Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh chính xác nhất
Mục lục [Ẩn]
- 1. Các quy tắc đọc số điện thoại trong tiếng Anh
- 1.1. Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh cơ bản
- 1.2. Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh khi có các số giống nhau liền kề
- 1.3. Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh với mã quốc gia, mã vùng
- 1.4. Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh có chứa số máy nhánh
- 1.5 Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh có chứa chữ cái
- 2. Các lỗi cần tránh khi đọc số điện thoại bằng tiếng Anh
- 2.1. Không tách mã vùng khỏi phần còn lại của số điện thoại
- 2.2. Hiểu sai cách sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu gạch nối, dấu cách
- 2.3. Phát âm sai chữ số
- 3. Cách hỏi số điện thoại trong giao tiếp tiếng Anh
- 3.1 Các câu hỏi thường dùng để hỏi số điện thoại
- 3.2 Cách trả lời khi được hỏi số điện thoại trong tiếng Anh
- 4. Một số từ vựng liên quan đến số điện thoại trong tiếng Anh
- 5. Mẫu câu giao tiếp qua điện thoại phổ biến
Trong giao tiếp hằng ngày, đôi khi bạn cần cung cấp cho đối phương thông tin liên lạc như số điện thoại hay địa chỉ email. Việc đọc chính xác số điện thoại trong tiếng Anh sẽ giúp người nghe hiểu được những thông tin bạn muốn truyền đạt, đồng thời giúp bạn tự tin khi giao tiếp tiếng Anh trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong bài viết sau đây, Langmaster sẽ gợi ý bạn cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh chính xác nhất.
1. Các quy tắc đọc số điện thoại trong tiếng Anh
Khi đọc số điện thoại trong tiếng Anh, việc nắm vững các quy tắc là điều cần thiết để người nghe dễ dàng hiểu rõ và không nhầm lẫn. Dưới đây là những quy tắc chi tiết giúp bạn tự tin đọc số điện thoại bằng tiếng Anh một cách chính xác nhất.
1.1. Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh cơ bản
Về cơ bản, đọc số điện thoại trong tiếng Anh cũng giống cách đọc số đếm thông thường, chính vì vậy bạn chỉ cần nắm được cách phát âm các số từ 0 đến 9 và ghép các số lại với nhau.
Số |
Phiên âm |
Cách viết |
0 |
/ō/ hay /ˈziərəu/ |
oh hoặc zero |
1 |
/wan/ |
one |
2 |
/tuː/ |
two |
3 |
/θriː/ |
three |
4 |
/foː/ |
four |
5 |
/faiv/ |
five |
6 |
/siks/ |
six |
7 |
/ˈsevn/ |
seven |
8 |
/eit/ |
eight |
9 |
/nain/ |
nine |
Ví dụ: 0918 062 529 đọc là: oh nine one eight, oh six two, five two nine
>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách đọc số trong tiếng Anh bạn cần biết
1.2. Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh khi có các số giống nhau liền kề
Trong một số trường hợp, trong số điện thoại có hai hoặc ba, thậm chí là bốn chữ số giống nhau liền kề, cách đọc cho các trường hợp này như sau:
- Double + số: Nếu có hai chữ số giống nhau đứng liền kề.
→ Ví dụ 0949 665 347 đọc là oh nine four nine, double six five, three four seven.
- Triple + số: Nếu có ba chữ số giống nhau liền kề
→ Ví dụ 0265 888 579 đọc là oh two six five, triple eight, five seven nine.
- Quadrupled + số: Nếu có bốn chữ số giống nhau đứng liền kề
→ Ví dụ 032 7777 689 đọc là oh three two, quadruple seven six eight nine.
1.3. Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh với mã quốc gia, mã vùng
Mã quốc gia (country code) trong số điện thoại thường bắt đầu bằng dấu cộng (+), theo sau là hai đến ba chữ số. Mỗi quốc gia sẽ có mã vùng quốc tế khác nhau, ví dụ: mã vùng quốc thế của Mỹ là +1, Việt Nam là +84, Hàn Quốc là +82.
Cách đọc mã quốc gia trong số điện thoại bằng tiếng Anh như sau:
plus + mã quốc gia + số điện thoại
→ Ví dụ: (+84) 294 534 224 đọc là plus eight four, five three four, double two four
Tại các quốc gia có nhiều bang như Mỹ, mỗi bang lại có mã vùng khác nhau, cách đọc của trường hợp này sẽ là:
plus + mã quốc gia + mã vùng + số điện thoại
→ Ví dụ: +1 (907) 895 874 283 đọc là plus one, nine oh seven, eight nine five, two eight three.
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
1.4. Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh có chứa số máy nhánh
Trong hệ thống điện thoại, số máy nhánh (extension number) là một chuỗi số bổ sung, giúp liên hệ trực tiếp với một người hoặc bộ phận cụ thể trong công ty hoặc tổ chức lớn mà không cần gọi đến tổng đài. Thay vì phải quay số chính và chờ được chuyển đến bộ phận phù hợp, bạn có thể nhập số máy nhánh để tiết kiệm thời gian và kết nối trực tiếp.
Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh có chứa số máy nhánh, người nói sẽ thường đọc số chính trước, rồi thêm "extension" hoặc "ext." trước số máy nhánh.
→ Ví dụ: số điện thoại là +1 (415) 678-9000 ex 123, đọc là plus one, four one five, six seven eight nine triple oh, extension one-two-three.
Như vậy, việc thêm từ “extension” trước số máy nhánh là quy ước phổ biến giúp người nghe biết rằng đây là số máy phụ thuộc vào tổng đài, tránh nhầm lẫn với các phần khác của số điện thoại.
1.5 Cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh có chứa chữ cái
Trong một trường hợp, đặc biệt là ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh, người ta thường sử dụng chữ cái thay cho một phần của số điện thoại để dễ nhớ, ví dụ như các số tổng đài dịch vụ, hỗ trợ khách hàng. Các chữ cái này thường đại diện cho một từ hoặc một cụm từ dễ nhận diện thương hiệu, ví dụ như “1-800-FLOWERS” hoặc “1-800-CONTACTS.”
Để đọc được số điện thoại có chứa chữ cái, cần nắm rõ quy ước các chữ cái tương ứng với chữ số trên bàn phím điện thoại. Dưới đây là quy ước chuyển đổi giữa chữ cái và số theo chuẩn bàn phím điện thoại:
- 2 - ABC
- 3 - DEF
- 4 - GHI
- 5 - JKL
- 6 - MNO
- 7 - PQRS
- 8 - TUV
- 9 - WXYZ
Ví dụ:
- Với số điện thoại 1-800-FLOWERS nghĩa là 1-800-356-9377.
- Với số 1-800-CONTACTS nghĩa là 1-800-266-8228.
Khi đọc, bạn hãy phát âm lần lượt từng chữ số hoặc kết hợp chữ số với từ khóa nếu đối phương có thể hiểu rõ. Ví dụ:
- You can call us at one-eight-hundred-flowers (1-800-356-9377).
- Our phone number is one-eight-hundred-contacts (1-800-266-8228.)
>>> Xem thêm:
2. Các lỗi cần tránh khi đọc số điện thoại bằng tiếng Anh
Khi đọc số điện thoại bằng tiếng Anh, một số lỗi phổ biến có thể gây nhầm lẫn cho người nghe hoặc dẫn đến hiểu sai thông tin. Dưới đây là các lỗi thường gặp khi đọc số điện thoại bằng tiếng Anh cũng như cách khắc phục để bạn có thể đọc số điện thoại một cách chính xác và rõ ràng.
2.1. Không tách mã vùng khỏi phần còn lại của số điện thoại
Mã vùng (area code) là một phần thiết yếu trong số điện thoại ở nhiều quốc gia, giúp xác định khu vực địa lý của người nhận cuộc gọi. Khi đọc số điện thoại quốc tế hoặc nội địa có mã vùng, việc không tách rõ mã vùng khỏi phần số chính sẽ khiến người nghe khó phân biệt đâu là mã vùng và đâu là số chính. Điều này có thể dẫn đến hiểu nhầm, nhất là khi người nghe cố gắng ghi nhớ hoặc quay lại số đó.
Ví dụ:
Số điện thoại (415) 678-9000 đọc liền mạch thành four one five six seven eight nine zero zero zero" làm cho mã vùng 415 khó được nhận diện đúng và có thể lẫn vào phần số chính, gây rắc rối khi liên hệ.
Cách đọc đúng:
Tách rõ mã vùng bằng cách thêm cụm từ "area code" hoặc tạm dừng nhẹ trước khi đọc số chính. Ví dụ, đọc là: area code four-one-five, six seven eight, nine zero zero zero. Việc nhấn mạnh mã vùng sẽ giúp người nghe nhận ra ngay phần này và tránh nhầm lẫn.
2.2. Hiểu sai cách sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu gạch nối, dấu cách
Các dấu hiệu như dấu ngoặc đơn (parentheses), dấu gạch nối (dash), và dấu cách (space) không chỉ có vai trò về mặt thị giác mà còn giúp làm rõ các phần của số điện thoại khi đọc. Nếu không sử dụng hoặc hiểu sai cách dùng các ký hiệu này, số điện thoại sẽ trở nên khó nhận biết, dẫn đến sự khó khăn khi phân chia và ghi nhớ. Dưới đây là cách dùng từng dấu hiệu:
- Dấu ngoặc đơn: Thường bao quanh mã vùng, giúp người đọc và người nghe xác định ngay lập tức mã vùng, đặc biệt là với số điện thoại quốc tế. Ví dụ: (415).
- Dấu gạch nối: Dùng để phân tách các nhóm số trong phần chính, giúp dễ dàng ghi nhớ hơn. Ví dụ: 678-9000.
- Dấu cách: Ngăn cách giữa mã quốc gia, mã vùng và các số đếm, giúp các phần trở nên rõ ràng và trực quan. Ví dụ: +1 415 678-9000.
Ví dụ:
Khi đọc số +1 (415) 678-9000 mà bỏ qua các ký hiệu, chẳng hạn như "+14156789000," người nghe có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện mã quốc gia, mã vùng và phần số chính.
Cách đọc đúng:
Tôn trọng các ký hiệu và ngắt nhịp theo từng phần, ví dụ: “plus one, area code four-one-five, six-seven-eight, nine-zero-zero-zero.” Bạn có thể dừng nhẹ sau mỗi phần để người nghe dễ tiếp nhận hơn.
2.3. Phát âm sai chữ số
Một lỗi phổ biến khi đọc số điện thoại bằng tiếng Anh là phát âm không chính xác hoặc không rõ ràng, đặc biệt đối với các chữ số dễ gây nhầm lẫn như 13 (thirteen) và 30 (thirty), 15 (fifteen) và 50 (fifty). Phát âm không chính xác có thể dẫn đến sự hiểu nhầm và khiến người nghe ghi nhầm số điện thoại. Điều này thường xảy ra nếu không chú ý phát âm rõ các âm cuối.
Ví dụ sai:
Khi bạn đọc số 13 (thirteen) nhưng phát âm giống như 30 (thirty), hoặc ngược lại. Người nghe có thể nhầm lẫn và ghi nhận số không chính xác.
Cách đọc đúng:
Để tránh hiểu nhầm, hãy nhấn mạnh và kéo dài âm cuối, đặc biệt đối với các số dễ nhầm. Ví dụ, số 13 cần nhấn mạnh âm “-teen” và số 30 nhấn mạnh âm “-ty.” Bạn cũng nên thực hành đọc to các số này để đảm bảo người nghe nhận diện chính xác số bạn đang nói.
>>> Xem thêm:
- Các quy tắc phát âm tiếng Anh hiệu quả cho người mới bắt đấu
- Cách xác định trọng âm đúng chuẩn trong tiếng Anh
3. Cách hỏi số điện thoại trong giao tiếp tiếng Anh
Khi cần hỏi số điện thoại trong giao tiếp tiếng Anh, bạn có thể sử dụng nhiều câu hỏi khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh và mức độ trang trọng. Dưới đây là các cách hỏi phổ biến và lịch sự khi bạn muốn xin số điện thoại của ai đó, cùng với phần dịch tiếng Việt để dễ dàng áp dụng.
3.1 Các câu hỏi thường dùng để hỏi số điện thoại
- Can I have your phone number, please?
(Tôi có thể xin số điện thoại của bạn được không?)
Đây là một cách lịch sự để yêu cầu số điện thoại. Bạn có thể sử dụng “please” để tăng thêm phần trang trọng. - What’s your phone number?
(Số điện thoại của bạn là gì?)
Câu hỏi này trực tiếp hơn và thường dùng khi bạn quen biết người đó hoặc trong bối cảnh không cần quá trang trọng. - Could you give me your contact number?
(Bạn có thể cho tôi xin số liên lạc của bạn không?)
"Contact number" là cách nói trang trọng hơn, phù hợp trong các tình huống công việc hoặc khi bạn muốn xin số của đối tác. - May I have your phone number to stay in touch?
(Tôi có thể xin số điện thoại của bạn để giữ liên lạc không?)
Đây là cách hỏi thể hiện mong muốn giữ liên lạc trong tương lai, thường dùng khi bạn gặp người mới. - Would you mind sharing your phone number with me?
(Bạn có phiền chia sẻ số điện thoại với tôi không?)
Đây là một cách hỏi lịch sự và tế nhị, thường dùng khi bạn muốn tỏ ý tôn trọng sự riêng tư của người khác. - Is there a contact number where I can reach you?
(Có số liên lạc nào tôi có thể gọi cho bạn không?)
Câu hỏi này có thể dùng trong bối cảnh công việc, khi bạn cần một số điện thoại liên hệ với người đó. - How can I reach you by phone?
(Tôi có thể liên lạc với bạn qua số điện thoại nào?)
Đây là cách hỏi gián tiếp, cho người nghe thấy được ý định liên lạc mà không hỏi thẳng số. - Could I get your mobile number?
(Tôi có thể xin số điện thoại di động của bạn không?)
"Mobile number" nhấn mạnh vào số di động và thường được sử dụng trong tình huống thân mật hoặc giữa bạn bè.
3.2 Cách trả lời khi được hỏi số điện thoại trong tiếng Anh
- Trường hợp bạn đồng ý cung cấp số điện thoại
- Sure, my number is [số điện thoại].
(Được thôi, số của tôi là [số điện thoại].) - Yes, of course! It’s [số điện thoại].
(Vâng, dĩ nhiên rồi! Số của tôi là [số điện thoại].) - You can reach me at [số điện thoại].
(Bạn có thể liên lạc với tôi qua số [số điện thoại].) - My cell number is [số điện thoại].
(Số di động của tôi là [số điện thoại].) - Feel free to call me at [số điện thoại].
(Cứ thoải mái gọi cho tôi qua số [số điện thoại].) - Here’s my number: [số điện thoại]. Let me know if you need anything.
(Đây là số của tôi: [số điện thoại]. Cứ báo cho tôi nếu bạn cần gì nhé.)
- Trường hợp bạn từ chối cho số điện thoại
- I’m sorry, but I prefer not to share my phone number.
(Xin lỗi, nhưng tôi không muốn chia sẻ số điện thoại của mình.) - I’d rather not give out my phone number, if that’s okay.
(Tôi không muốn cho số điện thoại, nếu bạn không phiền.) - Can we stay in touch via email instead?
(Chúng ta có thể giữ liên lạc qua email được không?) - I prefer to keep my contact details private. I hope you understand.
(Tôi muốn giữ thông tin liên lạc của mình riêng tư. Mong bạn hiểu.)
4. Một số từ vựng liên quan đến số điện thoại trong tiếng Anh
Sau đây, Langmaster gửi tới bạn một số từ vựng phổ biến liên quan đến số điện thoại mà bạn có thể gặp trong các tình huống giao tiếp, giúp bạn tự tin ứng xử trong mọi tình huống.
Từ vựng |
Nghĩa |
Phone number |
Số điện thoại |
Area code |
Mã vùng |
Country code |
Mã quốc gia |
Extension (Ext.) |
Số máy nhánh |
Mobile number |
Số điện thoại di động |
Landline |
Điện thoại cố định |
International dialing code |
Mã quay số quốc tế |
Contact number |
Số liên lạc |
Emergency contact |
Số liên lạc khẩn cấp |
Toll-free number |
Số miễn phí |
Voicemail |
Thư thoại |
Text message |
Tin nhắn văn bản |
Dial |
Quay số |
Call back |
Gọi lại |
Speed dial |
Quay số nhanh |
Busy signal |
Tín hiệu bận |
Area prefix |
Tiền tố khu vực |
Caller ID |
Nhận diện người gọi |
Hang up |
Cúp máy |
Missed call |
Cuộc gọi nhỡ |
5. Mẫu câu giao tiếp qua điện thoại phổ biến
Ngoài cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh, Langmaster gửi đến bạn những mẫu câu giao tiếp phổ biến khi nói chuyện qua điện thoại giúp bạn tự tin trong mọi tình huống.
5.1. Chào hỏi và giới thiệu bản thân
- “Hello, this is [Your Name] from [Company/Organization].”
(Xin chào, tôi là [Tên bạn] từ [Công ty/Tổ chức].) - “Good morning, this is [Your Name]. How can I assist you today?”
(Chào buổi sáng, tôi là [Tên bạn]. Tôi có thể hỗ trợ gì cho bạn hôm nay?) - “Hi, this is [Your Name] calling on behalf of [Department/Position].”
(Xin chào, tôi là [Tên bạn], gọi thay mặt cho phòng ban/vị trí [Tên phòng ban/vị trí].) - “Good afternoon, [Your Name] speaking. How may I help you?”
(Chào buổi chiều, tôi là [Tên bạn]. Tôi có thể giúp gì cho bạn?)
5.2. Yêu cầu nói chuyện với ai đó
- “May I speak to [Person’s Name], please?”
(Tôi có thể nói chuyện với [Tên người] được không?) - “Could I talk to someone in the [Department Name], please?”
(Tôi có thể nói chuyện với ai đó trong phòng [Tên phòng ban] không?) - “Is [Person’s Name] available to take my call?”
(Có [Tên người] sẵn sàng nhận cuộc gọi của tôi không?) - “Could I get connected with [Person’s Name]?”
(Tôi có thể được nối máy với [Tên người] không?)
5.3. Xác nhận thông tin
- “Could you please confirm your phone number?”
(Bạn có thể xác nhận lại số điện thoại của bạn không?) - “Let me double-check. You said your number is [số điện thoại], right?”
(Để tôi kiểm tra lại. Bạn nói số của bạn là [số điện thoại], đúng không?) - “Can I confirm your appointment is at [thời gian], correct?”
(Tôi có thể xác nhận lịch hẹn của bạn là vào [thời gian], đúng không?) - “Just to be sure, you wanted to speak with [Person’s Name], correct?”
(Để chắc chắn, bạn muốn nói chuyện với [Tên người], phải không?)
5.4. Để lại lời nhắn
- “Could you please leave a message for [Person’s Name]?”
(Bạn có thể để lại lời nhắn cho [Tên người] không?) - “I’m sorry, [Person’s Name] is not available at the moment. Can I take a message?”
(Xin lỗi, [Tên người] hiện không có mặt. Tôi có thể nhận lời nhắn được không?) - “Please let [Person’s Name] know that I called.”
(Vui lòng báo với [Tên người] rằng tôi đã gọi.) - “Would you like to leave a message for [Person’s Name]?”
(Bạn có muốn để lại lời nhắn cho [Tên người] không?)
5.5. Yêu cầu làm rõ thông tin
- “I’m sorry, could you repeat that, please?”
(Xin lỗi, bạn có thể nhắc lại được không?) - “Could you spell that out for me, please?”
(Bạn có thể đánh vần từ đó giúp tôi được không?) - “Could you speak a little slower, please?”
(Bạn có thể nói chậm hơn một chút được không?) - “I didn’t quite catch that. Could you say it again?”
(Tôi không nghe rõ lắm. Bạn có thể nói lại được không?)
5.6. Kết thúc cuộc gọi
- “Thank you for your help. Have a great day!”
(Cảm ơn bạn đã giúp đỡ. Chúc bạn một ngày tốt lành!) - “It was nice speaking with you. Goodbye!”
(Rất vui được nói chuyện với bạn. Tạm biệt!) - “Thank you for your time. Talk to you soon.”
(Cảm ơn bạn đã dành thời gian. Hẹn sớm gặp lại bạn.) - “Thanks for calling. Take care!”
(Cảm ơn vì đã gọi. Bảo trọng nhé!)
5.7. Xin lỗi vì không tiện nghe máy
- “I’m sorry, but I’m in a meeting right now. Could I call you back later?”
(Xin lỗi, tôi đang họp lúc này. Tôi có thể gọi lại sau được không?) - “I’m currently occupied, but I’ll get back to you as soon as possible.”
(Hiện tôi đang bận, nhưng tôi sẽ liên lạc lại sớm nhất có thể.) - “I apologize, but I can’t talk right now. Could I reach out to you later?”
(Xin lỗi, nhưng tôi không thể nói chuyện ngay bây giờ. Tôi có thể liên lạc lại sau được không?) - “I’ll have to get back to you. Thank you for your patience.”
(Tôi sẽ phải liên lạc lại sau. Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn chờ đợi.)
>>> Xem thêm:
- Cách trả lời What do you do in your free time
- Cách trả lời Where are you from đúng chuẩn trong tiếng Anh
Nắm được cách đọc số điện thoại trong tiếng Anh chính xác là kỹ năng quan trọng, giúp bạn tự tin trong giao tiếp hàng ngày và môi trường công việc. Hy vọng với hướng dẫn và lưu ý cụ thể trong bài, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt, áp dụng hiệu quả và giao tiếp tiếng Anh chuyên nghiệp hơn.
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
- Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
- Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo
Bài viết khác
Viết về ô nhiễm môi trường bằng tiếng Anh là một chủ điểm luyện viết rất thích hợp để cải thiện kỹ năng cũng như vốn từ. Cùng tham khảo các bài viết hay nhất nhé!
Những cap tiếng Anh buồn ngắn đã trở thành “xu thế” để các bạn trẻ sống ảo trên mạng xã hội. Vì thế, hãy cùng Langmaster khám phá ngay dưới đây nhé.
Khi được yêu cầu miêu tả tranh bằng tiếng Anh, bạn sẽ làm như thế nào? Hãy tìm hiểu cách làm cùng Langmaster nhé!
Kỷ niệm ngày cưới là dấu mốc ngọt ngào của bất kỳ cặp đôi nào, vậy làm sao để nói những câu chúc mừng kỷ niệm ngày cưới tiếng Anh ý nghĩa nhất?
Viết về môn học yêu thích bằng tiếng Anh là chủ đề luyện viết rất thú vị, vừa thân quen, đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Tham khảo một số bài mẫu hay nhất nhé!