Tiếng anh giao tiếp online
Cách viết các kỹ năng trong CV tiếng Anh giúp tăng cơ hội trúng tuyển
Mục lục [Ẩn]
Phần kỹ năng trong CV tiếng Anh là yếu tố then chốt giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội trúng tuyển. Việc lựa chọn và trình bày các kỹ năng tiếng Anh phù hợp không chỉ thể hiện năng lực mà còn giúp CV của bạn nổi bật giữa nhiều ứng viên. Trong bài viết này, Langmaster sẽ hướng dẫn bạn cách viết các kỹ năng trong CV tiếng Anh chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp nhất. Cùng khám phá để sở hữu một CV ấn tượng ngay hôm nay!
1. Tầm quan trọng của các kỹ năng trong CV tiếng Anh
Phần kỹ năng trong CV tiếng Anh đóng vai trò then chốt giúp nhà tuyển dụng đánh giá nhanh chóng năng lực và sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc. Việc trình bày kỹ năng rõ ràng, chính xác không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng như:
- Giúp nổi bật giữa hàng trăm hồ sơ khác nhờ điểm mạnh kỹ năng phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
- Tăng cơ hội vượt qua hệ thống lọc hồ sơ tự động (ATS) nhờ các từ khóa kỹ năng chính xác.
- Thể hiện khả năng làm việc thực tế và kỹ năng mềm cần thiết để hòa nhập môi trường công sở.
- Tạo ấn tượng tích cực ban đầu với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Xem thêm: CẨM NANG CHI TIẾT CÁCH VIẾT CV BẰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGHIỆP NHẤT
2. Các kỹ năng trong CV tiếng Anh thu hút nhà tuyển dụng
Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng trong CV tiếng Anh một cách rõ ràng và cụ thể. Dưới đây là một số kỹ năng phổ biến, thường được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp.
2.1. Các kỹ năng mềm trong CV tiếng Anh
- Adaptability (Kỹ năng thích nghi): Khả năng nhanh chóng điều chỉnh bản thân trước thay đổi.
- Communication skills (Kỹ năng giao tiếp): Truyền đạt thông tin hiệu quả.
- Teamwork (Làm việc nhóm): Hợp tác cùng đồng nghiệp để hoàn thành mục tiêu.
- Problem-solving (Giải quyết vấn đề): Tìm ra giải pháp khi gặp khó khăn.
- Time management (Quản lý thời gian): Sắp xếp công việc hợp lý, đúng hạn.
- Leadership (Kỹ năng lãnh đạo): Dẫn dắt và thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả.
- Creativity (Sự sáng tạo): Đưa ra ý tưởng mới, giải pháp đổi mới.
- Critical thinking (Tư duy phản biện): Phân tích và đánh giá thông tin một cách khách quan.
- Conflict resolution (Giải quyết xung đột): Xử lý tranh chấp trong môi trường làm việc.
- Emotional intelligence (Trí tuệ cảm xúc): Quản lý cảm xúc và hiểu người khác.

Xem ngay: KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? TOP 5 NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT KHI LÀM VIỆC
2.2. Các kỹ năng cứng trong CV tiếng Anh
- Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint): Sử dụng thành thạo bộ công cụ văn phòng.
- Data analysis (Phân tích dữ liệu): Xử lý và giải thích dữ liệu.
- Patient care (Chăm sóc bệnh nhân): Kỹ năng chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe bệnh nhân.
- Graphic design (Thiết kế đồ họa): Sử dụng phần mềm thiết kế để tạo hình ảnh và ấn phẩm.
- Macro/Micro economics (Kinh tế vĩ mô/vi mô): Hiểu biết về các nguyên lý kinh tế cơ bản.
- Accounting and finance (Kế toán và tài chính): Quản lý sổ sách và tài chính doanh nghiệp.
- Server maintenance (Bảo trì máy chủ): Quản lý và duy trì hệ thống máy chủ.
- Resource management (Quản trị nguồn nhân lực): Quản lý và phân bổ nguồn lực hiệu quả.
- Computer troubleshooting (Khắc phục sự cố máy tính): Xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan đến máy tính.
- Marketing (Khả năng tiếp thị): Lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng bá sản phẩm.
- Electronic and electrical engineering (Kỹ thuật điện, điện tử): Kiến thức về thiết kế và sửa chữa hệ thống điện tử.
- Database management (Quản trị cơ sở dữ liệu): Quản lý và bảo trì hệ thống dữ liệu doanh nghiệp.
- Photo editing (Biên tập hình ảnh): Chỉnh sửa và xử lý hình ảnh kỹ thuật số.
- Video editing (Biên tập video): Biên tập và sản xuất video chuyên nghiệp.
- Strategic planning (Khả năng lập kế hoạch chiến lược): Xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn.
- Marketing campaign management (Quản trị chiến dịch tiếp thị): Điều phối và giám sát các chiến dịch quảng cáo.
- Budgeting (Khả năng lập ngân sách): Lập kế hoạch và kiểm soát chi phí.
- Project lifecycle management (Quản lý vòng đời dự án): Theo dõi và quản lý toàn bộ quy trình dự án.
- Risk management (Quản trị rủi ro): Đánh giá và xử lý các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- UI/UX design (Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng): Tạo giao diện thân thiện và trực quan cho người dùng.
- Digital product design software (Phần mềm thiết kế sản phẩm kỹ thuật số): Sử dụng các công cụ thiết kế phần mềm số.
- Print design (Thiết kế sản phẩm in ấn): Thiết kế các ấn phẩm truyền thông và quảng cáo in.

Xem thêm: Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh khi phỏng vấn & viết CV
3. Cách viết các kỹ năng trong CV tiếng Anh
Việc trình bày tên các kỹ năng trong CV tiếng Anh một cách rõ ràng, chính xác và thu hút sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
3.1. Yêu cầu khi trình bày các kỹ năng trong CV tiếng Anh
Để phần kỹ năng trong CV tiếng Anh thực sự hiệu quả, bạn cần nắm rõ các yêu cầu khi trình bày như sau:
- Chân thực và chính xác: Chỉ liệt kê những kỹ năng kỹ năng trong CV tiếng Anh mà bạn thật sự có, tránh phóng đại hay thêm kỹ năng không đúng với khả năng của bản thân.
- Liên quan trực tiếp đến công việc: Ưu tiên các kỹ năng kỹ năng trong CV tiếng Anh phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển, tránh liệt kê quá nhiều kỹ năng chung chung không cần thiết.
- Nổi bật và có trọng tâm: Đặt những kỹ năng quan trọng, thế mạnh của bạn lên đầu danh sách để nhà tuyển dụng dễ dàng nhận thấy.
- Sắp xếp hợp lý: Phần kỹ năng thường được đặt sau phần trình bày học vấn và kinh nghiệm làm việc, khi nhà tuyển dụng đã có cái nhìn tổng quan về bạn.
- Ngắn gọn, dễ hiểu: Viết tên kỹ năng rõ ràng, dùng từ ngữ phổ biến, tránh thuật ngữ quá chuyên sâu hoặc khó hiểu nếu không cần thiết.
Nếu bạn làm tốt những điểm này, phần kỹ năng trong CV tiếng Anh sẽ giúp bạn ghi điểm mạnh mẽ và tăng cơ hội được gọi phỏng vấn.

Xem ngay: CÁCH VIẾT MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TIẾNG ANH TRONG CV CHUYÊN NGHIỆP
3.2. Gợi ý cách trình bày kỹ năng trong CV tiếng Anh
Có hai cách phổ biến để trình bày phần kỹ năng trong CV:
Trình bày dạng liệt kê từng kỹ năng: Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất. Bạn liệt kê từng kỹ năng bằng gạch đầu dòng, ưu tiên những kỹ năng quan trọng và phù hợp với công việc lên đầu danh sách.
Ví dụ:
- Teamwork: Kinh nghiệm làm việc nhóm hiệu quả trong các dự án bán hàng.
- Communication skills: Giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp.
- Critical thinking: Khả năng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Trình bày theo thang điểm hoặc mức độ thành thạo: Bạn có thể tự đánh giá kỹ năng của mình bằng cách sử dụng thang điểm (ví dụ 1-10) hoặc các mức độ như Beginner, Intermediate, Advanced. Cách này giúp nhà tuyển dụng hình dung được phần nào năng lực của bạn, tuy nhiên cần cân nhắc vì đôi khi mức độ đánh giá có thể chưa đủ chi tiết hoặc khách quan.
Ví dụ:
- Project management: Advanced
- Microsoft Excel: 8/10
- Foreign language: Intermediate
Tùy vào ngành nghề và vị trí ứng tuyển, bạn nên lựa chọn cách trình bày phù hợp để làm nổi bật điểm mạnh cá nhân, giúp CV của bạn chuyên nghiệp và thu hút hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Xem thêm: CẨM NANG VIẾT CV TIẾNG ANH CHO THỰC TẬP SINH CHƯA CÓ KINH NGHIỆM
4. Mẹo viết kỹ năng trong CV tiếng Anh
Dưới đây là một số mẹo quan trọng bạn nên lưu ý khi viết kỹ năng trong CV tiếng Anh.
4.1. Chọn kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc
- Nghiên cứu kỹ mô tả công việc: Trước khi viết, hãy đọc kỹ yêu cầu công việc để hiểu rõ những kỹ năng nào được ưu tiên và cần thiết.
- Ưu tiên kỹ năng liên quan trực tiếp: Liệt kê những kỹ năng có thể giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc đó, tránh lan man những kỹ năng không phù hợp.
- Thể hiện sự đa dạng: Kết hợp cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để chứng tỏ bạn là ứng viên toàn diện.
- Điểm danh kỹ năng nổi bật: Nếu có thể, hãy bổ sung thêm ví dụ hoặc kết quả cụ thể để minh chứng khả năng của bạn.

Xem thêm: 4 MẸO VIẾT CV BẰNG TIẾNG ANH CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG
4.2. Không nên làm gì khi viết kỹ năng trong CV tiếng Anh?
- Không liệt kê kỹ năng giả hoặc quá phóng đại: Điều này dễ bị phát hiện khi phỏng vấn và làm mất uy tín của bạn.
- Tránh sử dụng từ ngữ quá chung chung: Ví dụ như chỉ ghi “Good communication skills” mà không cụ thể hoặc không chứng minh được.
- Không bỏ qua việc liên kết kỹ năng với kinh nghiệm: Nhà tuyển dụng thích những kỹ năng được chứng minh qua dự án, công việc cụ thể thay vì chỉ là danh sách khô khan.
- Đừng viết phần kỹ năng quá dài hoặc lan man: Điều này có thể gây rối mắt và làm giảm hiệu quả truyền tải thông tin.
- Không sao chép máy móc: Hãy cá nhân hóa phần kỹ năng sao cho phù hợp với chính bạn và vị trí đang ứng tuyển.
Việc trình bày kỹ năng trong CV tiếng Anh một cách khoa học và phù hợp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng, mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn. Đặc biệt, nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh giao tiếp để tự tin hơn trong môi trường làm việc quốc tế, đừng bỏ lỡ khóa học tiếng Anh giao tiếp online tại Langmaster. Đăng ký ngay hôm nay để được hướng dẫn tận tình và phát triển toàn diện khả năng tiếng Anh của bạn!
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
Nội Dung Hot
KHÓA TIẾNG ANH GIAO TIẾP 1 KÈM 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA TIẾNG ANH GIAO TIẾP ONLINE
- Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
- Học online chất lượng như offline.
- Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
- Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí
KHÓA TIẾNG ANH TRẺ EM
- Giáo trình Cambridge kết hợp với Sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT hiện hành
- 100% giáo viên đạt chứng chỉ quốc tế IELTS 7.0+/TOEIC 900+
- X3 hiệu quả với các Phương pháp giảng dạy hiện đại
- Lộ trình học cá nhân hóa, con được quan tâm sát sao và phát triển toàn diện 4 kỹ năng
Bài viết khác

Bạn sắp chia tay công ty cũ nhưng không biết gửi lời chúc tới đồng nghiệp như thế nào? Cùng tham khảo 60+ lời chúc chia tay đồng nghiệp tiếng Anh hay nhất sau nhé!

Nhắc nhở thanh toán là một việc có thể ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ hợp tác. Vậy làm sao để viết thư nhắc nhở thanh toán bằng tiếng Anh lịch sự, hiệu quả?

Viết thư là một phần quan trọng mà các thí sinh cần vượt qua ở mọi kỳ thi tiếng Anh B1. Cùng tham khảo các mẫu viết thư bằng tiếng Anh B1 hay nhất theo chủ đề nhé!

Khi gửi lời mời đến bất kỳ vị khách nào dù trong công việc hay hoạt động thường ngày đều cần sự chuyên nghiệp. Vậy làm sao để viết một thư mời tiếng Anh đúng chuẩn?

Bạn cần gửi email báo giá bằng tiếng Anh tới khách hàng tiềm năng? Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu mẫu email báo giá bằng tiếng Anh nhé!