VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ANH : TOÀN BỘ CẤU TRÚC VÀ VÍ DỤ CHI TIẾT NHẤT

Vị ngữ trong tiếng Anh được cấu thành từ những loại từ nào? Hẳn đây là phần kiến thức ngữ pháp khiến người học rất “ngán ngẩm” khi mà kiến thức thì bao la, nếu không biết hệ thống và chọn tài liệu học uy tín thì rất dễ rơi vào tình trạng “học đi học lại” nhiều lần mà vẫn không sử dụng được. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, toàn bộ kiến thức về vị ngữ đã được Langmaster tổng hợp một cách dễ hiểu nhất ngay trong bài viết này, cùng tìm hiểu ngay! 

A. Định nghĩa vị ngữ trong tiếng Anh 

Vị ngữ trong tiếng Anh là một trong những thành phần cấu thành nên 1 câu văn hoàn chỉnh bên cạnh chủ ngữ. Cấu trúc vị ngữ thông thường sẽ là thành phần có chứa động từ hoặc cụm động từ. Đây là thành phần đứng ở phía sau có chức năng hoàn thiện ý nghĩa của một câu hay một mệnh đề tiếng Anh . 

Ví dụ: 

She always gets up early in Sunday. ( Cô ấy luôn thức dậy sớm vào chủ nhật.) 

Mary is a flight attendant. ( Mary là một tiếp viên hàng không.) 



B. Phân loại vị ngữ trong tiếng Anh đầy đủ nhất 

Vị ngữ trong tiếng Anh được phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ được cấu thành từ các loại từ khác nhau cụ thể: 

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

1. Vị ngữ tiếng Anh là cụm động từ thường 

Một cụm động từ thường sẽ được cấu thành từ 2 thành phần là động từ chính và tân ngữ. Trong đó, tân ngữ có thể có hoặc không, tùy thuộc vào động từ chính của cụm động từ là nội động từ hay ngoại động từ. 

1.1. Khi động từ không có tân ngữ 

Nếu động từ chính là nội động từ thì cụm động từ thường sẽ không cần đến sự bổ trợ của tân ngữ. Ví dụ một số nội động từ như: laugh, sit, sleep, cry, arrive, lie,...

Ví dụ:  

She sleeps at 10pm. ( Cô ấy đi ngủ lúc 10h tối.) 

She cries a lot. ( Cô ấy khóc rất nhiều.)

1.2. Khi động từ có tân ngữ 

Đối với động từ có tân ngữ thì tân ngữ là thành phần bị chủ ngữ hoặc 1 động từ tác động vào. Động từ có tân ngữ sử dụng để đề cập đến những hành động có sự tương tác với những sự vật khác. 

Các loại tân ngữ thường gặp như: 

a. Tân ngữ là cụm danh từ:

Ví dụ: We eat seafood. ( Chúng tôi ăn hải sản.) 

-> “seafood” là tân ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ “we” đang ăn gì.

b. Tân ngữ ở dạng To+Verb/ V-ing: 

+ Ở dạng V-ing thông thường sẽ là các từ có nghĩa cảm nhận như hate, like, enjoy,...Hoặc những hoạt động mang tính luyện tập lặp đi lặp lại như stop, practice, go,...

Ví dụ: I like taking pictures. (Tôi thích chụp ảnh.) 

+ Ở dạng To + Verb thì đứng sau những cụm từ như need, start, begin, love, hate,...

Ví dụ: I want to go to sleep. ( Tôi muốn đi ngủ.) 

c. Tân ngữ dạng that-clause:

Tân ngữ ở dạng này sẽ đi cùng với các động từ cần thông tin kèm theo có thể miêu tả bằng mệnh đề. Mệnh đề đi sau “that” gồm chủ ngữ và vị ngữ. 

Ví dụ: I think that she will win. ( Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ chiến thắng.) 

d. Tân ngữ là một đại từ 

Trong trường hợp 1 đối tượng đã xác định hay đã biết đến trước đó thì chúng ta sử dụng đại từ tân ngữ đứng sau động từ như: it, them, her, him, them, us,...

Ví dụ: 

Do you know Jack?  - Yes, I have just met him. ( Bạn có biết Jack không? Có, tôi mới gặp anh ấy.) 

Lúc này “him” là đại từ tân ngữ thay thế cho danh từ riêng “Jack”. 

null

=> BẢNG 360 ĐỘNG TỪ BẤT QUY TẮC TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT NĂM 2022

2. Vị ngữ trong tiếng Anh chứa trợ động từ

Trợ động từ trong tiếng Anh có chức năng bổ sung ý nghĩa cho một động từ khác. Vị ngữ có chứa trợ động từ thường thấy ở những cấu trúc ngữ pháp như hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn phủ định,...

Ví dụ: We didn’t go to London. ( Chúng tôi đã không đến London.) 

=> CÁCH SỬ DỤNG CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH “MƯỢT’ NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ

C. Vị ngữ trong tiếng Anh và những trường hợp đặc biệt 

Bên cạnh những trường hợp kể trên, chúng ta còn 3 dạng đặc biệt của vị ngữ trong tiếng Anh gồm: 

  • Động từ + Tính từ

Một số động từ trong trường hợp này như: seem, sound, taste, feel, look,...Trong khi đó, tính từ có chức năng mô tả tính chất, đặc điểm của chủ ngữ. 

Ví dụ: She looks so sad. ( Cô ấy trông có vẻ rất buồn.) 

  • Động từ + Cụm danh từ

Ở dạng này, chúng ta sử dụng các động từ như to be, become và công thức vị ngữ để nêu lên chủ ngữ là ai, cái gì. 

Ví dụ: He is a teacher. ( Anh ấy là một giáo viên.)

  • Động từ + cụm giới từ

Dạng này được sử dụng để thông tin về chủ ngữ ở đâu, lúc nào. 

Ví dụ: We are at company. ( Chúng tôi đang ở công ty.) 

null

D. Bài tập vị ngữ trong tiếng Anh kèm đáp án chi tiết 

Hãy xác định vị ngữ trong tiếng Anh bằng cách gạch chân dưới thành phần này trong các câu sau: 

  1. My father is a doctor.
  2. Cows eat grass in the garden.
  3. I just bought a bouquet of roses.
  4. Helen used to be a hardworking student.
  5. I believe that you can be a famous singer.
  6. Ryan likes jogging in the park. 
  7. Jess is a beautiful girl. Many boys like her
  8. They think she's weak but no.
  9. I hate waiting for someone so long.
  10. We want to be happy people. 

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

Đáp án: 

  1. My father is a doctor.
  2. Cows eat grass in the garden.
  3. I just bought a bouquet of roses.
  4. Helen used to be a hardworking student.
  5. I believe that you can be a famous singer.
  6. Ryan likes jogging in the park. 
  7. Jess is a beautiful girl. Many boys like her
  8. They think she's weak but no.
  9. I hate waiting for someone so long.
  10. We want to be happy people. 

null

Trên đây là tất tần tật kiến thức về vị ngữ trong tiếng Anh mà bạn cần nhớ. Hãy ôn luyện thường xuyên và ứng dụng vào đời sống hàng ngày để có thể làm chủ điểm ngữ pháp này nhé! Chúc bạn học tập thật tốt! 

Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
Tác giả: Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
  • Chứng chỉ IELTS 7.5
  • Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Học viện Ngoại Giao
  • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
  • Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
  • Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo

Chi tiết


Bài viết khác