Tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi nhập học?
Mục lục [Ẩn]
Sau khi thi tốt nghiệp THPT thì các thí sinh nhất định sẽ vô cùng háo hức khi được bước chân vào cổng trường đại học mơ ước của mình, chính thức trở thành những “tân sinh viên”. Đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành khi các bạn xa nhà, bắt đầu cuộc sống tự lập. Vậy tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi nhập học? Cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây.
1. Tân sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ nhập học
Sau khi nhận được thông báo nhập học của các trường đại học, cao đẳng mơ ước thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị chính là hồ sơ nhập học. Vậy hồ sơ nhập học của tân sinh viên bao gồm những gì?
- Giấy báo nhập học (bản chính)
- Sơ yếu lý lịch học sinh - sinh viên (có công chứng của chính quyền địa phương)
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng đối với sinh viên tốt nghiệp trước năm 2022)
- Học bạ THPT (bản gốc và bản sao công chứng)
- Giấy khai sinh (bản sao có công chứng)
- Giấy khám sức khỏe
- Giấy tờ pháp lý chứng nhận đối tượng ưu tiên như con thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo,... (nếu có)
- Ảnh thẻ 3 x 4 và 4 x 6
Thực tế, mỗi đơn vị giáo dục sẽ có thời gian nhập học khác nhau, và một số giấy tờ, hồ sơ bổ sung thêm. Vì thế, bạn cần đọc kỹ thông tin ở trong giấy báo nhập học gửi về địa phương để tránh tình trạng sai hoặc thiếu giấy tờ nhé.
Tân sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ nhập học
2. Tân sinh viên cần chuẩn bị về chỗ ở
Ngoài vấn đề về hồ sơ nhập học thì tân sinh viên cần chuẩn bị gì? Đó chính là vấn đề về chỗ ở. Dưới đây là những hình thức chỗ ở phổ biến để bạn lựa chọn.
Tân sinh viên cần chuẩn bị về chỗ ở
2.1 Tân sinh viên có nên ở ký túc xá của trường
Hầu hết các trường đại học đều có ký túc xá dành cho sinh viên, đây là nơi ở tập thể, ở ghép từ 4 - 8 người trong một phòng. Ưu điểm khi ở ký túc xá chính là chi phí thấp, chỉ mất khoảng 150.000 - 500.000 VNĐ/tháng, thuận tiện cho quá trình đi học và quen được nhiều bạn mới hơn.
Tuy nhiên, ở ký túc xá cũng có một số nhược điểm như: giờ giấc không tự do, không được nấu ăn trong phòng và do ở quá đông nên sẽ không được thoải mái. Bên cạnh đó, thường ký túc xá cũng rất khó vào ở, phần lớn sẽ dành cho các bạn sinh viên thuộc diện chính sách hoặc ưu tiên.
2.2 Thuê ở trọ
Với tâm lý tự lập, thì phần lớn sinh viên đều sẽ lựa chọn ở trọ, được thoải mái về thời gian, không gian, nấu ăn. Tuy nhiên, đối với các tân sinh viên thì khi lựa chọn thuê ở trọ bạn cần đặc biệt lưu ý về các vấn đề sau:
- Lựa chọn địa điểm thuê trọ hợp lý, gần trường, gần trợ
- Tìm hiểu kỹ về các chi phí phát sinh như: tiền dịch vụ, giá tiền điện, tiền nước, tiền gửi xe,... Tùy vào từng nhà trọ, khu vực mà giá chi phí phát sinh này sẽ khác nhau.
- Thỏa thuận kỹ về hợp đồng thuê nhà để đảm bảo quyền lợi cá nhân.
- Nên thuê phòng 2 - 3 bạn để tiết kiệm chi phí
- Thực tế, chi phí thuê trọ sẽ đắt hơn nhiều so với việc ở ký túc xá, thường giao động từ 1 triệu - 2 triệu đồng/người. Vì thế, bạn có thể cân nhắc thật kỹ về điều kiện kinh tế, nhu cầu cá nhân để lựa chọn chỗ ở phù hợp nhất cho mình.
3. Lên kế hoạch học tập
Một điều quan trọng đối với sinh viên đại học chính vấn đề học tập, vì thế, để tránh bị “xao nhãng” thì bạn nên lên kế hoạch học tập tốt nhất cho mình. Bao gồm:
- Học kiến thức chuyên ngành: Bạn nên học kỹ năng chuyên ngành tốt ngay từ năm nhất, đảm bảo có kiến thức để chuẩn bị đi thực tập nhé.
- Học tiếng Anh: Đối với tân sinh viên, có kỹ năng tiếng Anh sẽ giúp bạn tìm được công việc thực tập, part time với mức lương khá ổn định như: làm phiên dịch, trợ giảng, viết content tiếng Anh,... Vì thế, qua thời gian “thư giãn” sau khi kết thúc kỳ thi THPT thì hãy bắt tay ngay vào việc học tiếng Anh nhé. Bạn có thể tham khảo các trung tâm tiếng Anh hàng đầu như Langmaster để có thể nâng cao kỹ năng của mình nhé.
Lên kế hoạch học tập
4. Chuẩn bị về phương tiện đi lại
Tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi nhập học? Ngoài hồ sơ nhập học, chỗ ở thì phương tiện đi lại cũng vô cùng cần thiết. Đặc biệt đối với những bạn ở trọ xa trường. Dưới đây là chi tiết về những điều bạn cần lưu ý:
- Xe máy: Đối với xe máy thì bạn cần đảm bảo có bằng lái xe, các bạn có thể đăng ký thi ngay khi kỳ thi THPT kết thúc để có bằng trước khi nhập học. Bên cạnh đó, “mù đường” chính là nỗi sợ lớn của phần lớn các bạn tân sinh viên. Vì thế đừng quên chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại thông minh có sẵn Googlemap nhé.
- Xe bus: Đây là phương tiện di chuyển phổ biến nhất đối với các bạn sinh viên, vừa dễ dàng lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các bạn nên tham khảo về các lộ trình di chuyển của từng chuyến xe để đảm bảo không bị đi sai tuyến nhé. Ngoài ra, bạn nên đăng ký vé tháng bằng cách xin chứng nhận của trường và nộp tại các cơ sở đăng ký. Lúc này giá vé tháng chỉ mất 100.000 đồng/tháng mà thôi.
- Xe đạp: Nếu nhà trọ không cách trường quá xa thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe đạp, vừa nhanh chóng, tiết kiệm chi phí lại tốt cho sức khỏe.
Chuẩn bị về phương tiện đi lại
5. Tân sinh viên cần chuẩn bị về tài chính
Tài chính là vấn đề tiếp theo mà các bạn tân sinh viên cần chuẩn bị. Bởi phần lớn tân sinh viên sẽ phục thuộc tài chính vào gia đình và khi nhập học thì cũng cần chi một khoản tiền khá lớn.
Bao gồm: học phí, tiền thuê nhà (thường sẽ mất tiền cọc và tiền thuê nhà 1 tháng), tiền mua đồ dùng cá nhân, tiền ăn, chi phí phát sinh,... Lúc nào thì các bạn cũng cần học cách chi tiêu cho hợp lý, tránh tình trạng “đầu tháng ăn sang, cuối tháng ăn mì” nhé.
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
6. Chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng cá nhân
Tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi nhập học? Đối với các bạn tân sinh viên đi học đại học thì các bạn sẽ xa nhà, bắt đầu một cuộc sống tự lập riêng nên chuẩn bị đồ dùng cá nhân là vô cùng cần thiết. Các bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như: bát đũa, nồi niêu xoong chảo, chăn gối,... Bên cạnh đó là các giấy tờ cá nhân như: chứng minh nhân dân, bằng lái xe, giấy phép lái xe (nếu có), bảo hiểm y tế,... Để đảm bảo cho cuộc sống tự lập mới.
Chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng cá nhân
Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như: giáo trình, bút, vở, máy tính,... nhé. Đến đây thì chắc các bạn đã biết tân sinh viên cần chuẩn bị những gì khi nhập học đúng không nào?
7. Chuẩn bị kỹ năng nấu ăn, giặt giũ, vệ sinh
Nấu ăn, giặt giũ, vệ sinh,... đều là những kỹ năng “sống còn” cực kỳ quan trọng đối với các bạn tân sinh viên. Là kỹ năng cần thiết để bạn có thể tự chăm sóc bản thân tốt nhất khi không có bố mẹ bên cạnh. Bởi việc ăn quán thường xuyên sẽ không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm và giá khá cao. Bạn có thể bắt đầu từ những món ăn đơn giản, những công việc đơn giản nhất để bố mẹ bạn yên tâm hơn nhé.
8. Chuẩn bị vững vàng về tâm lý
Vì lần đầu xa nhà nên chắc chắn các bạn tân sinh viên sẽ rất lo lắng, sợ hãi khi bắt đầu cuộc sống tự lập mà không có bố mẹ bên cạnh và bạn sẽ thấy rất nhớ nhà. Đây đều là những điều khó tránh khỏi, nên bạn cần chuẩn bị tâm lý thật tốt để cố gắng đạt được ước mơ của mình.
Bên cạnh đó, các bạn tân sinh viên thường có tâm lý “nhẹ dạ cả tin” dễ bị lừa đảo hoặc bạn bè rủ rê lôi kéo vào những điều không tốt. Vì thế, bạn cần lưu ý chọn bạn mà chơi, có chính kiến, tránh lấn vào những tệ nạn nguy hiểm.
Thực tế, cánh cổng đại học là bước ngoặt đánh giá sự tự lập, trưởng thành của mỗi người. Hy vọng với những chia sẻ về tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi nhập học ở trên sẽ giúp bạn có cuộc sống sinh viên đầy trải nghiệm nhé. Ngoài ra, đừng quên truy cập Langmaster thường xuyên để cập nhật các thông tin cần thiết nhất dành cho các bạn tân sinh viên nhé.
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
- Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
- Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo
Bài viết khác
Bạn muốn thiết kế một slide thuyết trình, báo cáo vừa đẹp, vừa nhanh vậy thì chắc chắn bạn cần tìm hiểu về những trang web làm powerpoint miễn phí.
Tham khảo và tải ngay bộ đề thi đánh giá năng lực 2023 của các trường để ôn tập bạn nhé!
Các app nói chuyện với người nước ngoài ngày càng phổ biến, giúp bạn luyện tập kỹ năng nghe nói tiếng Anh dễ dàng. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Cùng tìm hiểu Cố lên tiếng Anh là gì? Một số cách nói cố lên trong tiếng Anh chuẩn xác nhất nhé!
Để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, học cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!