Tiếng anh trẻ em
Lộ trình học tiếng Anh cho bé lớp 3 chuẩn chương trình Bộ Giáo dục
Mục lục [Ẩn]
- I. Lộ trình học tiếng Anh lớp 3 cho bé theo chương trình Bộ Giáo Dục
- II. Lộ trình học tiếng Anh cho bé lớp 3 toàn diện 4 kỹ năng
- 1. Giai đoạn 1: Phát triển kỹ năng nghe
- 2. Giai đoạn 2: Phát triển kỹ năng nói
- 3. Giai đoạn 3: Phát triển kỹ năng đọc
- 4. Giai đoạn 4: Phát triển kỹ năng viết
- III. Cách giúp bé lớp 3 hứng thú học tiếng Anh mỗi ngày
- 1. Cho trẻ học tiếng Anh thông qua phim hoạt hình
- 2. Cho trẻ học tiếng Anh qua kể chuyện và bài hát thiếu nhi
- 3. Cho trẻ học tiếng Anh qua trò chơi
- IV. Khóa tiếng Anh trẻ em Langmaster: Giúp bé phát âm chuẩn - tự tin giao tiếp
Lớp 3 là giai đoạn quan trọng giúp trẻ củng cố kiến thức tiếng Anh và phát triển khả năng giao tiếp. Để đạt hiệu quả tối ưu, lộ trình học tiếng Anh cho bé cần kết hợp giữa chương trình Bộ Giáo Dục và việc phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Dưới đây là lộ trình học tiếng Anh cho bé lớp 3 không chỉ giúp bé vững lý thuyết mà còn rèn luyện các kỹ năng thực hành, tạo nền tảng vững chắc để trẻ tự tin giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong mọi tình huống.
I. Lộ trình học tiếng Anh lớp 3 cho bé theo chương trình Bộ Giáo Dục
Theo chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục, tiếng Anh lớp 3 bao gồm 20 unit, mỗi unit là một chủ đề khác nhau xen kẽ với các bài luyện tập cho trẻ. Dưới đây là lộ trình học tiếng Anh cho bé lớp 3 theo chương trình Bộ Giáo Dục ba mẹ có thể tham khảo:
Chương trình giảng dạy |
Nội dung chi tiết từng Unit |
Unit 1: Hello – Xin chào |
Ở bài học đầu tiên, trẻ được làm quen với những mẫu câu chào hỏi và tạm biệt cơ bản trong tiếng Anh. Mục tiêu là giúp trẻ tự tin mở đầu và kết thúc một cuộc trò chuyện ngắn. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 2: What’s your name? – Tên của bạn là gì? |
Trong unit2, bé được rèn luyện cách giới thiệu bản thân và hỏi tên người khác thông qua các đoạn hội thoại mẫu và phương pháp đánh vần tên riêng. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 3: This is Tony – Đây là Tony. |
Bài học giúp trẻ học cách giới thiệu người khác, đối tượng xung quanh dựa trên khoảng cách xa và gần. Thông qua từ vựng về tên riêng và mẫu câu giới thiệu, học sinh thực hành giới thiệu bạn bè, người thân. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 4: How old are you? – Bạn bao nhiêu tuổi? |
Trẻ làm quen với cách hỏi tuổi, đếm số từ 1 đến 10 và thực hành hội thoại hỏi – đáp tuổi tác. Để có thể thành thạo việc sử dụng mẫu câu hỏi và trả lời về tuổi, bé cần thành thạo đếm số. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 5: Are they your friends? – Họ có phải là bạn của bạn không? |
Bài học củng cố mẫu câu hỏi Yes/No. Trẻ học cách nhận biết và giới thiệu nhóm bạn hoặc người quen. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 6: Stand up! – Đứng dậy nào! |
Bài học giúp trẻ làm quen với các mệnh lệnh đơn giản thường gặp trong lớp học. Giáo viên thường kết hợp trò chơi vận động để tăng phản xạ nghe – hiểu. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 7: That’s my school – Đó là trường của tôi. |
Trẻ được học từ vựng chỉ các khu vực trong trường học, bao gồm cả danh từ và tính từ mô tả các đồ vật trong môi trường học. Ngoài ra, trẻ có thể thực hành giới thiệu những nơi quen thuộc với mình. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 8: This is my pen – Đây là cây bút của tôi. |
Bài học giúp trẻ miêu tả và sở hữu các đồ dùng học tập. Đồng thời các bé sẽ được học cách phân biệt giữa số ít và số nhiều, kết hợp khái niệm khoảng cách xa/gần khi giới thiệu về các đồ vật xung quanh. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 9: What color is it? – Đây là màu gì? |
Trẻ làm quen với tên gọi các màu sắc cơ bản và thực hành hỏi – trả lời về màu sắc đồ vật. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 10: What do you do in break time? – Bạn làm gì vào thời gian giải lao? |
Bài học mở rộng vốn từ về các hoạt động thường ngày trong giờ ra chơi. Giúp trẻ luyện nói về thói quen và sở thích. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 11: This is my family – Đây là gia đình của tôi. |
Trẻ học cách giới thiệu các thành viên trong gia đình và xây dựng hội thoại đơn giản xoay quanh chủ đề “Gia đình”. Phụ huynh có thể hỗ trợ bằng cách cùng con đếm số đồ vật ở nhà và giới thiệu về các thành viên trong gia đình. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 12: This is my house – Đây là nhà của tôi. |
Các bé làm quen với từ vựng về các phòng trong nhà và các đồ vật phổ biến trong từng phòng. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 13: Where’s my book? – Sách của tôi đâu rồi? |
Bé học hỏi về cách xác định vị trí của vật bằng giới từ chỉ nơi chốn, kết hợp luyện phản xạ hỏi – đáp. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 14: Are there any posters in the room? – Có tấm áp phích nào trong phòng không? |
Unit 14 giúp các bé có vốn từ vựng về các đồ vật trong phòng tại nhà. Ngoài ra bé được học cách hỏi về sự tồn tại của các đồ vật đó trong căn phòng bất kỳ kết hợp với từ vựng Unit 12 và 13. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 15: Do you have any toys? – Bạn có món đồ chơi nào không? |
Bài học tập trung vào việc hỏi và trả lời về sở hữu đồ chơi, đồng thời giúp bé mở rộng vốn từ về các loại đồ chơi. Ngoài ra, các bé sẽ học cách hỏi món đồ chơi và từ vựng liên quan đến đồ chơi. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 16: Do you have any pets? – Bạn có thú cưng nào không? |
Học sinh làm quen với chủ đề thú cưng, học cách hỏi – đáp về sở hữu con vật trong nhà. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 17: What toys do you like? – Đồ chơi bạn yêu thích là gì? |
Trẻ học cách nói về sở thích cá nhân, mở rộng vốn từ đồ chơi và luyện phản xạ nói với từ “like”. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 18: What are you doing? – Bạn đang làm gì vậy? |
Làm quen với thì hiện tại tiếp diễn – bước đầu giúp bé mô tả hành động đang xảy ra. Ngoài ra các bé tiếp tục học về các đồ vật trong phòng và sử dụng từ theo cụm kèm với động từ để diễn tả hành động. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 19: They are in the park – Bọn họ đang ở trong công viên. |
Bài học giúp trẻ miêu tả vị trí người khác và hoạt động diễn ra ngoài trời. Trẻ học mẫu câu hỏi và trả lời về hoạt động của người khác về tình hình thời tiết kết hợp ôn tập giới từ nơi chốn. Kiến thức cần nắm:
|
Unit 20: Where’s Sa Pa? – Sa Pa ở đâu? |
Trẻ tiếp cận kiến thức địa lý cơ bản qua tên địa danh nổi tiếng, biết cách hỏi, chỉ địa điểm và sử dụng các từ vựng đã học. Kiến thức cần nắm:
|
Xem thêm:
- Lộ trình học tiếng Anh cho bé từ mẫu giáo tới tiểu học chuẩn quốc tế
- Phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em dễ thuộc và nhớ lâu
II. Lộ trình học tiếng Anh cho bé lớp 3 toàn diện 4 kỹ năng
Để xây dựng một lộ trình hiệu quả, việc lựa chọn giáo trình phù hợp là rất quan trọng. Trong trường học, trẻ được học theo chương trình Tiếng Anh 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Đây là nguồn tài liệu nền tảng giúp trẻ nắm vững ngữ pháp và từ vựng cơ bản.
Tuy nhiên, để hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp thực tế, phụ huynh có thể lựa chọn thêm các giáo trình quốc tế như Family and Friends 3, Academy Stars 3–4, hay Cambridge Movers. Các tài liệu này chú trọng vào luyện 4 kỹ năng toàn diện và giúp trẻ tiếp cận ngôn ngữ qua các tình huống giao tiếp gần gũi.
Cấu trúc lộ trình học tiếng Anh cho bé lớp 3 phát triển toàn diện 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết

1. Giai đoạn 1: Phát triển kỹ năng nghe
Giai đoạn này nên kéo dài từ 4 đến 6 tuần đầu tiên. Mục tiêu là tạo nền tảng âm thanh, làm quen với ngữ điệu và vốn từ cơ bản qua nghe thường xuyên. Đây là bước đệm cần thiết trước khi trẻ bắt đầu luyện nói và phản xạ giao tiếp.
Lộ trình phát triển kỹ năng nghe nên bắt đầu từ những nội dung gần gũi, kết hợp phương pháp tự nhiên như nghe truyện, hát theo nhạc, xem hoạt hình để trẻ làm quen với tiếng Anh mà không bị áp lực.
Bước 1: Nghe bài hát tiếng Anh đơn giản
Bé nên được làm quen với tiếng Anh qua những bài nhạc thiếu nhi tiếng Anh cho bé ngắn, vui nhộn và dễ ghi nhớ như “Hello Song”, “If You’re Happy” hoặc “Super Simple Songs”. Giai điệu bắt tai, từ ngữ lặp lại thường xuyên sẽ giúp trẻ ghi nhớ âm thanh một cách tự nhiên. Phụ huynh có thể cho bé nghe vào những khung giờ cố định mỗi ngày như trước khi ăn sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để hình thành thói quen đều đặn.
Bước 2: Kết hợp nghe và nhìn thông qua hoạt hình
Việc xem phim hoạt hình tiếng Anh cho trẻ như “Peppa Pig”, “Pocoyo”, “Dora the Explorer” giúp trẻ kết nối âm thanh với hình ảnh và ngữ cảnh thực tế. Khi xem cùng con, ba mẹ nên tương tác nhẹ nhàng như chỉ vào nhân vật, đọc lại từ mà nhân vật phát âm để bé chú ý hơn đến cách phát âm và ngữ điệu.
Bước 3: Hỏi đáp sau khi nghe để kiểm tra khả năng hiểu của bé
Sau mỗi lần nghe hoặc xem, phụ huynh nên hỏi bé vài câu đơn giản liên quan đến nội dung như:
- “Who is in the story?” - Ai là nhân vật trong câu chuyện?
- “What color is the cat?” - Con mèo màu gì?
- “What did the boy do?” - Cậu bé đã làm gì?
Nếu bé chưa thể trả lời bằng tiếng Anh, ba mẹ có thể cho bé nói tiếng Việt và từ từ chuyển sang gợi ý tiếng Anh để mở rộng phản xạ ngôn ngữ.
>> Xem thêm: Đoạn hội thoại tiếng Anh trẻ em kèm video cực hay cho bé
Bước 4: Duy trì thói quen nghe thụ động của bé trong sinh hoạt hàng ngày
Ngoài giờ học chính, phụ huynh nên tận dụng các khoảng thời gian như lúc bé chơi đồ chơi, tô màu hoặc nghỉ ngơi để mở nhạc hoặc truyện tiếng Anh nhẹ nhàng. Việc nghe thụ động đều đặn giúp trẻ tiếp xúc thường xuyên với tiếng Anh, hình thành khả năng phân biệt âm thanh và ngữ điệu mà không cần phải học một cách chủ động.

2. Giai đoạn 2: Phát triển kỹ năng nói
Sau khi đã quen với âm thanh, trẻ cần 4 đến 6 tuần để rèn luyện khả năng nói. Ở giai đoạn này, bé sẽ luyện nói theo mẫu câu, tương tác bằng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày và thực hành phản xạ trong lớp học hoặc với ba mẹ.
Bước 1: Luyện nói theo mẫu câu quen thuộc
Ba mẹ có thể bắt đầu với những mẫu câu đơn giản như “My name is…”, “I’m 8 years old”, “This is my friend”, “I like apples”. Ngoài ra, ba mẹ nên luyện cùng con bằng cách đóng vai hỏi – đáp: một người hỏi, người kia trả lời, sau đó đổi vai. Mỗi ngày chỉ cần luyện 1-2 mẫu câu, tập đi tập lại giúp trẻ ghi nhớ và phản xạ thành thạo.
>> Xem thêm: Mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cho trẻ em
Bước 2: Khuyến khích con lặp lại lời thoại trong hoạt hình hoặc bài hát
Khi xem các chương trình tiếng Anh, phụ huynh có thể dừng lại ở những câu ngắn, dễ phát âm và cùng con lặp lại. Ví dụ, trong “Peppa Pig”, khi nhân vật nói “Let’s play outside!”, ba mẹ có thể nói lại và khuyến khích con bắt chước theo. Việc lặp lại này không chỉ giúp trẻ phát âm chuẩn mà còn hình thành thói quen phản xạ tiếng Anh một cách tự nhiên.
Bước 3: Giao tiếp tiếng Anh trong tình huống hàng ngày
Phụ huynh có thể tạo ra những tình huống nhỏ trong sinh hoạt gia đình để con sử dụng tiếng Anh. Ví dụ, khi bé muốn uống nước, ba mẹ hỏi “Do you want water?” và hướng dẫn bé trả lời “Yes, I do” hoặc “No, thank you”. Trong lúc chơi, có thể hỏi “What’s this?” khi cầm đồ vật quen thuộc để con trả lời bằng tiếng Anh. Những tình huống đơn giản nhưng lặp lại thường xuyên sẽ giúp bé dùng tiếng Anh như một phản xạ.

3. Giai đoạn 3: Phát triển kỹ năng đọc
Sau khi đã có vốn từ cơ bản và khả năng phát âm từ hai giai đoạn đầu, trẻ bước vào giai đoạn rèn luyện kỹ năng đọc – một kỹ năng quan trọng giúp trẻ mở rộng vốn ngôn ngữ, nâng cao khả năng hiểu và ghi nhớ từ vựng.. Kỹ năng đọc cần tối thiểu 4–6 tuần để trẻ nhận diện từ, cụm từ và đọc hiểu các đoạn văn ngắn. Đây là thời điểm giúp trẻ củng cố lại vốn từ đã học và hiểu được cấu trúc câu trong văn bản đơn giản.
Bước 1: Làm quen với từ vựng qua hình ảnh và câu đơn giản
Ở bước đầu, phụ huynh nên cho bé tiếp xúc với các từ vựng quen thuộc thông qua sách truyện có minh họa rõ ràng. Mỗi ngày, ba mẹ có thể cùng con đọc 5–7 từ vựng có hình ảnh minh họa, kết hợp hỏi con nghĩa tiếng Việt để kiểm tra mức độ ghi nhớ. Sau đó, lồng ghép các từ vựng này vào câu đơn giản như: This is a cat, I see a red apple, giúp bé dần hình thành khả năng đọc hiểu.
Bước 2: Luyện đọc các mẫu câu và đoạn văn ngắn
Khi bé đã quen với việc đọc từ đơn và câu đơn, phụ huynh có thể nâng dần độ khó bằng cách cho con đọc đoạn văn ngắn có nội dung gần gũi như giới thiệu bản thân, gia đình, trường học. Mỗi đoạn nên dài 2–3 câu, từ vựng đơn giản, có hỗ trợ hình ảnh minh họa. Ba mẹ nên đọc mẫu trước, sau đó để bé đọc lại và chỉnh sửa phát âm nếu cần.
>> Xem thêm:
Bước 3: Duy trì thói quen đọc hàng ngày và tạo cho con môi trường đọc tích cực
Đọc tiếng Anh nên trở thành một phần trong sinh hoạt thường ngày của trẻ, không chỉ là một hoạt động học tập. Ba mẹ có thể dành khoảng 15–20 phút mỗi ngày vào một khung giờ cố định để đọc cùng con, tạo không gian yên tĩnh, có ánh sáng và sách truyện phong phú. Ngoài ra, nên biểu dương mỗi khi con đọc đúng hoặc tiến bộ để tăng sự tự tin và động lực.

4. Giai đoạn 4: Phát triển kỹ năng viết
Kỹ năng viết nên được tập trung vào cuối chương trình trong khoảng 4–6 tuần. Khi trẻ đã nghe, nói và đọc tốt, việc viết sẽ dễ dàng hơn. Với học sinh lớp 3, việc luyện viết cần bắt đầu từ luyện viết từ đơn, câu ngắn và các đoạn văn theo chủ đề đơn giản. Quan trọng nhất là tạo cho bé cảm giác viết tiếng Anh là một hoạt động thú vị và có ý nghĩa, thay vì một nhiệm vụ nặng nề.
>> Xem thêm: Phương pháp dạy tiếng Anh cho bé 8 tuổi tại nhà siêu hiệu quả
Bước 1: Làm quen với việc viết từ vựng đơn giản
Ở giai đoạn đầu, ba mẹ nên cho bé luyện viết các từ quen thuộc như tên đồ vật, con vật, màu sắc, số đếm… có kèm hình ảnh minh họa. Mỗi ngày 5–7 từ là đủ để bé ghi nhớ và không bị quá tải. Để tăng hứng thú, có thể dùng flashcard, vở luyện viết có đường kẻ mẫu hoặc trò chơi viết – đoán từ cùng gia đình.
Bước 2: Luyện viết câu đơn giản theo chủ đề
Khi đã viết vững từ đơn, trẻ có thể chuyển sang viết câu ngắn theo mẫu như: This is a cat., I like apples., My name is Nam.. Phụ huynh có thể đưa ra các câu mẫu và yêu cầu con viết lại bằng chữ của mình. Việc viết lặp lại những mẫu câu quen thuộc sẽ giúp trẻ nhớ cấu trúc và luyện khả năng trình bày.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách dạy trẻ viết tiếng Anh hiệu quả nhất
Bước 3: Viết đoạn văn ngắn dựa theo hướng dẫn
Ở bước này, trẻ có thể viết đoạn văn 2–3 câu mô tả về bản thân, gia đình, bạn bè hoặc đồ vật yêu thích. Phụ huynh nên đưa ra gợi ý từng câu, sau đó ghép lại thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Ví dụ: “My name is Mai. I am eight years old. I have a teddy bear.”. (Mình tên là Mai. Mình 8 tuổi. Mình có một con gấu bông).
Khi trẻ quen dần, có thể cho bé tự viết theo chủ đề quen thuộc mà không cần gợi ý trực tiếp.
Bước 4: Khuyến khích trẻ viết sáng tạo thông qua hoạt động hàng ngày
Việc viết không nên giới hạn trong sách vở mà có thể mở rộng ra các hoạt động như viết nhật ký ngắn, viết thiệp chúc mừng, làm sách mini theo chủ đề yêu thích.
Ví dụ, bé có thể viết vài câu kể về ngày cuối tuần, về món đồ chơi yêu thích, hoặc một nhân vật trong truyện tranh. Những hoạt động này vừa giúp con luyện viết, vừa tạo cảm giác viết tiếng Anh là một phần thú vị trong cuộc sống.

III. Cách giúp bé lớp 3 hứng thú học tiếng Anh mỗi ngày
Việc duy trì sự hứng thú khi học tiếng Anh là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Tuy nhiên, đối với nhiều trẻ em, học ngoại ngữ có thể cảm thấy khô khan và thiếu hấp dẫn nếu không có phương pháp phù hợp. Vậy làm thế nào để bé có thể hứng thú học tiếng Anh mỗi ngày và tạo dựng thói quen học tập vui vẻ, không bị áp lực?
>> Xem thêm:
1. Cho trẻ học tiếng Anh thông qua phim hoạt hình
Phim hoạt hình là một công cụ học tiếng Anh tuyệt vời, đặc biệt đối với trẻ lớp 3, vì chúng kết hợp giữa hình ảnh sinh động, âm thanh vui nhộn và những câu chuyện dễ hiểu. Học tiếng Anh thông qua phim hoạt hình giúp trẻ dễ dàng làm quen với ngữ điệu, cách phát âm và từ vựng.
Một trong những lợi ích lớn khi cho trẻ xem phim hoạt hình tiếng Anh là việc làm quen với ngữ điệu và phát âm chuẩn. Các nhân vật trong phim thường nói với giọng điệu rõ ràng, chậm rãi và dễ hiểu, giúp trẻ bắt chước và học được cách phát âm đúng. Xem phim hoạt hình tiếng Anh cũng giúp bé học mà chơi, giảm bớt cảm giác căng thẳng khi học. Khi trẻ xem phim hoạt hình yêu thích, bé sẽ không cảm thấy như đang học tiếng Anh mà giống như đang tham gia vào một hoạt động giải trí thú vị. Điều này giúp bé duy trì sự hứng thú và tò mò trong quá trình học.
- Peppa Pig: Phim về gia đình Peppa, đơn giản và dễ hiểu, giúp trẻ học từ vựng về gia đình, bạn bè và các tình huống hằng ngày.
- Pocoyo: Phim với các nhân vật ngộ nghĩnh, dễ thương, cung cấp từ vựng về màu sắc, động vật và hành động.
- Dora the Explorer: Một bộ phim tương tác, nơi trẻ sẽ học từ vựng qua các chuyến phiêu lưu của Dora và bạn bè.
- Sesame Street: Phim hoạt hình lâu đời giúp bé học từ vựng, con số, màu sắc và các khái niệm cơ bản qua các bài hát và trò chơi.

2. Cho trẻ học tiếng Anh qua kể chuyện và bài hát thiếu nhi
Một phương pháp tuyệt vời để khơi gợi sự hứng thú học tiếng Anh cho trẻ lớp 3 là thông qua kể chuyện và hát theo các bài hát thiếu nhi. Những câu chuyện tiếng Anh đơn giản, có hình ảnh minh họa sinh động như “Peppa Pig” hay “The Very Hungry Caterpillar” không chỉ giúp trẻ làm quen với ngữ điệu và từ vựng mới mà còn phát triển khả năng hiểu ngữ cảnh và tư duy phản biện.
Hát các bài hát tiếng Anh cũng là một cách tuyệt vời để bé nhớ từ vựng một cách tự nhiên và vui nhộn. Các bài hát như “Head, Shoulders, Knees and Toes” hay “Twinkle, Twinkle Little Star” giúp bé vừa học từ vựng, vừa phát triển khả năng nghe và nói một cách tự nhiên. Bạn có thể tổ chức các buổi hát nhóm hoặc kết hợp với trò chơi để tăng tính tương tác cho bé.

3. Cho trẻ học tiếng Anh qua trò chơi
Trẻ em học tốt nhất khi chúng cảm thấy vui vẻ và thoải mái, vì vậy việc học tiếng Anh qua trò chơi là một phương pháp hiệu quả và thú vị. Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ không chỉ giúp trẻ tiếp thu từ vựng và ngữ pháp, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Điều quan trọng là chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và trình độ của trẻ để đảm bảo trẻ vừa học vừa chơi mà không cảm thấy căng thẳng.
Trò chơi ghép hình từ vựng (Flashcard games)
Các flashcards với hình ảnh minh họa sẽ giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và nhận diện từ vựng mới. Ba mẹ có thể biến trò chơi ghép hình này thành một cuộc thi giữa các thành viên trong gia đình hoặc tạo các thử thách như "ai ghép đúng và nhanh nhất". Điều này sẽ làm trẻ hứng thú hơn khi học từ mới và cải thiện khả năng ghi nhớ lâu dài.
Trò chơi đoán từ (I Spy)
Ba mẹ có thể chơi cùng bé bằng cách nói “I spy with my little eye something that is…(Tôi nhìn thấy… với đôi mắt nhỏ bé của tôi)” và sau đó mô tả đặc điểm của đồ vật bằng tiếng Anh, ví dụ: “I spy with my little eye something that is red.” (Tôi nhìn thấy một vật gì đó màu đỏ). Trẻ sẽ phải nhìn xung quanh và đoán đồ vật đó là gì.
Trò chơi Simon Says
Trò chơi "Simon Says" là một trò chơi vừa giúp trẻ học tiếng Anh vừa rèn luyện khả năng lắng nghe và làm theo mệnh lệnh. Trong trò chơi này, ba mẹ sẽ đưa ra các mệnh lệnh như:
- “Simon says, touch your nose.” (Simon nói, chạm vào mũi của bạn.)
- “Simon says, stand up.” (Simon nói, đứng dậy.)
Trò chơi này giúp bé học các động từ chỉ hành động, đồng thời rèn luyện khả năng nghe và phản xạ nhanh. Đây là một cách tuyệt vời để trẻ học từ mới liên quan đến các hành động cơ bản trong cuộc sống hàng ngày.

IV. Khóa tiếng Anh trẻ em Langmaster: Giúp bé phát âm chuẩn - tự tin giao tiếp
Một trong những nỗi trăn trở lớn nhất của phụ huynh hiện nay là việc con mình tuy đã được học tiếng Anh từ sớm nhưng chủ yếu học lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng học trước – quên sau, biết từ nhưng không dám nói, và mất cân bằng nghiêm trọng giữa các kỹ năng. Đó là lý do vì sao Langmaster thiết kế khóa học tiếng Anh trẻ em Langmaster chuyên biệt cho học sinh lớp 3 – tập trung rèn luyện phát âm chuẩn, tăng phản xạ giao tiếp, và phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng.
- Giáo trình kết hợp chuẩn quốc tế và SGK Bộ Giáo Dục: Langmaster sử dụng giáo trình Cambridge, đồng thời tích hợp nội dung theo sách giáo khoa Bộ Giáo dục. Trẻ vừa giao tiếp tốt, vừa học tốt tại trường, không lo học lệch hay mất gốc. Điều này tạo nền tảng vững chắc để trẻ dễ dàng đạt kết quả cao trong các kỳ thi học kỳ hoặc kỳ thi tiếng Anh sau này.
- Giảng viên đạt chuẩn quốc tế, hiểu tâm lý trẻ: Tất cả các giảng viên tại Langmaster đều đạt chứng chỉ quốc tế với IELTS 7.0+, TOEIC 900+, hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương. Ngoài ra, các thầy cô không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có kinh nghiệm phong phú trong việc dạy trẻ, hiểu tâm lý trẻ. Qua đó, các giảng viên sẽ giúp bé yêu tự tin nói tiếng Anh với phát âm chuẩn và phản xạ tự nhiên.
- Lộ trình học cá nhân hóa: Mỗi bé có một phong cách học khác nhau, vì vậy tại Langmaster, lộ trình học được cá nhân hóa dựa trên năng lực và nhu cầu của từng trẻ. Các bé sẽ được làm bài test đầu vào miễn phí và được tư vấn lộ trình học phù hợp. Các bài học được thiết kế phù hợp, giúp bé tiếp thu hiệu quả, không bị quá tải mà vẫn tiến bộ nhanh chóng.
- Học mà chơi - chơi mà học, khơi dậy niềm say mê tiếng Anh của trẻ: Tại Langmaster, việc học tiếng Anh luôn gắn liền với những trò chơi tương tác thú vị giúp trẻ học mà không cảm thấy áp lực. Phương pháp này tạo ra một môi trường học tập vui vẻ và đầy hứng khởi, giúp bé dễ dàng tiếp thu từ vựng, ngữ pháp và phát triển khả năng giao tiếp. Trẻ sẽ yêu thích học tiếng Anh mỗi ngày nhờ vào việc kết hợp học và chơi một cách tự nhiên và hiệu quả.
Việc xây dựng một lộ trình học tiếng Anh phù hợp cho bé lớp 3 không chỉ giúp trẻ tiếp thu kiến thức bài bản mà còn tạo nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho tương lai. Khi trẻ được phát triển đều cả 4 kỹ năng, học từ vựng qua ngữ cảnh thực tế và thường xuyên thực hành giao tiếp, tiếng Anh sẽ không còn là áp lực mà trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống. Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn Langmaster là người đồng hành, nơi cung cấp giải pháp học tập cá nhân hóa, phương pháp hiện đại và môi trường học tích cực để giúp trẻ tự tin sử dụng tiếng Anh mỗi ngày.
Nội Dung Hot
KHÓA TIẾNG ANH GIAO TIẾP 1 KÈM 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA TIẾNG ANH GIAO TIẾP ONLINE
- Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
- Học online chất lượng như offline.
- Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
- Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí
KHÓA TIẾNG ANH TRẺ EM
- Giáo trình Cambridge kết hợp với Sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT hiện hành
- 100% giáo viên đạt chứng chỉ quốc tế IELTS 7.0+/TOEIC 900+
- X3 hiệu quả với các Phương pháp giảng dạy hiện đại
- Lộ trình học cá nhân hóa, con được quan tâm sát sao và phát triển toàn diện 4 kỹ năng
Bài viết khác

Nằm trong hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings, với nền tảng 15 năm kinh nghiệm đào tạo tiếng Anh, BingGo Leaders tự tin mang tới môi trường học tập khác biệt cho bé.

Ngữ pháp tiếng Anh tiểu học bao gồm: 1. Các thì cơ bản trong tiếng Anh, 2. Các loại từ trong tiếng Anh, 3. Cấu trúc To-V và V-ing trong tiếng Anh tiểu học

Giúp trẻ trau dồi kiến thức khi học tiếng Anh lớp 2 tại nhà qua những chia sẻ cụ thể trong bài viết của Langmaster nhé!

Tổng hợp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập tiếng Anh lớp 6 Unit 1 sách Global Success chi tiết và đầy đủ nhất.

Cùng thực hành ngay bài tập tiếng Anh lớp 5 ( có PDF) mà Langmaster đã tổng hợp để củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng ngoại ngữ ngày càng tự tin hơn.