TỔNG HỢP CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 CHÍNH THỨC

Những năm gần đây, kỳ thi đánh giá năng lực luôn là chủ đề được quan tâm. Sau mỗi năm, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực sẽ được các đơn vị tổ chức thay đổi dựa trên kết quả bài thi của các thí sinh. Bài viết dưới Langmaster sẽ tổng hợp các cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 của 4 đơn vị tổ chức lớn nhất đã được công bố chính thức. 

A. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội 

1. Quy định thời gian thi đánh giá năng lực 2023 

Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội là 195 phút (không kể thời gian phát đề). 3 phần thi sẽ được thi với thời gian như sau: 

  • Tư duy định lượng: 75 phút 
  • Tư duy định tính: 60 phút  
  • Khoa học: 60 phút 

2. Ma trận đề thi đánh giá năng lực 

  • Hình thức thi: Trắc nghiệm và tự luận. 
  • Số lượng câu hỏi: 150 câu.
  • Thang điểm: 150 điểm.
  • Ma trận đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội được công bố chính thức như sau: 

null

Ma trận đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Đề cương chi tiết 

Trong mỗi phần thi có 50 câu hỏi nhưng trong đó có thể có thêm 1-4 câu hỏi không tính điểm ở phần 1 và phần 3. Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) sẽ được xen lẫn ngẫu nhiên. Bài thi có câu hỏi không tính điểm sẽ cộng thêm 2-4 phút trong thời gian làm bài. 

Các câu hỏi trong đề thi được chia thành 3 cấp độ từ dễ, trung bình đến khó:  

  • Cấp độ 1: 20%
  • Cấp độ 2: 60%
  • Cấp độ 3: 20%.

3.1 Tư duy định lượng (Toán học - 50 câu)

Tư duy định lượng là phần thi kết hợp giữa toán học và tư duy phản biện để giải quyết được vấn đề. Khác với toán học mang tính trừu tượng thì các câu hỏi trong phần thi tư duy định lượng sẽ hướng đến tính ứng dụng trong đời sống. 

null

Nguồn: Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG - HN

3.2 Tư duy định tính (Ngữ văn - Ngôn ngữ - 50 câu) 

Tư duy định tính được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhằm đánh giá năng lực cốt lõi của thí sinh như khả năng giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy logic và tư duy ngôn ngữ tiếng Việt thông qua các câu hỏi về kiến thức Ngữ văn và Ngôn ngữ.

null 

Nguồn: Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG - HN

3.3 Tư duy Khoa học (Tự nhiên - Xã hội - 50 câu) 

Các câu hỏi trong phần thi Tư duy Khoa học liên quan đến kiến thức 5 môn học bao gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục. Mỗi môn học sẽ có 10 câu hỏi. Phần thi này nhằm đánh giá các vấn đề về tự nhiên và xã hội như khả năng tìm hiểu, khám phá, ứng dụng các kiến thức khoa học và giải quyết vấn đề với tư duy sáng tạo. 

null

Nguồn: Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG - HN

Xem thêm:

=> ĐẦY ĐỦ VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 MÀ BẠN CẦN BIẾT

=> THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ LỆ PHÍ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023

B. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội 

1. Quy định thời gian thi đánh giá năng lực 2023 

Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội là 150 phút (không kể thời gian phát đề). 3 phần thi sẽ được thi với thời gian như sau: 

  • Tư duy Toán học: 60 phút 
  • Tư duy Đọc hiểu: 30 phút  
  • Tư duy Khoa học và Giải quyết vấn đề: 60 phút 

2. Ma trận đề thi đánh giá năng lực 

Hình thức thi: Trắc nghiệm. 

Số lượng câu hỏi: 100 câu. 

Thang điểm: 100 điểm.

Ma trận đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội được công bố chính thức như sau: 

null

Ma trận đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Đề cương chi tiết 

Đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Những kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng bao gồm:

- Nhiều lựa chọn (chọn nhiều phương án đúng).

- Lựa chọn: Đúng/Sai

- Trả lời ngắn (điền câu trả lời).

- Kéo thả (chọn sẵn trong menu)

Đối với các câu hỏi có nhiều phương án đúng chỉ được tính điểm nếu thí sinh lựa chọn đầy đủ các phương án. 

3.1 Tư duy Toán học (40 câu)

Nội dung phần thi đánh giá tư duy Toán học liên quan đến các lĩnh vực bao gồm số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất. Các câu hỏi được thiết kế đòi hỏi các thí sinh áp dụng kiến thức toán học đã học kết hợp với thông tin đã cho, diễn giải và lập luận. Từ đó đưa ra quyết định dựa trên các thuật toán phù hợp. 

3.2 Tư duy Đọc hiểu (20 câu)

Nội dung phần thi tư duy Đọc hiểu được xây dựng nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu của thí sinh. Các câu hỏi được chuyển hóa từ các văn bản thuộc 3 thể loại bao gồm Văn bản khoa học, Văn bản văn học và Văn bản báo chí. 

Phần thi này nhằm đo lường khả năng đọc văn bản và thu thập thông tin nhanh nhạy. Sau khi đọc nhanh của văn bản, thí sinh cần sử dụng kỹ năng lập luận để xác định các chi tiết quan trọng, ý nghĩa của từ, cụm từ, phân tích giọng văn và các phương pháp tác giả sử dụng trong bài văn.

3.3 Tư duy Khoa học (40 câu)

Phần thi đánh giá tư duy Khoa học là tập hợp các thông tin khoa học và các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đánh giá khả năng tính toán, giải thích dữ liệu, tìm ra các phương án phù hợp với thông tin khoa học. 

Các câu hỏi trong phần thi này bao gồm 3 định dạng: 

  • Biểu diễn dữ liệu (Đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ). 
  • Tóm tắt nghiên cứu (Mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan). 
  • Tóm tắt quan điểm xung đột (Hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau)

Xem thêm: TỔNG HỢP ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 (KÈM ĐÁP ÁN)

C. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia TP.HCM 

1. Quy định thời gian thi đánh giá năng lực 2023 

Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia TP.HCM là 195 phút (không kể thời gian phát đề). 3 phần thi sẽ được thi với thời gian như sau: 

  • Tư duy định lượng: 75 phút 
  • Tư duy định tính: 60 phút  
  • Khoa học: 60 phút 

2. Ma trận đề thi đánh giá năng lực 

Hình thức thi: Trắc nghiệm.

Số lượng câu hỏi: 120 câu.

Thang điểm: 1200 điểm.

Ma trận đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia TP.HCM được công bố chính thức như sau: 

null

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 ĐHQG TP.HCM 

3. Đề cương chi tiết 

null

Nguồn: Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM

Xem thêm:

=> LỊCH THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 CHÍNH THỨC - CÁC ĐỢT THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

=> TỔNG HỢP CÁC TRƯỜNG SỬ DỤNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MỚI NHẤT

D. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 của Bộ Công An 

1. Quy định thời gian thi đánh giá năng lực 

Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực 2023 của Bộ Công An là 180 phút (không kể thời gian phát đề). 2 phần thi sẽ được thi với thời gian như sau: 

  • Trắc nghiệm (Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Ngôn ngữ Anh): 90 phút 
  • Tự luận (Toán hoặc Ngữ văn): 90 phút  

2. Ma trận đề thi đánh giá năng lực 

Hình thức thi: Trắc nghiệm và tự luận. 

Số lượng câu hỏi: 

  • Trắc nghiệm: 70 câu 
  • Tự luận: 5 câu (Toán) hoặc 2 câu (Ngữ Văn).  

Thang điểm: 100 điểm.

Ma trận đề thi đánh giá năng lực 2023 của Bộ Công An được công bố chính thức như sau: 

null

Ma trận đề thi đánh giá năng lực 2023 của Bộ Công An

3. Đề cương chi tiết 

3.1 Phần thi Trắc nghiệm 

Phần thi Trắc nghiệm trong đề thi đánh giá năng lực 2023 được Bộ Công An thiết kế dựa trên kiến thức của 3 lĩnh vực: 

  • Khoa học tự nhiên: Bao gồm 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Trong đó, kiến thức lớp 10 và 11 chiếm 20%, kiến thức lớp 12 chiếm 80%. Đề thi được phân hóa theo 4 cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao. 
  • Khoa học xã hội: Bao gồm 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục. Trong đó, kiến thức lớp 10 và 11 chiếm 20%, kiến thức lớp 12 chiếm 80%. Đề thi được phân hóa theo 4 cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao. 
  • Ngôn ngữ Anh: Bài thi đánh giá khả năng ngoại ngữ của các thí sinh. Đề thi được phân hóa theo 4 cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao. 

3.2 Phần thi Tự luận 

Phần thi Tự luận thí sinh có thể chọn 1 trong 2 môn Toán học hoặc Ngữ văn. Cấu trúc của 2 môn như sau: 

  • Toán học: 5 câu hỏi trong đó kiến thức lớp 10 và 11 chiếm 20%, kiến thức lớp 12 chiếm 80%. Đề thi được phân hóa theo 4 cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao. 
  • Ngữ văn: Bao gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn trong đó phần đọc hiểu sẽ có 5 câu hỏi. 

TÌM HIỂU THÊM: 

Dựa trên cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trên, có thể thấy đề thi của 2/4 đơn vị tổ chức đều có phần thi tiếng Anh. Do đó nếu bạn còn lo lắng về kiến thức tiếng Anh của bản thân, hãy tham gia các lớp học Langmaster ngay hôm nay để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ đồng thời tự tin hơn trong kỳ thi đánh giá năng lực sắp tới.

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác