HỌC TIẾNG ANH ONLINE THEO NHÓM - PHẢN XẠ CỰC NHANH, SỬA LỖI CỰC CHUẨN

MIỄN PHÍ HỌC THỬ - CHỈ CÒN 15 SLOTS

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!
2
Ngày
13
Giờ
59
Phút
57
Giây

Cấu trúc Shall we: Định nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Bạn đã bao giờ nghe câu hỏi "Shall we?" trong các cuộc trò chuyện tiếng Anh chưa? Đây là một cấu trúc phổ biến, mang sắc thái trang trọng và lịch sự, thường được sử dụng để đưa ra đề xuất hoặc gợi ý. Vậy cấu trúc shall we được dùng trong những trường hợp nào và có gì khác so với các cách diễn đạt khác? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết cách sử dụng đúng và hiệu quả trong bài viết dưới đây!

1. Shall we là gì?

Shall we - chúng ta hãy/nên/sẽ/... là một cấu trúc câu phổ biến trong tiếng Anh, được sử dụng cả trong câu hỏi và câu trả lời. Tùy theo ngữ cảnh, cấu trúc này có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

  • Shall we have a walk along the lake? (Chúng ta đi dạo ven hồ nhé?)
  • It’s noon. Let’s stop and have a meal together, shall we? (Bây giờ là buổi trưa. Chúng ta hãy dừng lại và dùng bữa cùng nhau nhé?)
  • We shall have all we wish for. (Chúng tôi sẽ có tất cả những gì chúng tôi mong muốn.)
  • We shall regret this. (Chúng tôi sẽ hối tiếc về điều này.)
Shall we là gì?

Xem thêm: 

2. Cấu trúc Shall we và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Cấu trúc "shall we" có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, bao gồm:

2.1. Cấu trúc Shall we dùng để nói hoặc dự đoán về tương lai

Theo từ điển Oxford, "shall" trong trường hợp này có nghĩa là "used with we for talking about or predicting the future" (được sử dụng với chúng tôi để nói về hoặc dự đoán tương lai).

Cấu trúc: We + shall/shall not + Verb (Động từ) + Object (Tân ngữ)

Ví dụ:

  • This time next month we shall be in Paris. (Lần này vào tháng sau, chúng tôi sẽ ở Paris.)
  • We shan’t stay long. (Chúng tôi sẽ không ở lại lâu đâu.)

Lưu ý: Thể phủ định của "shall not" có thể được viết tắt là "shan’t".

Xem thêm: Cấu trúc I think: Ý nghĩa, cách dùng và bài tập kèm đáp chi tiết

2.2. Cấu trúc Shall we dùng để đưa ra lời đề nghị

Cấu trúc này thường dùng trong các câu hỏi để đưa ra lời đề nghị hoặc gợi ý về một hoạt động chung.

Cấu trúc: 

  • Shall we + Verb (động từ) + Object (Tân ngữ)? 
  • Let’s + verb + Object

Ví dụ:

  • Shall we send you the money? (Chúng tôi sẽ gửi tiền cho bạn chứ?)
  • Shall we wait for her? (Chúng ta sẽ đợi cô ấy chứ?)
  • Shall we buy tickets at the theater? (Chúng ta có nên mua vé tại rạp chiếu phim không?)

Lưu ý: Với cấu trúc "Let’s + verb + Object, shall we?", có thể dùng ở dạng phủ định: "Let’s not + verb + Object, shall we?". Hãy chú ý dấu phẩy giữa "Let’s" và câu hỏi "shall we?".

2.3. Cấu trúc Shall we dùng để xin lời khuyên

Theo từ điển Oxford, "shall we" trong trường hợp này có nghĩa là "used in questions with we for making offers or suggestions or asking advice" (được sử dụng trong câu hỏi với "we" để đưa ra đề nghị, đề xuất hoặc xin lời khuyên).

Cấu trúc: Wh-question + shall we + Verb (động từ) + Object (Tân ngữ)?

Wh-question bao gồm những từ để hỏi như: what, where, when, why, how, etc.

Ví dụ:

  • What shall we do this morning? (Chúng ta nên làm gì vào sáng hôm nay?)
  • How shall we plant it? (Chúng tôi sẽ trồng nó sao đây?)

Lưu ý: Động từ đi sau "shall we" luôn ở dạng nguyên mẫu, không chia.

Cấu trúc Shall we

Xem thêm: Cấu trúc Only After là gì? Cách dùng và công thức đảo ngữ

3. Những cấu trúc tương đồng với Shall we

Ngoài "shall we", tiếng Anh còn có nhiều cấu trúc khác được sử dụng để đưa ra lời đề nghị hoặc gợi ý. Dưới đây là một số cấu trúc phổ biến:

How about we + V-inf?: Dùng để đề xuất một hoạt động chung

Ví dụ:

  • How about we go out to play some basketball tonight? (Thế tối nay chúng ta ra ngoài chơi bóng rổ nhé?)
  • How about we get something to eat? (Thế ta kiếm gì đó để ăn thì sao?)

What about…?: Dùng để đưa ra gợi ý một hoạt động

Ví dụ:

  • What about walking to school together? (Đến trường cùng nhau thì sao?)
  • What about having some coffee together? (Uống cà phê cùng nhau thì sao?)

Why don’t we + V-inf?: Dùng để khuyến khích một hành động chung

Ví dụ:

  • Why don’t we bake this cake together? (Tại sao chúng ta không cùng nhau nướng chiếc bánh này nhỉ?)
  • Why don’t we attend this workshop together? (Tại sao chúng ta không cùng nhau tham dự buổi workshop làm gốm này nhỉ?)

Các cấu trúc trên giúp bạn có nhiều cách linh hoạt để đưa ra đề xuất hoặc lời mời trong giao tiếp tiếng Anh.

Những cấu trúc tương đồng với Shall we

4. Phân biệt “shall”, “will”, “would”, “should”

Các động từ khuyết thiếu như "shall", "will", "would" và "should" thường gây nhầm lẫn cho người học tiếng Anh do sự tương đồng trong cách sử dụng. Dưới đây là sự phân biệt giữa chúng:

Động từ

Cách dùng

Ví dụ

Shall

Dùng với ngôi thứ nhất để diễn đạt ý định, lời đề nghị hoặc dự đoán tương lai.

I shall return. (Tôi sẽ trở lại.)

Will

Diễn tả hành động trong tương lai hoặc quyết định tức thời.

She will travel to France next week. (Cô ấy sẽ đi Pháp tuần tới.)

Would

Dạng quá khứ của "will", dùng trong câu điều kiện hoặc nói về một hành động quá khứ có thể đã xảy ra.

If I were you, I would take the job. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nhận công việc này.)

Should

Diễn đạt lời khuyên hoặc sự bắt buộc nhẹ.

You should eat more vegetables. (Bạn nên ăn nhiều rau hơn.)

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

5. Bài tập áp dụng Cấu trúc Shall we

Để sử dụng cấu trúc Shall we một cách thành thạo, bạn hãy dịch các câu sau sang tiếng Anh, sử dụng cấu trúc "Shall we"

  1. Chúng ta có nên đi du lịch vào cuối tuần này không?
  2. Chúng ta hãy cùng nhau học tiếng Anh nhé?
  3. Chúng ta sẽ không đến muộn chứ?
  4. Sau khi hoàn thành công việc, chúng ta sẽ làm gì tiếp theo?
  5. Chúng ta có nên đặt bàn trước khi đến nhà hàng không?

Đáp án:

  1. Shall we travel this weekend?
  2. Shall we study English together?
  3. Shall we not be late?
  4. What shall we do after finishing the work?
  5. Shall we book a table before going to the restaurant?

Nắm vững cấu trúc shall we không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp mà còn giúp câu nói trở nên tự nhiên, lịch sự và chuẩn bản ngữ hơn. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và sử dụng linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp, hãy tham gia khóa học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến tại Langmaster. Đăng ký ngay để được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên chuẩn Quốc tế giàu kinh nghiệm và nâng tầm khả năng tiếng Anh của bạn ngay hôm nay!

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
Tác giả: Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
  • Chứng chỉ IELTS 7.5
  • Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Học viện Ngoại Giao
  • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM

  • Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
  • Học online chất lượng như offline.
  • Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
  • Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí

Chi tiết


Bài viết khác

Các khóa học tại langmaster

Let's chat