TỔNG HỢP KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TRÚC THINK DỄ NHỚ

Với người học tiếng Anh, “think” là một động từ cực kỳ thân quen và được sử dụng rất nhiều để trình bày ý kiến, nêu suy nghĩ, quan điểm cá nhân… Tuy nhiên, liệu bạn đã biết cách sử dụng chính xác cấu trúc think trong các ngữ cảnh khác nhau hay chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết về dạng cấu trúc với động từ think qua bài viết nhé!

1. Think là gì?

“Think” /θɪŋk/ là một động từ trạng thái trong tiếng Anh, nghĩa tiếng Việt là “nghĩ”, “suy nghĩ” hoặc “cân nhắc”. Dạng quá khứ của “think” là “thought”. Cấu trúc think hay don’t think được dùng để bày tỏ ý kiến, quan điểm của người nói. Tuy nhiên, khi “think” ở dạng V-ing là “thinking” thì mục đích là để nhấn mạnh hành động suy nghĩ. 

2. Các cấu trúc think phổ biến

2.1 Cấu trúc think ở thì hiện tại đơn

(+): S think(s) (that) + Clause 

(-): S don’t/ doesn’t think (that) + Clause 

Ví dụ: 

  • My friend thinks the rain will stop after a while. (dịch: Bạn tôi nghĩ rằng trời sẽ tạnh sau một lúc nữa.)
  • He doesn’t think we should talk about her story. (dịch: Anh ấy không nghĩ là chúng ta nên nói về chuyện của cô ấy.)

null

2.2 Cấu trúc think ở thì quá khứ đơn

Động từ think lúc này sẽ được chia thành thought với cấu trúc:

S + thought (that) + Clause

Ví dụ:

We thought you would never come here again. (Chúng tôi đã nghĩ là cậu sẽ không bao giờ đến đây lần nào nữa.)

2.3 Cấu trúc think ở thì hiện tại tiếp diễn

  • S + is/am/are + thinking that + Clause 

Ví dụ: Jim is thinking that he should go to the church or not. (dịch: Jim đang cân nhắc xem anh ấy nên đi nhà thờ hay không.)

  • S + is/am/are thinking of something

Ví dụ: I am thinking of a trip to Thailand. (dịch: Tôi đang nghĩ về một chuyến đi tới Thailand.)

  • S + is/am/are thinking about something

Ví dụ: They are all thinking seriously about this idea. (dịch: Họ đều đang suy nghĩ nghiêm túc về ý kiến này.)

null

Lưu ý: “Thinking” không sử dụng trong câu yêu cầu, ra lệnh. 

Ví dụ:

Think about it! (Hãy nghĩ về nó.)

Don’t think too much. (Đừng suy nghĩ nhiều quá.)

Xem thêm:

=> SIÊU HOT! TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A - Z

=> 7 CUỐN SÁCH HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

3. Cấu trúc think được sử dụng trong ngữ cảnh nào?

Mặc dù cấu trúc think khá đơn giản, song cách dùng của các cấu trúc i think, think of, think that trong mỗi ngữ cảnh lại đa dạng hơn nhiều. Sau đây sẽ là 6 cách sử dụng cấu trúc think thông dụng: 

3.1 Dùng để trình bày ý kiến, ý tưởng

– Đây là cách dùng cơ bản nhất, thường đi với “that” và có thể thêm “should” vào trước động từ chính của mệnh đề để giúp câu nói thêm phần nhẹ nhàng hơn. 

– Không dùng “think” ở dạng hiện tại tiếp diễn trong trường hợp này.  

Ví dụ:

I think that we should go home tomorrow. (dịch: Tôi nghĩ rằng ngày mai chúng ta nên về nhà.)

She thinks I should cut my hair. (dịch: Cô ấy nghĩ tôi nên cắt tóc.) 

3.2 Dùng để nêu kế hoạch, dự định nào đó

– Thường sử dụng cấu trúc “think about” hoặc “think of”.

– Trong ngữ cảnh này, “think” có thể được chia ở dạng tiếp diễn. 

Ví dụ:

– We are thinking about traveling to Thailand this summer. (dịch: Chúng tôi đang nghĩ về việc đi du lịch Thái Lan vào mùa hè này.)

– They are thinking of going to the market to buy some food. (dịch: Họ đang nghĩ về việc đi siêu thị mua đồ ăn.)

3.3 Dùng với nghĩa nhớ ra điều gì đó

– Trong trường hợp này, “think” sẽ có nghĩa tương tự “remember” – “nhớ được”, “nhớ ra”, thường được dùng với mệnh đề “that” hoặc đi với giới từ “of”.

Ví dụ:

I think I left the umbrella at home. (dịch: Tôi nhớ ra là đã để quên ô ở nhà rồi.)

– Sorry but I can’t think of his name. (dịch: Xin lỗi nhưng tôi không thể nhớ được tên của ông ấy.)

3.4 Dùng với nghĩa tương tự “consider”

 – Cấu trúc “think” còn được sử dụng trong tình huống cân nhắc điều gì đó, thường dùng với giới từ “about”.

Ví dụ:

– He thinks about moving to London next year. (dịch: Anh ấy cân nhắc việc chuyển đến Luân Đôn vào năm sau.)

– I am thinking about finding a new job. (dịch: Tôi đang cân nhắc về việc tìm một công việc mới.)

3.5 Dùng để tạo ngữ điệu mềm mỏng ở cuối câu

Ví dụ:

– The house’s decoration was impressive, I think. (dịch: Cách trang trí căn nhà rất ấn tượng, tôi nghĩ vậy.)

– That café is quite cozy, I think. (dịch: Tiệm cà phê này khá là ấm áp, tôi nghĩ thế.)

ĐĂNG KÝ NGAY:

3.6 Dùng để thể hiện sự không chắc chắn

 – Cấu trúc I think thường được đặt ở đầu câu. “Not” thường được đặt ở cấu trúc “Think” thay vì ở mệnh đề “that” nhằm tăng tính lịch sự cho câu nói.

Ví dụ:

I don’t think she would go out with me. (Tôi không nghĩ cô ấy sẽ đi chơi với tôi.) sẽ lịch sự hơn câu “I think she wouldn’t go out with me.”

I don’t think we should invite her to the party. (Tôi không nghĩ chúng ta nên mời bà ấy đến buổi tiệc.) lịch sự hơn câu “I think we shouldn’t invite her to the party.”

Xem thêm: Đăng ký test Online MIỄN PHÍ

null

4. Một số bài tập với cấu trúc think

Viết lại câu với cấu trúc think:

1. She suggests going out this weekend. 

=> She …………………………………

2. Jim is considering inviting more friends to the party. 

=> Jim  …………………………………

3. Shall we ask our teacher? 

=> I ……………………………………..

4. Moving to a new place is a hard decision for me. 

=> I ……………………………………..

5. Let’s go to the zoo!

=> I ……………………………………..

6. Why not camping in the park? – Anna said

=> Anna …………………………………

7. I miss you all the time, my sweetheart. 

=> I ……………………………………..

8. Do you like joining us tomorrow?

=> I ……………………………………..

9. Should I study abroad next year? 

=> I ……………………………………..

10. Is watching a movie to relax a good idea? 

=> Do ………………………………….?

Đáp án:

1. She thinks we should go out this weekend.

2. Jim is thinking about inviting more friends to the party. 

3. I think we should ask our teacher.

4. I am thinking seriously about moving to a new place.

5. I think we should go to the zoo.

6. Anna thinks we should camp in the park.

7. I am thinking of you all the time. 

8. I think you should join us tomorrow. 

9. I am thinking that I will study abroad next year. 

10. Do you think we should watch a movie to relax? 

Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng hữu liên quan đến cấu trúc think và cách sử dụng trong từng ngữ cảnh thích hợp. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ được cấu trúc thông dụng này và nhớ hãy áp dụng vào các cuộc hội thoại giao tiếp nhé!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác