  • Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Học viện Ngoại Giao
  • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác