HỌC NHANH - NÓI CHUẨN - GIAO TIẾP ĐỈNH CAO CÙNG LANGMASTER!

Ưu đãi HOT lên đến 10.000.000đ

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

HƯỚNG DẪN HỌC BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Học gì thì học, đầu tiên phải học bảng chữ cái tiếng Anh. Khi nắm chắc cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh, bạn có thể đánh vần đúng mọi từ vựng từ dễ tới khó. Bạn nào chưa nắm chắc thì học ngay với Langmaster nào!

1. Giới thiệu bảng chữ cái tiếng Anh

1.1. Định nghĩa bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh hay English alphabet mà chúng ta sắp tìm hiểu là một bảng chữ cái Latin gồm 26 ký tự. Phần thông tin này được sắp xếp theo thự từ A đến Z và có thể được viết theo cả hai dạng là “CHỮ HOA” và "chữ thường".

  • Dạng chữ hoa có trong A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z
  • Dạng chữ thường có trong a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v, w, x, y, z

Trong thực tế, bảng chữ cái tiếng Anh có nhiều hình thái tùy thuộc vào chữ viết của từng người. Ngoài ra với các văn bản, chữ, số trên máy tính, chúng ta cũng có thể chọn hình thức thể hiện cho bảng chữ cái. Những định dạng này được gọi là font chữ.

Người dùng tiếng Anh trong nhiều phương ngữ sử dụng "ae" và "oe" thay thế cho dạng chữ ghép truyền thống là "æ" và "œ". Với tiếng Anh Mỹ chữ "e" dài thường bị lược bỏ có trong

encyclopaedia → encyclopedia

foetus → fetus

1.2. Phân loại bảng chữ cái tiếng Anh

Trong bảng chữ cái tiếng Anh có 2 loại chữ tương ứng với các loại âm chính có trong

– Nguyên âm gồm 5 chữ cái có trong A, E, I, O, U

– Phụ âm gồm 21 chữ cái có trong B, C, D, F, G, H, J, K, l, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z

Với chữ "Y", nó là 1 phụ âm nhưng cũng có những trường hợp Y đóng vai trò làm nguyên âm cho nên có thể gọi là bán nguyên âm và phụ âm.

Ví dụ có trong

– Trong chữ "boy" thì "Y" đóng vai trò phụ âm

– Trong chữ "systemize" thì chữ "Y" đóng vai trò nguyên âm

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

1.3. Tần suất sử dụng các chữ cái tiếng Anh

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Robert Edward Lewand chữ cái sử dụng trong tiếng Anh nhiều nhất là chữ E, trong khi dùng ít nhất là chữ Z. Mật độ chính xác của từng chữ cái như sau (Tham khảo có trong wikipedia)

Chữ cái 

Tần suất 

Chữ cái 

Tần suất

A

8,17%

N

6,75%

B

1,49%

O

7,51%

C

2,78%

P

1,93%

D

4,25%

Q

0,10%

E

12,70%

R

5,99%

F

2,23%

S

6,33%

G

2,02%

T

9,06%

H

6,09%

U

2,76%

I

6,97%

V

0,98% 

J

0,15%

W

2,36%

K

0,77%

X

0,15%

L

4,03%

Y

1,97%

M

2,41%

Z

0,07% 

2. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Chữ cái 

Cách đọc

Ví dụ 

Cách đọc

A

/eɪ/

apple

/ˈæpl/

B

/biː/

bee

/biː/

C

/siː/

can

/kæn/

D

/diː/

duck

/dʌk/

E

/iː/

enter

/ˈentər/

F

/ef/

food

/fuːd/

G

/dʒiː/

gain

/ɡeɪn/

H

/eɪtʃ/

how

/haʊ/

I

/aɪ/

ink

/ɪŋk/

J

/dʒeɪ/

jam

/dʒæm/

K

/keɪ/

kick

/kɪk/

L

/el/

love

/lʌv/

M

/em/

man

/mæn/

N

/en/

no

/nəʊ/

O

/əʊ/

open

/ˈəʊpən/

P

/piː/

pen

/pen/

Q

/kjuː/

queen

/kwiːn/

R

/ɑːr/

run

/rʌn/

S

/es/

sun

/sʌn/

T

/tiː/

take

/teɪk

U

/juː/

up

/ʌp/

V

/viː/

vape

/veɪp/

W

/ˈdʌbljuː/

west

/west/

X

/eks/

xenon

/ˈzenɒn/

Y

/waɪ/

yes

/jes/

Z

/ziː/

zone

/zəʊn/

3. Cách học bảng chữ cái tiếng Anh

Như mình đã nói khá nhiều lần, ngôn ngữ chỉ thực sự sống nếu chúng được sử dụng, được nói ra. Bởi vậy, cách học bảng chữ cái tiếng Anh đơn giản và hiệu quả nhất chính là thực hành nghe, nói, đọc, viết mỗi ngày. Langmaster sẽ hướng dẫn bạn một số phương pháp để bạn thực hành dễ dàng bảng chữ cái tiếng Anh nhé.

3.1. Học cách đọc từng chữ cái và đánh vần cả từ

Có 2 khái niệm mà bạn cần chú ý trong khi học phát âm bảng chữ cái tiếng Anh đó là có trong tên chữ cái - Letter’s name và phát âm của chữ cái Letter’s sound

Tên chữ cái là cách chúng ta gọi chữ cái đó khi chúng đứng riêng biệt (ei, bi, ci,...). Còn phát âm của chữ cái là cách đọc của chúng khi đứng trong 1 từ vựng cụ thể. Tên chữ cái để bạn đánh vần (spell) được cách viết của từ. Trong khi đó cách phát âm của chữ cái giúp bạn đọc đúng được từ vựng đó.

Ví dụ:

A

/eɪ/

apple

æpl/

B

/biː/

bee

/biː/

C

/siː/

can

/kæn/

Quan sát ví dụ với A, B, C, tên của chữ cái đọc là/eɪ/,/biː/,/siː/, nhưng khi chúng đứng trong 1 từ vựng cụ thể, A, B, C sẽ có các cách phát âm khác.

Sự biến đổi trong phát âm và kết hợp âm thanh của các chữ cái tạo nên cách phát âm của  từ vựng tiếng Anh đó.

Ví dụ có trong từ “HAT” (cái mũ), có phát âm là/hæt/, và cách đánh vần (ghép chữ) là H-A-T hay/eɪʧ-eɪ-ti có trong/

Điều này khá tương tự với tiếng Việt của chúng ta bạn nhé. Tên chữ cái và cách phát âm của các chữ cũng có sự tách biệt. Ví dụ chữ C có tên chữ cái là “cờ”, khi nó đứng trong từ “CÁ”, bạn đánh vần là “C-Á” “cờ-a-ca-sắc-cá” và tổng thể ta có  từ “CÁ”.

3.2. Học bảng chữ cái tiếng Anh thông qua bài hát

Chắc hẳn ai cũng biết bài hát ABC songs phải không nào? Mình dám chắc đây là cách dễ dàng và thú vị nhất mà ai cũng có thể áp dụng để ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Anh một cách nhanh nhất.

Việc học kết hợp với âm thanh, hình ảnh và giai điệu sẽ giúp bạn tiếp cận với các ký tự mới mẻ này hiệu quả hơn cách học vẹt thông thường.

3.3. Học bảng chữ cái tiếng Anh bằng cách tập đánh vần từ vựng

Các bạn còn nhớ cách mà trẻ em được dạy chữ ở bậc tiểu học không nào? Chúng ta ai cũng bắt đầu với bài học đánh vần đó. Khi học ngôn ngữ mới là tiếng Anh, phương pháp đánh vần này cũng vô cùng hiệu quả. 

Ở giai đoạn xây nền, làm quen với tiếng Anh, tập đánh vần các từ vựng sẽ giúp bạn học thuộc bảng chữ cái tiếng Anh, luyện nói và luyện viết chữ cùng lúc. Quả nhiên là học 1 biết 3 phải không nào?

Cùng luyện tập thử bằng cách đánh vần các từ sau thành tiếng nhé có trong

  1. C-A-R =/siː//eɪ//ɑːr/
  2. P-E-N-C-I-L =/piː//iː//en//siː//aɪ//el/
  3. A-P-P-L-E =/eɪ//piː//piː//el//iː/
  4. B-O-O-K =/biː//əʊ//əʊ//keɪ/
  5. M-I-R-R-O-R =/em//aɪ//ɑːr//ɑːr//əʊ//ɑːr/

3.4. Học bảng chữ cái tiếng Anh thông qua các đồ vật quen thuộc

Ai còn nhớ bảng chữ cái tiếng Việt thường đi kèm với các hình minh họa là con vật nào? Đây cũng là 1 cách rất thú vị để học bảng chữ cái tiếng Anh, việc của bạn là viết xuống cuốn sổ học tập của mình các từ vựng có gắn với chữ cái mình đang học. 

Langmaster hướng dẫn bạn cách ghi chép như sau, bạn có thể tham khảo và tự lấy ví dụ của mình nha. Đảm bảo hiểu bài và ghi nhớ nhanh gấp đôi. 

– A có trong apple (quả táo), apartment (căn hộ), ant (con kiến)

– B có trong balloon (quả bóng), boy (bé trai), book (quyển sách)

– C có trong cap (mũ lưỡi trai), cook (nấu ăn), chair (cái ghế)

– D có trong dog (con chó), day (ngày), dance (nhảy nhót)

– E có trong enter (đi vào), elephant (con voi), eel (con lươn)

– F có trong finger (ngón tay), four (số 4), five (số 5)

– G có trong game (trò chơi), girl (bé gái), go (đi)

– H có trong house (ngôi nhà), hand (bàn tay), hat (cái mũ)

– I có trong ice (đá), idea (ý tưởng), ink (mực)

– J có trong joke (trò đùa), jump (nhảy), jam (mứt)

– K có trong kid (trẻ con), king (nhà vua), kite (cái diều)

– L có trong lion (sư tử), love (tình yêu), luck (sự may mắn)

– M có trong mom (mẹ), map (bản đồ), mouse (con chuột)

Langmaster - Bảng chữ cái tiếng Anh - Cách phát âm tiếng Anh chuẩn TÂY cực kỳ bá đạo

– N có trong number (con số), north (phía bắc), now (bây giờ)

– O có trong orange (quả cam), octopus (con bạch tuộc), ocean (đại dương)

– P có trong pink (màu hồng), pen (cây bút), panda (gấu trúc)

– Q có trong queen (nữ hoàng), question (câu hỏi), quarter (¼)

– R có trong rabbit (con thỏ), red (màu đỏ), road (con đường)

– S có trong summer (mùa hè), sand (cát), sock (chiếc tất/vớ)

– T có trong turtle (con rùa), teacher (giáo viên), telephone (điện thoại)

– U có trong university (trường đại học), unicorn (ngựa 1 sừng), unit (bài học

– V có trong vase (cái lọ), violin (đàn vi ô lin), virus (vi-rút)

– W có trong water (nước), wall (bức tường), world (thế giới)

– X có trong exit (lối thoát), extra (phần thêm)

– Y có trong yellow (màu vàng), you (bạn), yogurt (sữa chua)

– Z có trong zebra (con ngựa vằn), zipper (khóa kéo)

3.4. Học bảng chữ cái tiếng Anh thông qua bảng phiên âm IPA

Xin giới thiệu với các bạn công cụ thần kì và tuyệt đỉnh nhất để học tất tần tật mọi thứ về phát âm, ngữ âm trong tiếng Anh. Đó chính là bảng phiên âm IPA. Với bảng phiên âm IPA, bạn có thể đọc được bất cứ từ vựng nào kể cả khi đó có là 1 từ hoàn toàn mới!

Điểm đặc biệt trong tiếng Anh là việc 1 chữ cái có rất nhiều cách phát âm khác nhau khi chúng đứng trong 1 từ cụ thể. Để có thể đọc đúng hay tốt hơn là ghi nhớ được cách đọc của 1 từ, bạn sẽ cần biết phiên âm của từ đó là gì.

Phiên âm IPA xuất hiện trong tất cả các tài liệu giảng dạy tiếng Anh chính thống, đây chính là phần kí tự được viết trong dấu chặn/…/mà bạn thường thấy trong từ điển tiếng Anh bên cạnh cách viết và ý nghĩa của từ vựng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP CÁC CÁCH ĐỌC SỐ TRONG TIẾNG ANH AI CŨNG CẦN BIẾT!

=> CÁCH ĐỌC VÀ GHI NHỚ CÁC THÁNG TRONG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ NHẤT!

4. Bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Vì bảng IPA là phần quan trọng nhất giúp bạn học phát âm tiếng Anh thành công nên chúng ta sẽ cần học bài bản về công cụ này nhé. Các bạn sẵn sàng chưa, mình cùng học ngay thôi.

4.1. Định nghĩa và tầm quan trọng của bảng phiên âm IPA

Phiên âm tiếng Anh được là các ký tự Latin đặc biệt được kết hợp với nhau để tạo thành từ. Cách đọc phiên âm tiếng Anh được quy định cụ thể theo bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế IPA hay International Phonetic Alphabet.

Phiên âm của từ vựng giúp bạn phát âm tiếng Anh chuẩn. Đây chính là lý do trong các từ điển tiếng Anh, phiên âm được đặt ngay bên cạnh từ vựng. Khi hiểu rõ các nguyên tắc đọc phiên âm trong tiếng Anh, bạn sẽ không bị nhầm lẫn khi đọc từ vựng. Đặc biệt, bạn sẽ phân biệt được các từ có phát âm gần giống nhau như: ship và sheep, bad và bed, …

4.2. Các loại âm có trong bảng phiên âm IPA

Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA có 44 âm trong đó có 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds). Ký hiệu cụ thể là Vowels - Nguyên âm; Consonants: Phụ âm; Monophthongs: Nguyên âm ngắn; Diphthongs: Nguyên âm dài

Các phiên âm của nguyên âm và phụ âm được phân loại và sắp xếp theo bảng sau.

4.3. Cách phát âm nguyên âm IPA

Có 20 nguyên âm trong tiếng Anh, chia nhỏ thành 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi. Langmaster sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về bộ các nguyên âm này nhé. Đừng quên kết hợp học bảng IPA cùng bảng chữ cái tiếng Anh nhé.

Cách phát âm 12 nguyên âm đơn IPA

Âm

Tên gọi và mô tả

Cách đặt môi và lưỡi

/ɪ/

- âm i ngắn, 

- phát âm rất ngắn = 1/2 âm i trong tiếng Việt

- môi hơi mở rộng sang 2 bên

- lưỡi đặt thấp

- độ dài bật hơi: ngắn

/i:/

- âm i dài, kéo dài âm “i”

- âm phát trong khoang miệng chứ không bật hơi.

- môi mở rộng sang 2 bên 

- lưỡi nâng cao 

- độ dài bật hơi: dài.

/ʊ/

- âm “u” ngắn, 

- gần giống “ư” tiếng Việt, 

- không mím môi, đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng

- hơi tròn môi

- lưỡi hạ thấp

- độ dài bật hơi: ngắn

/u:/

- âm “u” dài, kéo dài âm “u”

- âm phát trong khoang miệng không bật hơi

- môi tròn

- lưỡi nâng lên cao

- độ dài bật hơi: dài

/e/

- âm e ngắn

- tương tự như “e” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh hơn

- miệng mở rộng sang 2 bên

- lưỡi hạ thấp hơn 

- - độ dài bật hơi: ngắn

/ə/

- âm ơ ngắn

- âm thanh tương tự “ơ” nhưng đọc nhanh hơn

- môi mở rộng

- lưỡi thả lỏng

- độ dài bật hơi: ngắn

/ɜ:/

- âm ơ dài

-/ə/+ cong lưỡi, phát âm âm/ɘ/rồi cong lưỡi lên, 

- âm không bật hơi

- môi hơi mở rộng

- lưỡi cong, chạm vào vòm miệng 

- độ dài bật hơi: dài

/ɒ/

- âm “o” ngắn, 

- tương tự “o” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.

- hơi tròn môi

- lưỡi hạ thấp

- độ dài bật hơi: ngắn

/ɔ:/

- âm “o” dài

- phát âm âm/ɒ/+ cong lưỡi

- âm không bật hơi

- tròn môi

- lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm

- độ dài bật hơi: dài

/æ/

- âm a bẹt

- kết hợp “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống

- miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp

- lưỡi được hạ rất thấp

- độ dài bật hơi: dài

/ʌ/

- tương tự “ă”, kết hợp “a” và “ơ”

- âm bật hơi ra

- miệng thu hẹp

- lưỡi nâng lên cao

- độ dài bật hơi: ngắn

/ɑ:/

- âm “a” dài

- âm không bật hơi

- miệng mở rộng

- lưỡi hạ thấp

- độ dài bật hơi: dài

LUYỆN PHÁT ÂM 12 NGUYÊN ÂM ĐƠN IPA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Cách phát âm 8 nguyên âm đôi IPA

Âm

Tên gọi và mô tả

Cách đặt môi và lưỡi

/ɪə/

kết hợp âm/ɪ/và/ə/

- môi từ dẹt thành hình tròn dần

- lưỡi thụt dần về sau

- độ dài bật hơi: dài

/ʊə/

kết hợp âm/ʊ/và/ə/

- môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng

- lưỡi đẩy dần ra phía trước

- độ dài bật hơi: dài

/eə/

kết hợp âm/e/và/ə/

- hơi thu hẹp môi

- lưỡi thụt dần về phía sau

- độ dài bật hơi: dài

/eɪ/

kết hợp âm/e/và/ɪ/

- môi dẹt dần sang 2 bên

- lưỡi hướng dần lên trên

- độ dài bật hơi: dài

/ɔɪ/

kết hợp âm/ɔ:/và/ɪ/

- môi dẹt dần sang 2 bên

- lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước

- độ dài bật hơi: dài

/aɪ/

kết hợp âm/ɑ:/và/ɪ/

- môi dẹt dần sang 2 bên

- lưỡi nâng lên, hơi đẩy ra trước

- độ dài bật hơi: dài

/əʊ/

kết hợp âm/ə/và/ʊ/

- môi từ hơi mở đến hơi tròn

- lưỡi lùi dần về phía sau

- độ dài bật hơi: dài

/aʊ/

kết hợp âm/ɑ:/và/ʊ/

- môi tròn dần

- lưỡi hơi thụt dần về phía sau

- độ dài bật hơi: dài

HỌC PHÁT ÂM 8 NGUYÊN ÂM ĐÔI IPA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Cách phát âm 24 phụ âm tiếng Anh theo bảng IPA

Âm

Tên gọi và mô tả

Cách đặt môi và lưỡi

/p/

- tương tự chữ “p”

- âm có bật hơi

- 2 môi mím chặt, bật mạnh luồng khí ra

- dây thanh quản quản rung

/b/

- tương tự chữ “b”

- 2 môi mím chặt, bật mạnh luồng khí ra

- dây thanh quản rung

/t/

- tương tự “t”

- âm bật hơi mạnh

- lưỡi đặt sau răng cửa hàm trên, khi bật hơi ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới

- dây thanh quản không rung

/d/

- tương tự chữ “d”

- âm có bật hơi

- đầu lưỡi đặt dưới nướu, khi bật hơi ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới

- dây thanh quản rung.

/t∫/

- tương tự “ch”

- môi tròn

- lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, khí thoát ra trên bề mặt lưỡi

- dây thanh quản không rung

/dʒ/

- tương tự /t∫/ + rung giọng

- môi hơi tròn và chu về phía trước

- khi bật hơi ra môi tròn nửa

- lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, khí thoát ra trên bề mặt lưỡi

- dây thanh quản rung

/k/

- tương tự chữ “k”

- âm có bật hơi

- nâng phần sau lưỡi chạm ngạc mềm

- lưỡi thấp khi bật hơi

- dây thanh quản không rung

/g/

- tương tự chữ “g”

- âm không bật hơi

- nâng phần sau lưỡi, chạm ngạc mềm

- lưỡi thấp khi bật hơi

- dây thanh quản rung

/f/

- tương tự “ph”

- âm có bật hơi

- răng hàm trên chạm môi dưới

- dây thanh quản không rung

/v/

- tương tự chữ “v”

- răng hàm trên chạm môi dưới

- dây thanh quản rung

/ð/

- tương dự “d” trong tiếng Việt + rung giọng

- đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng

- khi hơi thoát ra miệng không mở to

- dây thanh quản rung

/θ/

- tương tự chữ “th” + bật hơi

- đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng

- khi hơi thoát ra miệng không mở to

- dây thanh quản không rung.

/s/

tương tự chữ “s”

- mặt lưỡi chạm hàm trên

- dây thanh quản không rung

/z/

âm phát ra tương tự chữ “gì”

- mặt lưỡi chạm mặt hàm trên

- dây thanh quản rung

/∫/

tương tự như chữ “s” nhưng kéo dài hơi hơn

- môi tròn và đưa về phía trước

- mặt lưỡi chạm mặt hàm trên

- dây thanh quản không rung

/ʒ/

tương tự chữ “gi-” trong tiếng Việt + rung giọng

- môi tròn và đưa về phía trước

- mặt lưỡi chạm mặt hàm trên, nâng lưỡi

- dây thanh quản rung

/m/

tương tự chữ “m” nhưng không đọc quá rõ

- mím môi, hơi thoát qua mũi

- dây thanh quản không rung

/n/

tương tự chữ “n” nhưng không đọc quá rõ

- môi mở nhẹ

- mặt lưỡi chạm mặt hàm trên, hơi thoát từ mũi

- dây thanh quản không rung

/η/

tương tự âm “ng-” trong tiếng Việt

- môi mở nhẹ

- nâng lưỡi chạm gạc mềm

- dây thanh quản rung

/l/

tương tự chữ “L” trong tiếng Việt

- miệng mở

- lưỡi cong chạm răng cửa hàm trên

- dây thanh quản rung

/r/

tương tự “r” trong tiếng Việt

- môi tròn và đưa về phía trước

- lưỡi cong, khi bật hơi ra dần duỗi lưỡi thẳng

- dây thanh quản rung

/w/

- môi tròn và đưa về phía trước

- lưỡi  thả lỏng

- dây thanh quản không rung

/h/

tương tự chữ “h”

- môi hé

- lưỡi đặt thấp + bật hơi

- dây thanh quản không rung

/j/

tương tự chữ “gi-” nhưng ngắn hơn

- môi mở nhẹ, khi kết thúc miệng mở sang 2 bên

- lưỡi hơi nâng

- dây thanh quản rung

24 PHỤ ÂM TIẾNG ANH AI CŨNG PHẢI HỌC NẾU MUỐN HIỂU NGƯỜI BẢN XỨ NÓI GÌ

5. Lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Quy trình chuẩn để học bất cứ ngôn ngữ nào đều là NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT. Đồng nghĩa rằng bạn cần học kết hợp các kỹ năng này thay vì tách lẻ chúng. Phương pháp học này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và khai thác hết tiềm năng của bản thân.

5.1. Học phát âm chuẩn ngay từ đầu

Khi học bảng chữ cái tiếng Anh, các bạn cần chú ý tới việc học phát âm đúng của các chữ này. Phát âm mà bạn cần nhớ bao gồm tên của chữ cái (Letter’s name) và cách phát âm của chúng (Letter’s sound). 

Phát âm chuẩn là yếu tố quyết định liệu rằng bạn có giao tiếp tốt hay không. Nói chuẩn sẽ giúp bạn nghe chuẩn, học từ vựng và ghép câu cũng theo đó mà trở nên dễ dàng. Để phát âm tiếng Anh chuẩn, cách nhanh chóng và khoa học nhất là học bảng IPA cơ bản

5.2. Tăng cường luyện nghe mọi lúc mọi nơi

Tắm ngôn ngữ là cách học thụ động mà bạn nên thử. Phương pháp này có nghĩa là bạn luyện nghe thụ động để làm quen với khẩu âm của người nước ngoài. Áp dụng vào việc học bảng chữ cái tiếng Anh, bạn hãy học qua các bài hát vui nhộn và xem hiệu quả hơn cách truyền thống như thế nào.

Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay bạn có thể nghe tiếng Anh rất tiện lợi qua các website hay app điện thoại. Học thông qua phim, bài hát hay chơi game tiếng Anh cũng là những cách được nhiều người lựa chọn.

5.3. Luyện nói thường xuyên mỗi ngày

Bạn đang học bảng chữ cái tiếng Anh và cách phát âm đúng phải không nào? Vậy thì còn cách nào ngoài luyện nói đâu nào. Sau khi đã đọc bảng IPA, làm quen với phiên âm của từ vựng, hãy luyện nói liên tục với các âm này. Trong những ngày tiếp theo, hãy tập các cụm từ, sau đó là câu ngắn và đoạn hội thoại.

Thử chọn cho mình cuốn sách, hay lời bài hát bạn yêu thích để đọc, hiểu ý nghĩa và sau đó đọc, hát lên thành tiếng. Đọc trước, nói sau, nhập tâm vào những câu chuyện, giai điệu quen thuộc. Vòng tròn luyện tập liên tục này sẽ giữ cho bạn niềm vui trong học tập và nâng cao phản xạ thực tế.

Trên đây là các kiến thức chi tiết nhất giúp bạn nắm chắc bảng chữ cái tiếng Anh và khái quát về ngữ âm tiếng Anh cơ bản. Các bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại Langmaster và để lại thắc mắc về việc học tiếng Anh nếu có nha. Langmaster luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn chinh phục mục tiêu tiếng Anh của mình.

Ms. Chu Thị Diệu Linh
Tác giả: Ms. Chu Thị Diệu Linh
  • 9.0 VSTEP
  • Thạc sĩ ngành Phương pháp Giảng dạy tại Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG HN
  • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM

  • Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
  • Học online chất lượng như offline.
  • Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
  • Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí

Chi tiết


Bài viết khác