REVIEW ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - AI BẢO SINH VIÊN LUẬT “KHÔ KHAN”?

Bạn là người đam mê Luật và đang phân vân không biết có nên theo học tại Đại học Luật Hà Nội hay không? Bài review đại học Luật Hà Nội của Langmaster sau đây sẽ cung cấp mọi thông tin mà bạn cần. Không những thế, bài viết còn bật mí những sự thật thú vị về sinh viên Luật Hà Nội mà chắc chắn sẽ khiến bạn nóng lòng muốn gia nhập ngay vào ngôi trường danh tiếng này. Cùng khám phá ngay thôi!

1. Review đại học Luật Hà Nội - Trường có bề dày lịch sử lâu đời

1.1 Thông tin chung về trường

Nổi tiếng là lò đào tạo hàng ngàn Luật sư, chuyên viên pháp lý cũng như cán bộ tư pháp cho đất nước, đại học Luật hẳn là cái tên đáng mơ ước của thế hệ học sinh hiện nay. Trường được thành lập vào 10/11/1079 với tên là trường Đại học Pháp lý Hà Nội. Đến 10/1982, trường sáp nhập thêm Trường Cao đẳng tòa án và đến 6/7/1993 thì chính thức đổi tên thành Đại học Luật Hà Nội (Hanoi Law University - HLU). 

Trường đào tạo chính về ngành Luật trong đó có các chuyên ngành như Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế, chương trình liên kết nước ngoài. Ngoài ra, trường còn đào tạo Ngôn ngữ Anh.

Mục tiêu của trường là đến 2030 sẽ trở thành trường đại học trọng điểm của quốc gia, đào tạo sinh viên thành cử nhân chuyên về pháp luật. Trường cũng đặt mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý đi đầu trong cả nước và có vị thế lớn mạnh trong khu vực. 

null

(Nguồn: Công ty Luật Inteco)


=>> REVIEW ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI SIÊU CÓ TÂM

1.2 Cơ sở vật chất - Niềm tự hào của sinh viên Luật Hà Nội 

Tiếp theo, cùng review đại học Luật Hà Nội về cơ sở vật chất, ngay từ năm 1988 thì đại học Luật Hà Nội đã đưa vào sử dụng hệ thống quản trị tiên tiến bởi phần mềm Libol nhằm hiện đại hóa quá trình tra cứu cũng như quản lý người đọc. 

Hiện nay, đại học Luật Hà Nội đã xây dựng cho mình cơ sở vật chất khang trang và hiện đại gồm: 90 phòng học và giảng đường cho sinh viên, 2 hội trường lớn với sức chứa 700 người và 400 người, 2 phòng thực hành tin học, 5 thư viện có diện tích khoảng 1382m2 và 1 phòng đọc gần 400m2 giúp sinh viên đọc sách, học tập thoải mái. 

Vị trí tọa lạc của trường cũng là một trong những niềm tự hào của sinh viên trường Luật thủ đô, trường nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh với dàn hoa sữa thơm ngát và đầy nét thơ mộng. Đi vào bên trong khuôn viên trường, không thể không nhắc một biểu tượng của Đại học Luật - Tòa nhà A. 

Tòa nhà A có thiết kế hình chữ L (là chữ cái đầu của từ Law) với 15 tầng lầu cực “sang chảnh”. Phòng học bên trong được trang bị thiết bị hiện đại, dưới sảnh A là một không gian rộng rãi thoáng mát, cũng là nơi tập kết của các hội nhóm sinh viên cho việc tập dợt văn nghệ, sinh hoạt, giao lưu. 

1.3 Dàn giảng viên nổi bật với chuyên môn cao

Khi review đại học Luật Hà Nội thì chất lượng giảng viên là một thế mạnh không thể không nhắc đến. Trường có đến hơn 300 giảng viên được đào tạo bài bản với kinh nghiệm dày dặn, nhiều thầy cô giảng dạy tại trường là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư với kinh nghiệm và kiến thức uyên bác. Nhờ đó mà trường mới có thể đào tạo ra những luật sư tương lai giỏi giang cho nước nhà.  

2. Review đại học Luật Hà Nội - Những điều thú vị về sinh viên Luật

Sinh viên trường Luật khô khan và “sách vở” lắm? Những lời đồn thổi này liệu có đúng hay không? Nhắc đến sinh viên Luật, hẳn ai cũng nghĩ đến những vị luật sư ít nói, lạnh lùng, nói câu nào là “lý lẽ” câu đó, chẳng hài hước hay dí dỏm gì cả. 

Nhưng thực tế khi nói chuyện với sinh viên luật bạn sẽ bị cuốn hút bởi những câu chuyện rất “mặn mòi”, tài năng chém gió cũng được gọi là “đỉnh của đỉnh”. Thêm nữa là nếu bạn được sinh viên Luật để ý thì chắc chắn bạn cũng nhận được những sự lãng mạn đáng yêu lắm đấy. 

Một đặc điểm nữa tại đại học Luật Hà Nội là số lượng sinh viên nữ rất áp đảo, mà nữ sinh trường Luật thì khỏi bàn rồi, vừa xinh, vừa thông minh lại cực kỳ “ngầu”. Nếu bạn là nam đang muốn thi tuyển vào trường thì hẳn khó lòng mà “FA” hết thời đại học đó. Mà nếu là nữ, chắc chắn bạn sẽ kết giao được với rất nhiều người bạn “xịn xò”, cùng nâng đỡ nhau học tập và phát triển sự nghiệp sau này. 

ĐĂNG KÝ NGAY:

null

(Nguồn: LawNet)

Xem thêm:

3. Review đại học Luật Hà Nội - Thông tin tuyển sinh 

Vào đại học Luật Hà Nội như thế nào? Có quy định gì cho sinh viên khi thi tuyển hay không? Hiện nay, Đại học Luật Hà Nội áp dụng tuyển sinh trên toàn quốc với những đối tượng là: 

  • Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trình độ. 
  • Người đó đủ sức khỏe để có thể học tập dựa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
  • Quân nhân sắp hết hạn nhập ngũ được đăng ký xét tuyển nếu có sự cho phép của cấp trên. 

Về phương thức xét tuyển, đại học Luật Hà Nội hiện đang xét tuyển theo 3 phương thức: 

  • Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
  • Phương thức 2: Tuyển sinh theo đề án riêng của trường. 
  • Phương thức 3: Tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. 

Review đại học Luật Hà Nội về mức điểm chuẩn, vào đại học Luật có khó không? Nhìn chung điểm chuẩn của trường khá cao, dao động khoảng từ 21 đến 29 điểm tùy theo từng ngành. Ngành lấy điểm cao nhất là Luật Kinh tế và thấp nhất là Luật có chương trình đào tạo liên kết với Arizona, Hoa Kỳ. Ngoài ra thì trường còn xét học bạ với mức điểm khoảng từ 24.17 đến 27.18.

 

null

(Nguồn: Báo Thanh Niên)

Xem thêm:

Như vậy Langmaster vừa giúp bạn review đại học Luật Hà Nội với những thông cực kỳ hữu ích mà bất cứ ai trước khi quyết định thi tuyển vào trường đều phải biết. Hy vọng bạn sẽ sớm trở thành những tân sinh viên Luật tương lai và có những trải nghiệm ý nghĩa nhất trong quãng đời sinh viên của mình tại trường. 

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác